Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1043 / 26
Cập nhật: 2015-08-13 18:33:45 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
hư đã nói ở trên, đầu tiên ông Văn đặt tất cả ước vọng của đời mình vào Ngữ. Ông có lý do để hy vọng Ngữ làm được những điều ông bỏ dở. Ngữ mạnh khỏe và thông minh, ham học hỏi ham đọc sách. Sự chân thành cộng thêm với đam mê đối với những gì thuộc về thế giới lý tưởng và khả năng nhạy bén thấy được cái cốt yếu trước mớ bòng bong sự kiện, không phải đứa trẻ nào cũng có. Ở vào tuổi dậy thì, Ngữ trở nên khó tính, hay cãi bướng, hay thích sống cô độc. Ông Văn làm nghề giáo còn lạ gì với các trái chứng của lứa tuổi phát triển. Bà Văn lo âu, ông giở hết sách vở ra chứng minh cho bà hiểu đó chỉ là báo động giả. Rồi thời kỳ xác lập bản ngã của đứa con trai mới lớn qua đi, ông sẽ thấy một đứa con trai đúng y như mơ ước của mình.
Nhưng qua cái tuổi dậy thì mà các trái chứng của Ngữ vẫn còn đó. Tính ưa thắc mắc trở thành hoài nghi, những cơn buồn ngủ tăng trưởng thành thói quen cô độc. Sự vụng về trong cách cư xử thành sự thách đố. Ông chờ. Chờ mãi cho đến lúc Ngữ chê hết sách vở bỏ nhà đi tự lập. Ông thất vọng não nề. Chưa hao giờ ông thấy mình bị phản hội độc địa đến như vậy. Ông cay đắng, đổ thừa cho bà hay nuông chiều con cái. Bà đổ thừa tại ông cộc cằn độc ác với con. Hai vợ chồng kình cãi nhau hoài. Bà khóc, ông đùng đùng xách cặp ra đi. Bà thắp đèn đợi cửa. Ông cảm động quá, làm hòa. Rồi hôm sau, mọi sự lại tiếp diễn.
Nam chỉ thua Ngữ có hai tuổi nên chẳng bao lâu nàng trở thành niềm hy vọng mới của cha. Rút kinh nghiệm lần trước, ông Văn chăm sóc cách ăn mặc, cách đọc sách, kể cả quan hệ giao thiệp của con gái kỹ hơn. Ở phòng học của Nam, ông dán la liệt hết câu danh ngôn này đến câu danh ngôn khác. Nam nhu mì ngoan ngoãn hơn anh, nên nhất nhất mọi thứ đều răm rắp làm theo lời cha. Nàng cũng mẫn cảm như Ngữ, thích sống cô độc như Ngữ. Nhưng Nam yếu đuối thụ động, lười cả đến việc kết bạn. Nhiều hôm chính ông Văn đề nghị dẫn Nam đi xi-nê hoặc dự các cuộc hội họp, xem triển lãm tranh, dự đại nhạc hội. Nam vâng theo lời cha, nhưng qua cách nàng ngáp dài giữa những xuất chiếu bóng hoặc bơ vơ lạc lõng giữa đám đông, ông thấy Nam không thích chỗ đông người. Thay thế cho thế giới sống động của cuộc đời thực, Nam mải miết đọc sách. Nàng mụ người vì đọc, ốm o vì đọc.
Lối chọn sách của Nam cũng không bình thường. Nam không mê những chuyện diễm tình ướt át trong đó chàng nàng gặp hết éo le này đến trắc trở nọ, nước mắt thấm ướt mấy trăm trang giấy để rồi cuối cũng chàng nàng may mắn thoát nạn, dẫn nhau đi trên xác pháo cưới mầu hồng. Nam chê loại sách đó rẻ tiền. Năng ưa những hệ lụy phức tạp, đại loại như cuốn Khung Cửa Hẹp củaAndré Gide hoặc Ðỉnh Gió Hú của Emily Brontë. Trên bàn học của Nam, nàng tìm đâu ra được bức hình Jeanne Moreau đóng vai Alissa trong phim Khung Cửa Hẹp thời xưa đem lồng dưới tấm ni lông trên bàn học để hàng ngày gặm nhấm nỗi đau đớn tuyệt vọng của người con gái bất hạnh. Có thể nói Nam tìm thấy hạnh phúc ở niềm đau khổ dằn vặt phức tạp vay mượn trong văn chương, và thích làm người tuẫn đạo cho cái gì đó Nam chưa tìm được.
