Americans like fat books and thin women.

Russell Baker

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Muller Daddy
Upload bìa: Muller Daddy
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 928 / 87
Cập nhật: 2019-03-18 23:37:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4: Aristotle (384–322 Ttl)
ử gia Lempriere viết “Aristotle tuy có một hình dáng tật nguyền xấu xí, nhưng thiên tài ông cũng đủ để đền bù lại tất cả những khuyết điểm khác của con người ông”. Và ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ say sưa của ông qua câu tán tụng để đời về Aristotle “ông ta được Plato gọi là triết gia của chân lý, và Cicero đặt cho ông là một con người tượng trưng cho sự lưu loát, kiến thức bao la, tinh thần sáng tạo minh mẫn, mau mắn và sự suy tư phong phú sâu sắc”.
Tất cả những lời khen tặng đó đã phản ánh được một khía cạnh của sự thực. Đó là những nét để đi sâu vào thiên tài của Aristotle. Ông là một thánh sư của kiến thức uyên bác hàng bao thế kỷ nay, châu Âu xem ông như bậc thầy, và chưa có triết gia nào như ông đã để lại một ảnh hưởng sâu xa bất diệt trong tư tưởng và cuộc sống của thế giới phương Tây.
“Philip gởi lời chào Aristotle, và xin báo tin con trai trẫm vừa chào đời. Trẫm rất tạ ơn các vị thần linh, nhưng điều làm trẫm hoan hỷ đội ơn hơn là con trai trẫm được ra đời trong thời đại của khanh. Vì trẫm hy vọng rằng, được sự dạy dỗ giáo dục của khanh, hoàng tử sẽ tỏ ra xứng đáng để nối ngôi vua”.
Đó là bức thư mà vua Philip xứ Macedonia đã gởi cho Aristotle khi hoàng nam ra chào đời tức là Alexander Đại đế, người đã từng khóc vì “không còn thế giới nào để chinh phục nữa”.
Lá thư thật là một phần thưởng xứng đáng cho vị triết gia mà có lẽ đã tạo được ảnh hưởng nhiều nhất trong tư tưởng con người.
Aristotle, nhà tư tưởng vĩ đại của Hy Lạp cổ đã mang lại cho đất nước ông hầu hết những cơ quan sinh hoạt trí thức, quyển Chính Trị học (Politics) của ông đã đặt nền tảng cho triết lý chính trị mới mẻ, quyển Thi Ca (Poetics) của ông chứa đựng những khái niệm đầu tiên về các yếu tố đồng nhất của bi kịch, trong bài nghị luận Linh hồn (On The Soul) ông đã đặt nền tảng cho khoa tâm lý học như chúng ta biết ngày hôm nay. Ông là nhà tiên phong trong khoa sinh vật học, người đầu tiên đã phát biểu những ý kiến về luật học và cũng là cha đẻ của biết bao những quan niệm mà ngày nay được chúng ta chấp nhận một cách hiển nhiên không cần tra hỏi. Khi vua Philip viết thư cho ông, lúc đó ông chưa đầy ba mươi tuổi.
Aristotle sinh năm 384 trước tây tịch, tại tỉnh Stagira thuộc biển Egean, cho nên ông có một biệt danh quen thuộc là “Stagirite”. Ông là con trai của một bác sĩ uyên thâm, Nicomachus, và thỉnh thoảng ba ông được mời vào hoàng cung để làm y sĩ cho Vua Amyntas II, cha của Vua Philip xứ Macedonia. Sự liên quan giữa cha ông và triều đình xứ Macedonia đã có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời và sự nghiệp của Aristotle. Ông bắt đầu theo học với Plato, và được thầy gọi là nhà trí thức của trường Triết Học Plato. Khi Plato chết, cháu trai của ông là Speusippus lên thay, và Aristotle sau khi viết một áng văn kiệt tác khắc trên mộ bia của vị thầy quá cố, ông rút lui về Atarneus và ở đó với một người học trò cũ khác của Plato là Hermias. Người cháu gái (có tài liệu cho là em gái) của Hermias trở thành vợ Aristotle. Bà hạ sinh cho ông một đứa con trai và ông đặt tên con bằng tên của cha ông. Cuộc hôn nhân của ông là nhịp cầu thông cảm nối liền giữa ông và Hermias, cho nên khi Hermias bị người Ba Tư bắt và xử tử hình, Aristotle đã viết một bài thơ ngắn cảm động để tưởng nhớ bạn.
