A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Biên tập: Phan Đức
Upload bìa: Ddoan Le
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2021-09-04 23:15:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2, Óc Đơn Giản
« Tật cầu kỳ, tật giản lược, cả hai đều là quân thù của óc đơn giản. » WATERSTONE
1. Sống trong lòng thế kỷ hai mươi, vẫn thích nếp sống văn minh của loài người, đồng ý những tiện nghi nguyên tử, nhưng bạn có nhận với tôi rằng hình như ở thời chúng ta,
cuộc sống phiền toái quá không? Tôi chẳng biết bác ái của đức Giêsu, từ bi của Thích Ca, kiêm ái của Mặc Tử, mộng hạnh phúc, hòa bình, tự do của hàng lố triết gia đông tây có được thực hiện thêm với sự tăng gia của điệu sống rườm rà, hỗn tạp, rắc rối, điên đầu của cái thế kỷ mà đồng tiền, mà mưu kế, mà ác tâm, mà quỉ dâm dục là ông vua, là chúa nầy chăng. Chớ điều tôi chắc chắn với bạn là ai giàu óc suy nghĩ phải cảm thấy mê mệt với sức căng thẳng của cuộc vật lộn sống liên tục, triền miên của thời buổi nầy. Lòng người mất đi dần dần sinh thú. Tôi không chịu bạn trách mang cái tật của nhiều cụ là thích hoài cổ, chê thời mình sống, lúc nào cũng ca tụng thời xưa, mặc dầu thời xưa không hơn gì thời nay. Thú thật với bạn, thôi không biết thời xưa thể nào, nhưng hẳn bạn và tôi có chung những nhận xét nầy. Là hình như thể xác con người nguyên tử đa số càng giàu có thì tâm hồn càng nghèo mạt. Ta đang sống trong một cơn lốc quay cuồng của hết dục vọng nầy đến dục vọng khác, nó cấp bách ráo riết xô đẩy chúng ta vương mình đến, trường tới chụp lấy sự thỏa mãn mà càng chồm tới càng hơi hớp thống khổ và bi quan.
Cái ăn, cái mặc, cách xã giao, lối kiếm tiền, quan niệm về cuộc đời, đường lối chánh trị, con đường tôn giáo vân vân và vân vân, tất cả không còn đơn giản nữa mà tất cả chi li phức tạp, bắt con người nhoi lên trong cố gắng, gay cấn, não nề và phải phấn đấu từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc quy tiên.
Cái ăn? ối bao nhiêu là món cao lương mỹ vị. Vào một hiệu ăn, ăn vài món nhẹ và giải khát chơi một chút, trả năm sáu nghìn là chuyện thường. Người ta ăn nguội, người ta ăn nóng, rồi hình như bây giờ món gì người ta cũng muốn tống vào tủ lạnh để ăn giống nước đá.
Cái mặc? Vải mỏng, vải thưa, vải dầy vải đủ thứ màu, vải rằn, vải sọc, rồi vải có bản đồ, chim cò, rắn rít. Lối cắt quần áo của thời nầy thì nếu các cụ có phục sinh chắc lắc đầu: áo cái co như con tép, cái xùng xình như bao mai lúa, quần cái chẹt ống trúm đặt lươn, cái cộc lốc như da nhái khô. Bây giờ hình như có kẻ dần dần tập mắt xã hội cho quen với thời cô sơ: là áo họ mặc nửa cái, cơ hồ như tự nói rồi đây sẽ thôi mặc để gọi là tạo cho người thời đại một thứ « mốt ». Xã giao ngày nay thì phải chịu là phức tạp như một bản đồ. Nào chúc tết, chúc sinh nhựt, rước người coi mặt và cách chiêu đãi buộc những cung cách riêng, những công thức chào hỏi, đắc nhân tâm riêng. Một buổi ăn cũng như một câu chuyện giông giống một chiến trận, có món, có điều được bố trí theo một nghệ thuật tinh vi. Làm khác hay thiếu thì tức khắc bị chê là kém xã giao, là nhà quê, là thất bại.
