There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Thien Huy
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 6
Cập nhật: 2016-10-31 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
I. Học Thuyết Khế Ước Xã Hội
ũ trụ bao la mênh mông đã bắt đầu từ đâu, đâu là nguồn gốc của con người và sự sống, có hay không đấng thượng đế tạo ra thế giới muôn màu, hay tất cả chỉ bắt đầu từ những hạt bụi vô cùng nhỏ bé? Từ ngàn xưa con người không ngừng thắc mắc về cuội nguồn của chính mình, thật nhiều những nghi vấn về vũ trụ quan nhân sinh quan được đặt ra, và từ đó cũng bắt đầu những khát vọng chinh phục vũ trụ, ước muốn tìm về với tổ tiên loài người…. bằng những lời sấm vĩ truyền tụng hay thơ ca thần thoại, con người cổ đại đã lý giải về nhân sinh và vũ trụ bằng một thế lực siêu nhiên mà họ không thể nhìn thấy được. Đến thời kỳ cận trung người ta bắt đầu nhen nhóm những kiến thức thực tại, bắt đầu le lói suy tư về học thuyết tiến hóa, nhận thức chuyển mình đi qua hết thời kỳ của đêm trường trung cổ, đến thời kỳ cận đại và hiện đại chủ nghĩa duy tâm siêu hình từ từ được thay thế bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngày nay trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật học thuyết tiến hóa được xem là khả quan nhất khi lý giải về nguồn gốc của xã hội loài người, song vẫn còn nhiều nghi vấn học thuyết này vẫn không thể giải thích thỏa đáng.
1.1. Nguồn gốc khế ước xã hội.
Có rất nhiều thuyết nói về sự tiến hóa của xã hội loài người
a. Theo tuyết Darwin.
Nói đến Darwin (Saclo Dacuyn 1809-1882) là nói đến học thuyết tiến hóa. Thật ra học thuyết tiến hóa đã được đề cập đến từ rất lâu về trước. Ở phương Tây ta có thể bắt gặp được rải rác những vấn đề có liên quan đến học thuyết tiến hóa trong hệ thống tư tưởng của Thales, Anaximander, Xenophanes, Anaxagoras, Aristote, Lucretius. Ở phương Đông chúng ta tìm thấy tư tưởng tiến hóa trong Áo Nghĩa Thư của Ấn Độ, trong Đạo Đức kinh của Lão Tử, đặc biệt là trong lý duyên sinh hay duyên khởi của Phật Giáo đã đi trước và trong ý nghĩa có phần bao gồm cả thuyết tiến hóa.
Nhà bảo tàng học người Anh, thế kỷ XIX_ Darwin đã thực hiện chuyến du lịch kéo dài năm năm để đi vòng quanh thế giới. Trong chuyến du hành ông đã quan sát và thu thập được nhiều tư liệu về động thực vật và địa chất. Trong cuốn “nguồn gốc các loài” xuất bản năm 1859 ông nói: “ tất cả mọi loài vật đều tiến hóa, phát triển từ loài vật trước đây.” sau này ông lại dựa vào những thực tiễn mà các bộ môn khoa học lúc bấy giờ đã cung cấp, có liên quan đến nguồn gốc loài người. Ông chỉ ra loài người với loài vượn cùng có chung tổ tiên, loài người chính là sự tiến hóa của loài vượn. Nhưng Darwin vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề loài người phân hóa từ trong gới động vật như thế nào? Và vượn nhân hình đã biến hóa thành người ra sao? Đến năm 1876, F. Engels viết tác phẩm “vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” ông đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để giải đáp về nguồn gốc và sự phát triển của loài người. Đề xuất lý luận khoa học về lao động sáng tạo ra loài người.
Khi nghiên cứu về bộ gen của các loài khỉ và bộ gen của người kết quả cho thấy giữa người và vượn có 99% bộ gen y hệt nhau (idenltical). Từ những kết quả này và học thuyết tiến hóa của Darwin, đi ngược thời gian các nhà khoa học cho rằng khoảng năm triệu năm trước, trên cây tiến hóa nhánh loài người đã tách ra khởi nhánh loài khỉ không đuôi. Sau khi tách ra thành một nhánh riêng, nhánh loài người đã tiến hóa dần dần thành động vật đi hai chân và mất đi lông trên người, phát triển thành da đen ở Châu Phi, bộ óc lớn dần cho đến kích thước ngày nay. Rồi cách khoảng năm mươi ngàn năm, ngôn ngử bắt đầu phát triển, hình thành bầy người nguyên thủy, sau đó sống thành những bộ lạc, cộng đồng và bắt đầu di dân ra ngoài châu Phi. Đó là đại khái về nguồn gốc của loài người theo thuyết Darwin.
