Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 8
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1395 / 30
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4/8
rời sẩm tối, Viễn đứng một lúc lâu bên vệ đường để định hướng nhà Lãm theo hướng dẫn trong thự Sương mù đang xuống cùng hơi lạnh khiến Viễn phải kéo cao cổ áo. Không mưa nhưng không khí thật ẩm ướt, cây lá chìm trong sương mù và hương thơm của hoa cà phê thật ngọt ngào.
Viễn lên con dốc cao đầy cỏ dại. Con đường đất đỏ hiện ra giữa hai rìa cỏ, chạy hun hút vào vườn cà phê hoa trắng rờn rợn chìm khuất dưới sương mù. Ði một đỗi, tới con ngõ có lẽ là vào nhà Lãm, anh thấy những bụi cúc vàng ven chân rào. Ðang thú vị đứng ngắm hoa, bỗng một con chó vàng từ trong nhà phóng ra sủa inh ỏi. Viễn định co chân đá cho nó một cái, bỗng có tiếng phụ nữ nạt con chó rồi bóng Na bươn bã đi ra. Cô nhìn sững người khách lạ. Nhận ra Viễn, Na reo lên:
- Trời ơi, hóa ra là anh Viễn, sao lên tối thế?
- Kẹt xe, cũng may đi đúng hướng - Viễn cười.
- Vào nhà đi, tưởng nơi thâm sơn cùng cốc này anh Viễn sẽ chẳng bao giờ đặt chân tới chứ!
- Vừa gặp nhau đã nói chuyện mích lòng rồi! Lãm đâu? Sao vắng hoe vậy?
- Anh Lãm đi vắng, nhà này ngoài em với con bé Hà, còn ai nữa đâu mà không vắng?
Nhà Lãm gồm hai gian trước sau, mái lợp tôn, vách ván, nền đất đỏ bằng phẳng. Phía trước phòng khách kê một cái giường rộng và một bàn nước tròn. Trong lúc Na đi thắp cây đèn dầu mang lên, Viễn ngồi xuống chiếc ghế đẩu cởi giầy để mang dép. Chân anh như chạm phải nước đá.
- Sao lạnh quá vậy? - Viễn kêu lên và rụt chân lên ghế.
- Ðộ này buổi tối lạnh lắm, đi vớ thì bực bội nhưng mang dép thì như đạp phải nước đá. Tuy vậy, một lúc anh sẽ quen.
- Con bé Hà đâu rồi? - Viễn hỏi.
Na vào buồng ẵm con gái ra. Hình như nó còn ngái ngủ. Mặt con bé bầu bĩnh, hai gò má hồng, cặp mắt to đen lóng lánh dưới ánh đèn. Nó ngạc nhiên nhìn người khách lạ.
- Chào chú Viễn đi con! - Na nói với con bé.
- Chào chú ạ! - Con bé khoanh tay cúi đầu chào Viễn, giọng rất dễ thương.
- Giỏi quá! Bé Hà mấy tuổi rồi?
- Dạ, cháu gần bốn tuổi.
- Ði học chưa?
- Mẹ chưa cho đi học.
- Sao vậy?
Na giải thích:
- Ở đây chưa có nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo nên tụi em đành để nó ở nhà. Em thì bận bịu suốt ngày, bỏ nó chơi một mình cũng tội.
Na vẫn xinh đẹp như hồi đi học nhưng gầy hơn, đôi mắt to đen không còn nét ngây thơ hồn nhiên mà đầy vẻ suy tự Viễn ái ngại hỏi:
- Lãm đi đâu?
Na nói nhỏ như sợ ai nghe thấy:
- Anh Lãm theo người ta đi đào vàng trong núi rồi, cả tuần nay chưa thấy về, em lo quá!
- Có chuyện đó sao? - Viễn ngạc nhiên.
- Vùng này người ta đang đổ xô đi đào vàng. Anh Lãm nghe người ta rủ cũng khăn gói đi theo.
- Cái thằng mơ mộng! - Viễn phá ra cười.
- Không phải đâu anh, có người đã đào, đãi được vàng. Nhờ thế mà họ khá lên. Anh Lãm thấy cuộc sống vất vả quá, lại nhân mùa cà phê đang ra hoa, chẳng còn việc gì làm nên muốn thử thời vận. Em có ngăn nhưng không được.
