Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7872 / 10
Cập nhật: 2015-11-21 22:38:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
oanh Doanh dẹp xong cái giá vẽ cuối cùng vào rồi mà con bé Lam Khuê vẫn còn ngồi chống tay dưới cằm nhìn ra cửa. Nó lo lắng chớp đôi mi mí lót có cặp mi dài cong vút lên rụt rè hỏi:
-Cô sắp đóng cửa rồi hả cô Doanh?
-Ừ! Hết giờ rồi! Sao Lam Khuê chưa về?
-Bé kêu em chờ ba rước, mà sao ba lâu quá. Cô ngồi với em đi cô, ở đây một mình em sợ ma lắm!
Doanh phì cười:
-Ma ở đâu mà sợ! Được rồi, cô sẽ ngồi với Lam Khuệ Nhưng tốt hơn là phải ra sân ngồi ở ghế đá, cô khóa cửa giao chìa khóa cho bác bảo vệ cái đã.
Đưa con bé tới chiếc ghế đá dưới gốc cây su cùi đơm bông trắng xóa Doanh hỏi:
-Nhà Lam Khuê có xa không?
- Dạ xa lắm! Ba chở bằng xe chứ em đi bộ không nổi. Sao chiều nay ba lâu quá!
-Lam Khuê có anh chị em gì không?
Con bé xịu mặt lắc đầu:
-Em ở một mình với ba.
Cô buột miệng:
-Mẹ em đâu?
-Li dị rồi, ba với mẹ không có ở chung.
Dứt lời Lam Khuê cúi đầu xuống mân mê chiếc túi xách bằng vải đựng linh tinh dụng cụ học vẽ, nhìn con bé Doanh thấy tội vô cùng. Hèn gì đơn độc, lạc lõng và ít vui đùa như những đứa trẻ khác. Thường Khuê ngồi một chỗ và vẽ rất chăm chú. Con bé có khiếu thấy rõ, có điều những bức tranh Lam Khuê thường buồn vì sử dùng nhiều gam màu lạnh.
Doanh Doanh kéo con bé vào sát người mình, cô sửa lại cái nơ hồng to trên tóc nó rồi dịu dàng hỏi:
-Em thương ba hay mẹ nhiều?
-Hồi đó em thương ba mẹ bằng nhau, bây giờ em chỉ nhớ mẹ thôi, còn bao nhiêu em thương ba hết. Mẹ có chồng khác rồi, mẹ đâu cần em nữa để mà thương chứ!
Nghe trong giọng điệu trẻ con của Lam Khuê có chút tủi thân, chút giận dỗi, Doanh buồn buồn nghĩ tới phận mình. Có điều cô không bày tỏ nỗi lòng một cách hồn nhiên như Lam Khuê được. Cô đã là người lớn và đã có cuộc sống tự lập hoàn toàn, cô làm việc và hiểu giá trị đồng tiền do công sức mình làm ra.
Doanh Doanh bây giờ khác Doanh Doanh cách đây một năm lắm rồi!
Nhìn những chiếc lá su khô úa nằm cong mình trên đất, Doanh chạnh lòng nghĩ tới thời gian. Mới đó mà đã gần một năm rồi, kể từ ngày cô bỏ Nha Trang về sống với dì Năm. Cô không thể nào sống trong ngôi nhà của chính ba mình, dù Doanh biết chắc rằng ở đó vật chất đầy đủ, cô chẳng cần phải khổ cực đi tìm việc làm, và phải luôn cố gắng trong công việc để đừng bị thất nghiệp như hiện giờ.
Lam Khuê rụt rè hỏi:
-Cô có thương mẹ cô không?
Doanh chớp mắt:
-Có chứ, nhưng mẹ cô chết từ lúc cô còn nhỏ xíu xiu, cô thương mà không tưởng tượng được mẹ mình như thế nào. Mẹ cô là tấm hình ở bàn thờ, là cái gì xa lắm...
Bỗng dưng lại nói những lời không dành cho trẻ con. Doanh cúi xuống nhìn con bé, Lam Khuê gật gật đầu như rất hiểu ý cộ Doanh cảm động cô đổi giọng vui vẻ:
-Khuê nè! Nữa lớn lên, em thích làm nghề gì?
Con bé trả lời không cần suy nghĩ, y như nó đã chuẩn bị từ đời nào:
-Em thích làm phóng viên, nhà báo!
Doanh ngạc nhiên:
-Hay thật! Vậy em có chụp hình không?