Còn chúng ta sẽ nghĩ gì về điều này? Có khả quan không? Nếu dựa theo thuyết tiến hóa như Darwin thì cũng có nhiều giả thuyết cho rằng loài người có nguồn gốc từ loài cá, cũng có thuyết cho rằng loài người được tiến hóa từ một thân cây thực vật,… Vậy thì là vượn, cá, hay cây thực vật, kết luận nào mới đúng đây? Nếu dựa vào kết quả nghiên cứu của gen để kết luận loài người có nguồn gốc từ loài vượn thì không thể được, bởi vì đơn giản là từ khi cho rằng nhánh loài người tách khỏi nhánh loài vượn, đến bây giờ đã trải qua mấy triệu năm rồi chúng ta vẫn không thấy có con vượn nào lâu năm tự dưng từ từ biến thành người? Sự tiến hóa về phương diện sinh học thường bắt đầu từ thô sơ lên đến phức tạp. Để đảm bảo sự kiến tạo các sinh vật được hiện hữu, tạo hóa luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Như con ong hút mật, con chim làm tổ, quả tim bơm máu, tuyến mồ hôi điều hòa thân nhiệt…; mỗi mỗi được tạo tác theo những mã số riêng không hề xáo trộn. Do đó, qua hàng triệu triệu năm, mọi loài chỉ tiến hóa và phát triển trên “căn bản” của mình để tiến đến mức dộ phức tạp hơn. Chẳng hạn như con người và loài dã nhân. Con người có đến 99,4% DNA cấu tọa tương tự dã nhân. Nhưng như vậy không có nghĩa dã nhân là thủy thổ của loài người. Chúng chỉ có trí thông minh xấp xỉ như con người mà thôi. Điều đó chứng minh sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa: chỉ thay đổi một chút xíu các mã số DNA mà đã tọa ra các loài sinh vật khác nhau. Còn giữa con người với con người có cùng DNA, nhưng chỉ khác nhau có 0,01%(1/100 của 1%) trên cấu trúc. Vì vậy mắt mũi, màu da, cao thấp, mập ốm, dáng vẽ…không giống nhau…
b. Theo Ấn giáo:
Theo Ấn giáo thì vũ trụ bao la và mọi sự sống trên hành tinh này đều được sáng tạo nên bởi bàn tay thượng đế. Và Veda được người Ấn tin tưởng là chân lý do thượng đế mặc khải cho loài người ở đầu mỗi chu kỳ vũ trụ.
Kinh Veda tồn tại bất biến trong suốt một chuổi vô tận những sự cấu tạo và hủy diệt của thế gian. Vào lúc xảy ra sự hủy diệt toàn diện chỉ có thượng đế là tồn tại. Khi ngài muốn cấu tạo vũ trụ, ngài cấu tạo Brahma (đấng sáng tạo), rồi ngài thông tri cho Brahma những chân lý Veda. Bấy giờ Brahma mới thực hiện công cuộc sáng tọa theo đúng chân lý veda. Lâu lâu Brahma lại tạo ra những bậc đạo sỉ thấu thị (rishi) có khả năng tiếp thụ những lời mật chú. Thượng đế cũng tạo ra loài người với bốn gai cấp chính:
- Bà La Môn (Brahmanes) gồm những giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tin thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. những người này được xem là những người cao thượng, sinh ra từ miệng phạm thiên, thay phạm thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
- Sát Đế Lỵ (Kastryas) là hàng vua chúa quý phái, sanh ra từ cánh tay của Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
- Vệ Xá (Vaisyas) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, tròng trọt, thu huê lợi cho quốc gia).
- Thủ Đà La (souddras) là hàng hạ tiện, nô lệ, tin mình sinh ra từ gót chân phạm thiên, nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên.