- Thật vô duyên, anh lặn lội lên thăm nó, lại gặp lúc nó đi đào vàng - Viễn nhăn nhó.
- Ðể mai em nhắn anh Lãm về, anh định ở chơi bao lâu?
- Khoảng một tuần rồi về Sài Gòn chuẩn bị lên máy bay.
- Anh sắp đi à?
- Còn khoảng hai tháng nữa thôi.
- Mừng cho anh, nhưng buồn vì tụi này sẽ khó gặp lại anh nữa.
Viễn thở ra:
- Em cố nhắn Lãm về gấp. Anh không muốn ra đi mà không gặp được Lãm.
- Anh yên tâm, nếu không em sẽ đi tìm anh ấy.
-Làm sao em đi được?
- Anh đừng tưởng em còn là cô tiểu thư như lúc còn đi học. Bây giờ em trồng trọt, chăn nuôi giỏi lắm đấy và đi tới đâu em cũng đi được.
- Em thay đổi nhiều lắm đấy. Có gì cho anh ăn không? Ðói quá rồi!
° ° °
Na dậy sớm nấu nước sôi pha trà, bắc nồi cơm, đi cho heo ăn. Viễn cũng thức sớm nhưng nằm yên trên giường tận hưởng cảm giác nhàn rỗi trước buổi sáng ở một nơi lạ được rúc mình vào chăn ấm. Viễn tưởng đêm qua có mưa nhưng thật ra đó chỉ là hơi lạnh của sương mù đọng lại. Nghe gà vịt kêu ran trong sân, Viễn dậy ra đứng ở thềm nhà nhìn Na rải lúa cho chúng ăn. Không còn nhận ra một cô Na "yểu điệu thục nữ" ngày nào.
- Em pha cà phê anh uống nhé? Anh uống thử cà phê vườn nhà xem có ngon không?
- Cà phê nguyên chất thì còn gì bằng!
Na đặt ly cà phê phin lên bàn rồi đẩy chiếc Honda nữ dựng ở góc nhà ra sân, nói:
- Ðể em đi mua bánh mì về ăn sáng. Anh trông chừng bé Hà giùm, khi nó thức anh nhớ lên tiếng, không nó khóc vì tưởng em bỏ nó một mình.
Có lẽ tài sản đắt giá nhất của vợ chồng Lãm là chiếc Honda nữ Na đang chạy. Viễn đã thấy nó từ lúc còn học chung với Lãm, và cũng chính chiếc xe này Lãm đã chở Na đi chơi thời hai người mới yêu nhau. Ðối với vợ chồng Lãm, có khi nó là vật kỷ niệm thiêng liêng đánh dấu một thời tươi đẹp.
Na về, mang vào hai ổ bánh mì đặt trên bàn rồi đi ngay xuống bếp. Ít phút sau, Na mang lên một dĩa trứng ốp la và một nhúm muối tiêu:
- Anh ăn đi, trứng gà của nhà đó! Mẹ con em ăn cơm sáng quen rồi. Nhà quê mà anh.
- Em đã nhắn Lãm chưa? - Viễn vừa ăn vừa hỏi.
- Vừa nhắn xong. Cũng may có người đi vào chỗ đào vàng. Có thể chiều nay anh Lãm sẽ về tới. Anh yên tâm đi!
Ăn xong, Viễn thơ thẩn ra vườn cà phệ Sương mù đang tan dần. Phía bờ hồ đã thấy mặt trời nhú lên. Những bầy chim từ trong dãy núi bay ngang mặt hồ như lao vào một vùng ánh sáng mờ ảo. Viễn thích thú ngồi trên triền đồi, dưới một gốc cà phê hương hoa bay thơm lừng ngắm thiên nhiên đang chuyển dịch trước mặt anh.
Có tiếng động sau lưng, anh quay lại thấy Na và bé Hà đang đi tới. Con bé mặc chiếc áo len màu tím, đi lúp xúp bên mẹ như con búp bê.
- Bé Hà đòi em dắt đi tìm anh đấy! - Na cười.
- Bé Hà ngoan quá! Tới đây với chú Viễn!
Viễn đưa tay đón con bé vào lòng. Nó nhoẻn miệng cười, đôi mắt nó giống Na, gương mặt hao hao giống Lãm. Bé Hà nheo nheo mắt hỏi:
- Chú Viễn ra đây làm gì vậy?
