Nếu bạn chưa từng nếm mùi thất bại, tất bạn chưa gặp thử thách thực sự.

Dr Porsche

 
 
 
 
 
Tác giả: Judith Krantz
Thể loại: Trinh Thám
Dịch giả: Tô Tưởng & Cao Nhị
Biên tập: Gió
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2253 / 30
Cập nhật: 2015-01-23 12:51:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
ột trăm năm mươi chiếc áo mùa xuân của Molyneux với những đôi găng tay ăn ý, một kỷ niệm từ năm 1933. Cũng lạ là mỗi khi bà bực dọc, những chi tiết ấy lại thoáng về trong óc, Marrietta Norton nghĩ trong khi chiếc Constellation bay vượt lên những tấm mây.
Bà chủ bút tờ báo Mode thở dài khoan khoái. Thế là người ta đã ra khỏi cái vùng náo động. Bà vốn sợ đi máy bay, và việc cất cánh sáng nay, một buổi sáng nhiều gió tháng Chín năm 1952 ở Idlewide, đã tỏ ra khó khăn. Bà tiếc những ngày xưa, hồi người ta còn có nhiều thời gian để sống, hồi hàng trăm bà con đi trên tàu biển Normadie vào mỗi kỳ sưu tập. Năm ngày hạng nhất, bữa ăn nào cũng có trứng cá caviar, gan béo và rượu sâm banh. Người ta đã có thì giờ rảnh rang để ôn nhớ. Bây giờ bà sang Pháp chỉ vì một tiếng có hay một tiếng không, xuyên những bầu trời niềm nở, trên những chiếc máy bay mà bà chẳng tin cậy chút nào.
Chuyến đi lần này chẳng hạn, là chẳng có nghĩa lý gì. Qua Đại Tây Dương để chụp ngay ở Hamptons - dù sao những người mẫu đều là người Mỹ - nhưng không, Darcy đã nhấn mạnh: "Marrietta này", ông đã nói với cái giọng kẻ cả luôn luôn làm bà cáu kỉnh, đó là khía cạnh "phương vị" của chúng ta, đã làm cho số lượng xuất bản của báo ta hơn các tờ Vogue và Bazaar. Vogue đã cử người đi chụp ảnh ở Bồ Đào Nha. Mode sẽ đi làm phóng sự ở Pháp. Chúng ta không nói thêm nữa".
Marrietta Norman nhún vai. Đấy là những cuộc bàn cãi thường xuyên giữa họ, và bà đã không bao giờ thắng.
Dù sao chăng nữa, bà cũng tự biết mình là một tổng biên tập xuất sắc. Darcy đã đánh giá bà theo cái kiểu duy nhất đáng kể đối với bà, là trả bà lương thật hậu trong khi lương lậu của nghề bà chẳng có gì hấp dẫn.Trời biết là sau ba mươi năm tận tụy với thời trang bà không còn làm việc vì thích thú nữa, mà vì tiền, thứ tiền bạc nó cho phép bà gửi bốn cô con gái vào trường tốt nhất. Cái nghề này, bà đã có kinh nghiệm quá rồi.
Đã có quá nhiều bộ sưu tập ở Paris, quá nhiều những bộ áo tắm cho dịp Nôen, lên ảnh ngay từ tháng Bảy, quá nhiều cuộc chạy bằng xe taxi, quá nhiều bữa ăn trưa với những người đăng quảng cáo trên Mode, quá nhiều những ngày phải tìm từ để thuyết phục những nữ độc giả, rằng một trang đã được lật qua, rằng một người phụ nữ mới đã ra đời, và tất cả những thứ họ mua năm ngoái, nay không ai mặc nữa, trong khi chính Marrietta Norton lại chẳng kể đến các thứ mà bà đang mặc, mà ai cũng thấy rõ.
