With compassion you can die for other people, like the mother who can die for her child. You have the courage to say it because you are not afraid of losing anything, because you know that understanding and love is the foundation of happiness. But if you have fear of losing your status, your position, you will not have the courage to do it.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Lê Quang
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1778 / 50
Cập nhật: 2017-05-20 08:49:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Giới Thiệu
iết lời giới thiệu cho mấy chuyện bốc phét vô thưởng vô phạt, liệu có sợ bị chê là mang đại bác bắn chim sẻ, khi phải cầu viện đến một tượng đài triết học như Nietzsche với lời than thở có cánh “Ai không biết nói dối thì không biết sự thật là gì”?
Nhưng đã dẫn chiếu vĩ nhân thì phải chăng cũng nên trích lục cả tác phẩm được truyền bá nhiều nhất từ khi con người biết chữ, Kinh Thánh, nơi quỷ sứ được gọi là tội đồ gây ra thảm họa lớn nhất cho loài người, bởi hắn đã kể chuyện bịa với Eva để rốt cuộc sau khi nếm trái cấm thì Eva cùng Adam bị đuổi khỏi thiên đàng? Không khó nhận ra rằng hành vi nói dối, nếu không là đức tính bẩm sinh, thì cũng sớm muộn chiếm một vị trí mặc định trong bộ quy tắc hành xử của xã hội loài người.
Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay nằm trong truyền thống kể chuyện bịa có gốc rễ từ nền văn học kinh điển cổ đại, hình như trong kho tàng văn học của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa đều không thể thiếu một vài nhân vật sống bằng tài ba hoa khoác lác của mình.
Những chuyện phiêu lưu kỳ thú được cho là của Nam tước Munchausen có tới hàng trăm hàng ngàn, vì hình thức truyền miệng trong dân gian vốn là công cụ hữu hiệu nhất để chắt lọc, duy trì và thêu dệt thêm vào bức tranh văn chương vốn đã vô cùng phong phú. Tuy nhiên hãy quay lại với người hùng của chúng ta Hieronymus Carl Friedrich Freiherr von Münchhausen[1] (1720 –1797), là một nhân vật bằng xương bằng thịt, hậu duệ của dòng dõi quý tộc Munchausen ở Đức. Theo truyền thống giáo dục của gia đình, ông nhập ngũ và tham gia cuộc chiến Nga-Áo-Thổ, nhờ đó đặt chân lên nhiều vùng đất lạ ở Nga, Litva, Latvia, Phần Lan... và thậm chí trước khi hồi hương còn tìm được ở xứ lạ nửa kia cho 46 năm trời hạnh phúc tiếp theo. Thực ra chuyện đời của Nam tước Munchausen, hay ít nhất những gì được coi là kỳ thú trong cuộc đời chắc chắn có nhiều kỳ tích của ông, chấm dứt ở đây. Vì điền chủ Munchausen bây giờ chỉ còn chú tâm vui thú ruộng vườn. Nhưng tối đến, ông có đủ thì giờ tụ tập bạn bè để ôn lại những tháng năm tung hoành, và đó là địa chỉ của giới yêu chữ nghĩa ngày ấy. Trong số thượng khách của ông có nhiều tên tuổi lẫy lừng của tầng lớp tinh hoa Đức như triết gia Georg Christoph Lichtenberg, giám đốc bảo tàng Rudolf Erich Raspe, thi sĩ Gottfried August Bürger... mà ở đây ta nên ghi nhớ hai cái tên cuối.
[1] Nguyên gốc tiếng Đức: Từng được phiên âm sang tiếng Việt là Muyn-khao-den. Sau đây chúng tôi sẽ sử dụng tên quen thuộc hơn bằng tiếng Anh: Munchausen mà không theo lối phiên âm cũ Muyn-khao-den đã phần nào xa lạ với độc giả hiện nay.
Xuất xứ kỳ thú của nhân vật văn học Munchausen
Năm 1761 Bá tước Rochus Friedrich Graf zu Lynar, bạn của Munchausen, viết một cuốn sách nhỏ mang tên “ Der Sonderling (Dị nhân)” gồm ba giai thoại ngắn để dạy bảo người hầu. Tuy kín đáo không nhắc tên, song tác giả để người trong cuộc dễ nhận ra hình ảnh Munchausen.
1781 một kẻ ẩn danh tung ra 16 mẩu giai thoại trong cuốn “Vademecum für lustige Leute (Cẩm nang cho người vui tính)”, chép lại từ lời kể của một người đàn ông bí ẩn mang tên “M-h-s-n”. Vốn không ưa bị đàm tiếu, Munchausen rất giận nhưng không có cách nào tự vệ. Trong lần tái bản năm 1782, “Vademecum” còn được bổ sung thêm hai giai thoại mới.
Một người bạn khác của Nam tước, Rudolf Erich Raspe về cuối đời lâm vào cảnh nợ nần, đã đẩy ông đến bước phải biển thủ một số đồ cổ trong bộ sưu tập của một nhà quý tộc ở Kassei (Đức) để trả nợ. Bị lộ, Raspe phiêu bạt sang tận Anh quốc và kiếm sống bằng nghề viết lách. 1785 ông lấy nội dung hai tập “Vademecum” rồi mạo danh Munchausen xuất bản “Baron Munchhausen’s Narrative of His Marvellous Travels and Campaigns in Russia (Những cuộc du hành và thám hiểm kỳ thú của Nam tước Munchausen ở Nga)”. Tác phẩm thành công vượt dự định và được tái bản nhiều lần, lần lượt bổ sung các chuyến đi biển. Tập 2 ra đời năm 1792, được thêm vào các phóng sự chiến trường.