- Chú ngắm cảnh mặt trời lên đó.
- Mặt trời ở đâu mọc ra vậy chú?
- Từ trong mây.
Con bé có vẻ thích thú khi nghe Viễn giải đáp. Nó rúc vào lòng Viễn cười khúc khích. Na vít một cành cà phê đầy hoa trắng, nhìn ra mặt hồ lấp lánh sáng bạc hỏi:
- Anh với cô Xuyến dạo này ra sao rồi? Nghe anh Lãm nói đợi khi qua Mỹ, hai ông bà mới làm đám cưới phải không?
- Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi qua bên đó!?
- Sao anh có vẻ thiếu tin tưởng vậy?
- Thì cũng như lúc còn đi học, đâu ai có thể ngờ rằng Na và Lãm sẽ trôi dạt đến chốn xa xôi này. Cuộc sống đầy bí ẩn Na ạ! - Viễn nói.
- Ðúng là không ngờ thật! - Na chép miệng.
- Nhưng dù sao được sống với hạnh phúc mà mình chọn là điều tốt đẹp rồi! - Viễn nói.
- Có vài người bạn thân rồi cũng lần lượt cách biệt hết trơn. Mai mốt anh đi rồi, tụi này coi như không còn ai thân thiết nữa! - Giọng Na bùi ngùi.
- Chú Viễn đi đâu? - Bé Hà nắm tay Viễn hỏi.
- Chú đi xa lắm! Cháu không biết nơi đó đâu! - Viễn vuốt mái tóc mịn như tơ của bé Hà nói.
- À cháu nhớ rồi - Bé Hà reo lên - Có lần cháu nghe ba Lãm nói chú sắp đi Mỹ, đúng không?
- Ba Lãm đã nói vậy à? - Viễn ngạc nhiên.
- Dạ! Rồi chú có về nữa không?
- Có chứ!
- Về, chú nhớ mua cho bé Hà nhiều kẹo nghen!
Thấy bé Hà và Viễn trò chuyện vui vẻ, Na cũng vui lây. Từ ngày lên đây lập nghiệp, vợ chồng Na gần như không giao tiếp với ai. Ðất rộng, người thưa, hầu hết dân ở đây đều từ các vùng xa xôi tới. Họ sống trong chu vi của những mảnh vườn cà phê và ai nấy đều tất bật vì sinh kế. Viễn lên thăm khiến Na thấy ngôi nhà mình bớt hiu quạnh.
- Em xuống chợ mua thêm thức ăn để chiều anh Lãm về mình... liên hoan nhé! - Na nói.
- Ðừng có bày chuyện Na ơi! - Viễn ngăn lại.
- Lâu lâu anh mới lên mà, huống chi anh lại sắp ra đi, biết bao giờ vợ chồng em có dịp gặp lại!
Na chạy đi như sợ bị Viễn kéo lại. Cô mất hút sau những hàng cà phê um tùm.
° ° °
Lãm về khoảng bốn giờ chiều, quần áo đầy đất đỏ, chiếc ba lô cũ trên lưng, vai lỉnh kỉnh các loại đồ nghề đào vàng. Mặt mày Lãm hốc hác, sạm đen nắng gió, tóc râu tua tủa, chiếc nón kaki ụp xuống mí mắt. Hai người ôm lấy nhau trong niềm xúc động. Viễn đùa:
- Chào triệu phú, được bao nhiêu ký vàng?
Lãm cười phá lên:
- Nhiều vô số kể, nhưng mình chưa đào tới được, vàng vẫn còn nằm sâu trong lòng đất.
- Mày đúng là anh chàng có máu phiêu lưu, đầu óc đầy mộng tưởng - Viễn nói.
- Thôi chuyện đó nói sau, giờ tao đi tắm rửa rũ sạch bụi cát đã. Na, bắt con gà nấu cháo, chiều nay anh với Viễn lai rai một trận.
Na nhìn Lãm cười:
- Em cũng đã mua sẵn thịt rừng. Anh đi tắm rửa đi! Gớm, giống y như người rừng!
- Nếu em không nhắn, anh ở trong núi luôn thì thành người rừng chứ gì! Yên chí, có quà cho em!
- Chắc là một cục... đá xanh! - Na cười.