Như nhiều biên tập viên khác về mốt, Marrietta Norton ăn mặc rất tùy tiện. Bà đã trải qua một phần lớn đời mình để lựa chọn những bộ quần áo sáng tạo ở châu Âu hay ở châu Mỹ. Sở thích của bà, bản năng lựa chọn chăc chắn của bà lẽ ra phải đặt bà vào số mười người phụ nữ ăn mặc lịch sự nhất thế giới, nếu bà đã có thì giờ, ý muốn và nghị lực để săn sóc đến quần áo của bản thân mình. Dù sao bà cũng tin rằng mọi cái đặt lên người bà đều sẽ chẳng còn ra cái thớ gì. Người bà thấp bé, tròn trĩnh và như người Anh nói, giống như một bà nấu bếp.
Bà dự kiến đi chuyến này để quảng cáo cho những bộ quần áo thể thao sẽ làm cho tất cả những mẫu hàng của tờ Vogue chụp ở Bồ Đào Nha trở thành lố lăng hoặc nhạt nhẽo.
Bill Hatfield, người nhiếp ảnh thấp bé gầy gò và Berry Banning, cô phụ giúp ông ta đã quyết tâm đã quyết tâm làm việc thật có hiệu quả.
Một chi tiết duy nhất làm Marrietta phiền lòng, ấy là kiểu tóc của người mẫu. Bà nhìn với vẻ phê phán Teddy, ngồi ngay trước bà. Cô Lunel mà không ai so sánh được đã kiên quyết từ chối kiểu tóc mới hình bông hoa cúc mà bà tin chắc sẽ gây chấn động. Nhưng chẳng đời nào Teddy lại chịu làm khác điều nàng đã quyết định.
Từ ngày bắt đầu vào nghề, cách đây bốn năm, nàng chưa một lần nào nhượng bộ. Cũng như Norman Norell và Mainbocher, hai người sáng tạo lớn nhất, đã chỉ chấp nhận cho người mẫu của họ nếu tờ báo chịu dành bốn trang đầu cho họ. Teddy Lunel đã là người mẫu duy nhất không bao giờ chụp ảnh chung với cô nào khác. Nhưng như thế lại hơn, Marrietta nghĩ, vì Teddy sẽ hoàn toàn làm mờ nhạt họ.
Lần này là lần thứ sáu Marietta đưa Teddy sang làm việc ở châu Âu. Mùa xuân vừa rồi họ đã cùng đi Paris vì những bộ sưu tập thu đông. Trời, với chiếc mũ bằng vải tuyn đen của Balenciaga nàng mới đẹp sao! Nhưng tại sao cô chiêu đãi viên vẫn chưa mang rượu Martini đến cho bà?
o O o
Bill Hatfield không cần đến rượu mặc dầu ông cũng gọi một cốc. Ông đã từng lái máy bay cho Không quân trong chiến tranh và việc đi máy bay đối với ông chẳng có gì đáng lưu tâm. Ông ngủ trước khi máy bay cất cánh và thức dậy lúc nó hạ cánh. Những dù sao ông vẫn không rời khỏi ba lá bùa mà theo ông, nó làm cho những chiếc máy bay không rơi. Ông hài lòng vì Marrietta đã chọn ông đi chuyến này. Điều đó sẽ làm cho ông thay đổi ý nghĩ. Đời ông lúc này thật đang quá rắc rối. Ann cuối cùng đã bỏ ông. Luật sư của bà, như bà nói, sẽ gặp luật sư của ông để tiến hành các thủ tục li hôn. Rất tốt, đó là cái mà họ cần làm. Nhưng cả Monique và Elsa đều quyết định sẽ đến ở với ông. Luật sư của họ thật sự đã gợi ý cho họ như thế chăng? Vấn đề duy nhất đặt ra khi người ta là một nhiếp ảnh gia về mốt, đó là những cô người mẫu. Các cô thật đồng bóng. Ông yêu tất cả họ, bi kịch của ông là ở đó. Dù sao ông cũng bình tâm trong chuyến đi này. Quan hệ của ông với Teddy Lunel đã chấm dứt từ lâu.
Ông liếc nhìn nàng. Nàng đang mải đọc một cuốn sách. Ông đã sống với nàng sáu tháng đẹp nhất đời ông. Hồi đó cách đây ba năm, sau cuộc tình của nàng với Falk. Khi Teddy cắt đứt, là cắt đứt thật sự. Không kỷ niệm, không hối tiếc, tuyệt nhiên không. Nàng không bao giờ nhìn lại phía sau. Ông tự hỏi không biết nàng đã ngủ với bao nhiêu người, sau câu chuyện của họ.
