What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 3
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1823 / 55
Cập nhật: 2016-06-03 15:59:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Người Lính Vẫn Sống
ham dự cùng cuộc trường chinh nhọc nhằn với người lính từ bước khởi cuộc có một nhân dáng nhỏ bé, yếu đuối, âm thầm chịu đựng với nỗi chết canh cánh không rời - Người Vợ Lính. Ðây là một đối tượng bị ngộ nhận, mô tả sai lạc một cách dung tục (và đáng phải phê phán) qua tất cả những chữ nghĩa, văn hóa phẩm (của Miền Nam trước 1975, mà hiện nay ở hải ngoại thì lại hứng chịu cách đối xử lạnh nhạt, coi thường).
Những người đàn bà nầy, từ lúc tuổi vừa qua hai mươi, đã gánh chịu những giờ phút nguy nan khắc khoải mà không phương cách chống đỡ, làm nhẹ bớt đi. Họ thức dậy rất sớm vào buổi sớm mai khi đơn vị di chuyển hành quân để sửa soạn cho người chồng bữa điểm tâm kham khổ với ý nghĩ không thể được nghĩ hết, không dám nói ra lời: Biết đâu đây là lần chót!!
Họ bế đứa con còn quá nhỏ không khả năng hiểu ra lần tạm biệt hay chia ly đành đoạn với người chạ Hai mẹ con thu người lại dưới ánh đèn đoàn xe GMC chở quân rời hậu cứ. Và người đàn bà vợ người lính, thật sự chỉ là cô thiếu nữ đang ở tuổi thanh xuân kia trở về khu trại gia binh để chờ đợi (một lần rất khả thể) vào một buổi nào đó viên sĩ quan chỉ huy hậu cứ sẽ đến gõ cửa nhà với câu nói khó khăn, ngắn lạnh: Chị chuẩn bị ngày mai theo xe hậu cứ lên nghĩa trang nhận anh!!
Và nếu biến cố bi thảm nầy không xẩy ra (như một phép mầu ân sủng), người đàn bà dần qua hết tuổi trẻ để cùng chia sẻ với chồng một ngọn nguồn đau thương, cảnh sống nhục nhằn thống khổ - Lần Miền Nam bị bức tử cùng đành, sáng sớm ngày 30 tháng Tư, năm 1975. Vợ và những đứa con người lính bị đuổi ngay ra khỏi những căn nhàtrong trại gia binh, và bị xếp hạng nên thành là “đối tượng thứ 14 trong 15 giai cấp xã hội” - Loại sau cùng thứ 15 nầy là thành phần tù hình sự can án cướp của, giết người với trường hợp gia trọng - Cách định giá đối tượng xã hội-chính trị của chế độ CS ở VN.
Ở Miền Nam.
Con đường từ ga Thanh Hóa vào các trại tù Lam Sơn, Thanh Phong, Thanh Cẩm dài khoảng năm chục cây số đường chim bay; đây là đường thượng sơn nối vùng núi non thượng lưu sông Ðà, dẫn lên mạn Lai Châu, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Ðiện Biên Phủ hành lang thông qua vùng Trung và Bắc Lào. Ðường hiểm trở chạy quanh co giữa những rặng núi đá vôi dựng trường thành, làm thành một trở ngại thiên nhiên vô cùng lợi hại mà ngựa Mông Cổ Thế Kỷ 13 dẫugiẫm nát toàn cõi lục địa Á, AÂu vẫn không thể nào xâm nhập được.
Thế Kỷ 15, đạo binh xâm lược Nhà Minh đang ở đỉnh cao cường thịnh cũng không thể bén mảng vào đến những căn cứ địa Lam Sơn, Chí Linh của nghĩa quân Lê Lợi. Xe thiết giáp bọc sắt của Quân Ðoàn Viễn Chinh Pháp trong chín năm 1945-1954 cũng đành thúc thủ dưới đồng bằng.
Cuối cùng, biệt kích Mỹ với vũ khí tối hảo, yểm trợ tuyệt đối cũng không có cơ may đổ bộ, tấn công. Và bản thân những lính bộ đội CS, trong những ngày kháng chiến vệ quốc chưa lộ mặt, dẫu đang là tuổi trẻ cũng vẫn phải ngã gục trên đoạn đường gai góc..
Anh bạn dãi dầu không bước nổi
Gục bên mũi súng bỏ quên đời!!
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Nhưng, Người Ðàn Bà - Người Vợ Lính, Người Mẹ Miền Nam, đã cùng đi, đến đủ với chồng, với con hằng mười năm, hai mươi năm xuyên suốt khổ nạn quê hương. Họ ra đi lúc trăng non nơi Miền Nam, xuyên qua sỉ nhục, chưởi gào do đám dân miền Bắc được “học tập căm thù bọn ngụy quân, ngụy quyền và gia đình bóc lột ăn bám của chúng”, kể cả phải hứng chịu hành hung, cướp giật trên những chuyến tàu lửa đen đủi, ám khói xuyên ”miền Bắc tiên tiến xã hội chủ nghĩa”. Và cuối cùng, họ đến trại lúc trăng nhạt màu héo úa, đầu tơi tả tóc lấm bụi, chân khô nẻ gót cắt, với gói quà cứu đói dành dụm từ Miền Nam để nói cùng chồng, cùng con trong năm mười phút thăm nuôi, lời trung hậu đơn giản: “Anh yên tâm, ở nhà có em lo. Con cố gắng học tập.. Mẹ còn sống ngày nào, Mẹ không bao giờ bỏ con.”Chỉ với những hành vi, tiếng lời nhỏ bé thăm thẳm thương yêu vừa kể ra trên - Người Lính đã kiên cường xốc tới trong lửa đạn, và tồn tại sau chiến tranh, trong ngục tù, bởi họ đã vô vàn nhận lãnh: Vô Lượng Tấm Lòng Người Vợ- Người Mẹ Miền Nam.
Thủy chung, anh chỉ có một tấm lòng để nói cùng Người. Với Người Lính, như đã một lần, về một nội dung, trong suốt một đời. Ba-mươi năm bùng vỡ trận Ban Mê Thuột.
Denver, 10 tháng Ba, 1975 -2005
Thiếu Úy Phan Nhật Nam
Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù- KBC 4919.
Người Lính Vẫn Sống Sau Trận Lửa Người Lính Vẫn Sống Sau Trận Lửa - Phan Nhật Nam