Lãm ra giếng tấm xong thay bộ quần áo mới sảng khoái nói với Viễn:
-Ngồi đây tao kể chuyện đào vàng cho nghe!
- Có gì hấp dẫn không?
- Dĩ nhiên, giống như trong xi nê vậy!
- Vậy thì chờ em làm xong công việc hãy kể cho em nghe với! - Từ dưới bếp, Na nói vọng lên.
- Vậy thì anh và Viễn sẽ nói chuyện khác.
Bé Hà sà vào lòng Lãm. Viễn cảm thấy vui lây với hạnh phúc của bạn.
- Cô Xuyến đâu rồi? - Lãm nheo mắt hỏi.
- Biết hai bạn sống ra sao mà dẫn khách khứa tới? - Viễn cười đáp.
- Lúc nào tụi này cũng mong bạn bè tới chơi, nhưng có lẽ chỉ mình mày là dám thôi. Xa quá mà!
- Chú Viễn sắp đi Mỹ rồi đó ba! - Bé Hà khoe.
- Sao con biết?
- Có lần ba đã nói với con mà!
- Không ngờ con bé này nhớ dai như vậy! - Lãm cười, đặt bé Hà ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh.
- Nó giống mày như tạc! - Viễn nói.
- Ðây là tác phẩm vĩ đại của hai vợ chồng - Lãm nói vẻ tự hào rồi cúi xuống hôn má con gái.
Nói vậy cũng không quá đáng, bởi Lãm và Na đã phải đấu tranh với mọi cản trở của gia đình để cưới được nhau. Viễn may mắn hơn. Giống như một người ăn cỗ, người ta đã dọn sẵn và anh chỉ việc ngồi vào chỗ của mình. Bất giác, Viễn nhớ tới Ngàn. Sao anh không quen với Ngàn sớm hơn? Ở Ngàn, Viễn nhìn thấy một tâm hồn nhân hậu. Nhưng liệu anh có dám chống lại gia đình?
Viễn nhìn Lãm xúc động nói:
- Rất vui khi thấy mày với Na hạnh phúc. Bé Hà đúng là "tác phẩm tình yêu vĩ đại" của mày.
- Còn mày với Xuyến thì ra sao?
- Mọi sự còn tùy ở ngày mai - Viễn cười gượng.
- Thế bạn đã biết chính xác ngày đi rồi đấy à?
- Ngày thì chưa, nhưng thời gian đã ấn định rồi. Hai tháng nữa thôi, thật ngắn phải không?
- Mong đây không là lần gặp nhau cuối cùng.
- Tất nhiên rồi - Viễn xúc động nói.
- Mày định ở chơi với vợ chồng tao bao lâu?
- Khoảng một tuần rồi còn về Sài Gòn giải quyết công việc cho xong trước khi lên máy bay.
- Có liên hoan đưa tiễn gì trước khi đi không?
- Chắc là không.
- Nhưng với vợ chồng tao thì phải có. Hôm nay mình làm luôn đi. - Lãm cười - Tao đi mua rượu.
- Lâu không?
- Nhanh thôi, ở gần đây!
Lãm giao bé Hà cho Nạ Anh lấy honda phóng đi. Na đã làm xong con gà và đang canh nồi cháo. Thấy Viễn đi xuống bếp, Na ngước lên hỏi:
- Anh Lãm đi đâu vậy?
- Ði mua rượu.
- Bộ hai ông tính say sưa sao mà mua rượu?
- Cho vui thôi, em cứ yên tâm đi!
- Em lo cho anh thôi chứ anh Lãm giờ uống rượu ghê lắm. Không hiểu lý do nào khiến ảnh thay đổi như vậy, nhiều lúc em buồn ghê!
- Chắc tại lên đây không có bạn bè, nó buồn uống rượu giải sầu.
- Bộ em không biết buồn sao? Em cố để không nghĩ gì hết, nhất là cố không bao giờ hối hận.
- Ðừng bao giờ hối hận, nếu đó là tình yêu mà mình đã chọn lựa, rồi mọi việc sẽ qua - Viễn nói.
Có tiếng honda trước sân. Lãm về. Na dọn thức ăn lên bàn. Viễn nhìn thấy mấy món thịt rừng nướng, xào lăn tươm tất. Có cả một dĩa gà thật to và nồi cháo bốc khói. Lãm lấy chai rượu đế và cái ly nhỏ đặt lên bàn:
- Mình bắt đầu được rồi!