Khi Tường tốt nghiệp Ðại học Sư phạm trở về dạy tại ngay trường cũ, chàng thường đến nói chuyện với ông Văn. Hai thầy trò đàm đạo với nhau rất tâm đâu ý hợp. Nam lảng vảng quanh chỗ họ ngồi, khi chờ sai pha cà phê, khi chờ mua bao thuốc lá. Tường là người thanh niên đầu tiền Nam được tiếp xúc gần gũi. Khuôn mặt xương xương, mái tóc dãi bất cần, đôi mắt đăm chiêu thường hay cau có, vẻ bất mãn thường trực đối với mọi sự, những câu chuyện rắc rối trời trang, tất cả những thứ đó đối với Nam thật quen thuộc. Nàng tưởng như gặp một người đã quen biết từ kiếp trước. Nàng suy nghĩ mãi, về sau mới thấy Tường là cái bóng nhòe của Jérôme trong Khung Cửa Hẹp và Heathcliff trong Đỉnh Gió Hú cộng lại. Khám phá đó khiến Nam thích thú, và nàng bắt đầu mơ ước.
Nam không được mẹ vỡ lòng cho cách làm dáng, hoặc giữ nửa kín nửa hở tình cảm đối với phái nam, nến ông Văn dễ dàng đoán được tâm trạng con gái. Ông vừa mừng vừa lo. Nếu ước vọng của ông thành sư thật? Phải, nếu… Nhưng tại sao lại không thành? Không có ngăn trở nào đáng kể. Nam không đẹp lắm, nhưng Tường đâu phải là kẻ háo sắc? Tường đam mê và sống lim lỉm vào bên trong. Nam tế nhị mơ mộng có thua ai. Huống chi không phải vô cớ mà Tường tìm mọi dịp để đến thăm thầy cũ. Ôn lại tất cả những gì xảy ra, ông Văn thấy dự đoán của mình càng có căn cứ. Ông chưa dám thổ lộ niềm mơ ước ấy với ai, ngay cả với vợ hoặc với Nam. Nhưng lâu lâu, sau khi tiếp chuyện với Tường, ông thường thao thúc cả đêm vì lòng rộn rã, nhìn đỉnh mùng cười một mình.
Tối hôm đó, ông cũng thao thức nhưng không cười được. Câu chuyện với Tường khiến ông ray rứt không yên. Ông hối hận đã làm cho cậu học trò cũ chùn bước. Lúc chia tay ra về. Tường thất vọng trông thấy. “Phải làm cái gì chứ”. Dĩ nhiên. Nhưng làm gì? Ông chưa biết “phải làm gì” và cũng chưa sẵn sàng chấp nhận “cách làm gì” của Tường là hợp lý. Mười giờ đêm. Rồi mười một giờ. Ông Văn vẫn chưa đi ngủ. Bà Văn từ buồng ngòai lâu lâu thức giấc nhắc nhở:
- Mình đi ngủ đi. Mai dạy những tám giờ.
Ông nói dối, bảo còn phải chấm xấp luận để mai trả. Bà Văn chờ không được, lịm ngủ lúc nào không hay. Mười hai giờ khuya. Một bàn tay ngón nhỏ se sẽ đặt lên bàn ông tách cà phê bốc khói. Ngọn đèn bóng tròn có chụp chiếu mầu vàng đậm lên bàn tay dễ thương móng cắt ngắn không tô son. Ông cảm động quá, nắm lấy hàn tay non dại yếu ớt. Bàn tay lạnh cóng vì gió khuya. Ông nghe tiếng thì thào:
- Ba. Ba chưa ngủ sao?