New York hiện giờ có khoảng một trăm năm mươi cô người mẫu. Đó là những cô gái đẹp nhất nước Mỹ. Trong số họ, khoảng sáu người tách biệt hẳn ra, mỗi người có một vẻ riêng và trên tất cả là Teddy Lunel. Chỉ một nhà thơ mới có thể giải thích về bí thuật sắc đẹp của nàng. Nàng làm người ta nghĩ đến câu thơ của Marlowe: "Ôi, em đẹp hơn cả không khí ban đêm được trang điểm bằng ngàn triệu ngôi sao lấp lánh... "
Bill Hatfield hài lòng được làm việc với Teddy nhưng ông biết rằng giữa hai người sẽ không có một luồng điện giới tính nào như trước kia vẫn xảy ra, khi ông chưa lần nào ngủ với nàng. Chụp ảnh Teddy là một câu chuyện phiêu lưu chắc chắn. Nàng không bao giờ là một người cả. Mỗi lần thay đổi quần áo là một lần nàng chuyển thành người đàn bà khác. Nàng được trả mỗi giờ bảy mươi đô la, hơn bất kỳ cô người mẫu nào, nhưng nàng xứng đáng với cái giá ấy. Nhưng mà, trời ơi, tại sao cô chiêu đãi viên ấy chưa mang đến cho ông cốc Martini nhỉ?
o O o
Berry Banning quá kích động nên không nhận ra sự náo động của lúc cất cánh. Cô đi chuyến này để thực hiện bài phóng sự quan trọng nhất, kể từ khi cô vào làm việc ở tờ báo Mode cách đây ba năm. Cô chưa lần nào sang châu Âu nên cô rất lo về những trách nhiệm của mình. Tất nhiên là Marrietta đã chọn mọi thứ quần áo và Teddy đã mặc thử chúng trước khi lên đường, nhưng Berry được giao lo toan tất cả các chi tiết.
Chính cô đã xếp tất cả vào đầy mười hai chiếc hòm. Mỗi bộ quần áo đều có những thứ phụ riêng: Giầy, thắt lưng, túi, xách, mũ, đồ trang sức, vân vân...
Giống như Diana Vreeland ở báo Bazaar và Babs Rawlings ở báo Vogue, Marrietta coi tấm ảnh như một nghệ thuật. Ngay cả khi định chụp ảnh, chỉ một chiếc mũ thôi, thường vẫn đòi các người mẫu có đôi giày bóng lộn, những đôi tất mới và những đôi găng tay không tì vết. Bà sử dụng các phụ tùng như 1 người trang trí ở rạp hát, nhưng người phụ việc hãy coi chừng nếu để Marietta không có đủ các thứ cần thiết trong tay. Chỉ cần lạc mất 1 chiếc thắt lưng là Marietta sẽ không còn tin tưởng gì ở Berry nữa. Bà sẽ nghĩ ra cái thay thế ngay, đúng là như vậy, nhưng con đường có thể là đứt đoạn.Vậy mà không có gì ở trên đời làm cô ham thích hơn là thành đạt trong mốt.
Ngay từ khi còn rất bé, Berry Banning đã thích sưu tập những tờ Vogue, Mode, Bazaar và gần đây là các tờ Charm, Glamour, Mademoiselle. Cô không chán các trang báo ấy như 1 nữ tu sĩ đọc lại kinh thánh. Cô tránh không nhìn Teddy ngồi ngay phía trước. Cô sẽ nhìn thấy nàng trong 10 ngày liền, thế là quá đủ. Cô vẫn thường làm việc với Teddy trong nhiều hiệu ảnh khác nhau ở New York nhưng không bao giờ quá 1 ngày. Những ngày ấy, khi về nhà, cô lại nhìn lại mình trong gương thấy nản.