Chỉ vài ly, mặt Viễn đã đỏ ké. Ngà ngà say, Lãm hào hứng kể chuyện đào vàng. Na bế bé Hà lên ngồi ở mép giường, vừa đút cháo cho con vừa thích thú lắng nghe Lãm kể.
- Ông không tưởng tượng nổi đâu! Ðó là một thung lũng rộng lớn chạy cặp một con suối nước trong veo. Không biết từ hồi nào mà người ta đồn ở đây có vàng, thế là dân khắp nơi đổ về tranh nhau đào bới. Họ đào những cái hầm thật sâu, dãi nắng dầm mưa, chịu lạnh, chịu đói, chịu cả sốt rét để cuối cùng đào lên một lớp đất như bùn lẫn với đá sỏi rồi mang ra suối đãi...
- Có vàng không? - Viễn ngắt lời.
- Ðào chục cái hầm may ra được chút xíu vàng cám. Cũng có người đào được bằng hạt đậu xanh, nhưng rồi bệnh hoạn thuốc men, ăn uống, cũng hết, tay trắng lại hoàn tay trắng.
Lãm cao hứng, moi ba lô lấy ra một gói giấy nhỏ mở ra cho Na coi:
- Qùa tặng cho em đây!
Na nhìn chăm chú vào mảnh giấy học trò nhàu nát cát bẩn, đỏ mặt hỏi:
- Như thế này thì được bao nhiêu?
- Khoảng hai chục hạt bụi vàng! - Lãm cười gượng - Nhưng nó là kỳ công của anh đó!
Viễn nhìn Lãm bằng đôi mắt đỏ ngầu của người say, nhưn ggiọng nói thì rất tỉnh táo:
- Mày hãy ngủ mơ với những hạt bụi vàng ấy đi và thức dậy với vườn cà phê thực tế của mày. Những cái hoa cà phê trắng muốt ngoài vườn kia cũng là những hạt bụi vàng!
Lãm cười giòn tan, còn Viễn ngã đầu lên thành ghế nhắm mắt. Anh thấy đất trời quay tít...
° ° °
Buổi chiều, Lãm đang ở ngoài vườn cà phệ Viễn dẫn honda ra cửa. Na nhìn theo, hỏi:
- Anh có về ăn cơm không?
- Nhà cứ ăn trước, đừng chờ! - Viễn nói.
Trời bàng bạc sương mù. Viễn mặc chiếc áo blouson màu xám tro phóng xe ra đường lớn, hướng về phía thị trấn Di Linh. Lần theo địa chỉ Tường Lan ghi trong mảnh giấy, Viễn đến trước cổng một ngôi nhà có tường rào cao phủ đầy một loại cây leo có màu hoa tím đỏ. Cánh cổng sắt màu xanh đóng im ỉm. Viễn nhấn nút chuông điện. Ít phút sau, một người đàn ông tóc hoa râm, đeo kính lão, tay cầm cây kéo lớn để tỉa cây kiểng từ phía trong đi ra mở cổng, nhìn Viễn với ánh mắt dè dặt.
- Cậu tìm ai?
- Dạ, đây có phải nhà cô Tường Lan không ạ?
Người đàn ông gật đầu. Ngay lúc ấy, từ trong khoảng sân, Tường Lan vội vã đi ra nói:
- Thưa cậu, đây là anh Viễn, bạn của con ở Sài Gòn mới lên, nhân tiện ghé thăm con.
Tường Lan đẩy rộng cánh cửa cho Viễn dẫn xe vào. Cô vui vẻ nói:
- Tôi đoán hôm nay anh đến, nên từ trưa giờ có ý đợi, có việc ra chợ nhưng không dám đi. Ông cụ vừa mở cổng là cậu ruột tôi đó.
Ngôi nhà thật rộng, xung quanh có vườn cây, lối vào nhà trồng rất nhiều hoa. Tường Lan nói:
- Ông cậu tôi ở ngoài vườn suốt ngày, rất ít khi ra ngoài. Mợ tôi đã chết trước ngày giải phóng do nhồi máu cơ tim...