Nam đứng sau lưng ông và đang mỉm cười, như bẽn lẽn. Ông run run hỏi:
- Con chưa đi ngủ à?
- Con chờ ba.
- Chờ làm gì. Ba bận chấm bài.
Nam liếc nhìn lên bàn viết, cười lém lỉnh và biết cha nói dối. Ông Văn cũng cười, rồi bảo:
- Tự nhiên ba không ngủ được.
Đột nhiên Nam hỏi:
- Hồi chiều anh Tường nói gì với ha thế?
Ông Văn ngửng lên nhìn con. Nam nghiêng người đẩy tách cà phê vào giữa bàn để tránh cái nhìn dò hỏi của cha. Ông Văn đau nhói cả lòng. Ông biết Nam đang chờ đợi điều gì. Ngập ngừng một lúc, ông nói:
- Anh ấy mời ba viết báo, nhưng ba thấy khó quá.
Nam rạng rỡ nét mặt, vội hỏi:
- Anh ấy cũng có nói với con. Sao ba từ chối?
- Ba không từ chối. Ba chỉ thấy khó.
- Khó thế nào hở ba?
- Dài dòng lắm. Bạn bè anh ấy ở nhóm Lập Trường còn tự tin, còn nghĩ có thể làm được cái gì độc đáo sáng rỡ. Ba thì thú thực không biết phải làm cái gì đây.
- Ba không tin các anh ấy ư? Không tin Huế đã thức dậy?
- Chính ba còn ngái ngủ thì còn hòng đánh thức ai.
Nam nũng nịu trách:
- Tự nhiên ba chán đời.
Rồi nàng hấp tấp hỏi tiếp:
- Anh Tường còn nói gì với ba nữa không?
Ông Văn lại ngước lên nhìn con. Nam bối rối phân bua:
- Ý con muốn hỏi ba, anh ấy có nhờ ba viết thêm mục nào không?
Ông Văn giá vờ không thấy gì cả, chậm rãi nói:
- Câu chuyện khúc mắc ngay từ đầu, ở chỗ “nên làm gì” cho nên tạm dừng ở đó. Ba còn hẹn xem số báo đầu rồi hãy tính.
Nam khoe:
- Anh ấy còn “mời” con viết nữa đấy. Anh Ngữ thì dĩ nhiên phụ trách phần văn nghệ. Con kể chuyện xảy ra trong giờ triết, anh ấy bảo nên ghi vào phần tạp ghi.
Ông Văn không muốn con thất vọng, liền nói:
- Con cứ thử xem.
- Nhưng con ngại.
- Ngại cái gì?
- Ngại khơi lại sự mâu thuẫn giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Con có nhiều bạn bè ở cả hai phía, không thích ai buồn lòng cả.
- Nhưng chuyện gì xảy ra thế?
Nam kể chuyện đã xảy ra trong giờ triết. Nghe xong, ông Văn càng xác tín mối hoài nghi của mình. “Phải làm một cái gì”. Vâng, nếu từng thế hệ đủ năng lực và tự tin thì cứ làm, với điều kiện không dẫm lên xác chết một lớp đông đảo khác. Hồi chiều, ông đã muốn nói với Tường:
- Thế hệ tôi đã có nhiều người tìm ra rồi. Tôi thì chưa. Không phải vì tôi không biết họ đã tìm ra, nhưng chỉ vì tôi đã chứng kiến, đã xót xa khi thấy muốn làm điều định làm, họ sẵn sàng dày lên rất nhiều xác chết.
Ông không nói, vì theo ông, có nói Tường cũng không tin. Mỗi thế hệ phải “trực tiếp qua cầu” để đích thân rút lấy bài học lịch sử. Ông đã già, không thuộc trang lứa của các anh em đồng chí hướng của Tường. Ông nói sớm quá chỉ chuốc lấy cái tiếng lẩm cẩm nhát gan.