Không phải vì cô thèm được như Teddy hay ghen với nàng- thật ra cô rất yêu Teddy nhưng thật không công bằng khi 2 con người lại có thể khác nhau đến thế. Teddy hình như thuộc 1 chủng loại khác. Thật tuyệt vời mỗi buổi sáng dậy được trông thấy cái gương mặt ấy trong gương và tự bảo rằng nó thuộc về mình. Ôi, nhưng mà sao cô chiêu đãi viên vẫn chưa mang cốc Martini đến cho cô nhỉ?
o O o
Sam Newman, anh chàng phụ giúp cho Bill Hatfield luôn thầm quan sát Berry Banning. Trời! Sao mà chàng yêu loại con gái như thế quá. Đôi vú thật tròn, đôi chân dài rám nâu, có hạng, lịch sự. Một cô gái giàu có và thoải mái. Với chàng không gì bằng 1 cô gái giàu có. Những cô gái này hình như thích thú trong việc làm tình hơn những cô gái khác, có thể vì họ cho rằng ngủ với 1 anh phó nháy là không quan trọng. Anh đã có quan hệ thể xác với nhiều cô gái con nhà lành, làm việc trong các tòa soạn báo mốt và thấy thích các cô hơn là các cô người mẫu. A, nếu như là tất cả các cô đều giống Teddy Lunel thì lại là chuyện khác. Trước hết, vì các cô gái giàu không loạn thần kinh như các cô người mẫu. Ít cuống lên hơn khi phải đi ngủ muộn. Họ thích uống và không chê những bữa ăn ngon. Họ thường nài trả tiền vì cảm thấy ít nhiều tội lỗi nếu họ chẳng cần gì đến lương bổng để sống. Nhưng chàng mê những đồ lót bằng lụa, những đôi giày bóng loáng những mái tóc sạch tự nhiên, thân mình rắn chắc vì thường đi ski, cưỡi ngựa và bơi lội của họ. 1 ngày nào đó, Bill sẽ có hiệu ảnh riêng của mình, sẽ cưới 1 cô gái nhà giàu để đẻ ra 1 đoàn những đứa bé giàu. Trong khi chờ đợi tại sao cô chiêu đãi viên lại không mang cho anh 1 cốc Martini nhỉ?
o O o
Teddy đặt cuốn sách xuống, tựa đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại. Nàng để cho những tiếng rung động của máy bay ru đưa và tạo cho nàng 1 cảm giác tự do mặc dầu từ ngày bắt đầu vào nghề nàng đã có hàng chục chuyến đi châu Âu. Lần này nàng chỉ mang theo quần áo riêng của mình và 1 thỏi son vì Marrieta và Berry đã lo mọi thứ. Ánh nắng làm nàng nhấp nháy mắt. Nàng nhớ đến chuyến đi Nassau với Micheline Swift, cô người mẫu cao lớn người Thụy Sĩ và John Rawlings, tay nhiếp ảnh. Anh ta đã cược 100$ đố các cô nhớ các thứ mà các cô đã mang theo. Anh đã cho phép mỗi cô được quên 30 thứ. Cả 2 cô đã thua cuộc. Nàng buông 1 tiếng thở dài và cố gắng quên cuộc sống thường ngày, nhưng ánh chiếu vào mắt làm nàng nhớ lại những luồng sáng của máy ảnh. Mỗi lần nhìn mình trong gương là kiểm tra 1 cách không vui thú. Gương mặt nàng, không hơn không kém chỉ là 1 thứ đồ vật thuộc về nàng, 1 thứ đồ đẹp, dễ vỡ.
Có phải tại nàng tối vừa rồi ở tại St. Gegis Roff lâu quá không? Nếu là thế, tối nay nàng phải đi ngủ sớm. Chẳng ai sẵn sàng bỏ ra 70$ mỗi h để thuê 1 cô gái có quầng thâm dưới mắt. Những người ghen tị với nàng khi nhìn thấy ảnh nàng trên các tờ tạp chí có biết đâu đến những bó buộc của cái nghề này? Hàng nhiều giờ phải đứng, những miếng sandwich, bít tết nuốt vội vàng giữa 2 buổi chụp, đồng hồ báo thức khua chuông vào lúc 6h30 mỗi sáng. Mệt nhọc tới nỗi người ta đành yên ổn chờ đợi cái vết nhăn đầu tiên quái ác đấy. Trời! Sao mà ngán! Ngán, nhưng được trả công 1 cách đế vương. Từ nhiều năm nay, nàng đã lĩnh tới gần 300.000$ mỗi tuần. Đối với nàng, cái đó có nghĩa đó là sự tự do.