Hai người vào phòng khách. Bộ salon cổ xưa kê giữa phòng có cẩn xà cừ sáng lấp lánh. Ðồ vật bài trí trong phòng đều là đồ cổ, khá đắt tiền nhưng lại làm cho không khí căn phòng rộng lớn thêm lạnh lẽo, u tịch. Cây đàn piano màu đen cũng thuộc loại cổ, chiếm một vị trí trang trong ở góc phòng.
- Anh Viễn uống cà phê nhé? - Tường Lan hỏi.
- Không khí này thì uống cà phê tuyệt quá rồi!
- Anh ngồi chờ một chút, tôi đi pha.
Viễn ngồi nhìn lơ đãng. Từ cái lọ hoa nhỏ xíu tới chiếc tủ to kềnh, chạm trổ tinh vi đã nói lên sở thích của người chủ thích sự thanh nhàn, trầm mặc. Ngôi nhà có lẽ không thích hợp với Tường Lan chút nào. Người chồng của Tường Lan, người đàn ông bị bệnh tâm thần đó đang ở đâu trong ngôi nhà này? Viễn rất tò mò muốn biết.
Tường Lan mang ra hai tách cà phê phin:
- Hôm nay tôi cũng phá lệ, uống cà phê với anh cho vui!
Viễn rút nhánh hồng trong bình hoa trên bàn ngắm nghía rồi cắm trở vào bình.
- Xin lỗi, ông xã của Tường Lan đâu rồi?
- Anh ấy đang ở ngoài vườn.
- Sao lúc vào đây tôi không gặp?
- Sau nhà có khu vườn cà phê nữa, đó là một triền đồi dẫn xuống một con suối. Anh Nguyện thường ở ngoài đó hoặc xuống suối câu cá.
- Ở một nơi yên tĩnh, thơ mộng như thế này, chắc anh Nguyện sẽ chóng bình phục.
- Nhưng ngôi nhà hơi lạnh lẽo, anh thấy không? - Tường Lan nhìn Viễn nói.
- Có lẽ tại ít người với những món đồ cổ im lìm này, trừ cây đàn piano - Viễn nhìn Tường Lan mỉm cười - Chị có thể đàn cho tôi nghe được chứ?
- Ngay bây giờ ấy à?
- Vâng.
- Chưa được đâu, cây đàn này bỏ lâu quá rồi. Tôi đang nhờ một người thợ già ngoài thị trấn đến lên dây giùm nhưng chưa thấy ông ấy đến.
- Ðợi cây đàn lên dây xong, chắc tôi đã về Sài Gòn rồi, thế là mất một dịp may.
- Thôi cũng được nhưng tôi sợ tiếng đàn không hay lắm đâu, vì âm thanh không chuẩn.
- Không sao, miễn nghe chị đàn là được rồi.
- Anh uống cà phê đi!
Tường Lan tới ngồi trước cây đàn, nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ. Một màu nắng mỏng xuyên qua sương mù hắt qua cửa kiếng làm cho gương mặt Tường Lan giống như một người trong tranh.
- Anh muốn nghe bản gì đây?
- Bất cứ bản gì chị thích!
Một chuỗi âm thanh xao động ngân lên rồi lắng xuống một cách buồn bã. Tường Lan đàn bản Giọt Mưa Thụ Viễn ngạc nhiên thấy cô ngừng lại giữa chừng, ngồi bất động, trông ra ngoài cửa và hai bên má chảy xuống hai dòng nước mắt. Một lúc sau, trấn tĩnh cơn xúc động, Tường Lan quay lại hỏi:
- Anh Viễn thấy thế nào?
- Hay lắm, nhưng rất tiếc chị đã dừng lại ở giữa chừng.
- Anh cũng thấy đó, mỗi lần đàn bản này, tôi đều bị xúc động mạnh.
- Tại sao vậy chị? - Viễn dè dặt hỏi.
- Không thể kể cho anh nghe được đâu - Tường Lan gượng cười.
- Cuộc sống của chị dường như có nhiều bí ẩn.
Tường Lan đứng lên, đôi mắt còn đẫm ướt, nói:
- Anh có thích đi một vòng không?
- Giới thiệu tôi với anh Nguyện đi - Viễn nói.
- Anh quả thật muốn biết chồng tôi à?
Viễn gật đầu.