-Em biết chụp hình lâu rồi, có điều em chẳng thích vì ba chê em chụp xấu!
Tựa người ra ghế đá, cô cười:
-Thế.. ba em chụp đẹp lắm sao mà ông lại chê em?
Lam Khuê hỉnh mũi tự hào:
-Ba em thì khỏi chê rồi! Được hai, ba giải Accu lận nghe cô!
Như sợ Doanh không hiểu, con bé hỏi:
-Cô có biết giải Accu không cô?
Nhìn đôi mắt tự đắc và chờ đợi của nó, Doanh gật đầu, cô đang cố đoán xem ba của Lam Khuê là ai trong những người đoạt giải Accu mà cô biết tên. Nhưng đoán làm gì cơ chứ, năm nay ba Doanh cũng được giải thưởng lớn có tính chất quốc tế này, nhưng ông không trích tiền thưởng ra để mua quà cho cô, vì ông làm sao biết con gái ông ở đâu. Doanh chớt nhớ tới cái máy Minolta của mình, cô sử dụng nó rất thường, có điều cô lại không làm nên những tác phẩm nghệ thuật như ba mình, mà chủ yếu cô vác máy đi chụp hình ở những đám cưới, đám tiệc.
Ba cô chắc rất buồn nếu biết cô đã sử dụng máy ảnh như vậy, nhưng biết làm sao khi cuộc sống quá bức bách, mà cô thì cần tiền để sống.
Tiếng con bé Lam Khuê lại ríu rít như tiếng chim:
-Cái giải ấy người ta quấn lại nhét vào trong ống tròn như ống tre gọi bắng máy bay về cho ba em, em thấy rồi đó cô!
-Ba em tên gì hở Khuê?
-Ủa! Cô không biết ba em à? Ở đây ai.. cũng biết ba hết mà?
Doanh gượng cười:
-Cô mới vào đây nên đâu biết ba em.
Giọng hơi ấm ức một chút, Lam Khuê nghiêm nghị nói:
-Ba em tên Trường An.
-À! Vậy thì cô có nghe tên ba em. Đúng là tên tuổi của ba em ai cũng biết hết.
Lam Khuê toét miệng cười, con bé không giấu sự hãnh diện của mình về ông bố nổi tiếng làm Doanh chạnh nhớ đến ông Đăng.
Dạo ấy khi cô ngỏ ý muốn đi làm, ông đã nạt đùa và bảo là cô còn dại dột, trẻ con lắm, ông không thể nào yên lòng để cô ra đời sớm. Doanh đã im lặng không cãi lại cha, nhưng cô biết mình khó ăn không ngồi rồi trong ngôi nhà ấy, chỉ vì cô không muốn vợ của ba xem thường con riêng của chồng, dù ông Đăng đủ sức nuôi cô học lại để thi vào đại học năm nữa.
Doanh Doanh thở dài. Lẽ ra cô cũng an phận ở lại Nha Trang rồi, nếu ông Duy Tư, ông nội của Khánh đừng ra nhà cô Hai Bạch Trang..
-Ba em kìa cô D! Đó là ba em đó!
Người đàn ông chạy chiếc Lambeta màu trắng ngừng trước chiếc băng đá, cặp mắt anh ta thoáng nhìn để chào Doanh rồi dành hết cho Lam Khuệ Con bé đứng bật dậy phụng phịu:
-Ba gì kỳ! Con chờ lâu muốn chết luôn, không có cô Doanh là con khóc rồi!
Mỉm cười thật tươi với con gái và có lẽ với cả cô Doanh của con bé nữa, Trường An nói:
-Ba xin lỗi con, và cám ơn cô Doanh.
Nghe giọng nam vừa ngọt vừa trầm của An, Doanh thoáng xúc động, cô chợt nhớ tới Khánh, từ lâu rồi anh đã biến mất trên cõi đời, nhưng vẫn còn tồn tại như một vết cắt luôn làm đau buốt tim Doanh. Chiều nay, tiếng nói của người đàn ông lạ cho cô sống lại với trùng trùng kỷ niệm.
Tự nhiên Doanh ngượng ngập mỉm cười. Nụ cười không mang chút ý nghĩa nào cả:
-Anh xin lỗi bé Lam Khuê là đủ rồi.
-Nhưng nếu không cảm ơn cô Doanh lại là thiếu, phải hôn Khuê?
Con bé lí lắc nhún nhún đôi chân gật đầu:
-Ba phải đãi con và cô Doanh sinh tố mới đúng, vì nãy giờ chờ ba khô cả cổ.