Ngoài bốn giai cấp trên, còn có một hạng người hà tiện nhất là giống Ba-ri-a (pariahs) giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ cực tối tăm.
c. Theo Phật Giáo:
Tìm hiểu về nguồn gốc loài người, không chỉ là các nhà di truyền học, mà các khoa học gia đã phối hợp kết quả nghiên cứu trong ích nhất là bảy ngành khoa học có liên hệ với nhau và hổ trợ nhau: cổ sinh vật và nhân chủng học( paleothropology), khảo cổ (Archaeology), di truyền dân số học (population genetics) lịch sử ngôn ngử học (historical linguistics), ngành khảo cứu về các động vật linh trưởng (primatology), nhân chủng xã hội ( Social Anthropology), tiến hóa tâm lý ( Evolutionary Psychology).
Riêng Phật giáo chỉ thật sự quan tâm đến những gì gần gũi nhất với thực tại, Đức Phật từng dạy: “ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Tuy nhiên, trong kinh “Khởi Thế Nhân Bổn”_ số 27, khi được hỏi về nguồn gốc của loài người Đức Phật đã trả lời: “ có những vị trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh Sáng liền tìm đến. Tới nơi, hoặn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”
Cõi trời đó chính là cõi Quang Âm Thiên. Những chúng sanh ở cõi Quang Âm Thiên do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không… khi trái đất này đang hình thành, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữ nam và nữ. Mặt đất lúc đó rất thanh khiết, trong sạch lại có vị ngon ngọt giống như một lớp đề hồ. Những con người ở cõi trời Quang Âm đã du hành đến đây, họ đáp xuống trên mặt đất, ngửi thấy mùi vị thơm ngon của lớp đề hồ, họ đã nếm thử “ rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện, với với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển, và yêu cầu các tổ chức xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó, và các giai cấp xã hội xuất hiện”.
Như vậy theo Phật Giáo tổ tiên của loài người là những chúng sanh ở Quang Âm Thiên, tức là đến từ hành tinh khác. Không giống với thuyết Darwin, trong tác phẩm “nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên” ông cho rằng con người được hình thành ngay trên thế giới này. Tuy nhiên ông vẫn không chắc rằng nhận định của ông là đúng, vì cuối tác phẩm ông có viết: “một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người”.
Hai nhà khoa học cận đại Carl Sagan (1934-1996), Francis Crick (1916-2004) đã khám phá ra chuỗi xoắn kép AND đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh khác, các thế giới xa thẳm trong không gian. Các nhà khoa học trong những năm gần đây cũng đang nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, khoa học hiện đại chứng minh dãi ngân hà với chín hành tinh….trái đất mà chúng ta đang sống đây là một trong chín hành tinh trong dãi ngân hà, ngoài ra còn vô số các dãi ngân hà khác trong vũ trụ. Thật giống như trong khinh Đức Phật hay nói vô lượng vô biên thế giới hay hằng hà sa thế giới là vậy. Từ những điều trên có thẻ cho thấy rằng vấn đề nguồn gốc của xã hội loài người, là vấn đề chưa thể vội vàng, kết luận chung cùng đích đáng.
1.2. Nguyên nhân phân tầng xã hội:
a. Ấn giáo và sự áp đặt giai cấp trong Thánh điển Veda
Theo Ấn giáo, mọi sự trên đời đều do Thượng Đế sắp đặt, số phận con người cũng vậy, tất cả đã được Thượng Đế mặc khải trong Veda, con người chỉ có thể chấp nhận mà không thể thay đổi. Xã hội Ấn Độ có lẽ là một trong những xã hội có chế độ bất công nhất. Tầng lớp thống trị đã lấy sức mạnh của tôn giáo, đặt quyền lực thống trị vào Phạm Thiên, từ đó ra sức thể hiện uy quyền của mình, áp bức bóc lột các tầng lớp nô lệ. Ngoài bốn giai cấp; Bà La Môn được xem là sinh ra từ miệng của Phạm Thiên, Sát Đế Lỵ sinh từ cánh tay của Phạm Thiên, Vệ Xá sinh từ bắp vế Phạm Thiên, Thủ Đà La sinh từ gót chân của Phạm Thiên, Ấn Độ còn có giống Ba Ri A được xem là giống man ri mọi rợ thuộc ngoài đẵng cấp.