Nàng đã dọn đến 1 căn hộ lịch sự ở số 63 phố Đông và chẳng có lý do nào buộc được nàng không tiếp tục công việc đó 3 hoặc 4 năm, hoặc có thể nhiều hơn nữa, nếu gương mặt nàng còn chịu đựng được. Nhưng thực sự nàng có muốn như thế không? Mùa xuân vừa qua, Teddy đã kỉ niệm sinh nhật lần thứ 24. Tất cả các bạn gái của nàng đã lấy chồng và có ít nhất là 1 đứa con. Nhưng nàng không muốn có 1 đàn con nuôi ở ngoại ô. Nàng cũng không muốn kết thúc như mẹ nàng, vùi đầu vào công việc và bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi 1 hãng mới nổi lên vào cuối những năm 40 như Ford, Frances Gill và Plaza 5. Vì tiếng động cơ nhẹ dần, Teddy lơ mơ nghĩ rằng giá nàng được đi chuyến này một mình thì thú biết mấy. Thật tuyệt vời khi có được 1 lúc để ngồi nhìn ngắm bầu trời và mơ mộng. Những ngày nối tiếp nhau, đầy những sự bắt buộc và những cuộc hẹn. Mỗi tối khi trở về nhà, nàng lại gọi dây nói để ghi những buổi hẹn của hôm sau.
Khi không quá mệt vì ngày làm việc, nàng vội tắm rửa, mặc quần áo và đi nhảy ở CLB con Sếu hay ở nhà 21, hoặc đi ăn tối ở quán Aiglon hay quán Vosin với một trong số 20 người đàn ông mà nàng gọi lúc nào cũng được. Từ 2 tháng nay, nàng không muốn làm tình với ai. Trời! Sao những người đàn ông lại đáng ngán đến mức ấy nhỉ? Hai hay ba lần trong đời, nàng đã tưởng si mê một người nào đó nhưng nàng đã lầm. Nàng không hề yêu ai, ngay cả Melvin, anh Melvin yêu quý mà nàng tôn thờ,tuy đã có 1 thời gian dài nàng cố tin là thế. Quan hệ của họ đã kéo dài cả 1 năm ròng. Nàng đã không có người bạn nào thân hơn, người yêu nào dịu dàng hơn, nhưng Melvin đã không để cho nàng mơ mộng. Cuối cùng, khi hiểu ra là nàng không yêu anh, anh đã đau khổ để họ phải rời nhau. Mỗi lần có quan hệ nghiêm chỉnh với 1 người đàn ông, sự thiếu sâu sắc của những tình cảm của nàng khiến nàng sững sờ. Quả thật là nàng đã chưa bao giờ tha thiết yêu. Nỗi sợ hãi lớn nhất của nàng, đó là 1 cái gì đó ở trong nàng, một sự trống rỗng không chữa khỏi được, đã bắt nàng chỉ gợi tình yêu chứ không cảm thấy tình yêu. Ngoài cuộc sống tình cảm đáng thất vọng, Teddy đã thực hiện được tất cả các giấc mơ của mình. Nàng có mọi cái mà thế giới thời trang có thể đem lại. Trong 8h làm việc, nàng đã là vật được cưng chiều hơn cả 1 cô dâu trẻ trong ngày cưới. Tuy nhiên, nàng ngày càng cảm thấy đứa con mất bố ngày càng thức dật trong nàng. Nàng muốn dựa trên vai 1 người đàn ông kiên định. Thật phi lý, tất nhiên là thế. Nàng kiếm được nhiều tiền hơn phần đông những người đàn ông mà nàng quen biết... nhưng gần đây, những ngày của nàng đã giống như những ngày chủ nhật dài dằng dặc. Nàng thốt nhiên đứng lên, nhìn một lượt những người cùng đi và lắc đầu, vẻ nghiêm trang:
- Tôi có cảm tưởng là các vị để mặc, chẳng cần gì cả, nhưng tôi, tôi muốn biết rượu Martini của tôi ra sao. Tôi đi tìm cô chiêu đãi viên đây. Tiện thể, có vị nào cần gì nữa không?
o O o
Mặc 1 cái silip bơi nhỏ xíu, Mercues yên lặng ở mép cầu nhảy. Ở tuổi 52, vóc dáng ông vẫn còn như đang ở tuổi 30. Ông có đôi chân vững vàng, những cánh tay cơ bắp nổi cuộn và cái lưng rắn chắc. Vẻ cao ngạo của ông không những không thay đổi mà trái lại còn tăng lên, nhưng bây giờ người ta đổ tại tài năng của ông. Cổ ông to lên, ông có thêm những vết nhăn sâu quanh mắt và hai đường rãnh khuôn lấy cái miệng, nhưng đôi mắt xanh của ông vẫn luôn dữ dội.Tóc ông màu đỏ sậm cắt rất ngắn, đã pha muối tiêu ở hai bên thái dương. Ông có khuôn mặt một tộc trưởng.
Trước khi nhào xuống cái bể tắm xây hai năm trước đây, năm 1950, ông nhìn quanh mình, tay tì quanh hông. Sự tĩnh mịch như 1 cái tổ ong chỉ vo vo cần mẫn của trại Tourello trước đây đã mất đi từ lâu, từ khi Kate mua căn trại và đã đặt ở đấy cả một tiểu đoàn thợ xây, thợ đặt ống, thợ điện. Giờ đây, nhiều tiếng động đã xâm chiếm xứ Provence. Cách trại 800m là con đường đi apt, xe qua lại ồn ào. Trong các cánh đồng, máy cày đã thay cho sức người. Thỉnh thoảng, máy bay bay đường Paris- Nice lại bay trên đầu họ. Mercues đứng im, khó chịu nghe những thứ tiếng ấy làm nhộn cả vùng nông thôn.
- Ba ơi! -Một tiếng kêu thốt lên sau lưng ông
- Cút! - Mercues giật mình mất thăng bằng và ngã tùm xuống nước.
Ba tháng sau trở lại Pháp, Kate khám phá ra là nàng lại có mang. Nàng đã nhiều lần sảy thai từ ngày họ lấy nhau, nhưng Mercues chẳng thấy thế làm phiền lòng. Ông không có khiếu làm bố. Những đứa trẻ con, chắc ông sẽ nói thế, nếu có lần ông nghĩ đến chúng, làm mất của ta quá nhiều thì giờ, quấy đảo làm trở ngại công việc và có thể làm ta thất vọng.
ViệcKate có mang vào cái tuổi 30 muộn màng đáng cười đã không làm bận tâm Mercues lắm. Ông muốn trước tiên nàng hãy sắp đặt lại cho ổn trang trại và rất may là ông không phải lo lắng gì về những vấn đề vật chất.
Mùa xuân năm 1945, khi Kate trở lại với 2 hòm đầy xà phòng, khăn lau, giấy vệ sinh, cà phê bột, kim chỉ, phim ảnh, đường trắng- Những thừ sang trọng không thể tưởng được trong 5 năm tiếp theo - ông đã thở phào nhẹ nhõm. Một đứa trẻ sẽ chỉ làm phức tạp đời ông nhưng lần này kết thúc cũng bằng một sự sảy thai như thường lệ. Phần lớn những người đàn ông muốn có 1 đứa con trai để tự chứng minh rằng mình đã sống và sẽ để lại một cái gì đó sau mình. Nhưng Julien Mercues biết rằng ông là bất tử và một đứa bé chẳng thêm được gì vào địa vị mà ông sẽ chiếm lĩnh trong lịch sử nghệ thuật hội họa. Dù sao đi chăng nữa, tháng 2 năm 1946, khi Kate sinh ra một đứa con gái gầy nhom với vẻ mặt nghiêm trang, bà đã sung sướng và tự hào đến nỗi Mercues cũng không thể không cảm thấy một sự xúc động mơ hồ. Kate đặt tên con bé là Nadine. Bà đã cho con thôi bú sớm và hồi phục sức khỏe, Mercues đã thấy yên tâm.