Khu vườn sau nhà thật rộng. Không gian đẫm hương thơm hoa cà phệ Không khí se lạnh vì sương mù đang xuống mờ ảo bên kia dãy núi.
- Gần như suốt ngày, anh ấy ở ngoài vườn - Tường Lan vừa đi vừa nói.
- Sao chị không gắn thu xếp lên thăm anh ấy thường xuyên hơn? Một mình anh ấy ở đây chắc buồn lắm - Viễn nói.
- Làm sao biết một người bệnh tâm thần vui hay buồn. Lúc nào tôi cũng thấy anh ấy nhìn tôi gầm gừ, giận dữ. Chưa thấy anh ấy nhìn tôi bằng ánh mắt vui mừng bao giờ.
- Thật thế sao?
Xuống hết triền đồi, Viễn thấy một dòng suối trong xanh tuyệt đẹp, vẻ đẹp mờ ảo. Ánh nắng mặt trời không đủ xuyên qua các vòm lá rậm rì. Tường Lan ngạc nhiên nhìn quanh:
- Thường thì anh ấy vẫn ngồi trên tảng đá lớn này để câu cá, hôm nay lại biến đi đâu rồi?
Ngay lúc đó, Viễn thấy một bóng người hiện ra phía sau lưng. Anh quay lại, bắt gặp người đàn ông đang nhìn mình bằng ánh mắt giận dữ. Ông ta mặc bộ pyjama màu lam giống như những người tu tại gia, chiếc áo len tay dài cổ cao màu nâu nhưng có lẽ ông ta mặt theo thói quen hơn vì lạnh. Gương mặt ông bị một vết chàm vắt ngang phần gò má trái, tóc muối tiêu, nước da ngâm đen. Viễn không hiểu người đàn ông hiện ra từ chỗ nào.
- Anh Nguyện! - Tường Lan kêu lên.
Viễn không ngờ chồng của Tường Lan lại già hơn cô đến như vậy.
- Chào anh - Viễn lên tiếng làm quen.
- Anh là ai? Có phải là thánh Phao Lồ không? - Người đàn ông cất giọng rè rè ma quái.
- Anh Nguyện, đây là một người quen của em, anh ấy cũng ở Sài Gòn.
- Sài Gòn ở chỗ nào? - Người đàn ông ngơ ngác.
- Trong ngày, anh Nguyện có những lúc tỉnh, lúc điên, không có quy luật gì cả - Tường Lan giải thích - Xin lỗi anh, không thể nói chuyện với anh Nguyện trong lúc này được đâu!
- Thử cố gắng xem - Viễn nói.
- Hoài công và càng thêm bực mình thôi. Tốt nhất hãy để anh ấy một mình.
Nhưng Viễn không nghe, anh lại gần người đàn ông và vỗ vai ông ta, tỏ vẻ thân thiện:
- Nghe nói anh thích câu cá lắm phải không?
- Ai nói với anh vậy?
- Chị Tường Lan, vợ của anh.
- Ðồ nói láo - Người đàn ông giận dữ - Mày là thằng nói láo, đểi giả, hãy cút khỏi đây!
- Tôi là bạn của anh đây mà - Viễn cười.
- Mày là thằng lừa đảo.
Viễn lãnh đủ một cái tát bất ngờ của người đàn ông điên loạn. Cái tác khá mạnh làm Viễn lảo đảo. Tường Lan nhảy tới nắm tay người đàn ông lôi đi, và nhìn Viễn giọng run run:
- Không được đâu, tốt nhất là anh nên về đi!
Người đàn ông hươ chân múa tay và nói lảm nhảm, gần như không biết Tường Lan là ai. Viễn thở dài quay đi và khi lên hết con dốc, Viễn đứng dưới một gốc cây cà phê nói lớn:
- Tôi chờ chị Ở quán cà phê ngoài đầu phố.
° ° °
Viễn kéo ghế mời Tường Lan. Chị bối rối:
- Anh chờ tôi lâu lắm phải không?
- Tôi tưởng chị không đến nên định ra về.
- Tôi phải đợi cho anh ấy ngủ mới yên tâm đi.
Trời lạnh quá. Tường Lan quấn lại chiếc khăn quàng cổ màu tím và ngồi thu mình trong ghế.
- Sao anh không về ngay từ chiều, bây giờ trời tối rồi, đường về nhà bạn anh có xa lắm không?