Năm giai cấp này mặc y phục màu sắc khác nhau. Mỗi giai cấp sống theo luật lệ hệ thống cha truyền con nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay cưới hỏi lãnh nhau và không được di chuyển chỗ ở khác. Theo luật Bà La Môn, chỉ ba giai cấp trên có quyền đọc kinh, học đạo, còn hai giai cấp dưới thì đời đời chỉ làm nô lệ cho ba giai cấp trên mà thôi. Cả nam lẫn nữ, có thể được xác định trên một quy mô lớn dự theo vị trí của nó trong Xã hội. Đó là đẳng cấp của người ấy_ có tính gia truyền nên gọi là tập cấp, Varna. Varna nguyên nghĩa là “màu sắc”, có lẽ ban đầu có ý nói tới sự tương phản giũa những người Aryan xâm lăng có nước da nhạt hơn với sắc dân bản địa Dravidian có nước da sậm hơn mà họ gặp gỡ. Dưới bốn Varna đó là những người ở bên ngoài hệ thống đẳng cấp (Pariah) và giữ địa vị hạ đẳng trong xã hội. Bà La Môn hưởng sung sướng nhàn hạ bao nhiêu, thì đám người hạ tiện ở dưới lại khổ sở nhục nhã bấy nhiêu.
Sự bất công xã hội thật không thể nào diễn tả nổi. giữa người với người, thật không có một nhịp cầu cảm thông nào, nguồn yêu thương tắc nghẽn, giai cấp này đối với giai cấp khác là địch thủ mà càng bóc lột được bao nhiêu là càng tốt bấy nhiêu.
b. Phật giáo và sự thiết chế xã hội loài người
Theo Phật Giáo thiết chế xã hội là do con người tạo ra. Thật vậy cho dù là với một thể chế nhà nước nào thì cũng tự do con người đặt ra. Người Ấn áp đạt bốn giai cấp, lấy thánh điển Veda làm sức mạnh... giai cấp thống trị dựa vào quyền lực áp bức bóc lột tầng lớp bị trị, họ nói Thượng Đế đã sắp đặt như vậy... thật ra là để bảo vệ quyền lực và lợi ích cho họ. Nếu có Thượng Đế thật thì tại sao Thượng Đế mà lại bất công như thế.
Thiết chế xã hội là do con người tạo ra, dựa vào quyền lực và chụi ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh lý, vật lý, tâm lý và nghiệp lực mà nguyên nhân chủ yếu là do tham sân si.
“Giàu có do cúng dường
Nghèo vì không bố thí
Sanh dòng họ cao quý
Do kính người đánh kính
Vào gia đình hèn hạ
Do ngạo mạn kiêu căng”
Đức Phật dạy nhân quả công bằng, nếu con người gieo nhân tốt thì sẽ gặp quả tốt, gây việc ác thì phải gặt ác báo. Những người mà sanh trong gia đình giàu sang cao quý là kiếp trước biết bố thí cúng dường, kính người đáng kính. Bằng ngược lại tham lam bỏn xẻn, kiêu căng thì kiếp này phải chụi cảnh đói rách, cơ cực, khổ sở, thấp hèn... Như vậy cao sang quý phái hay hạ liệt thấp hèn là do nghiệp lực của mỗi người tự gây tạo mà chiêu cảm lấy.
Giữa con người với con người luôn luôn bình đẳng, ai cũng có nước mắt mặn và dòng máu đỏ như nhau. Vì vậy vị thế xã hội của con người không phải do thượng đế sắp đặt mà là dựa vào đạo đức, năng lực, trí tuệ của con người. Trong Jataka.I, 92-93 Đức Phật dạy “ trong giáo pháp ta, tiêu chuẩn ưu tiên trong xã hội được phân định không dựa vào giai cấp, mà lệ thuộc vào đạo đức và trí tuệ”.
Khi đã sinh ra trong đời, chúng ta không chọn được nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta chọn cách mình sẽ sống. Giá trị thật của một con người không nằm ở sự Xuất thân mà nằm ở cách người đó sẽ sống, ở sự đạt được của tài năng, kiến thức và giới hạnh.