Những năm sau, năng khiếu quản lý của Kate đã tỏ lộ rõ ràng, Jean Brunel ở Đức về với một số răng bớt đi và da bọc xương, nhưng anh đã phục hồi nhanh chóng và trại La Torello là trại đầu tiên ở vùng Lubérol đã trở lại hoạt động với tiền bạc của Mercues và sự năng động của Kate. Họ đã thuê một người vú Thụy Sĩ để trông nom Nadine và Kate lại toàn tâm toàn ý để phục vụ chồng. Năm 1945, nhiều nhà buôn tranh Mỹ trở lại Châu Âu vì nóng lòng muốn biết những gì đã được vẽ trong chiến tranh. Xưởng của Mercues chứa rất nhiều bức tranh tuyệt tác, nhất là loạt tranh Những cây ô-liu.
- Anh có biết Avigdor ra sao không?
- Không, anh chẳng biết một ít gì, nhưng anh đã quyết định tìm người mua khác, -Mercues trả lời- Avigdor chỉ quan tâm đến những tài năng mới! Những nghệ sĩ mà nhờ họ ông ta được nổi tiếng thường không được trả với giá tốt nhất. Tại sao ông ta không mở 1 văn phòng tại New York,anh hỏi em thế. Điều đó đã làm anh mất nhiều tiền bạc. Hợp đồng với ông ta đã hết hạn trong chiến tranh, phải nhân đây mà lợi dụng.
Cuối cùng, Kate đã chọn Estiene Delage ở New York, Paris, London. Chẳng mấy mà nhà buôn tranh đã khám phá ra là, trái với số đông các họa sĩ khác, Julien Mercues sẽ không làm giàu ở trong mộ ông.
Khi nhà bảo tàng hiện đại ở San Paulo tổ chức một triển lãm quan trọng những tác phẩm của Mercues, năm 1948, ông đã không đi. Và Kate đã giám sát việc sắp đặt các bức tranh. 1 năm sau, bà đi New York đã khai mạc toàn bộ cá tác phẩm của Mercues ở nhà bảo tàng nghệ thuật hiện đại, mà lần nữa, Mercues thấy bất tất phải xa nhà. Năm 1950 và 1951, Người ta đã khẩn khoản mời ông đến dự buổi triển lãm quan trọng của nhà bảo tàng Stedelijk ở Amsterdam, và triển lãm của nhà Kunsthaus ở Zurich, của nhà Palazzo Reale ở Milan và của nhà tư tưởng Pháp ở Paris, tổ chức để kỉ niệm lần thứ 20 buổi triển lãm đầu của ông.
Sau khi hoàn thành những việc nặng nhọc không thể tránh được ấy, Mercues đã tuyên bố rằng ông sẽ không tham dự một cuộc triển lãm tranh nào của ông nữa, dù cho nó có quan trọng đến đâu. Ông đã thực hiện quyết định ấy. Mỗi lần bán tranh Mercues vẽ, không khí như ngày hội. Giá tranh của ông lên như diều. Etienne Delage đã khám phá ra, cũng như Adrien Avigdor trước kia, là sự hiếm hoi của tranh Mercues càng làm cho chúng đắt giá. Sau khi bán hết các bức tranh vẽ trong chiến tranh, ông bắt đầu đưa tranh ra một cách nhỏ giọt, ít ra là những bức đã thoát khỏi các cuộc hỏa thiêu hàng năm. Năm 1951, ông đã bán được một số tiền tương đương với một phần tư triệu đô la mà không phải rời bỏ quá số nửa tá tranh.
