I speak in hugs & kisses because true love never misses I will lead or follow to be with you tomorrow.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Muriel Barbery
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 68
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 50
Cập nhật: 2016-07-01 09:49:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: La Basse Portouce
ó là Kakuro Ozu
- Xin chào, xin chào, - ông ấy vừa nói vừa bước nhanh vào phòng - Ồ, chào cô Lopez, - ông ấy nói thêm khi nhìn thấy Manuela.
- Chào ông Ozu, - Manuela nói gần như hét lên.
Manuela là người rất nhiệt tình
- Chúng tôi đang uống trà, ông uống cùng chúng tôi nhé? - tôi nói.
- Ồ, tôi sẵn sàng, - ông Kakuro vừa nói vừa kéo một chiếc ghế. Rồi ông ấy nhìn thấy Léon. Chà, đẹp quá! Lần trước tôi chưa kịp nhìn kỹ nó. Trông như là sumo ấy!
- Ông ăn một chiếc bánh đi, nó có vị thừa thãi, - Manuela nói và rối rít đẩy giỏ bánh về phía ông Kakuro.
Dường như thừa thãi là một dạng xấu của quả cam 2.
- Cảm ơn, - ông Kakuro nói và cầm lấy một cái bánh
- Tuyệt! - ông ấy thốt lên khi vừa mới nuốt xong miếng bánh.
Manuela vặn mình trên ghế, tỏ vẻ sung sướng.
- Tôi đến để hỏi ý kiến bà, - ông Kakuro nói sau khi đã ăn bốn cái bánh. - tôi đang tranh luận với một người bạn về vấn đề ưu thế tuyệt đối ở Châu Âu về mặt văn hóa, - ông ấy nói tiếp và tươi cười nháy mắt với tôi.
Manuela, người lẽ ra phải bao dung hơn với thằng bé Pallières, há to miệng vì ngạc nhiên.
- Bạn tôi nghiêng về nước Anh, còn tôi, dĩ nhiên là nghiêng về nước Pháp. Vì thế tôi nói rằng tôi biết một người có thể phân xử được. Bà có muốn làm trọng tài không?
- Nhưng tôi vừa là quan tòa, vừa là bên kiện, - tôi ngồi xuống và nói - tôi không thể phán xét được.
- Không, không, không - ông Kakuro nói, - bà không phải phán xét. Bà chỉ phải trả lời câu hỏi của tôi: Đâu là hai phát minh quan trọng nhất của nền văn hóa Pháp và nền văn hóa Anh? Cô Lopes, chiều nay tôi gặp may rồi, nếu được, cô cũng cho tôi biết ý kiến của cô nhé, - ông ấy nói thêm.
- Người Anh... - Manuela hăm hở nói rồi dừng lại. - Thôi chị Renée, chị nói trước đi, - cô ấy đề nghị, bỗng dưng thận trọng hơn chắc là vì nhớ ra mình là người Bồ Đào Nha.
Tôi ngẫm nghĩ một lát.
- Với nước Pháp: ngôn ngữ của thế kỷ 18 và món pho mát lỏng.
- Thế còn với nước Anh? - ông Kakuro hỏi.
- Với nước Anh thì dễ thôi, - tôi nói.
- Bánh puddinngueuh 3 - Manuela gợi ý, phát âm đúng như vậy.
Ông Kakuro cười ha hả.
- Còn một thứ nữa, - ông ấy nói.
- Thế thì thêm rubeti 4 - Manuela nói, - cũng của nước Anh.
- Ha ha, - ông Kakuro cười - Tôi đồng ý với cô! Còn bà Renée, ý kiến của bà thế nào?
- Đạo luật Habeas Corpus 5 và thảm cỏ, - tôi cười nói.
Câu nói làm tất cả cùng cười, kể cả Manuela, mặc dù cô ấy nghe nhầm "habeas corpus" thành "La basse portouce", một từ chẳng có nghĩa gì cả nhưng cũng làm cô ấy buồn cười.
Đúng lúc đó, có tiếng gõ cửa.
Thật là điên rồ vì hôm qua căn phòng này chẳng làm ai quan tâm, nhưng hôm nay, nó dường như là trung tâm chú ý của toàn thế giới.