Trường An cười to, anh hơi nghiêng mình:
-Không ngờ tôi có khuyết điểm lớn dữ vậy! Cô Doanh ơi! Chắc cô không nỡ từ chối lời mời của cha con tôi chứ! Quán sinh tố gần đây thôi!
Mỉm cười lịch sự, Doanh thoái thác:
-Hẹn anh và bé Khuê dịp khác, chiều nay tôi ngồi với Lam Khuê cũng là để chờ bạn, không đi được rồi!
Lam Khuê xụ mặt, con bé vòi vĩnh:
-Vậy chiều mai nhe cô! Nhe cô!
Doanh gật đầu cho qua chuyện:
- Được rồi! Chiều mai! Bây giờ Khuê về, ăn nhiều cơm và tối ngủ ngon nhé!
Trường An nổ máy xe, anh nhìn Doanh rõ kỹ, rồi buột miệng:
-Cô Doanh có thể là người mẫu lý tưởng để chụp chân dung. Cô có nhiều nét rất ăn ảnh. Hy vọng chúng ta còn gặp lại.
Doanh chưa kịp trả lời, trả vốn gì cả thì cha con Lam Khuê đã phóng xe ra tới cổng. Cô bực bội trong lòng khi nghĩ rằng gã đàn ông kia ngắm nghía cô nãy giờ chỉ thuần túy vì nghề nghiệp.
Lững thững tới chỗ để xe, cô dắt chiếc Babette ra và thong thả về nơi ở, giờ này chắc dì Năm bắt đầu trông rồi đấy.
Nhìn Doanh Doanh cặm cụi ăn, dì Năm xót cả ruột. Con bé ăn uống, nghỉ ngơi cực khổ quá. Và nó cũng đổi thay nhiều quá, cái tính nhảy nhót, đùa cợt hầu như biến mất. Doanh bây giờ có phần trầm lặng và dịu dàng hơn xưa.
Nén tiếng thở dài, dì Năm nghĩ tiếp: Nó đã có một tình yêu, đã biết đớn đau và thất vọng vì yêu nhưng nó đang cố gắng vươn lên.
Có một lần về thăm Luận, tình cờ dì Năm gặp ông Đăng, ông hỏi về Doanh và đã kể chuyện Khánh- Doanh cho dì nghe. Lần ấy dì Năm đã dối rằng Doanh không sống với dì.
Đúng là ích kỷ và độc ác khi nói với người cha đang khốn khổ đi tìm con như vậy, nhưng dì không thể nói khác đi, dì sợ Ông Đăng lại bắt Doanh đem về Nha Trang. Trời ơi! Nếu phải sống xa nó, dì sẽ ốm đau rề rề như trước đây mất. Nhưng sống với dì nó cơ cực quá. Chép miệng dì than:
-Phải chi Diễm Trang đừng sinh đôi chắc ông bà ngoại đã về nước rồi. Có ông bà, con trở về nhà sớng đỡ cực hơn ở đây.
Xụ mặt xuống Doanh càu nhàu:
-Bộ dì Năm tưởng con sẽ về ở lại ngôi nhà đó khi tay trắng vẫn còn trắng tay à! Không đâu! Trừ phi con đã có công ăn việc làm hay sự nghiệp đàng hoàng cho mọi người thấy con không còn ăn bám nữa.
Nghe Doanh nói đến sự nghiệp, dì Năm lắc đầu:
-Trời ơi! Sự nghiệp cái gì cơ chứ! Trong khi bây giờ lo kiếm ăn ngày hai buổi mà còn khó khăn.
Doanh bướng đùa:
-Khi con rời nhà ba, con tự hứa sẽ không bao giờ trở về với túi rách áo ôm, con phải có một sự nghiệp. Mà con nghĩ có sự nghiệp được tạo nên bằng tiền, cũng có sự nghiệp được tạo nên bằng tài năng, ba nói con có khiếu vẽ nhiếp ảnh cũng như trang trí, biết đâu sự nghiệp con được dựng nên bằng hai thứ này!
Lẳng lặng nghe Doanh nói, dì Năm cằn nhằn:
-Vẽ còn kiếm ra tiền được, chứ thứ chụp ảnh nghệ thuật chỉ tổ tốn tiền. Tốt nhất cứ cầm máy đi chụp ảnh dạo ở đám cưới, đám tiệc là chắc ăn.