° ° °
Ông Văn thất vọng đến ngơ ngẩn vì hai đứa con út. Quế thua Nam một tuổi, có tính tình khác hẳn. Nam nhạy cảm bao nhiêu thì Quế thực tiễn bấy nhiêu. Ngay từ nhỏ, tính Quế đã vô tư không thích những điều rắc rối. Học lực ở vào hạng trung bình, không trì độn đến nỗi phải đội sổ làm xấu mặt ông Văn, nhưng cũng không thông minh để lên đứng từ vị thứ mười trở lên. Bù lại, Quế rất siêng việc nhà. Cái thú của Quế là được xách giỏ theo bà Văn đi chợ, la cà hết hàng này đến hàng khác, mải mê ngắm nghía hoa quả, tôm cá, say sưa tận hưởng cái náo nhiệt của chợ búa.
Lên mười tuổi, Quế đã thạo chuyện mua bán. Bà Văn sinh thằng Lãng xong bệnh hoạn hoài nên chuyện nội trợ không ai lo. Quế thay mẹ làm hết mọi việc, xông xáo hứng thú mà làm chứ không phải vì ép buộc. Lúc Quế học lên đệ tứ thì tình trạng tài chánh của gia đình bắt đầu khó khăn. Bà Văn xưa nay không giỏi chuyện mua bán xoay xở nên mỗi lần nhận số lương ba cọc ba đông do chồng mang về, chỉ biết thở dài cộng trừ mãi. Thở dài rồi thở dài. Nợ nần chồng chất mỗi tháng một ít, giật gấu vá vai cũng không đủ. Chính ông Văn gợi ý nên mở hiệu bán sách báo ở gian trước. Vừa làm thầy giáo vừa bán sách báo, cách phối trí như vậy thật hợp với truyền thống nhà nho.
Ông cũng chỉ có ý niệm đơn giản thế thôi, còn đi sâu vào chi tiết như nên chọn sách loại nào để khỏi ế, nên giải quyết thế nào để số sách đọng cong bìa mối đục khỏi chồng chất lớp này lên lớp khác, thì ông chịu. Tiêu chuẩn mua sách của ông na ná như khẩu hiệu của nhóm Tư lực Văn đoàn thời xưa: “Trước vui thích sau ích lợi”. Khổ nỗi sách bán ế thì vừa không vui thích vừa bất lợi, nên mở hiệu sách được một năm, gần Tết âm lịch tính sổ lại, vợ chồng sợ đổ mồ hôi. Bao nhiêu vốn liếng chôn cả vào đống sách ế.
Đúng lúc đó, Quế mới trổ tài. Cô bé xin ba má cho thôi học để đặc trách hiệu sách. Ông Văn không chịu. Rán thêm một vài tháng, không còn ai thèm đến hiệu nữa, trừ bọn con trai choai choai tóc dài đến đứng chờ ghẹo các cô Mai khôi. Mở hiệu sách cũng như mở hiệu thuốc tây, nếu tiếp tục thì còn hòng gỡ vốn ăn dần vào tiền lời giả tưởng. Còn nếu đóng cửa ngang xương thì bao nhiêu vốn coi như tiêu tan theo đống sách vở hoặc thuốc cũ quá thời. Cho nên dù không muốn, cuối cùng hai vợ chồng đành hy sinh một đứa con, cho Quế ở nhà lo việc mua bán. Quế chỉ chờ có thế thôi.
Trong một tháng, cô bé làm thay đổi hẳn cục diện. Quế theo sát thị hiếu của khách mua, kể cả những cậu choai choai đứng chờ nữ sinh Mai Khôi. Trước tiên, Quế đặt mua thêm báo Thiếu nhi và Phụ nữ, Điện ánh có nhiều mầu. Nhật báo thì lựa những tờ ông Văn ghét nhất. Cô mua thêm một tờ cha thích nhất, và khi cha xem xong, Quế kèm theo báo ế trả ngay cho nhà phát hành. Kế hoạch của Quế không nhắm vào việc bán báo. Cô bé xin me ít tiền sắm cái tủ kính bán thuốc lá lẻ, loại vừa thông dụng vừa rẻ tiền hồi đó như Ruby Quân tiếp vụ, Bastos xanh, một ít Capstan. Thuốc Mỹ thì có Kent, Kool, Pall Mall. Khách hàng thường trực dĩ nhiên là các cậu choai choai. Ðứng chờ lâu trước cửa hiệu người ta cũng kỳ, các cậu lấy cớ tìm lựa mua báo để nấn ná. Nấn ná mãi cũng kỳ, phải mua cái gì đó. Bà Văn thiếu thực tế khi chỉ chú ý đến các thứ “phù phiếm” như cục tẩy, viên phấn, bì thư, cây thước. Quế nghĩ ngay đến thuốc lá lẻ.
