Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.

Tiến sĩ Wayne Dyer

 
 
 
 
 
Tác giả: Thảo Nhi
Thể loại: Ngôn Tình
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Chu Hương
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3079 / 5
Cập nhật: 2015-11-23 12:53:08 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
hiếc xe một lần nữa bị chủ giận cá chém thớt hành hạ, đã đến lúc nó phát cáu quay ngang, hất tung Khanh xuống đường đất, nhưng rất may mắn, chỗ đón nhận Khanh là một vùng cỏ thảm ở vườn hoa.
Đang vung tay xới tung lớp đất gần đó, Khoa buông vội cây cuốc, chạy tới, xốc Khanh dậy, lo âu hỏi dồn:
- Trời, anh Khanh! Sao thế này, có bị gì không?
- Tránh ra đi. - Khanh nạt lớn và tiện tay đẩy mạnh Khoa làm chàng bật ngửa, loạng choạng lùi về phía sau để cố giữ thăng bằng mà khỏi té. Cau nhẹ mày, Khoa nói khi đứng trụ vững trở lại:
- Tôi muốn đỡ anh dậy thôi mà. Nào có ác ý gì đâu.
- Tao không mượn. Đừng có giả ơn giả nghĩa, ai còn lạ gì bộ mặt thật của mày nữa.
- Nên nhớ đấy Khoa. Tao thua mày phen này, không dễ thua lần tiếp nữa đâu. Đừng có hòng. Mày hãy chờ đấy.
- Anh nói gì mà … tôi không biết gì cả?
Khoa phủi nhẹ đôi tay sau khi dựng chiếc xe của Khanh lại đàng hoàng, hỏi tiếp:
- Tôi làm anh phật ý à? Nếu có thì xin lỗi anh.
- Không cần thiết phải như thế. Nhưng nếu từ đâu mày đến, thì cút xéo về nơi đó là tốt hơn nhiều đấy. Tao không muốn thấy mặt mày ở nơi đây nữa.
- Anh đuổi tôi ư?
- Nếu tao có thẩm quyền thì mày đã biến từ lâu rồi. Thật khốn nạn, bỉ ổi và đạo đức giả! - Khanh như trút bực vào Khoa.
- Sao anh lại chửi tôi? - Khoa cố nhẫn nại - Tôi có gì không phải, làm phiền anh thì xin anh cứ nói.
- Mày đó. - Khanh đột ngột chụp ngực áo Đăng Khoa, túm ngược về phía mình rít giọng. - Mày đã nói gì với Tuyết Nhung hả?
- Tôi … tôi có nói gì đâu.
- Láo. Tao không tin mày tốt bụng đến thế Khoa ạ.
- Có chuyện gì từ từ nói. Anh buông tôi ra đi, làm thế này lỡ ai trông thấy được … khó giải thích lắm
- Tao không đấm vỡ mặt mày là còn may lắm đó. Hứ! Cái thứ chai lì. Làm đàn ông con trai gì mà chịu nhục, chui rúc định núp theo sống áo đàn bà để tồn tại.
Mày tưởng mình là ai hả? Cố ý hại tao để thế vào. Lầm rồi Khoa ạ. Tuyết Nhung sẽ không thể quên tao được mà chấp nhận mày đâu.
Còn nữa, tao lập lại lần cuối cùng. Nam nhân đại trượng phu, sống kiểu nhờ vả, tức có nghĩa ăn nhờ ở đậu, nhục lắm.
Tao thật không hiểu sao mày chịu được. Làm ơn đi soi rọi lại mình là vừa, đừng để cánh đàn ông phải xấu hổ lây.
Nói xong, Khanh nhổ toẹt nước bọt ngay trước mặt Khoa, rồi ngang nhiên leo lên xe, lao vút ra khỏi cổng nhà Tuyết Nhung, bỏ lại sau lưng làn khói mỏng và một Đăng Khoa đang mím chặt môi, cúi thấp đầu nhẫn nhục.