Giọng Doanh dứt khoát:
-Nhất định con sẽ theo nghiệp ba con vì con đã "hụt" nghề của ngoại.
-Sao chiều nay tự nhiên con hăng vậy? Định bỏ mọi thứ để theo cái nghề của ông bà ngoại từng chẳng ưa đó sao Doanh?
Nhún vai cô đáp giọng hơi dỗi:
-Số con không làm bác sĩ được, với cái vốn anh văn dì Năm cũng chẳng chịu cho con vào nghề du lịch. Thôi thì đành đi dạy con nít vẽ, cái nghề chẳng bao giờ con mơ tới và vác máy đi chụp hình muốn cho dì vừa lòng. Mà trời ạ! Chẳng lẽ ta đau mãi thế này, cứ hết ngày dài rồi lại đêm thâu, chán quá, chán quá.
Chống tay dưới cằm Doanh lắc đầu:
-Không thể được! Con phải khác bây giờ dì Năm ạ! Còn bằng cách nào thật khó biết được.
-Chị Doanh! Ăn cơm hả?
-Chị ăn rồi! Ngồi chơi đi Phượng Huyền!
Cô gái tên Phượng Huyền rụt rè ngồi xuống ghế và hỏi ngay:
-Chị Doanh ơi! Em định mượn chiếc áo dài màu vàng của chị để đi rước dâu.
Doanh sốt sắng:
- Để chị lấy cho, sợ em mặc không vừa thôi.
Dứt lời cô nhanh nhẹn vào trong đem chiếc áo dài độc nhất ra cho Phượng Huyền, con bé có đôi mắt tròn nai tơ ở sát phòng của cô và dì Năm trong khu tập thể của xí nghiệp dược phẩm này. Doanh tội nghiệp khi thấy Phượng Huyền ngắm nghía, ướm thử áo vào người rồi thất vọng:
-Không thể nào vừa. Em mập hơn chị nhiều lắm!
-Huyền không có áo dài à?
Con bé buồn buồn:
-Em có áo dài trắng khong hà! Chả lẽ mặc áo đó?
Nhìn PH, Doanh chạnh lòng, cô bỗng buột miệng:
- Đem áo qua đây, chị "tân trang" nó cho, nếu Huyền không chê tài của "thợ vẽ" này.
PH sáng mắt, cô bé nói:
- Đúng rồi! Chị vẽ áo cho em nhé chị Doanh, họa sĩ kế bên mà em.. ngốc thật!
Cười cười, Doanh đáp:
-Chị không phải là họa sĩ, nhưng chắc chắn sẽ làm cái áo trắng của em đẹp không thua áo cô dâu. Về lấy áo qua đây! Và suy nghĩ xem thích vẽ cái gì.
Suốt đêm Doanh máy mó với cái áo, con bé Huyền thích hoa hồng, nên cô đã tìm tòi, phác họa màu hoa hồng sao cho phù hợp với dáng người, màu áo và cả mái tòc dài không đen mà hơi vàng của Huyền.
Cuối cùng chiếc áo vẽ đầu taỵ. màu nước của Doanh cũng xong. Tuyệt đẹp, sang trọng và độc đáo, cô đã thử khả năng mình trong nghề mới này, và xem chừng thành công. Các chị, các cô trong khu tập thể xí nghiệp Dược xem qua rồi xuýt xoa hết cỡ, làm Doanh thì xấu hổ, còn dì Năm thì hãnh diện. Dì nói giọng xúc động:
-Con có thêm nghề rồi D! Ngườ ta sẽ tìm đến cho con xem.
Doanh im lặng, cô cũng chỉ nghĩ là một trong nhiều người có khiếu để làm nghề vẽ áo dài thôi. Muốn người ta tìm đến mình, phải tạo những màu độc đáo. Doanh thở dài, hình như cuộc sống không ưu đãi cô, tình yêu cũng không, học hành gián đoạn, mọi thứ như còn xa lắc xa lơ, mà cô chỉ mới khởi đầu bước chân trên con đường dài ấy để đuổi bắt và nắm cho được cái gọi là danh vọng.
Nếu cô đừng bỏ Nha Trang đi vào đây thì bây giờ cô sẽ như thế nào nhỉ? Thoạt rùng mình, cô nhớ lại buổi tối có cơn bão rớt ngang thành phố Nha Trang, ông Đăng đội mưa về mắt tái xanh, xám xịt.
Ông gọi cô vào và hỏi một câu Doanh nghe chới với vì bất ngờ:
-Trả lời ba đi. Còn và Khánh yêu nhau phải không?