Sách của Raspe được thi sĩ Gottfried August Bürger một thực khách khác của Munchausen, phỏng dịch sang tiếng Đức năm 1786 và thêm một số sự kiện hư cấu của dịch giả, đồng thời được coi là ấn phẩm được phổ biến rộng rãi nhất về Munchausen và làm cơ sở cho bản dịch sang tiếng Việt này.
Munchausen ngoài đời
Sự nổi tiếng ngoài dự tính khiến Munchausen sinh thời vô cùng phiền muộn, vì từ đó trở đi ông không thể rũ bỏ cái tên “Nam tước nói phét”. Âu cũng là cái giá phải trả cho những người của công chúng, nói theo ngôn ngữ của hôm nay.
1790 Munchausen góa vợ ở tuổi 70. Không chịu nổi cảnh cô đơn, bốn năm sau ông cưới một cô gái 18 tuổi là Bernhardine von Brünn, tuy nhiên không tìm thấy hạnh phúc. Cuộc chiến tư pháp để ly hôn kéo dài 3 năm và ngốn sạch của cải của Người Kể Chuyện Vĩ Đại bất đắc dĩ. Ngày 22 tháng Hai năm 1797 Munchausen qua đời trong cay đắng và cô độc. Ông yên nghỉ trong hầm mộ gia đình Munchausen tại tu viện Kemnade gần thành phố quê hương Bodenwerder.
Di sản của Munchausen
Bodenwerder tưởng nhớ cư dân nổi tiếng của mình bằng Bảo tàng Munchausen và một giếng phun gợi nhớ đến giai thoại con ngựa bị tách làm đôi của ông. Từ 1997 thành phố Bodenwerder còn trao “Giải Munchausen” cho nghệ thuật hùng biện. Nhân vật Munchausen cũng là cảm hứng cho vô số sách truyện, tiểu thuyết[2], kịch nói, nhạc kịch, phim...
[2] Thiết nghĩ những chuyện cưỡi chim, cụt đầu, chẻ đôi người... khó biện hộ không tham chiếu ít nhiều tới các kỳ công Munchausen lắm.
Ở Dunte (Latvia) du khách thường đến thăm quán rượu, được coi là nơi Munchausen lần đầu tiên ngồi kể những cuộc phiêu lưu của mình. Thành phố kết nghĩa với Bodenwerder là Kaliningard có tượng Nam tước Munchausen cưỡi đạn thần công ở Công viên Trung tâm do Câu lạc bộ các cháu của Munchausen đưa ra sáng kiến.
Vị Nam tước bất hủ này còn là cảm hứng cho nhiều khái niệm đã đi vào học thuật hay cuộc sống thường ngày. Trong tiếng Đức có chữ Münchhausiade để gọi thể loại chuyện bịa. Giai thoại Munchausen tự nắm tóc kéo mình ra khỏi vũng lầy đã được đúc kết thành khái niệm “Phương pháp Munchausen”, ám chỉ sự vượt khó mà không cần trợ giúp từ bên ngoài. Vận động viên leo núi cũng áp dụng một kỹ xảo mang tên như thế để dùng dây tự thoát khỏi kẽ nứt trên băng. Lại còn có khái niệm “số Munchausen” nữa chứ: đó là 4 số tự nhiên duy nhất mà tổng các chữ số cấu thành – sau khi nâng lên lũy thừa bậc chính nó của từng chữ số – lại cho kết quả là chính số ấy. Cụ thể, đó là các số sau đây:
0, vì 00 = 0
1, vì 11 = 1
3435, vì 33 + 44 + 33 + 55 = 27 + 256 + 27 + 3125 = 3435
438579088, vì 44 + 33 + 88 + 55 + 77 + 99 + 00 + 88 + 88 = 256 + 27 + 16777216 + 3125 + 823543 + 387420489 + 0 + 16777216 + 16777216 = 438579088
Tại sao gọi là “số Munchausen”? Có lẽ vì những số ấy “tự đưa mình lên bậc lũy thừa” như Munchausen tự nắm tóc mình kéo lên khỏi vũng lầy vậy!
Kể thêm một chi tiết mà, nếu còn sống, ắt sẽ không làm Nam tước Munchausen hài lòng: các bác sĩ tâm thần đôi khi bắt gặp Hội chứng Munchausen ở hai dạng Munchausen Syndrome và Munchausen by Proxy Syndrome, bệnh nhân của họ tưởng tượng ra mình hoặc người khác có bệnh và đòi được điều trị!
Quả là một di sản lẫy lừng không chỉ trong sử sách. Trên đời, có mấy ai khoác lác mà lại trứ danh được như vậy!
Lê Quang
Những Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Thú Của Nam Tước Munchausen Những Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Thú Của Nam Tước Munchausen - Gottfried August Bürger Những Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Thú Của Nam Tước Munchausen