Trong khi học hỏi động vật học và một vài môn học khác ở Hitylene, ông nhận được chiếu chỉ gọi về phụ trách việc dạy dỗ cho cậu bé Alexander như lời ông đã hứa khi Hoàng nam vừa chào đời. Một văn sĩ đã viết lại sự tương giao giữa triết gia và người hùng chinh phục địa cầu như sau: “Một người có quyền lực và ý muốn thống trị thế giới, một người đã tìm tòi khai sáng và chinh phục được một thế giới mới cho trí tuệ con người!”.
Chúng ta không được xem Aristotle như một loại quân sư cho Đông Cung Thái Tử của Đế Quốc Macedonia, hơn nữa người Hy Lạp không có quan niệm như chúng ta thường thấy ở phương Đông.
Aristotle được phép mở trường dạy học tại Mieza, gần Pellas trong tỉnh Emathia. Tại đây, Alexander và con trai của các nhà quý tộc khác đều thấm nhuần sự giáo huấn của Aristotle.
Các môn sinh xúm xít chung quanh chiếc ghế đá to của thầy, vì Aristotle thường hay đi dạo với đám môn sinh qua những con đường râm mát gần những đền thờ để học hỏi suy tưởng.
Tất cả môn sinh đều tỏ lòng thán phục vị thầy của họ đến nỗi họ tôn thờ ông như bậc thánh, nhưng chỉ riêng Alexander không bao giờ để cho sự kính trọng của ông đối với sự siêu việt và kiến thức của Aristotle trở thành nô lệ. Một buổi sáng, Aristotle hỏi một cậu học trò mà giai cấp hơn hẳn cả dòng quý tộc “Con sẽ làm gì khi theo sự tuần hoàn của lịch sử, con sẽ lên nối ngôi làm Vua?”. Cậu bé trả lời một cách khiêm tốn rằng sau này trong tất cả mọi biến cố, mọi khủng hoảng, cậu sẽ vấn kế thầy và sẽ tuân theo lời thầy dạy. Một hoàng tử khác, khi được hỏi cũng trả lời giống như vậy. Câu hỏi đó cũng được đặt ra cho Alexander và hoàng tử trả lời “Con không thể trả lời được, và cũng không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra trong ngày mai. Khi sự việc đến, xin thầy hỏi lại câu hỏi ấy và con sẽ trả lời tuỳ theo hoàn cảnh”.
Vua Philip đã dành tất cả những ưu đãi danh dự cho vị thầy của con mình. Nhà độc tài lúc trước đã định tàn phá tỉnh Stagira. Nhưng bây giờ để chứng tỏ sự hâm mộ đối với triết gia, nhà vua cho xây cất trùng tu lại thành phố, ra lệnh trả tự do cho những người dân ở thành phố, trong đó có một số là nô lệ và tất cả đều chịu cảnh nghèo khổ. Đó là một cử chỉ hết sức vĩ đại và xứng đáng của bậc đế vương, mặc dù chúng ta phải nhớ rằng vào thời cổ Hy Lạp, một thành phố không rộng hơn một quận nhỏ ngày nay.
Aristotle gieo vào tâm hồn cậu bé Alexander tình yêu nồng nàn thi hào Homer, thi sĩ cổ lừng danh của Hy Lạp chuyên viết loại anh hùng ca, và tình yêu này đã kéo dài suốt cả cuộc đời người hùng chinh phục Alexander. Nói cách khác sự dạy dỗ của ông vĩ đại đến nỗi vua Philip phải tấm tắc khen ngợi với Alexander để tỏ lòng thán phục. “Thật ra, những vinh dự chúng ta dành cho Aristotle vì ông là một con người xứng đáng với phần thưởng cao nhất, ông đã cho con tất cả những chủ thuyết vĩ đại về bổn phận con người và công việc của một vì vua”.