Ngồi thụp xuống, lùa mười ngón tay vào mớ tóc rối nùi và lần xuống vuốt lấy mặt như tự trấn tĩnh. Những lời lẽ của Khanh như là một ca nước lạnh tạt mạnh vào Khoa.
Có một cái gì đó vừa ấm ức, vừa nhục nhã, chớp nhanh đôi mắt cố ngăn những giọt lệ nóng chực trào ra, Khoa ngẩng nhìn trời cao khá lâu để rồi im lặng như pho tượng đá.
- Khoa! Tối rồi vào nhà đi chứ. - Ông Niên vỗ nhẹ vai Khoa - Có tâm sự à?
- Dạ không. - Khoa gượng cười khỏa lấp - Bác về khi nào mà con không nghe thấy tiếng xe vào sân?
- Lâu lắm rồi. Hôm nay con sao thế? Nhớ quê à? Cũng phải thôi. Trong hoàn cảnh như con, ai cũng đều như vậy cả. Nè! Con có gì cần tâm sự với bác không, Khoa?
- Con … không có.
Khoa cúi thấp mặt, tránh cái nhìn dò xét khắt khe của ông Niên. Gật đầu trong bóng đêm, điếu thuốc lá trên môi ông cháy rực đỏ, ông ríu nhiều hơi liên tục như đắn đo, do dự một cái gì đó khó nói. Khá lâu, ông Niên trầm giọng, tiếp:
- Con ở nhà bác mấy tháng nay rồi, có dự định gì chưa?
- Con … - Khoa khó khăn trả lời.
- Nếu là chưa, thì lo toan tính đi, bây giờ vẫn còn kịp đấy.
- Ý của bác là …
- Làm con trai, phải ra đời học hỏi, nhờ vả hoài … Bác thì không nói gì, nhưng e lòng tự trọng của con bị tổn thương. Con không ngại cho bác nói thẳng chứ?
- Dạ, không. - Khoa đáp mà nghe như nghẹn lời.
- Thế thì tốt lắm. Lời thật bao giờ vẫn thường hay mích lòng, nhưng thà mếch lòng trước đặng lòng sau, con ạ.
Thuở bằng tuổi con bây giờ, bác đã chẳng sung sướng thảnh thơi chút nào cả. Có làm mới có ăn, quần quật cả ngày chỉ nuôi được miệng một bữa. Đói khổ, nhục nhằn trăm bề …
Sung sướng, an nhàn, ai lại không ham, nhưng cứ ngồi không hưởng thụ trên mồ hôi của kẻ khác thì đáng chê trách lắm. Nhất là ỷ lại vào tiền của hồi môn của cha mẹ.
Sinh con, không ai dễ sinh lòng, bởi thế cho nên bác rất lấy làm tiếc cho bao cậu trai trẻ ham vui buông xuôi mọi thứ. Thả sức, thả của vung tiền qua đầu thiên hạ để thỏa mãn tính hiếu kỳ tệ hại và tự ái của loại anh hùng rơm, tưởng ta đây là trên mọi người, chẳng kể công sức cực nhọc của đấng sanh thành hoặc ông bà tạo dựng.
Đến lúc trắng tay, chợt tỉnh, có muốn hối hận vẫn không kịp hối. Nói để mà nghe chứ, loại công tử giàu có ngu đần ấy cũng không đáng trách bằng loại thứ hai mà bác sắp đề cập tới. Bác nói khá dài đó. Con có muốn nghe không, Khoa, hoặc giả khó chịu?
- Thưa …. Con không dám ạ.
- Được. Vậy bác nói tiếp nhé. - Ông Niên hắng giọng, cố mở to mắt nhìn thật kỹ vào Khoa xem phản ứng thế nào trong đêm chập choạng tối. - Loại thứ hai là người ngu đần, không có óc cầu tiến. Cố lục tìm trong ký ức những ai từng quen biết lâu, mau, cũ, mới với cha mẹ mình để nhờ vả, nương thân, miễn họ chịu tiếp nhận, bất chấp mọi lời dèm pha lẫn khó chịu của gia chủ.