- Mời vào, - tôi nói mà không suy nghĩ gì vì còn đang mải câu chuyện.
Solange Josse thò đầu qua cửa.
Cả ba chúng tôi nhìn bà ta với ánh mắt dò hỏi cứ như chúng tôi đang dùng chung bữa tiệc thì bị một người hầu bàn mất lịch sự quấy rầy.
Bà ta mở miệng, nhưng lại thay đổi ý kiến.
Paloma thò đầu vào ở ngay chỗ ổ khóa.
Tôi trấn tĩnh lại và đứng dậy.
- Bà cho tôi gửi Paloma một lúc được không? - Bà Josse nói chữa lại, nhưng tính tò mò bùng lên.
- Chào ông, - bà ta nói với ông Kakuro, ông ấy đứng dậy và bắt tay bà ta.
- Chào bà, - ông ấy nói lịch sự - Chào cháu, Paloma. Chú rất vui được gặp cháu. Thế này, bà bạn ạ, cháu bé đang ở đây cùng những người tốt bụng, bà cứ để cháu lại với chúng tôi.
Ông Kakuro đã đuổi khéo được bà ta chỉ bằng một câu nói như thế đấy.
- À.... được... vâng... cảm ơn, - Solange Josse nói và chậm chạp quay gót, đầu óc vẫn còn hơi đờ đẫn.
Tôi đóng cửa sau lưng bà ta
- Cháu có muốn uống một chén trà không? - tôi hỏi.
- Có ạ, - Paloma đáp.
Một cô công chúa thực sự giữa những cán bộ đảng.
Tôi rót cho nó nửa chén trà hương nhài, còn Manuela đưa nó mấy cái bánh bàng còn lại.
- Theo cháu thì người Anh đã phát minh ra cái gì? - ông Kakuro hỏi, vẫn tập trung vào cuộc tranh luận về văn hóa của mình.
Paloma chăm chú suy nghĩ.
- Cái mũ như là biểu tượng của tính cố chấp trong tâm lý, - con bé đáp.
- Tuyệt vời, - ông Kakuro nói.
Tôi thấy hình như mình đã đánh giá quá thấp Paloma và cần phải sâu sắc hơn nữa trong việc này, nhưng vì số phận bao giờ cũng giáng xuống ba lần và vì tất cả những kẻ mưu phản đến một ngày nào đó đều bị lộ mặt, nên lại có tiếng bước chân lên tấm thảm trước cửa phòng tôi, cắt ngang suy nghĩ của tôi.
Paul N'Guyen là người đầu tiên không tỏ vẻ bất ngờ.
- Chào bà Michel, - cậu nói với tôi, rồi: Chào tất cả mọi người.
- A, Paul, - ông Kakuro nói - chúng tôi đã quyết định loại nước Anh.
Paul cười nhã nhặn.
- Hay lắm, - cậu nói - con gái ông vừa gọi điện. Cô ấy sẽ gọi lại sau năm phút.
Rồi đưa cho ông Kakuro chiếc điện thoại di động.
- Được, - ông Kakuro nói - Xin phép mọi người, tôi có việc một chút.
Ông ấy cúi người trước mặt chúng tôi.
- Chào ông, - tất cả chúng tôi cùng đồng thanh như một dàn đồng ca trinh nữ.
- Thôi, - Manuela nói - cũng được một việc tốt.
- Việc gì? - tôi hỏi.
- Một người đã ăn hết sạch bánh bàng.
Chúng tôi cùng cười.
Manuela nhìn tôi vẻ tư lự, rồi cười.
- Không thể tin được, đúng không? - cô ấy nói.
Vâng, không thể tin được.
Từ nay Renée có hai người bạn và không còn xa lánh mọi người như trước nữa.
Nhưng từ khi có hai người bạn, Renée cảm thấy xuất hiện trong mình một nỗi sợ hãi không rõ ràng.
Khi Manuela đi khỏi, Paloma cuộn tròn người không kiểu cách trên chiếc ghế bành của con mèo, đằng trước ti vi, nhìn tôi bằng đôi mắt to nghiêm nghị và hỏi:
- Cô có nghĩ là cuộc sống có ý nghĩa không?
Nhím Thanh Lịch Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery Nhím Thanh Lịch