Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Muriel Barbery
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 68
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 50
Cập nhật: 2016-07-01 09:49:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18: Riabinine
hi lo sợ, tôi thường thu mình ẩn náu. Không cần đi đâu xa, chỉ cần đến với ký ức văn học của bản thân mình là đủ. Còn có cách giải trí nào thanh cao hơn, bầu bạn nào hấp dẫn hơn, thú vui nào tuyệt vời hơn văn học?
Bỗng dưng tôi dừng chân trước một quầy bán ôliu và nghĩ đến Riabinine. Sao lại là Riabinine? Bởi vì ông Gégène mặc một chiếc áo khoắc đuôi tôm dài cũ kỹ, với hai vạt dài được đính khuy ở rất thấp phía sau, làm tôi nghĩ đến chiếc áo của Riabinine. Trong Anna Karénine, Riabinine, gã lái buôn mặc áo khoắc đuôi tôm dài, đến nhà Lévine, một nhà quý tộc nông thôn, để ký kết việc mua rừng với nhà quý tộc Matxcơva Stépane Oblonski. Gã lái buôn thề với trời đất rằng Oblonski có lãi trong vụ mua bán này, còn Lévine lại buộc tội hắn ta đã lấy mất của bạn mình khu rừng đáng giá gấp ba lần. Trước cảnh đó là đoạn đối thoại khi Lévine hỏi Oblonski xem đã đếm số cây trong rừng của mình chưa.
- Sao lại thế, đếm số cây ư? - nhà quý tộc thốt lên, - khác nào đếm cát ở biển!
- Cậu phải biết rằng Riabinine đã đếm hết rồi, - Lévine đập lại.
Tôi đặc biệt thích đoạn này, trước tiên vì nó diễn ra ở Pokrovskoie, một vùng nông thôn Nga. Ôi, nông thôn nước Nga... Nơi đó có nét duyên dáng đặc biệt của những vùng đất hoang dại nhưng lại gắn với con người bằng mối liên kết với trái đất nơi tất cả chúng ta được sinh ra... Đoạn hay nhất trong Anna Karénine diễn ra ở Pokrovskoie. Lévine rầu rĩ và u sầu cố quên Kitty. Khi đó là mùa xuân, anh ra đồng cắt cỏ với nông dân của mình. Lúc đầu, công việc đó quả là nặng nhọc đối với anh. Một lúc sau, anh reo lên vui mừng khi bác nông dân già trưởng nhóm cho phép nghỉ giải lao. Rồi công việc lại tiếp tục. Lévine một lần nữa kiệt sức, nhưng bác nông dân lại giơ liềm lên lần thứ hai. Giải lao. Rồi nông dân lại tiếp tục làm việc, bốn mươi người cắt các luống cỏ và tiến dần về phía sông, mặt trời đã lên cao. Trời mỗi lúc một nóng, hai cánh tay và vai của Lévine ướt đẫm mồ hôi, nhưng nhờ những lúc nghỉ và làm việc xen kẽ nên các động tác của anh lúc đầu còn vụng về và rã rời, sau dần dần trở nên thành thạo hơn. Bỗng nhiên, một làn nước mát rượi sung sướng tràn xuống lưng anh. Mưa mùa hạ. Dần dà, anh bỏ bớt các vận động xiềng xích của ý chí để bước vào trạng thái nhẹ nhõm, khiến động tác trở nên hoàn hảo như các hoạt động máy móc và có ý thức, không nghĩ ngợi, không tính toán, và chiếc liềm dường như tự điều khiển bản thân nó, còn Lévine thích thú với sự lãng quên này trong vận động, sự lãng quên khiến cho ham muốn làm trở nên hoàn toàn xa lạ với các nỗ lực của ý chí.
Như vậy, cuộc sống của chúng ta có nhiều lúc hạnh phúc. Trút bỏ gánh nặng của quyết định và mục tiêu, lướt trên mặt biển nội tâm của chính mình, chúng ta nhìn những vận động khác nhau của mình như hành động của một người khác và vẫn khâm phục sự tuyệt vời không chủ tâm của chúng. Còn lý do gì khác để tôi có thể viết ra đây cuốn nhật ký nực cười của một bà gác cổng đang già đi, nếu bản thân công việc viết lách không phải là nghệ thuật cắt cỏ? Khi các dòng chữ trở thành kết quả sáng tạo của chính chúng, khi tôi thấy không biết do sự kỳ diệu nào mà trên giấy hiện ra những câu chữ nằm ngoài ý muốn của tôi, chúng tự ghi lại trên giấy mặc dù tôi không chủ định, chúng cho tôi biết cái mà tôi không biết và cũng không nghĩ là muốn biết, tôi thích thú với ca đẻ không đau đó, với sự hiển nhiên không hề tính toán trước, và một cách không vất vả và cũng không tin chắc, thêm vào đó là niềm hạnh phúc vì những bất ngờ chân thật, tôi vui sướng đi theo ngòi bút dẫn dắt tôi và mang tôi đi.