Quả nhiên, số thu nhập tăng vọt. Rồi từ thành công này đến thành công khác, Quế bắt đầu mở tủ sách cho thuê. Ông Văn đòi kiểm duyệt số sách đem ra phổ biến. Quế chiều ý cha, và kiên nhẩn chờ đợi. Tiền vốn bỏ ra nhiều để mua toàn là Chiến quốc sách, Cổ học tinh hoa, Sứ ký Tư Mã Thiền, Cách luyện chí, Cái dũng của thánh nhân, Những cuộc đời ngoại hạng… số thu không bằng một nửa số bán thuốc lá lẻ. Ông Văn bát đầu mất tự tin. Ông chua chát cho rằng đạo đức đã suy vi, chê thế hệ trẻ hời hợt. Cách chê của ông mỗi ngày một chung chung, mù mờ, để rồi cuối cùng ông làm ngơ. Ông chỉ căn dặn con cái không được đọc sách nhảm. Điều ông lo chỉ là thừa, vì Ngữ và Nam không bao giờ đọc đến các sách cho thuê, còn Quế với Lãng thì không bao giờ sờ đến sách. Có hại cho lũ con trai choai choai tóc dài chăng? Biết đâu chính mấy ngón tay vàng rôm vì thuốc lá của chúng làm hại sách chứ không phải sách làm hại chúng. Với mâm cơm khá tươm tất có đủ canh rau, cá kho và một dĩa xào, lương tâm chức nghiệp của ông Văn cũng đủ sức thoải mái.
Những năm gần đây, ông thất vọng nhất về Lãng, đứa con trai út. Nó có dư cái ương ngạnh của Ngữ, nhưng lại thiếu hẳn sự sâu sắc nhạy cảm. Thích chưng diện, thích đánh lộn, thích lông bông, và cái Lãng không thích nhất là học hành. Ông Văn đổ thừa cửa hàng sách, tuy chính ông gợi ý mở cửa hiệu để bù đắp ngân quỹ gia đĩnh. Bà Văn lại đổ thừa ông lười dạy con, suốt ngày cặm cụi với đống giấy cũ. Cãi qua cãi lại, cuối cũng họ đổ thừa cho thời thế, cho xã hội bên ngoài.
Họ bất lực không biết phải làm gì với đứa con hoang. Mỗi lần ông Văn giận quá, lấy roi quất lên cái quần jeans dày cui và bẩn thỉu của nó, Lãng im lặng chịu trận, không chạy trốn hoặc van xin gì cả. Bà Văn nóng ruột đến giật roi khỏi tay chồng, bà ôm con khóc với nó. Van xin năn nỉ nó đổi tính. Nét mặt Lãng không hề thay đổi.
Một tuần sau cái đêm ăn sinh nhật Quỳnh Như với ban nhạc Royal Youth Club, Lãng bỏ học không về nhà. Cha mẹ, anh chị tỏa ra đi kiếm khắp nơi, không thấy tăm hơi. Ông Văn nghĩ đến trường hợp Ngữ, cho đó là cái huông không tránh khỏi của gia đình. Đành phải chờ đời dạy nó vậy. Trường học không dạy được Lãng, biết đâu phải nhờ đến trại lính. Ông đoán đúng. Hai ngày sau cái hôm Tường đến thăm, ông Văn biết tin Lãng đã giả mạo chữ ký cha mẹ để xin đăng lính trước tuổi. Nó thành lính Dù khi vừa đúng tuổi mười bảy.
Những Đợt Sóng Ngầm Những Đợt Sóng Ngầm - Nguyễn Mộng Giác