Trong giáo đoàn của Đức Phật không chỉ có những người xuất thân từ dòng tộc cao quý như Ananda, Rahula... mà còn có Upali người thợ cạo, Sunita người hốt phân, Sa Di La Hầu La đã trở thành bạn thân với một sa di tên Cát Tường vốn là một chú bé chăn bò... Theo Phys Davids, 8,5% phụ nữ được nhận vào ni đoàn là “con nhà hạ tiện” họ trở nên chói sáng trong đạo Phật.
Mỗi con người dù sanh ra trong dòng tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do dân chủ. Tài năng, trí tuệ và đức hạnh thật sự của mỗi cá nhân sẽ được công nhận bởi quần chúng nhân dân. Bài học giúp con người không thụ động buông xuôi trong cuộc sống, mỗi con người đều có quyền sống, quyền được thể hiện mình, trau dồi đạo đức, trí tuệ để khẳng định mình trong xã hội. Bởi vì thiết chế xã hội là do con người tạo ra, bình đẳng, dân chủ.
1.3. Trọng tâm của khế ước xã hội phật giáo.
a. Thuyết chủ quyền đồng thuận:
Toàn bộ các thẩm quyền dựa trên sự đồng thuận của quảng đại đa số và đây là yếu tố thể hiện được cái tính nhân quyền trên nền tảng của người dân, chủ quyền của một quốc gia cũng đặt trên nền tảng đồng thuận, vua phải là người được bầu chọn theo số đông quần chúng
b. Nguyên lý quản trị bầu cử:
Để có một người lãnh đạo xứng đáng, có một thể chế bầu cử theo quy chuẩn nhất định cần được đặt ra, theo một thể chế công bằng, người được chọn lãnh đạo của một đất nước là người có tài đức vẹn toàn, xứng đáng là người đại diện cao nhất của một xã hội.
c. Nguyên lý nhà vua thông thái:
Nhà vua phải là một nhà minh triết, và tình cờ phù hợp với triết học của Plato trong tác phẩm “The Republic- nước cộng hòa” Plato từng mơ ước “mỗi ông vua phải là một triết gia, và chỉ có những triết gia nên làm vua”. Các thành phần khác trong xã hội không nên làm việc đó
Plato đã thể hiện, phân tích bản chất của sự công bằng, lý giải sự bất công, bất chính sẽ dẫn đến những hậu quả ghê gớm đối với thành quốc lẫn mỗi con người cá thể. Socrates và các học giả Athens cũng thảo luận về ý nghĩa công lý, kiểm chứng xem liệu một người hành động theo công lý có hạnh phúc hơn một người luôn hành động ngược lại. Từ đó Socarates đưa ra đề nghị về một thành phố dưới sự quản lý một vị vua hiền triết.
Bên cạnh đó, các học giả còn bàn về các học thuyết khác, sự bất tử của linh hồn, vai trò của triết gia và thơ ca trong xã hội.
Trong kinh điển Pali Đức Phật cũng có đề cập tới vấn đề đó, tức là sự phân tầng xã hội ở mức độ cao nhất là người quản trị một quốc gia phải là người có trí tuệ chứ không phải đơn thuần ta chọn người đó vì người đó sanh trong dòng dõi vua chúa quan quyền. Đó là một yếu tố rất tiến bộ, rất đặc biệt mà xã hội ngày nay chúng ta thấy nó vẫn là một dữ liệu quan trọng cho thể chế dân chủ tại các quốc gia trên nền tảng pháp quyền.
d. Chủ quyền chánh pháp:
Đóng vai trò quan trọng và nó góp phần thiết lập nên nền tảng pháp quyền theo hai nghĩa:
- Pháp quyền của nhà nước:
Vua và các quan đều tôn trọng luật pháp như các thần dân, luật pháp là cao nhất.
- Pháp quyền của chánh pháp:
Theo tinh thần Phật dạy: tôn trọng chánh pháp, lấy đạo đức làm nền tảng, để giúp cho thần dân trong xã hội tiến bộ về đạo đức.
e. Quản trị theo chức năng:
Nhà nước được thành lập cần tạo điều kiện cho mọi thành phần trong xã hội có tài có đức cùng tham gia, để họ có thể tham dự các chức năng của xã hội như: bảo vệ an ninh cho hệ thống xã hội, bảo vệ an ninh cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo các quyền lợi căn bản nhất của người dân.
Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo - Thiên Huy Chủ Biên