- Chị đừn glo, chạy honda khoảng hai mươi phút là tới.
Tường Lan nhìn Viễn ái ngại:
- Hồi chiều chắc anh đau lắm! Tôi không ngờ lại xảy ra chuyện như vậy. Mong anh hiểu cho và đừng giận anh Nguyện. Hồi chiều khó khăn lắm tôimới lôi được anh ấy vào nhà để cho uống thuốc. Bây giờ thì anh ấy đã ngủ ngon.
- Làm sao biết được tâm tính bất thường của người điên - Viễn cười - Chị uống tách cà phê đen cho ấm nhé?
- Vâng.
Viễn gọi cà phê và quay lại nói với Tường Lan:
- Lẽ ra tôi về ngay từ lúc đó, nhưn gkhông hiểu sao tôi quyết định ra quán ngồi đợi chị. Tôi có thể làm gì để giúp chị đây?
- Giúp việc gì chứ? - Tường Lan ngạc nhiên.
- Tôi cũng không biết nữa - Viễn ái ngại - Nhưng trước hoàn cảnh của chị, tôi cũng thấy buồn quá! Chị có cần gì không?
- Không, lâu lắm tôi vẫn sống như vậy.
- Cho tới bao giờ?
- Hoặc là anh Nguyện sẽ khỏi bệnh, hoặc là tới ngày anh ấy chết.
- Chị lấy anh Nguyện trong hoàn cảnh nào?
- Anh làm như công an hỏi cung vậy! Nhưng hiện giờ tôi không muốn nói gì cả. Ðó là chuyện đã qua.
Cà phê được mang ra. Tường Lan cầm chiếc muỗng nhỏ, vừa quậy cà phê vừa nói:
- Chừng nào anh về lại Sài Gòn?
- Ba hôm nữa.
- Một tuần nữa, gặp nhau tại Sài Gòn, tôi sẽ kể.
- Làm sao để gặp lại chị? - Viễn mỉm cười - Tôi cũng không còn ở Sài Gòn bao lâu nữa.
- Anh đi đâu? - Tường Lan ngạc nhiên.
- Tôi sắp đi xuất cảnh với gia đình như đã nói hôm gặp nhau trên xe đò.
- Hôm ấy tôi tưởng anh nói đùa.
- Tôi cũng không chủ động lắm trong chuyện này. Không đi cũng là một điều tốt.
- Thế nào chúng ta cũng sẽ gặp nhau ở Sài Gòn. Con người ta, có duyên thì sẽ gặp nhau. Tôi có đứa cháu, con bà chị ruột, tình cờ đi học về bị một thanh niên đi honda đụng phải, nó vào bệnh viện, thế là quen nhau. Theo tôi biết, anh chàng kia đang theo đuổi cô bé Ngàn, cháu gái của tôi và nó cũng rất có cảm tình với anh chàng đụng nó. Có duyên là thế đấy, dù rằng cuộc tao ngộ này... hơi đau đớn cho thể xác một chút.
Viễn hoảng hốt:
- Chị vừa nói gì, cô cháu gái của chị tên gì?
- Tên là Ngàn. Nó đang học lớp 12 trường Nguyễn Thị Minh Khai, xinh lắm, anh muốn làm quen, về Sài Gòn tôi giới thiệu chọ Nhưng anhphải kêu tôi bằng dì, chịu không?
Ở đời, có những sự trùng hợp quá bất ngờ và khó hiểu. Viễn cố giấu sự bối rối, một lúc mới hỏi:
- Ngàn đã kể cho chị nghe chuyện này à?
- Ðúng vậy! Một hôm tôi vào bệnh việc thăm, cô bé đã kể tôi nghe. Tuy tôi vai lớn hơn Ngàn, nhưng tình thân thiết như bạn gái cùng tuổi.
- Chị chưa biết mặt anh chàng đã gây tai nạn?
- Rất tiếc, tôi chưa biết.
Viễn mỉm cười. Nghĩ cũng thú vị thật.
- Thôi chúng ta về! Ông cậu ở nhà chắc đang chờ tôi về ăn cơm - Tường Lan nói.
- Ðể tôi đưa chị về.
Viễn gọi tính tiền rồi hai người ra khỏi quán.
Ngày Vắng Mưa Thưa Ngày Vắng Mưa Thưa - Từ Kế Tường