Loại người đó theo bác, chẳng có chút liêm sỉ nói chi tới lòng tự trọng, con nghĩ có đúng không hả, Khoa?
Lời lẽ của ông Niên thật êm ái, thật dịu ngọt, nhưng chất chứa bao mũi kim châm, muối xát đến nhức lòng Khoa. Chưa bao giờ chàng cảm nhận hết sự đáng khinh, đáng nhục của chính bản thân mình như bây giờ.
- Con vào chưa, Khoa?
- Dạ … bác vào trước. Con sẽ theo sau.
- Ừ. Vào phòng ăn dùng cơm luôn thể nhé.
- Vâng ạ.
- Nhớ nhanh một chút con nhé. Đừng bao giờ để người khác quá khó chịu về mình, và luôn biết rằng phải soi rọi lại bản thân mình mới mong tồn tại được.
Bác nói thì hơi nhiều đấy, nhưng rất hy vọng rằng qua buổi tâm tình này, sẽ hiểu được con hơn với hành động cụ thể.
Vỗ nhẹ vai Đăng Khoa một lần nữa, ông Niên quay gót trở vào nhà.
Anh Khoa ơi! - Nhung đẩy mạnh cánh cửa phòng Khoa, ló đầu vào và cười thật hớn hở. Cô chìu nụ hồng còn ướt đẫm hơi sương, hỏi: - Anh mới cắt đem vào phòng em à?
- Phải.
- Cám ơn nhạ Đăng Khoa! Anh vẫn dễ thương như ngày nào. - Bất ngờ Nhung nhón chân đặt nụ hôn vào má Khoa ngọt lịm và vô tư hỏi: - Ủa! Anh định đi đâu mà thu xếp hành lý sớm quá vậy?
- Bác trai bảo anh đi ra chi nhánh của công ty ngoài mũi né, Phan Thiết.
- Thích quá nhỉ. Em theo có được không?
- Có lẽ là không. - Khoa trả lời nhanh như cái nhìn trìu mến kín đáo của mình dành riêng cho Nhung mà cố giấu.
- Chừng nào anh đi?
- Có lẽ giây lát. Bác trai muốn anh chiều nay phải có mặt ngoài ấy lo công việc.
- Mẹ em biết chưa?
- Rồi. - Khoa lại đáp nhanh cố chịu.
- Vậy em biết cuối cùng à? Hỏng chịu vậy đâu nhạ - Nhung phụng phịu, đôi mắt cụp xuống thật nhanh như ẩn chứa một nỗi buồn sâu nặng - Chừng nào anh về hả Khoa?
- Có lẽ hơi lâu.
- Nếu thế, nhà này sẽ buồn lắm đó. Vả lại, em với anh Khanh chia tay nhau rồi. Tưởng là sẽ có anh an ủi em nào ai dè anh cũng đi mất luôn.
- Những ngày tháng sau này không biết em sẽ sống ra sao đây?
- Nhung à! Dù ở bất cứ nơi đâu, anh vẫn luôn mong cho em vui, khỏe và trẻ trung xinh đẹp mãi. Gắng đi em, rồi mọi thứ sẽ qua đi. Hãy cố ngủ say nồng một giấc, khi tỉnh lại, bình minh lên, em sẽ quên …
- Nhưng anh Khoa ơi! Em đau đớn khổ sở nhiều lắm rồi. - Nhung chợt bật khóc và ngả đầu vào ngực Khoa - Em đã cố quên anh Khanh mà cõi lòng tan nát vụn vỡ.
Khanh là tình yêu đầu đời của em. Em yêu anh ấy thật nhiều, để rồi đau khổ cũng đầy ắp. Khanh dối gạt em. - Nhung nấc lên nghẹn ngào - Em yếu đuối quá, nên không chịu đựng được nỗi đau này, cho dù cố chôn kín và lãng quên.