Dù khi hết còn theo học, Alexander vẫn giữ lòng tôn kính và thương mến thầy giáo của mình.
Alexander nhìn nhận rằng “Cha tôi đã ban cho tôi sự sống, còn Aristotle cho tôi sự khôn ngoan, kiến thức và phải sống sao cho xứng đáng”. khi Aristotle bắt đầu mở cuộc nghiên cứu về sinh vật học, Alexander ra lệnh cho 1.000 người theo giúp đỡ và chịu sự sai khiến của ông. Những người này giúp ông trong việc tìm hiểu và tường trình lại những thói quen cũng như những đặc tính của các loài chim chóc, thú dữ và các giống cá. Alexander tỏ ra vô cùng rộng rãi trong các chi phí cho công cuộc nghiên cứu này. Nhiều văn kiện, tài liệu có giá trị cung cấp cho ông, một điều vô cùng quý báu vì tự ông không thể nào đài thọ nổi những nhu cầu đó.
Khi Alexander bắt đầu cuộc trường chinh châu Á, Aristotle quay về Athens, và một trung tâm văn hoá được thành lập, ở đó không phải chỉ cho dân Hy Lạp mà còn cho toàn thế giới. Tại đây, lúc năm mươi tuổi, ông mở trường dạy học, đặt tên trường là Lyceum vì đặt gần đền thờ của thần Apollo Lyceius. Học trò tụ tập lại đó để thụ giáo và lãnh hội những lời giáo huấn của bậc triết gia chói lòa nhất thời bấy giờ. Chữ “Lyceum” được dùng để chỉ trường học của Aristotle vẫn còn sống mãi với thời gian mặc dù một vài người dùng nó để chỉ ngôi đền thờ thần linh. Những môn sinh theo học ở trường Aristotle sau này trở nên những triết gia theo trường phái Tiêu Dao (trường phái Aristotle), có lẽ vì họ có thói quen đi dạo mỗi khi bàn luận triết lý.
Đường lối giáo dục Aristotle rất phong phú rộng rãi. Triết lý của ông đặt nền tảng vào những sự kiện, vì ông có đầu óc hết sức khoa học của nhà bác học.
Thật ra lúc đầu tiên, ông có ý định theo đuổi nghề nghiệp của cha ông và đã thu được vài kinh nghiệm trong vấn đề giải phẫu và vài lãnh vực khác của y khoa. Nhưng cuối cùng, công việc nghiên cứu sinh vật học là việc ông thích theo đuổi nhất.
Cái chết của Alexander tại Babylon làm cho Aristotle bị nghi ngờ. Ông bị kết án là người dân Macedonia có uy tín nhất, và một kế hoạch được mưu toan để buộc cho ông tội bất kính tôn giáo. Aristotle biết rất rõ về tính bất thường của người Hy Lạp. Ông nhớ lại số phận của Socrates và cũng không thích bị bắt uống thuốc độc như vậy. Do đó, ông tức tốc rời bỏ Athens và ẩn náo tại làng Chalcis trên đảo Euboe. Năm 322 trước tây lịch, ông từ trần sau khi ẩn trốn một ít lâu.
Những người đương thời của Aristotle hay nhắc đến cặp mắt chăm chú và đôi môi cương quyết của ông, mặt dù họ thêm rằng ông bị nói ngọng và chăm sóc quá đáng đến quần áo, đó là một điểm khác thường đối với một triết gia.
Những thế kỷ sau đó, một thi sĩ người Anh John Dryden đã viết lên một câu tán tụng say mê Aristotle “Ông đã đốt đuốc soi đường cho nhân loại”.