Đầu những năm 50, rất nhiều nhà báo đã tìm đường đến Felice. Một số họ nổi tiếng khiến Kate phải thuyết phục Mercues dành cho họ vài buổi phỏng vấn. Mặt khác, bà đã từ chối khéo hộ ông những nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, định viết một cuốn sách về ông, những cô học sinh trung học muốn xin chữ ký, những sinh viên chuẩn bị một tập chuyên khảo về các tác phẩm của ông và những người sưu tập tranh muốn đến mua trực tiếp một bức, vì Delage không có nhiều để giới thiệu với họ. Tuy nhiên, không gì làm ông mất thì giờ và bực bội bằng những cuộc thù tiếp mời mọc xã giao của Kate.
Từ hai năm nay, Kate đã trở thành bà hoàng trong vùng. Những nhà tư sản Anh đã mua một tòa lâu đài ở gần Uzes, một chuyên gia lớn người Mỹ về Cezanne đã đến ở Menerbes, và nhà Gimpels, nhiều đời buôn tranh, đã mua một tòa lâu đài khác không xa Felice lắm, và bây giờ tất cả bọn ấy đến chơi nhà họ.
Chỉ ít lâu sau khi Nadine ra đời, Mercues không còn thiết tha cơ thể của Kate và một cảm giác mơ hồ về tội lỗi đã làm cho ông chịu đựng những bữa tối với Charlie - Chaplin hay với nữ công tước De Windsor.
Phải, tham vọng xã hội thường tới với những người đàn bà khi họ không còn được đàn ông chăm sóc đến, ông nghĩ vậy. Ông đã ngủ với nhiều cô gái khác, tất nhiên là thế, nhưng phần lớn thời gian là ở Avignon, chỉ để tránh tiếng. Các cô đều xinh đẹp, nồng nhiệt nhưng đối với ông vẫn chẳng quan trọng hơn một đôi giày.
Kate hình như đã khá bằng lòng với cuộc sống đó. Nadine thì nhảy nhót khắp nơi và bẻm mép như một con khướu. Một hai lần, ông đã thử cho con bé ngồi ở một góc trong xưởng vẽ của ông, vì nó rất thèm được xem bố vé, nhưng Nadine đã không thể nào im được cái miệng: "Tại sao bố tô nhiều màu đỏ thế? Cái vàng vàng này là mặt trời à? Bố có vẽ được một con chim không? Bố vẽ cho con con chó"... Hoặc, "Tại sao bố chẳng nói gì cả? Bố suy nghĩ à?" Không, không, ông không thể chịu đựng được như thế. Ông đã cấm Nadine không được vào xưởng vẽ mặc cho cái cằm của nó rung rung và nó đã bĩu môi mà những người làm trong nhà đều khen là dễ thương.
Lên sáu, Nadine đã biết mọi mánh khóe để đạt kỳ được cái mà nó muốn. Mercures thường hay bắt gặp nó nói dối và thường là những người đầy tớ phải chịu hậu quả những lời nói dối ấy. Mỗi khi ông nhấn mạnh là cần phải trừng phạt, Kate nổi sung lên: "Ở tuổi nó thì nói dối là rất bình thường. Anh đừng có mà giở lý luận ra." Như mọi người lớn khác, Mercues biết là người ta rất dễ nói dỗi, nhưng một đứa trẻ mới tí tuổi đầu mà đã trí trá quá đáng như vậy thì thật đáng lo. Marthe Brunel vì không có con nên cũng vào hùa với Kate để làm hư con bé, không kể cả đến kỷ luật mà chị vú nuôi đã cố gắng đặt ra. Khi Mercues nói về việc đó với Kate thì nàng cãi lại là, "điển hình chỉ có người Pháp mới hy vọng rằng trẻ con cư xử y như người lớn. Anh không hiểu con anh không phải là một đứa trẻ bình thường ư? Nó rất đặc biệt, nó có trí tò mò hiếm có và đáng yêu ở một đứa trẻ ít tuổi như thế?"
Vừa bơi sau khi bị rơi xuống nước, Mercues vừa thầm nghĩ rằng có trí tò mò hay không, thì cũng phải dạy cho biết là không được lén bò sau người khác ở trên cầu nhảy, nhưng khi ông lên khỏi mặt nước thì con bé khôn ngoan lủi mất rồi.
Người Đàn Bà Vùng Gió Người Đàn Bà Vùng Gió - Judith Krantz Người Đàn Bà Vùng Gió