Có anh bên cạnh là nguồn động viên, bây giờ lại phải xa rồi.
Nhung lại khóc như mưa. Nỗi buồn đau cố nén bao lâu nay được dịp bộc phát tuôn trào. Nước mắt khơi nguồn không cạn kiệt. Nhè nhẹ vuốt tóc Nhung, cố tạo vỏ bọc với lớp anh trai, Khoa ân cần khuyên bảo:
- Anh biết, em cưng ạ. Đừng khóc nữa.
Nước mắt dễ làm mềm lòng kẻ sắp đi xa như anh đây.
Anh tin và tin rất nhiều nơi nghị lực của em. Can đảm lên Nhung ơi, thời gian sẽ là liều thuốc diệu kỳ thần nhiệm, bôi xóa và bào mòn tất cả.
Hãy tự tin vào chính bản thân mình. Bởi hơn ai hết em là người biết rõ mình đã và đang làm gì, phải xử trí sao với cuộc tình đó. Lẽ phải luôn thuộc về em.
Xử sự đúng, đừng lo mình bị cô lập. Mọi người sẽ đến với em với tất cả sự tốt lành nhất.
Khoa nói trong một hơi dài, sau khi đã hít sâu trong lòng ngực sự cương quyết làm lại từ đầu. Những lời nói đó thật ra, Khoa tự nhủ với chính bản thân mình, có lẽ đúng hơn là an ủi Tuyết Nhung.
Một vùng nhỏ nơi ngực áo sơ mi của Khoa đẫm lệ cô bạn nhỏ từ tuổi còn thợ Nỗi sầu trong lòng Nhung cũng theo đó vơi dần. Đỡ nhẹ Nhung ra và nhìn thật sâu vào mắt cô, Khoa nói:
- Anh đi nhé. Chúc em vui khỏe.
- Em tiễn anh được không?
- Khỏi đi, Nhung ạ. - Khoa lắc nhẹ đầu. - Đưa tiễn dễ khiến con người ta thêm bịn rịn lúc chia tay thôi.
Anh sợ, rất sợ nước mắt lúc ly biệt. Vả lại, anh chỉ đi trong một khoảng thời gian ngắn rồi trở về. - Giọng Khoa chợt chùng xuống như nghèn nghẹn cố nén - Hy vọng ngày gặp lại, em vẫn như ngày hôm nay và không quá muộn.
- Gì mà muộn chứ? - Nhung nhíu nhẹ mày - Hình như anh muốn nói gì với em phải không, Khoa?
- Không. - Khoa nhìn đi nơi khác lắc đầu và thở hắt ra một hơi dài. - Anh tiện miệng thôi.
- Nhưng trong lời anh nói có cái chi đó, em ….
- Anh đi nhé.
Khoa nói nhanh, rồi âu yếm hôn lên đôi mắt còn ướt lệ của Nhung và lầm lũi bước thật nhanh như trốn chạy một cái gì …
Những hòn sỏi nhỏ giật mình khua động dưới bước chân người khách lữ hành.
Bóng Khoa đơn độc, nhạt mờ trong sương sớm.
Tự nhiên Nhung thấy ngậm ngùi, xót xa, tâm trạng chợt hụt hẫng như vừa đánh mất một cái gì đó quí giá vô ngần và ngỡ ngàng vì chợt hiểu.
Tâm tư xao động mạnh, cô chạy nhanh ra cổng. Chung quanh chỉ toàn màu sương đục mang đậm hơi biển mặn.
Nhung muốn gọi theo Khoa, muốn đuổi theo giữ anh lại, nhưng đôi chân như rã rời, chùng xuống và tựa hẳn lưng vào cổng sắt vô tình mà nghe mặn đắng bờ môi vì bao giọt lệ nóng.
Chiếc xe lăn bánh, con đường dài phẳng lì và hun hút. Khoa chống tay vào cằm, đôi mắt buồn thăm thẳm.