Ông quả thật là người đã mang ánh sáng đến cho biết bao nhiêu đầu óc ưu tú ở các thế hệ sau. Ông không những chỉ giảng dạy mà còn khai sáng làm mới mẻ các kho đạo đức học, siêu hình học, thi ca, chính trị và tu từ học. Triết lý của ông đã ảnh hưởng một cách sâu đậm trong nhiều bộ óc khác nhau như Thomas Aquinas, Dante, Spenser và Goethe, ngoài ra còn biết bao nhiêu người khác.
Chúng ta sẽ có thể lãnh hội nhiều hơn tác dụng vĩ đại Aristotle đã để lại qua biết bao nhiêu thời đại, trong việc tạo dựng nền văn minh con người nếu chúng ta để ý xem qua những tác phẩm của ông, dù đại khái, công nghiệp trên đã khiến tên tuổi ông trở thành bất diệt. Phương pháp triết học của ông đã tạo nên nền tảng của một hệ thống học đường vĩ đại, vàng son của thời Trung Cổ và ngày hôm nay vẫn còn giữ địa vị quan trọng trong biết bao những triết lý khác. Những nhà tri thức vĩ đại của Thiên Chúa giáo đã áp dụng phương pháp suy tưởng của kẻ vô thần này để biến chế những hệ thống thần học của họ.
Những công việc làm của Aristotle, có thể viết lại thành cả một bộ sách tham khảo về triết học. Trong quyển Organon, ông đã đặt ra các định luật về Luân lý, và cuộc khảo sát về lý luận cũng như suy tưởng đã vạch ra đường lối cho hậu thế. Quyển Tu từ học (Rhetoric) của ông là một tác phẩm đặt căn bản trên nghệ thuật khuyến dụ lòng tin của người khác, sự sáng tạo không ngừng của bộ óc ông, kiến thức vĩ đại và sự suy tư sắc bén đã được trình bày trong quyển Vật lý học (Physics), Siêu hình học (Metaphysics) và Các chủ đề (Tepies). Trong bản văn Linh hồn, ông đi vào thế giới của sinh vật học và tâm lý học, trong khi quyển Thi ca có nhiều ảnh hưởng hơn tất cả các tác phẩm phê bình văn chương kịch nghệ. Nhưng hai tác phẩm có giá trị và ảnh hưởng sâu xa nhất ở trời Tây là Đạo đức học (Ethics) và Chính trị học. Những hệ thống mà ông đề xướng ra là những khuôn vàng thước ngọc cho các chính khách và triết gia cả thời Trung Cổ lẫn hiện đại. Không có một cơ quan suy tưởng nào của con người mà không chịu ảnh hưởng sự giáo huấn mà Aristotle đã khai sáng.
Cuộc đời của ông là cả một câu chuyện hoang đường và ít biết tài liệu nhiều về ông.
Ông hãy còn là một thí dụ điển hình nhất, tượng trưng cho một thiên tài vượt không gian và thời gian với một bẩm chất thuộc vào hàng bất diệt của những vĩ nhân.
D’Arcy Thompson viết “Cho nên trải qua trên hai ngàn năm, trên khắp hoàn cầu, người ta vẫn còn tìm đến Aristotle, để học hỏi những sự giáo huấn chỉ dẫn trong nhiều môn học. Bất cứ nơi nào, dù có ông hay không có ông, ảnh hưởng của ông vẫn còn tồn tại, ngay cả giống dân Moore và Ả Rập ngày nay, cũng tìm ở ông một người thầy khả kính; một bậc thánh sư của sự thật bất diệt, đã nói về giấc ngủ và giấc mơ, tuổi trẻ và tuổi già; sự sống và sự chết, của thời đại và sự suy đồi, của sự tăng trưởng và tàn tạ; hơn nữa, ông còn là người hướng đạo trong công cuộc khám phá thiên nhiên, thế giới của tinh thần và là nhà tiên tri các việc làm của Thượng Đế.
Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới - Đỗ Châu Huyền-Hoàng Trí Đức Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới