God be thanked for books! they are the voices of the distant and the dead, and make us heirs of the spiritual life of past ages.

W.E. Channing

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1775 / 48
Cập nhật: 2016-06-24 10:30:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương Kết
ô thị Saigon không chắc lộng lẫy, hồn Saigon (cũng như miền Nam nói chung) dù chưa hẳn cao cả, nhưng chắc chắn Saigon của dân tộc Việt Nam không đáng phải chứng kiến giòng nước mắt Nữ văn sĩ Dương Thu Hương (1), bà khóc khi nhận chân sự lừa đảo của CSVN. Bà đã khóc khi thấy: “nền văn minh đã thua chế độ man rợ” (2).
Những ngày cuối tháng 4/1975, vị Tổng thống cuối cùng của VNCH – Dương Văn Minh đã giữ cho Saigon không trở nên điêu tàn, đổ nát và máu không đổ thêm nữa. Nhiều người Saigon mang ơn và trân quý ông. Ông yêu Saigon, ông yêu người dân Việt bằng hành động giản dị. Tiếc thay! Saigon (có lẽ) phụ rẫy Ông – Dương Văn Minh – Người Yêu Nước! (*)
o O o
Saigon không đẹp hơn, không nhân bản hơn và cũng không bao dung hơn, bởi Saigon đã biến thành Hồ Chí Minh!
Còn non, còn nước còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.
(Hồ Chí Minh)
Không có cái “hơn mười ngày nay” đã đành, ngược lại, người CSVN đã “Nông thôn hóa thành thị” nơi mà nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ một thuở – “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Người CS tỏ ra dại dột (vì phấn khích quá đà trước “men say chiến thắng”) khi đổi tên Saigon thành Hồ Chí Minh (**). Bởi lẽ, trong những ngày đầu “giải phóng”, cùng với việc đổi tên Saigon, người CSVN làm người dân tưởng rằng (chắc chắn) Hồ Chí Minh luôn gắn liền với rạng ngời và tươi mới, nhân hậu và vị tha, hòa bình và giàu có hơn. Không bao lâu, người Saigon (cũng như cả nước) mau chóng nhận ra, Hồ Chí Minh chỉ mang lại cho người dân đói nghèo, hận thù, dốt nát và u mê. Người ta ngồi tiếc nuối Saigon (tất nhiên trong đó có tôi)…
Dần dần, người Hồ Chí Minh (vì người Saigon gần như đã chết về tâm hồn) ngày càng bội bạc, ghẻ lạnh với nhau hơn! Những tấm lòng nhân ái trở nên bạc thếch và mốc meo từ cái nghèo đói đi kèm nỗi sợ hãi ngày càng phủ trùm trong xã hội về sự tàn bạo của người CS.
“Muốn sống thì tốt nhất đừng dính vào bất kỳ thứ gì thuộc về VNCH”!!!.
Ba và mấy người anh tôi đã “dạy” chúng tôi như thế! Trong khi má tôi nói:
“Bạo phát thì bạo tàn!”.
Tôi tin má tôi hơn, nhưng thực tế cho biết má tôi sai, còn ba và mấy người anh tôi đúng!
Những mảnh đời thương tâm bắt đầu lác đác xuất hiện, sau nữa ngày càng nhiều, đầy trên các vỉa hè, bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tàu Hủ... (***). Đó phần lớn là những gia đình “đi kinh tế mới” (3) quay lại Saigon vì sống không nổi với sự khắc nghiệt nơi họ đã đến. Vào mỗi buổi tối, họ lầm lũi quay trở về đâu đó trong thành phố như “đàn bò của Trịnh Công Sơn” (4) để tìm chỗ ngủ trước các hàng hiên, gầm cầu, ven kênh… sau một ngày tha phương cầu thực, lụm bọc nylon, giấy vụn để đổi miếng ăn (thời đó, bọn trẻ Saigon cũng phải đi lượm giấy vụn để làm “kế hoạch nhỏ” (5)). Tội nhất là những đêm mưa gió tơi bời. Những đêm đi làm về khuya, tôi thấy họ co ro ôm manh chiếu rách, tấm bạt nylon ngồi nép vào nhau trước hàng hiên nhà, tôi đã không có một lời nào để nói với họ, không cả một cái nhìn cảm thông (****).
Song song với các gia đình lê thê lếch thếch kéo nhau về lại Saigon sau quãng thời gian đi “kinh tế mới” là những người vượt biên bằng mọi cách nhưng không thoát được, sau vài tháng bị giam, họ cũng quay về Saigon.
Nhiều người “kinh tế mới”, người vượt biên không thoát quay về, trong đó, một số người ráng tìm cách xin lại nhà, nhưng hoàn toàn vô ích.
“Nhà đã cấp cho cán bộ ở rồi, làm sao lấy lại được. Thôi thím à!”,
anh tôi đã an ủi một người hàng xóm (khi chú thím (người Việt gốc Hoa) hàng xóm đó vượt biên hụt, quay lại xóm tôi, những mong vì tình nghĩa hàng xóm tốt đẹp mấy chục năm, biết anh tôi là CS “thứ thiệt”, nên mong lấy lại được nhà) (*****)
Đau đớn càng ngút trời, sau những gì đau thương chồng chất mà họ gánh chịu. Người CSVN lúc đó vẫn bình thản xem như không.
Tội lỗi của người CSVN đối với người Saigon nói riêng và miền Nam nói chung như: đổi tiền, “Học tập cải tạo”, “Thuyền nhân” (6), “kinh tế mới” (bao gồm cả đánh tư sản)… đã đẩy hàng chục triệu người dân vô tội vào con đường chết hoặc cùng quẫn gây nên những chứng bệnh tâm lý kéo dài và di hại cho đến nay. Có thể nói không quá, đó chính là vết sẹo thời gian khó bôi xóa trong lòng dân tộc Việt Nam, đặc biệt đối với người còn ở lại Việt Nam. (7)
Những tội ác và lầm lỗi nói trên trở thành bản án lương tâm nghiêm khắc nhất kết tội CSVN trước toàn thế giới.
Tội ác khủng khiếp của người CSVN trong 36 năm đối với Saigon (và miền Nam) về mặt tinh thần là gieo rắc hận thù, chia rẽ tình đồng bào, thực hiện chính sách ngu dân, chủ nghĩa lý lịch… (8). Ngoài ra, người CSVN còn dại dột khi “nông thôn hóa thành thị”, biến bộ mặt đô thị Saigon trở nên nhếch nhác, dơ bẩn khởi từ nhiều chính sách sai lầm trong quy hoạch đô thị, chính sách công hữu hóa đất đai, phân phối nhà ở tập thể, từ đó đẻ ra những khu ổ chuột trên cao (những building được phân vô tội vạ, rồi người ta sang tay bán qua nhiều lần khi nhà cửa ngày càng đắt đỏ, người mua sau cùng gánh chịu tất cả mà khu Eden là ví dụ), những biệt thự đẹp, có giá trị lịch sử, kiến trúc được người CS rủ nhau vào ở (vì rộng lớn quá ở một mình buồn trong những năm đầu sau 1975), sau này nhà đất đắt lên, dẫn tới tranh giành quyết liệt, tình đồng chí, đồng đội, sống chết có nhau trở thành hàng xa xỉ. Tình nghĩa cha con, anh em (những người ở biệt thự nhà nước cấp) rạn nứt và đổ vỡ khi con cái ngày một lớn, có gia đình riêng, nên cần không gian riêng, không thể sống kiểu “tam đại đồng đường” được nữa, (vả chăng kiểu sống phong kiến đó cũng không còn phù hợp), từ đó dẫn đến tranh chấp nhà đất. Tình máu mủ, dòng tộc cũng bị ngoảnh mặt và xem nhau như kẻ thù cũng từ Luật đất đai quái gỡ gây ra. Giềng mối đạo đức bị phá tan hoang hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, các lĩnh vực Văn hóa – Nghệ thuật, Tôn Giáo, Pháp Luật… cũng sa sút thảm hại dẫn đến làm biến tướng, méo mó và lệch lạc về nhân cách con người, xã hội dân sự… Nếu có dịp, chúng ta sẽ chia sẻ sau.
o O o
Chỉ khoảng 10 năm (1975 – 1985), người CSVN đã hoàn toàn “thành công” trong việc phá hoại Saigon và miền Nam nói chung trên mọi lãnh vực. Tinh thần cao thượng, vị tha, yêu gia đình, quê hương, đồng loại hoàn toàn sụp đổ. Huống chi (khi nghĩ về) Hà Nội và miền Bắc sao không bị phá tan hoang với thời gian bị CS cai trị dài gấp đôi Saigon và miền Nam.
Người Việt Nam ơi! Làm sao đây?
Xin hãy chung lòng suy nghĩ và hành động cho thế hệ trẻ Việt Nam! Hãy nghĩ về Saigon một thuở, nghĩ về Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Xin hãy hướng về Việt Nam bằng tấm lòng người Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Thu_H%C6%B0%C6%A1ng
(2) http://www.thienlybuutoa.org/Misc/DuongThuHuong-PhongVan02.htm
(*) Theo quan điểm riêng tôi, nếu ông Dương Văn Minh không yêu nước, ông đã không cần chấp chính vai trò Tổng Thống chỉ có vẻn vẹn 3 ngày, ông cũng thừa khả năng để đi khỏi Saigon từ sớm, rất sớm.
(**)Cũng có thể họ mù quáng bắt chước cái nếp của Leningrat, Stalingrat ở LX. Người dân Trung Hoa may mắn hơn, khi Bắc Kinh hay Thượng Hải không phải là Mao Trạch Đông.
(***) Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thật ra, người sống ven kênh đã có từ trước 75 nhưng không lúc nhúc kinh khiếp, hủy hoại môi trường như sau này. Hiện Kênh này đã được cải tạo một phần lớn. Còn lại khoảng 1/3 thuộc Q. Bình Thạnh hiện nay đang chưa biết khi nào tiếp tục. Kênh Bến Nghé thuộc Q.4, Q.8, Bình Chánh cũng trong tình trạng tương tự. Đại lộ Võ văn Kiệt đã hình thành, môi trường sống những người dân quanh khu vực tạm ổn hơn, nhưng từ lúc xảy ra vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ, không biết giai đoạn tiếp theo bao giờ tiến hành.
(3)http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A2y_d%E1%BB%B1ng_c%C3%A1c_v%C3%B9ng_kinh_t%E1%BA%BF_m%E1%BB%9Bi
(4) http://www.youtube.com/watch?v=QNtbfV2RrlM
(5) http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1173&Itemid=5
Người CSVN hãnh diện khoe thành tích như sau (trích):
“…Đầu năm 1977, báo Khăn Quàng Đỏ ra số đầu tiên. Đây là giai đoạn có nhiều cao trào lớn mà tiêu biểu là phong trào Kế hoạch nhỏ xây dựng đoàn tàu TNTP được phát động vào ngày 19-5-1977”.
Tội lắm! Bọn trẻ vất vưởng trên các phố sau giờ học như những đứa trẻ ăn xin (mà phải ăn xin cho mình, cho gia đình cũng đành) cũng một tay là cái bao nylon, một tay là “đồ nghề” cùng cặp mắt chỉ biết nhìn xuống và nhìn quanh (đi lụm giấy vụn làm sao mà ngẩng lên được!!!). Bọn trẻ một dạo trở thành “đồng nghiệp” với những người dân “đi kinh tế mới”. Hình ảnh trẻ em đi lượm giấy vụn lúc nào cũng cúi đầu nhìn xuống đất như là điềm báo về cuộc sống tăm tối, nô lệ, nó ám ảnh tôi đến mức không thể quên, vì có em tôi tham gia trong phong trào đó.
(****)Không biết có độc giả nào (có đọc bài này) đã từng ngồi trước một ngôi nhà nào đó ở Saigon vào cái đêm mưa lớn đấy còn nhớ hình ảnh này, thì xin hãy cho tôi nói lời tạ lỗi, dù muộn màng!
(*****)Chính anh tôi đã ra lệnh cấp dưới cấp căn nhà mặt tiền ba tầng lầu đúc đó cho một cán bộ cao cấp Thành Ủy (trong rừng ra) lúc bấy giờ. Sau này, họ (anh tôi và người cán bộ đấy) “chơi nhau” quyết liệt, trước là để chứng tỏ ta giỏi hơn người, sau là phe nhóm và quyền lợi bị đụng chạm (cuối cùng anh tôi thua vì ô dù không lớn bằng). Cuộc đời anh tôi xuống dốc từ đấy cho đến ngày nghỉ hưu. Ba tôi bị liên lụy chung. Trước hết, họ muốn “chơi” anh tôi thì “chơi” ba tôi trước để bóc ô dù. Họ lấy cớ anh tôi là Đại Úy thuộc Quân lực VNCH (thật ra anh tôi làm điệp báo cho CS) để vu khống nhập nhèm có tư tưởng “phản cách mạng” từ lâu và ba tôi đã không biết “giáo dục” con. Họ khai trừ ba tôi ra khỏi đảng theo cách “đấu tố” (nhớ lại hình ảnh ba tôi những năm tháng đó mà kinh hoàng). Lúc đó, ba tôi sống như là chết. Ông gầy rộc và đau đớn khôn cùng. May sao, ông tìm cách liên lạc được với ông Võ Chí Công (bạn chiến đấu từ ngày chống Pháp) ở Hà Nội. Nhờ bức thư tay của Võ Chí Công mà họ buộc phải phục hồi đảng tịch cho ba tôi. Tuy vậy, như mọi người đều biết, thời đó liên lạc khó khăn lắm, mất hết gần 4 năm trời, ba tôi mới được minh oan, khoảng thời gian đó quá đủ cho họ “chơi” anh tôi. Ba tôi thì coi như ổn. Sau này ông chết cũng vì CSVN gián tiếp giết ông. Thành thật cáo lỗi, tôi chưa thể nói chi tiết này. Một người anh khác, khi nhận ra sự thật về CSVN, đã tìm cách xuất ngoại, khi sang đến Mỹ, (chắc là quả báo) gặp lại người quen và bị tố là do Việt Cộng cài qua để phá cộng đồng Việt kiều, anh tôi thân sơ thất sở, chịu trận khoảng 2 năm cho quen nơi xứ lạ quê người, sau đó chuyển đến một tiểu bang khác, không ai quen biết để sinh sống. May nhờ trời, hiện nay cũng mạnh khỏe mặc dù gia đình riêng tan nát hết!
(6) http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n_nh%C3%A2n
(7) Vì vậy, những ai may mắn thoát được ra nước ngoài trong những năm đau thương mà người Saigon (và cả người dân tính từ vĩ tuyến 17 trở vào) gánh chịu, hãy nghĩ về chúng tôi với sự cảm thông chia sẻ và khích lệ, thay vì nhận định: dân trí thấp, ích kỷ, tham lam, vô trách nhiệm… bởi lẽ, người dân có ra nông nỗi ấy cũng từ cái đói và nỗi sợ hãi về sự tàn bạo của người CS gây ra, ai cũng phải lo làm sao tồn tại trước. Dù chưa có số liệu chính thức, số người vượt biên khoảng trên dưới 2 triệu, trong khi, người dân miền Nam (tính từ vĩ tuyến 17 trở vào) vào thời bấy giờ khoảng 20 triệu. Thời còn vượt biên, ai thoát được, sau khi định cư nước ngoài đều gửi thư về Saigon (nhanh nhất cũng 3 tháng mới có được lá thư). Người thân nhận được thư mừng kinh khủng và luôn gửi chút tiền cho nhân viên đưa thư coi như chia sẻ niềm vui. Những gia đình như tôi, không có được niềm vui đó. Các em cô cậu ruột vượt biên được, hoặc đi HO sau này, tôi đều thầm chúc mừng họ, tuy chưa bao giờ nhận được dù chỉ một lá thư. Bặt vô âm tín từ mấy chục năm. Chuyện gia tộc tôi đau lòng lắm. “Việt Cộng” nằm vùng cũng có, “ngụy” cũng có, tập kết cũng có, trong khu ra cũng có nốt. Có thể đó là bức tranh thu nhỏ của xã hội lúc bấy giờ, tuy nhiên, không dám viết nhiều vì thấy mang tính cá nhân quá.
(8) Một thời, thi đại học được chia làm 4 nhóm: nhóm 1 (con gia đình liệt sĩ, dân tộc ít người), nhóm 2 (gia đình “cách mạng” – như gia đình tôi), nhóm 3 (thường dân), nhóm 4 (gia đình quân – cán – chính thuộc VNCH). Nhóm 3 được lấy làm điểm chuẩn. Ví dụ, một trường đại học năm đó lấy điểm chuẩn (nhóm 3) là 18 điểm (3 môn Toán, Lý, Hóa), thì nhóm 2 chỉ cần 70% số đó là đậu, nhóm 1 chỉ cần 40% số đó là đậu, nhóm 4 phải cần 120% – 130% mới đậu nổi. Trong công việc ở các công sở, thời đó, một số lĩnh vực, người làm việc chế độ VNCH cũng được sử dụng lại được gọi miêt thị là “dân lưu dụng”. Mục đích là vì chưa có người thay thế các công việc đòi hỏi tay nghề cao như: kỹ thuật cao cấp (cơ điện lạnh, vô tuyến…), bác sĩ v.v… Tôi nhớ, bà Trần Thị Trung Chiến (Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2002 – 2007), lúc 1975 chỉ là một y tá và nhiều người trong bệnh viện chị tôi khá coi thường khi bà vào tiếp quản một bệnh viện ở Saigon. Trình độ chuyên môn cũng là một trong các điểm khoét sâu mâu thuẫn giữa người CS và người dân. Trừ một số người CS giỏi thật, đại đa số còn lại yếu về chuyên môn, ngoại ngữ hầu như không có. (Hình như) người CS cũng cố gắng lắm, nhưng có vẻ như tâm lý mệt mỏi và mất mát quá nhiều trong cuộc chiến, làm cho họ nghĩ rằng giờ là lúc họ có quyền hưởng thụ, vì thế người dân có bổn phận phục vụ và nghe lời họ. Khổ nỗi, người trí thức thật sự ở Saigon (và miền Nam) thời bấy giờ, tinh thần khoa học và phản biện còn mạnh lắm, không thể nào có được sự qụy lụy, chìu chuộng, nịnh bợ… như người CS trông chờ để thấy ở những “kẻ thua trận”. Trong khi người CS lại cố gắng đuổi kịp và làm sao để vượt qua, nhưng thật sự họ làm không nổi! Tri thức mà! đâu phải một sớm một chiều mà có! Giàu sang do may mắn thì tùy số phận, nhưng cái giàu không tài nào che nỗi cái dốt, có lẽ thế họ càng “quê”, càng giận và càng ghét người tri thức Saigon (và miền Nam), quyết không dung thứ! Tôi gọi đó là TÂM LÝ THẠCH SÙNG!
Nhân Chuyện Đổi Tiền Nghĩ Về Sàigòn Một Thuở Nhân Chuyện Đổi Tiền Nghĩ Về Sàigòn Một Thuở - Nguyễn Ngọc Già Nhân Chuyện Đổi Tiền Nghĩ Về Sàigòn Một Thuở