Ngồi chết trân trên ghế, mãi lúc sau cô mới lắp bắp:
-Chuyện đó qua rồi, bây giờ con không yêu ai hết!
Ông Đăng bực bội:
- Đừng nghĩ rằng mình đã khôn lớn để trả lời với ba như vậy. Hừ! Ba luôn luôn tin tưởng và tự hào về con gái mình, mà con thì trái lại, con làm ba thất vọng nhiều thứ quá! Từ chuyện anh chàng Viễn tới nhảy sang Vĩnh Tùng rồi bất ngờ lại lộ ra thêm Khánh. Con hơi quá đó Doanh. Bây giờ ông nội Khánh ra tận đây yêu cầu ba dạy dỗ lại con gái mình, vì con là đứa xen vào phá hạnh phúc, làm chậm bước tiến trên đường công danh, sự nghiệp của nó. Con nghĩ sao khi nghe người ta nói như vậy?
Mặt Doanh lạnh tanh:
-Anh Khánh đi Canada với vợ, điều đó không phải là bằng chứng, chứng tỏ vợ chồng ảnh vẫn bên nhau hạnh phúc sao? Với con mọi việc đã chấm dứt rồi.
-Nhưng người ta đâu có nghĩ như vậy, bà nội và cô Hai rất giận, ba thì như trên trời rớt xuống, có biết ất giáp gì đâu mà đỡ cho con.
Nghiêm giọng lại ông hỏi:
-Thật sự con và Khánh đã như thế nào?
Đau đớn vì bị chạm vào vết thương Doanh cúi gầm mặt xuống, cô nghẹn ngào:
- Đó là trò đùa của anh Khánh. Con đã giấu kín không muốn cho ai biết tới, mọi việc đã qua rồi sao bây giờ đổ lỗi cho con tội gì nghe to lớn vậy.
-Không đổ thừa ai hết, ba muốn biết tình cảm hai đứa sâu đậm cỡ nào?
Doanh đứng dậy:
-Trước đây Vĩnh Tùng muốn cưới hỏi con ba không chịu, bây giờ ba đừng hỏi con gì nữa hết, chính con muốn yên thân, an phận cơ mà! Chính con muốn quên mọi thứ bằng công việc mà ba lại muốn con ở không!
Nói xong, cô chạy vội ra khỏi phòng, đêm đó cô không ngủ được. Vậy rõ là Mỹ Nhân đã gặp ông nội Khánh để khóc lóc thở than và bao nhiêu đổ vỡ của hai vợ chồng, đã được cô ta trút vào Doanh. Rốt cuộc đúng là anh ta đã trở về với vợ, cô còn trơ lại chút tủi nhục của kẻ bị người mình yêu đùa vui. Lẽ nào anh là người như vậy hở Khánh?
Những ngày tiếp theo là những ngày dài đăng đẳng, Doanh có cảm tưởng mọi người nhìn mình bằng đôi mắt khác. Ông Đăng chẳng nói gì với cô, cha con gặp nhau trong bữa ăn đầy nặng nề. Phải chi Doanh có được người mẹ để thủ thỉ, để khóc cho hả vào những lúc khổ sở như vậy nhỉ? Ba không bao giờ hiểu con gái hết!
Lang thang một mình ngoài biển, lang thang một mình khắp nơi, Doanh cố tìm quên trong những bức ảnh, cô chụp được nhiều hình khá hay, nhưng cô giấu biến, ba cô cũng chẳng biết.
Loay hoay mãi cũng thấy mình như thừa, như bị giam lỏng trong căn phòng đủ tiện nghị Doanh lại xin đi làm, ông Đăng lại không cho, lần đó có thêm cả ý của cô Hai và bà nôi, hai người đã kêu cô để rầy rà về tính lông bông, lãng mạn.
Với mọi người Doanh cần phải ở trong nhà để tu tâm dưỡng tính lại, cô không làm nên trò gì đâu, đi làm chi cho mọi người thêm lọ Cuối cùng của tính ngang bướng là sự chống đối. Cô phản kháng lại ba mình bằng cách trở vô Sài Gòn tìm việc làm. Cô chỉ để lại lá thơ ngắn nội dung muốn ba mình phải tin rằng con gái ông sẽ làm được việc không cần sự giúp đỡ của bất kỳ người thân nào. Ông đừng tìm cô, bao giờ cô tự lập được cô sẽ về thăm gia đình.
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng