Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Tác giả: Asne Seierstad
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Bookseller Of Kabul
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2033 / 51
Cập nhật: 2015-11-23 23:45:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Uyển Chuyển, Bay Bổng, Uốn Lượn
ô cứ không ngừng mất hút nó. Chiến burkha uyển chuyển ấy trộn lẫn với những chiếc burkha uyển chuyển khác. Chỗ nào cũng một màu xanh da trời. Cái nhìn của cô thì lại bị hút xuống mặt đất. Trong đám bùn lầy cô nhận ra đôi giày bẩn của cô ấy giữa những đôi giày bẩn khác. Cô nhìn thấy cái lai quần trắng và, bên trên một mép chiếc áo màu đỏ sẫm của cô ấy. Cái nhìn dán xuống mặt đất, cô bước đi trong cửa hàng bách hóa và bám theo chiếc burkha phấp phới trong gió đó. Vừa đi vừa thở dốc, một chiếc burkha của người sắp sinh nở tiến đến đằng sau cô, người ấy khó nhọc lắm mới theo kịp bước đi của hai chiếc burkha đằng trước.
Chiếc burkha đi đầu dừng lại ở chỗ bày vải dùng may chăn. Nó mân mê, xem xét màu sắc qua khung mạng của nó. Nó mặc cả, mồm bị giấu đi, đôi mắt màu sẫm của nó thoáng hiện sát ngay sau khung mạng, như những cái bóng. Chiếc burkha mặc cả bằng cách khua khua hai bàn tay, chiếc mũi của nó đâm nhọn lên giữa các nếp vải gấp, như một cái mỏ. Cuối cùng nó quyết định, mò mẫm tìm chiếc túi của mình, chìa ra một bàn tay với vài tờ giấy bạc. Người bán hàng đo chỗ vải trắng có hoa xanh sáng, chỗ vải ấy lập tức được bàn tay dưới tấm burkha chộp lấy.
Mùi nghệ tây, mùi tỏi mùi ớt khô và pakora nóng len vào dưới lớp vải cứng và trộn lẫn với mùi mồ hôi, mùi hơi thở và mùi xà phòng. Vải nilon dày đến nổi ta có thể ngửi được cả hơi thở của chính mình.
Họ lại chệnh choạng đi về phía những chiếc ấm trà bằng nhôm nhãn hiệu Nga giá rẻ nhất. Họ sờ mó, thương lượng, mặc cả và lại mua. Cái ấm trà cũng được nhét vào dưới tấm burkha, lúc này đã đầy ứ bát đĩa, thảm và phất trần và mỗi lúc một thêm nặng nề. Phía sau chiếc burkha thứ nhất, đến tiếp hai chiếc burkha có vẻ do dự hơn, họ dừng lại để ngửi một mùi hương, sờ những chiếc cặp bằng nhựa và những chiếc vòng mạ vàng, trước khi đưa mắt tìm chiếc burkha đi đầu. Chiếc này đang dừng lại bên một chiếc xe kéo chất ngổn ngang hàng trăm cái nịt vú. Màu trắng, màu vàng nhạt hay hồng, kiểu dáng đáng ngờ. Một số cái được treo lên một cây cột và ngang nhiên bay phấp phới như những lá cờ. Chiến burkha dùng ngón tay nắn thử và đo thử bằng bàn tay. Hai bàn tay của chiếc burkha này nhô ra khỏi những nếp vải uốn lượn, kéo thử các dây chun và nắn các mu. Ước lượng bằng một cái nhìn lần cuối và cô ta chọn một kiểu khỏe chắc trông ra dáng một chiếc nịt vú.
Họ lại đi, đầu quay qua quay lại theo đủ các hướng để nhìn bốn chung quanh. Những người phụ nữ trùm burkha giống như những con ngựa đeo miếng che mắt, họ chỉ có thể nhìn thấy theo một hướng. Hai bên mép mắt, tấm mạng bị thay bằng một thứ vải dày không cho phép nhìn sang bên. Muốn thế phải quay hẳn cả đầu lại. Đấy lại là thêm một ngón khéo nữa của người sáng chế ra burkha: một người đàn ông phải có thể kiểm soát được vợ mình đang đưa mắt nhìn theo người nào hay nhìn cái gì.
Sau vài lần quay đầu, họ tìm thấy lại được chiếc burkha đi đầu trong một lối hẹp của cửa hàng bách hóa. Cô ta đang xem xét những dải viền đăng ten. Những dải đăng ten dày, bằng sợi tổng hợp, giống những loại viền đăng ten Liên Xô. Cô ta xem xét rất lâu, việc mua món hàng này quan trọng đến nỗi cô ta lật cả vạt áo trùm phía trước lên đầu để nhìn cho rõ hơn và như vậy là bất chấp điều cấm không được để cho người ta nhìn thấy mình mà chồng cô đã áp buộc đối với cô, bởi rất khó xem xét đăng ten qua một tấm mạng bằng lưới. Chỉ có người bán hàng trong quán nhìn thấy khuôn mặt cô, đang lấm tấm mồ hôi mặc dầu không khí miền núi ở Kaboul ban mai mát rợi. Shakila nghiêng đầu, thoáng một nụ cười tinh nghịch, cười to hơn, cô mặc cả, thậm chí cô tán tỉnh. Dưới tấm áo choàng màu xanh da trời người ta thấy cô đang đùa nghịch. Lâu nay cô vẫn thường làm thế và những người bán hàng ở cửa hàng bách hóa rất biết cách hiểu một chiếc burkha chệnh choạng, gật đầu, bay lượn theo gió. Cô biết cách tán tỉnh bằng một ngón tay, bằng bàn chân, bằng một động tác của bàn tay. Shakila quấn đăng ten quanh mặt cô, và bỗng nhiên chúng không còn là những viền đăng ten của một tấm rèm nữa mà là đăng ten của một chiếc khăn voan, đúng cái còn thiếu cho chiếc áo cưới của cô. Hẳn là phải thế rồi! Chiến khăn voan trắng phải được viền bằng đăng ten. Cô mua, người bán hàng đo, Shakila mỉm cười và những dải đăng ten biến mất vào chiếc túi dưới tấm burkha, lúc này đã được lật xuống và phủ xuống tận đất, đúng như quy định. Mấy chị em lại uốn lượn đi về phía cuối cửa hàng bách hóa, ở đấy những lối đi mỗi lúc càng hẹp lại.
Trong tiếng rì rầm đều đều đó chen lẫn vô số tiếng nói. Những người bán hàng chẳng mấy khi lo giới thiệu hàng, họ mãi trò chuyện với người bên cạnh hay ngồi bệt trên một bao tải bột mì hoặc một đống thảm ngắm nhìn mọi sự diễn ra trong cửa hàng hơn là rao hàng của họ. Đằng nào thì khách cũng sẽ mua những thứ họ cần.
ở cửa hàng bách hóa Kaboul, cứ như thời gian đã ngưng lại. Hàng hóa vẫn là những hàng hóa ấy kể từ thời Darius của xứ Ba Tư đã lang thang qua đây, năm trăm năm trước Thiên chúa giáng sinh. Trên những tấm thảm lớn giữa trời hay trong các quán hàng chật hẹp dăng đầy những kỳ quan và những hàng hóa thuần tuý vị lợi, bị những ngón tay khó tính lật đi lật lại và nắn bóp. Đào lạc, mơ khô và nho xanh được trưng bày trong những túi lớn bằng vải đay. Trên những chiếc xe kéo hư nát bày đầy những quả chanh lai vàng và xanh da mỏng đến nỗi người ta cứ để thế mà cắn ăn luôn. Một người bán những con gà vùng vẫy và cục tác trong những cái túi. ở một hàng gia vị, xếp hàng từng đống ớt, ớt ngọt, ca ri và gừng. Nhiều khi người bán gia vị cũng kiêm luôn nghề thầy thuốc và rao bán những thứ cỏ khô, rễ, trái cây, chè mà ông ta giải thích một cách rành rọt chúng chữa lành được các loại bệnh như thế nào, từ những bệnh thông thường nhất cho đến những bệnh bí hiểm nhất.
Rau mùi tươi, tỏi, da và cây đậu khấu, tất cả hòa trộn với mùi cống rãnh bốc lên từ sông, tức cái ngòi nước cạn chia tách cửa hàng bách hóa ra làm đôi. Trên những chiếc cầu nhỏ bắc qua rãnh, người ta bán những đôi dép làm bằng da cừu, bông bán theo cân và các loại vải với vô số màu sắc và họa tiết, những con dao, những chiếc xẻng và cuốc.
Đôi khi cũng tìm thấy những sản phẩm không thuộc thời Darius. Những hàng lậu như thuốc lá mang các thứ tên ngoại lai Pleasure, Wave hay Pine hay Coca làm dỏm ở Pakistan. Các con đường buôn lậu cũng thế, qua bao nhiêu thế kỷ chúng không hề thay đổi, chúng đến từ Pakistan, băng qua Khyber Pass hay từ Iran qua đường núi. Một phần được chở trên lưng ngựa, một phần khác bằng xe tải, trên những con đường, hướng đi ra bên ngoài thì chuyển ma túy, thuốc phiện và haschich. Các loại giấy bạc dùng để thanh toán là tiền mới trong năm nay; những người buôn tiền, mặc áo dài và đóng khăn, đứng thành hàng dài, ôm những bó to tướng giấy bạc Afgani, ba mươi lăm nghìn đồng đổi lấy một đô la.
Một người bán một cái máy hút bụi nhãn hiệu National. Cạnh anh ta một người khác bán một cái hiệu Nautional cùng giá, nhưng hàng chính gốc cũng như hàng nhái đều ế, cung cấp điện ở Kaboul thất thường khiến người ta thích dùng chổi hơn.
Các đôi giày bước đi trong bùn lầy. Chung quanh họ, kéo lê những đôi dép màu hạt dẻ, những đôi giày bẩn, những đôi giày màu đen, những đôi giày cũ mòn và những đôi giày bẹt gót màu hồng có thắt dải lụa. Thậm chí một số đôi màu trắng, là màu giày dép bị cấm dười thời taliban vì đó là màu cờ của chúng. Bọn taliban cũng cấm giày gót cứng, vì tiếng gõ gót có thể khiến đàn ông xao nhãng. Nhưng bây giờ đã là một thời khác, giá mà có thể nghe được tiếng gót giày gõ trong bùn thì cả cửa hàng bách hóa này sẽ rộn vang tiếng gõ tưng bừng. Đôi khi những chiếc móng tay được bôi màu ló ra bên dưới mép một tấm burkha, thêm một dấu hiệu nhỏ của tự do. Bọn taliban cấm son đánh móng tay và cấm nhập khẩu các thứ son này. Một vài phụ nữ vô phúc đã bị chặt một đầu ngón tay hay ngón chân vì đã vi phạm điều luật này. Công cuộc giải phóng phụ nữ, trong cái mùa xuân đầu tiên này sau khi bọn taliban tháo chạy, tự giới hạn chủ yếu trong chuyện giày dép và đánh móng tay, nó chẳng vượt được ra xa bao nhiêu những cái mép áo burkha.
Không phải là không có người thử đi xa hơn. Nhiều tổ chức phụ nữ được lập ra sau khi bọn taliban bỏ chạy. Một số thậm chí đã từng hoạt động dưới thời taliban, họ tổ chức những trường học bí mật cho con gái, giáo dục vệ sinh và mở những lớp thanh toán nạn mù chữ cho phụ nữ. Người nữ anh hùnh vĩ đại thời taliban là bà bộ trưởng bộ Y Tế của chính phủ Karzaù, Sohaila Sediq, người phụ nữ duy nhất của Afganistan mang chức tướng. Bà đã thiết lập các lớp học y tế cho phụ nữ và, sau khi bị bọn taliban đóng cửa, đã mở lại được phòng phụ khoa trong bệnh viện bà làm việc. Dưới thời taliban, bà là một trong những người phụ nữ Kaboul duy nhất không chịu trùm burkha, và bà giải thích: "Khi bọn cảnh sát tôn giáo vác gậy đến và bắt đầu giơ tay lên để đánh tôi, tôi cũng giơ tay lên để đánh lại chúng. Vậy là chúng bỏ tay xuống và để cho tôi đi."
Dẫu sao, ngay cả Sohaila cũng ít khi đi ra ngoài khi bọn taliban đang cầm quyền. Các buổi sáng bà đi xe đến bệnh viện, buổi chiều lại đi xe về nhà. "Phụ nữ Afganistan đã đánh mất dũng khí của mình", bà nói một cách cay đắng sau khi bọn taliban đã sụp đổ.
Một tổ chức phụ nữ đã định tổ chức một cuộc biểu tình một tuần sau khi bọn taliban bỏ chạy. Đi giày ban và dép vải, họ đã tập họp ở một góc khu Microyan để kéo vào thành phố. Phần đông đã dũng cảm hất tung tấm burkha của mình ra sau, nhưng nhà cầm quyền đã giải tán cuộc tập họp, lấy cớ họ không bảo đảm được an toàn cho những người phụ nữ. Mỗi lần định tập họp, họ lại bị ngăn cản.
Bây giờ, các trường học cho con gái đã mở lại và những người phụ nữ trẻ đã đổ đến các trường đại học, một số thậm chí đã tìm lại được việc làm. Một tờ tuần báo đã ra đời, do phụ nữ điều hành và dành cho phụ nữ và Hamid Karzaù không bỏ lỡ cơ hội nào để nói về quyền của phụ nữ.
Nhiều người phụ nữ đã có vai trò trong Loya Jirga hồi tháng Sáu 2002. Những người phát biểu mạnh mẽ nhất đã bị đám đàn ông trong phòng chế riễu, nhưng họ không tháo lui. Một bà, bị huýt sáo phản đối, đã đòi bộ trưởng bộ Quốc Phòng phải là một người phụ nữ. "ở Pháp là thế đấy". bà nhấn mạnh.
Đối với phần đông trong số họ, tình trạng chẳng tiến triển được bao nhiêu. Trong các gia đình, theo truyền thống, mọi sự không hề thay đổi: đàn ông quyết định tất cả. ở Kaboul, họ là thiểu số, những người phụ nữ đã bỏ áo burkha, và phần đông không hiểu rằng các bậc nữ tổ tiên của họ trong thế kỷ trước không hề biết đến thứ trang phục này. Việc dùng áo burkha bắt đầu dưới triều đại vua Habibullah, từ năm 1901 đến năm 1919. Ông đã bắt hai trăm người phụ nữ trong hậu cung của ông mặc loại áo này, để cho các khuôn mặt xinh đẹp của họ không cám dỗ những người đàn ông mỗi khi họ đi qua trước các cửa cung điện. Những tấm choàng đầu tiên lúc ấy đều bằng lụa, trang trí hoa văn màu mè, và các công chúa của Habibullah thậm chí còn có những áo burkha thêu sợi bằng vàng. Burkha như vậy đã trở thành trang phục của tầng lớp trên để tránh cho họ cái nhìn của dân chúng. Trong những năm năm mươi, công dụng của nó lan ra khắp nước, nhưng trước hết vẫn là đặc quyền của những người giàu có nhất.
Chiếc áo choàng cũng bị nhiều người phản đối. Năm 1959, hoàng tử Daoud, Thủ tướng chính phủ, gây sốc khi xuất hiện vào ngày quốc khánh cũng với vợ ông không trùm burkha. Ông đã thuyết phục người em trai của ông để cho vợ ông ta cũng làm theo như vậy và yêu cầu các bộ trưởng vất bỏ burkha của các bà vợ. Ngay ngày hôm sau, đã có thể thấy ngoài đường phố Kaboul nhiều phụ nữ mặc áo măng tô dài, đeo kính đen và đội những chiếc mũ nhỏ. Những người phụ nữ trước đó vẫn trùm kín mít cả người. Là những người đầu tiên trùm áo burkha, tầng lớp trên cũng là những người đầu tiên vất bỏ nó. Thứ trang phục đó đã trở thành biểu tượng quy chế xã hội của lớp người nghèo khốn và nhiều người giúp việc nội trợ và những người ở đã được các bà chủ của họ cho lại những chiếc burkha bằng lụa của mình. Lúc khởi đầu, người pachtuon cầm quyền đã cho vợ họ trùm burkha, đến lúc này các nhóm tộc người khác cũng biết đến thứ trang phục này. Ông hoàng Daoud thì muốn vất bỏ nó đi. Năm 1961, một đạo luật cấm những người phụ nữ làm việc trong các công sở mặc trang phục này. ăn mặc âu phục được khuyến khích. Phải mất nhiều năm đạo luật đó mới được tuân thủ, nhưng trong những năm bảy mươi, hầu như không có một nữ giáo viên hay một nữ thư ký ở công sở nào không mặc váy và áo sơ mi, còn đàn ông thì mặc com lê. Tuy nhiên những người phụ nữ không trùm người có nguy cơ bị những kẻ chính thống cho một viên đạn vào chân hay tạt a xít vào mặt. Khi nội chiến bùng nổ và một chế độ Hồi giáo được thiết lập ở Kaboul, càng ngày phụ nữ càng trùm burkha nhiều hơn. Khi bọn taliban đến tất cả các khuôn mặt phụ nữ trên các đường phố biến mất.
Đôi giày của chiếc burkha đi đầu lẫn mất vào những đôi khác trên con cầu hẹp. Xa hơn đôi chút về phía sau, các đôi dép của các cô em bị kẹt trong đám đông. Họ chỉ còn có thể để cho bầy người lôi đi. Không thể nào tìm nhận ra được đôi giày của người kia, đừng nói gì đến chuyện dừng lại hay quay lại. Một cô đi giày đen, quần và viền đăng ten trắng và mép áo dài đỏ sẫm, cô kia đi dép nhựa màu mận chín và mép áo dài màu đen và cô cuối cùng, dáng burkha nhỏ bé hơn cả, đi dép nhựa hồng, quần và mép áo dài tím. Họ tìm lại được nhau và ngước mắt lên để hội ý với nhau. Chiếc burkha đi đầu kéo họ vào một tiệm. Một tiệm hàng thật sự có cửa sổ và tủ kính trưng bày, ở tận cuối cửa hàng bách hóa. Cô tìm một tấm trải giường và đã nhằm một tấm bằng loại vải óng ánh, lót bông, màu hồng, có tên là Paris. Ngoài tấm trải giường lại thêm những chiếc gối tai bèo trang trí nhiều hình trái tim và hoa. Tất cả được đóng trong một túi nhựa cứng và trong rất tiện lợi. Một cái nhãn dán ngoài ghi rõ "Sản phẩm Pakistan" bên dưới chữ Paris và một hình vẽ tháp Eiffel.
Đây là tấm trải giường cô muốn được có trên chiếc giường vợ chồng tương lai của cô. Chiếc giường cô chưa từng thử cũng chưa từng được nhìn thấy và, xin Thương Đế phù hộ, cô không được quyền nhìn thấy trước đêm tân hôn. Cô mặc cả. Người bán hàng đòi nhiều triệu afgani tất cả chỗ đó.
- Nghe đến dựng tóc gáy lên mất.
Cô mặc cả, nhưng người bán hàng không nhượng bộ. Cô sắp bỏ đi thì cuối cùng anh ta mới chịu. Chiếc burkha uốn lượn mua được tấm trải giường với giá chỉ bằng một phần ba giá ban đầu, nhưng đến lúc trả tiền, cô thay đổi ý kiến. Cô không thích loại màu hồng trẻ sơ sinh nữa, mà lại muốn màu hồng ngọc. Người bán thảm gói lại và biếu cô một thỏi son môi. Bởi cô sắp lấy chồng.
Cô cám ơn anh ta và dỡ tấm choàng lên, phải thử son môi. Dẫu sao, Shakila với người bán thảm và mỹ phẩm gần như đã là người quen biết lâu năm. Ngoài anh ta ra, trong tiệm chỉ toàn phụ nữ, nên Leila và Mariam cũng lấy hết can đảm dỡ burkha của mình lên, và ba cái miệng tái nhợt đều bôi màu đỏ hồng ngọc. Họ soi gương và thèm thuồng nhìn tất cả những kỳ quan giăng ra dưới tấm kính quầy. Shakila muốn tìm một hộp kem làm trắng da. Nước da tái xanh là một trong những tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Afganistan. Một cô dâu phải có nước da tái xanh.
Người bán thảm và mỹ phẩm giới thiêu một loại thuốc mỡ có tên là Perfect. "Aloès white bloch cream"[14] trên bao bì ghi như vậy, còn lại toàn chữ Trung Quốc. Shakila thử một ít và có vẻ như đã làm trắng da bằng một lớp kem pha kẽm dày. Một lát sau, làn da cô trông bợt đi hơn. Dưới lớp kem, màu nước da thật của cô hiện lên, kết quả của một lớp phủ màu nâu-trắng. Hộp kem kỳ diệu được nhét vào chiếc túi lúc này đã bắt đầu đầy lắm. Ba chị em cười và hứa sẽ trở lại lần sau khi họ sẽ lấy chồng.
Đã vừa lòng, Shakila muốn trở về nhà khoe những thứ đã mua. Họ tìm được một chiếc xe buýt, lên xe phía cửa sau và đến ngồi ở các hàng ghế cuối. Các hàng ghế cuối trên xe buýt là để dành riêng cho phụ nữ, con còn nhỏ và túi xắc của họ. Các chiếc burkha bị kéo về đủ hướng, dính mắc và dẫm đạp. Phải giữ chúng đôi chút khi ngồi xuống để nhìn được quanh mình mà không bị lớp vải siết chặt và kéo đầu mình xuống phía dưới. Họ chen nhau mà ngồi, ở đầu một chiếc ghế, mỗi người đặt chỗ hàng lên gối và dưới chân mình. Giá vé các chỗ ngồi dành riêng cho phụ nữ rất đắt và sau khi có nhiều bà khác lên xe, các chiếc burkha bị nhốt chặt giữa những chiếc burkha khác, và những cánh tay, những túi xắc và giày dép.
Mệt nhoài, ba chị em ném các gói đồ của mình xuống đất lúc xuống xe khi xe dừng lại gần ngôi nhà đã bị ném bom. Lướt đi phấp phới trong gió, họ bước vào ngôi nhà lạnh lẽo, trút bỏ burkha ra và thở dài nhẹ nhõm. Họ đã tìm lại được các khuôn mặt của mình. Những khuôn mặt mà các tấm burkha đã cướp mất của họ.
Ông Hàng Sách Ở Kabul Ông Hàng Sách Ở Kabul - Asne Seierstad Ông Hàng Sách Ở Kabul