2. Trong lãnh vực tinh thần, nói riêng về nhân sinh quan, vũ trụ quan, về chính trị, tôn giáo, có cả một mùa nấm chủ nghĩa (ismes) dậy lên. Người ta không thỏa mãn với hệ thống tư tưởng nhân bản duy tâm của quyển Phệ đà, của Phật-giáo, với nhân vị thuyết Ki-tô-giáo, với kinh điển luân lý Khổng-giáo, với hàng ngũ nhân bản thiên nhiên của Epicure, Kant, Bentham; mà rầm rộ như thác vỡ bờ, một bộ đội tư tưởng gia như Feuerbach, Nietzsche, Marx Sartre, Gide tung ra đời cả loạt quan niệm làm thế giới thắc mắc hoang mang. Đó là chưa nói những tôn giáo địa phương của từng dân tộc tùy lòng đạo cá nhân mà ra đời.
Có thể nói tắt rằng ngay trong sự phiền toái của cuộc sống hiện thời có nguyên động lực mạnh mẽ nhứt chi phối tâm não con người là khát vọng làm cho thể xác hạnh-phúc. Y như một chiếc lá giữa cuồng phong, con người bị bão tố vật chất làm xao xuyến, băn-khoăn đua rượt nhau trong sự cung-cấp cái phụ tùng cho con người, mà lạc mất cái chánh yếu, tức là sống người đời, sống con người. Không dám bảo cổ thời tiến nhiều, tiến lẹ về đạo đức, lý tưởng căn bản của con người, nhưng không cần sáng suốt ai cũng nhận kim thời tiến nhiều, tiến lẹ về vật chất, cái làm phương thế cho tâm hồn, chớ không phải làm mục đích tối hậu. Tôi có cảm tưởng người kim thời giống như một người đang chết đói mà hai tay cứ vơ vét không phải chất bổ cho bao tử mà những vàng ngọc, lụa là, xe tàu v.v... Toàn là những thứ chứng rằng mình phong phú song lại khiêu gợi sự nghèo túng về cái cần thiết của sinh tồn.
3. Nói vậy không phải chủ trương con người cần thoái bộ, trở về sự thiếu thốn cơ sở. Không. Ta phải tiến bộ. Nhưng khi lăn lộn trong cơn sống tiến bộ vật chất, ta đừng quên hay đánh mất sự hướng thượng của tâm hồn, và nhứt là phải giữ luôn óc đơn giản. Đấng Cứu thế giảng: « Phước Lộc thay cho những người có óc nghèo ». Tinh thần đơn giản hàm súc đức tánh thứ người mà Đấng Cứu thế chúc lành ấy. Bạn vẫn dùng những phương thế lương thiện để làm cho đời sống vật chất mình, gia đình mình ngày một hạnh phúc, bạn vẫn sống giữa những tiện nghi nguyên tử, nhưng nhứt định giữ lòng vô tư, không dan díu, quyến luyến quá với của đời. Và nếu có thể được, vật gì không cần thiết thì không có làm gì. Không yếm thế mà đức khôn dạy rằng ai rồi cũng sẽ nằm trên tử sàng và mộng làm Thạch Sùng, mộng chinh phục thế giới của bất cứ ai sau cùng cũng tan tành y như chiếc bị rách của tên ăn mày hay cái khố cũ của người nô lệ. Biết vậy sống đơn giản với tinh thần thật đơn giản là hạnh phúc thật và cũng là sống khôn thật.
KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC: « PHẢI CAN ĐẢM XUẤT CHÚNG MỚI SỐNG ĐƯỢC THANH BẦN HAY GIÀU CÓ MÀ LUÔN ĐƠN GIẢN. »
Người Bản Lĩnh Người Bản Lĩnh - Hoàng Xuân Việt Người Bản Lĩnh