Thế là hoàn toàn tự nhiên và bằng tố chất của chính bản thân, tôi bắt đầu quên mình và bước vào trạng thái xuất thần, tôi thưởng thức sự thư thái sung sướng của một ý thức chứng kiến.
Cuối cùng, khi bước lên xe ngựa, Riabinine kêu ca không giấu giếm với người chào hàng của mình về cung cách của những nhà quý tộc.
- Còn chuyện mua bán thế nào, thưa ông Mikhail Ignatitch? - anh chàng vui tính hỏi.
- Ổn rồi, ổn rồi!... - nhà buôn đáp.
Chúng ta kết luận thật vội vã từ bề ngoài, địa vị đến trí tuệ của con người... Riabinine, kẻ đếm cát biển, diễn viên khéo léo và tên xảo trá cao thủ, không hề bận tâm đến những định kiến của người khác về mình. Vốn là một kẻ thông mình và nghèo khổ, hắn không màng tới vinh quang; hắn chỉ lên đường vì những hứa hẹn về lợi nhuận và viễn cảnh đi cướp đoạt một cách lễ độ các lãnh chúa của cái hệ thống trì trệ khinh bỉ hắn nhưng không biết ngăn hắn lại. Như vậy, tôi, người gác cổng nghèo khổ không bao giờ có cuộc sống xa hoa - nhưng là một dị thường đối với một hệ thống coi đó là nực cười, hệ thống mà tôi vẫn thường chế giễu mỗi ngày trong thâm tâm của tôi, nơi không ai có thể xâm nhập được.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 8
Nếu bạn quên tương lai
Bạn đánh mất
Hiện tại
Hôm nay, cả nhà tôi đến Chatou thăm bà nội tôi. Từ hai tuần nay, bà sống trong nhà dưỡng lão. Hôm bà chuyển tới đó, một mình bố tôi đưa bà đi, còn hôm nay, cả nhà tôi cùng tới thăm bà. Bà nội tôi không thể sống một mình trong ngôi nhà rộng lớn ở Chatou được nữa: bà gần như bị mù, mắc bệnh khớp và hầu như không thể bước đi hay cầm cái gì trong tay, do đó bà sợ phải sống một mình. Các con của bà (bố tôi, chú François và cô Laure) đã cố thương lượng việc này với một cô y tá tư, nhưng cô ấy cũng không thể ở cùng bà 24/24 giờ, mà các bà bạn của bà cũng đã sống ở nhà dưỡng lão, nên đây dường như là một giải pháp tốt.
Nhà dưỡng lão của bà tôi đáng để kể đấy. Tôi tự hỏi sẽ tốn bao nhiêu tiền mỗi tháng cho một nơi cao cấp dành cho những người sắp chết như vậy? Căn phòng của bà tôi rộng và sáng sủa, đồ đạc, rèm cửa đẹp đẽ, một phòng khách nhỏ kế bên, và một phòng tắm bên trong có chiếc bồn tắm bằng đá cẩm thạch. Mẹ tôi và chị Colombe trầm trồ trước chiếc bồn tắm đó, cứ làm như bà tôi có chút mảy may quan tâm đến việc chiếc bồn tắm được làm từ đá cẩm thạch, khi mà các ngón tay của bà đã hóa thành bê tông... Hơn nữa, đá cẩm thạch có gì đẹp đâu. Bố tôi hầu như không nói gì. Tôi biết là bố cảm thấy có tội khi để mẹ đẻ mình sống trong nhà dưỡng lão. "Nhà mình không đưa bà về đấy chứ?" mẹ tôi nói khi cả hai người tưởng rằng tôi không nghe thấy (nhưng tôi nghe thấy tất cả, nhất là những điều không phải dành cho tôi). "không, Solange, chắc chắn là không..." bố trả lời với giọng muốn nói: "Tôi làm ra vẻ nghĩ ngược lại khi nói 'không, không' với vẻ mệt mỏi và cam chịu, như một người chồng tốt ngoan ngoãn nghe lời và làm như thế, tôi giữ được vai trò tốt đẹp của mình." Tôi quá biết cách nói như vậy của bố. Nó có nghĩa là: "Tôi biết là tôi hèn nhưng chẳng ai dám nói với tôi điều đó." Dĩ nhiên, nó không làm sai câu: "Anh đúng là đồ hèn," mẹ đã nói thế, tay ném mạnh chiếc khăn lau bát đĩa vào bồn rửa bát. Rất kỳ lạ là mỗi khi tức giận, mẹ tôi cần phải ném thứ gì đó. Có lần, mẹ đã ném cả Hiến Pháp. "Anh cũng chẳng muốn thế hơn tôi," mẹ nói tiếp trong khi nhặt lấy chiếc khăn lau bát đĩa và khua khua nó ngay trước mũi bố. "Dù sao thì cũng đã quyết định rồi," bố nói, đó là lời nói của kẻ hèn lũy thừa mười.
Về phần tôi, tôi rất vui vì bà nội không đến sống với chúng tôi. Tuy nhiên, trong căn hộ rộng bốn trăm mét vuông, việc đó cũng không thành vấn đề. Tôi thấy dù sao người già cũng hoàn toàn có quyền được tôn trọng chút ít. Sống trong nhà dưỡng lão chắc chắn là dấu chấm hết cho sự tôn trọng. Khi người ta tới đó, có nghĩa là: "Tôi đã kết thúc, tôi chẳng là gì nữa, tất cả mọi người, kể cả tôi, chỉ còn chờ đợi một thứ: cái chết, kết cục buồn của sự phiền muộn." Không, lý do tôi không muốn bà đến sống ở nhà tôi là tôi không yêu bà. Đó là một bà già đáng ghét, thời trẻ cũng là một người độc ác. Thế nhưng tôi thấy đây là một điều hết sức bất công: ví dụ như khi một người thợ lò sưởi tốt tính về già, đó là người vốn chỉ làm điều tốt, đã tạo được tình yêu, cho và nhận tình yêu, tạo dựng được những mối liên hệ nhân văn và nhạy cảm. Vợ ông ta đã mất, con cái của ông nghèo khổ nhưng lại đông con, cần phải nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng. Hơn nữa, họ lại sống ở đầu kia của nước Pháp. Vì thế, các con ông quyết định gửi ông vào nhà dưỡng lão ngay gần nơi ông sinh ra, nhưng họ chỉ có thể đến thăm ông hai lần mỗi năm - một nhà dưỡng lão dành cho người nghèo, mọi người phải sống chung phòng, bữa ăn thật kinh tởm, còn đội ngũ phục vụ thì chiến đấu lại với niềm tin vững chắc của chính họ rằng một ngày nào đó sẽ phải chịu chung số phận với những người già ở đó vì đã đối xử tệ với họ. Bây giờ, hãy trở lại với bà tôi. Trong suốt cuộc đời của mình, bà không làm gì khác ngoài một chuỗi dài những cuộc đón tiếp, vẻ mặt giả dối, mánh khóe, những món chi tiêu phù phiếm và đạo đức giả. Và các bạn hãy suy nghĩ về việc bây giờ bà tôi được quyền sống trong một căn phòng xinh xắn, có phòng khách riêng và ăn món sò Saint-Jacques trong bữa trưa. Liệu cuộc sống cuối đời vô vọng trong căn phòng chung đụng bẩn thỉu có phải là cái giá phải trả cho tình yêu không? Liệu cái bồn tắm bằng đá cẩm thạch trong một căn hộ đắt giá đến mức có thể gây sạt nghiệp có phải là phần thưởng cho căn bệnh chán ăn do thiếu cảm xúc không?
Tóm lại, tôi không yêu bà, và bà cũng chẳng quý tôi lắm. Ngược lại, bà rất yêu chị Colombe vì chị cũng rất yêu bà, có nghĩa là chăm chăm chờ cơ hội được nhận thừa kế với bề ngoài dửng dưng rất chân thực của một đứa cháu gái không-chờ-đợi-thừa-kế. Do đó, tôi nghĩ rằng ngày hôm nay ở Chatou là một công việc bắt buộc không thể chịu nổi, xem này: chị Colombe và mẹ trầm trồ về cái bồn tắm, bố có vẻ thiếu tự nhiên, vài cụ già ốm liệt giường héo hắt mà người ta đưa đi dạo ngoài hành lang với đủ thứ chai lọ truyền lỉnh kỉnh, một bà dở hơi ("Alzheimer", theo cách nói uyên bác của chị Colombe - nghiêm túc đấy!) gọi tôi là "Clara xinh đẹp" và rú lên trong hai giây vì muốn gọi con chó của mình ngay lập tức, bà ấy suýt nữa làm chột mắt tôi vì chiếc nhẫn kim cương to đùng, và thậm chí còn cố gắng bỏ trốn! Những người già vẫn còn đi lại được đều đeo một chiếc vòng điện tử ở cổ tay: khi họ cố chạy ra ngoài khuôn viên của nhà dưỡng lão, ngay lập tức sẽ có tiếng chuông báo động ở phòng lễ tân và đám nhân viên sẽ ùa ra ngoài để bắt giữ khi người đó chắc chắn mới chỉ gắng sức chạy được khoảng một trăm mét và kiên quyết phản đối rằng mình không phải đang ở trại giam khổ sai, đòi được nói chuyện với giám đốc và làm những điệu bộ kỳ cục cho đến khi bị ấn vào xe đẩy. Bà già chạy hết tốc lực đã thay đồ sau bữa trưa: bà ấy mặc bộ đồ chạy trốn, một chiếc váy dài in chấm với diềm ở khắp nơi, rất tiện lợi để trèo qua hàng rào. Tóm lại, vào lúc mười bốn giờ, sau chiếc bồn tắm, món sò Saint-Jacques và cuộc đào tẩu ngoạn mục của Edmond Dantès, tôi đủ độ chín để hiểu sự vô vọng.
Nhưng bỗng nhiên, tôi nhớ ra là mình đã quyết định xây dựng chứ không phải phá huỷ. Tôi nhìn quanh để tìm thứ gì đó tích cực và tránh nhìn chị Colombe. Tôi chẳng tìm thấy gì cả. Toàn là những người đang chờ đợi cái chết trong khi chỉ biết làm... Rồi điều kỳ diệu tới, chính chị Colombe đã cho tôi giải pháp, vâng chính chị Colombe. Khi chúng tôi quay về, sau khi đã ôm hôn bà nội và hứa sẽ sớm trở lại, chị tôi nói: "Thế là bà có vẻ sống rất ổn rồi. Phần còn lại... người ta sẽ rất nhanh chóng quên nó ngay thôi." Đừng bắt bẻ lời nói "rất nhanh chóng", thế thì nhỏ nhen quá, hãy tập trung vào ý nghĩ: quên nó ngay thôi.
Ngược lại, cần đặc biệt không được quên điều đó. Không được quên những người già thân thể đã loét, những người già rất gần cái chết, thứ mà người trẻ không muốn nghĩ đến (thế là họ giao cho nhà dưỡng lão việc dẫn bố mẹ họ tới đó mà không gây tai tiếng cũng như phiền nhiễu), niềm vui vốn không tồn tại trong những giờ phút cuối cùng mà người ta cần tận hưởng hết mức nhưng lại phải chịu đựng trong phiền muộn, cay đắng và day dứt. Không được quên rằng thân thể đang héo tàn, rằng bạn bè mất đi, rằng tất cả mọi người quên mình, rằng kết cục là cô đơn. Cũng đừng quên rằng những cụ già này từng là thanh niên, rằng thời gian của một cuộc đời là không nghĩa lý gì, người ta hai mươi tuổi hôm nay và sẽ tám mươi tuổi ngày mai. Chị Colombe nghĩ rằng người ta có thể "rất nhanh chóng quên đi" vì viễn cảnh tuổi già vẫn còn quá xa vời với chị, tới mức cứ như nó sẽ không bao giờ đến với chị. Còn tôi, tôi đã sớm hiểu ra rằng cuộc đời trôi qua vô cùng nhanh chóng, khi nhìn những người lớn quanh tôi, rất vội vã, rất căng thẳng vì thời hạn, quá tham lam hiện tại đến mức không nghĩ đến ngày mai... Nhưng nếu người ta sợ ngày hôm sau, là bởi vì người ta không biết xây dựng hiện tại và khi không biết xây dựng hiện tại, người ta đành tự an ủi rằng có thể làm được điều đó ngày mai, nhưng thật tồi tệ vì ngày mai cuối cùng luôn trở thành hôm nay, các bạn thấy không?
Do đó, đặc biệt không được quên tất cả những điều này. Cần phải sống và tin chắc rằng chúng ta sẽ già đi và rằng chuyện đó không hay tí nào, không tốt và cũng không vui vẻ gì. Và tự nhủ rằng hiện tại là quan trọng: hiện tại phải xây dựng cái gì đó, bằng bất cứ giá nào, bằng tất cả sức lực của mình. Luôn luôn nghĩ đến nhà dưỡng lão để vượt qua chính mình mỗi ngày, làm cho điều đó không phai mờ. Từng bước trèo lên đỉnh Everest của chính mình và làm sao để mỗi bước chân là một phần nhỏ của sự vĩnh cửu.
Còn tương lai là để xây dựng hiện tại với những dự định thực sự của người sống.
Nhím Thanh Lịch Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery Nhím Thanh Lịch