Vẫn túi hành trang gọn nhẹ, Khoa lại đi, đi thật xa, cố tìm lại từ đầu. Cuộn phim của quá khứ xót xa hối hận chợt về trong Khoa, như một lời cáo buộc khe khắt.
Cái tháng ngày mà Khoa vừa như ông hoàng trên tiền tài vật chất, vừa như con quỉ sa tăng trong lớp người. Một tay vung tiền qua cửa sổ, Khoa phá nát tan cơ nghiệp của gia đình. Bỏ ngoài tai bao lời than thở khuyên lơn và những giọt lệ của mẹ.
Ăn năn sám hối chỉ đến với Khoa, khi người mẹ thân yêu từ giã cõi đời. Tài sản đã hết, bạn bè xa lánh, người thân yêu tôn kính cũng không còn, chừng ấy đó, Khoa mới hiểu được thế nào là nghèo khổ và cô đơn. Nước mắt con trai lăn dài. Khoa gục xuống để mặc cho nó tự do tuôn chảy, và âm thầm chảy mãi.
- Nhung ơi! Anh phải ra đi. Đi để tự khẳng định lại mình. - Khoa thầm nói, và ngẩng lên với đôi mắt ráo hoảnh.
- Tuyết Nhung! Con nói cho ba nghe, lý do tại sao con chia tay với thằng Khanh?
- Con không chịu được tính tình của anh ấy. - Nhung cúi mặt trả lời - Thật sự mà nói, cả ba và con đều lầm.
- Ba thật sự không hiểu ý con muốn nói gì?
- Anh Khanh đã có vợ và có con.
- Đó không còn là vấn đề nữa. Bởi nó đã ly dị rồi mà.
- Sao ba biết? Anh ấy tìm gặp ba à?
- Phải. Và nó có đưa giấy tờ ly dị ra cho ba xem. Đây, con nhìn rõ đi, trước khi trách cứ nó. - Ông Niên đẩy nhẹ tờ giấy về phía Nhung - Thật ra, điều ba muốn biết rõ là ngoài lý do con nêu ra, có còn nguyên nhân nào khác không? Nếu có, là lý do gì?
- Chẳng có gì cả, ba ạ. - Nhung bực bội đứng lên - Con lớn rồi và phải biết kiểm soát lẫn chịu trách nhiệm với việc làm của mình, một khi đã đi đến quyết định.
- Có nghĩa là con nhất định chia tay?
- Vâng.
- Ý ba không muốn thế. Hơn ai hết, con biết đấy Nhung ạ, kỹ sư Khanh rất nhiều tiền, và nó là yếu tố thành công khi xây dựng một cuộc sống gia đình.
- Nhưng đó không phải là nhân tố quyết định cho một tình yêu khi cần, rất cần sự chân thật, thưa bạ - Nhung nóng nảy - Gia đình là nền tảng của xã hội, con biết, nếu như con không lầm thì nhà mình cũng không mấy cần tiền cho lắm và càng không thể thiếu tiền hay ít hơn tiền của anh Khanh mà?
Nhung cao giọng vì bực tức, cô tiếp:
- Đã tới lúc con không thể tha thứ và giả câm điếc, đui mù với Khanh được nữa rồi.
Những tờ giấy ly dị này, hoàn toàn chỉ giả dối, hèn mạt không hơn, không kém.
Con thật sự tỉnh rồi, không dễ gì mê ngủ một lần nữa.
- Con nên nhớ, đó là người do con tự chọn khi trưởng thành, chứ không phải ba mẹ ép con.
- Con biết. Bởi thế cho nên con rất mong ba hãy để con tự do lựa chọn và làm đúng theo lương tâm của một con người.
- Con có thể nói rõ hơn về kỹ sư Khanh cho ba nghe không?
- Con không muốn nói xấu người vắng mặt, nhất là người yêu khi đã chia taỵ Những điều mà con chỉ có thể nói với ba là nên tránh xa anh ta.
Con người đó không đáng gần gũi và tin tưởng được. - Nhung quàng chiếc ví lên vai nhìn cha, nói - Con có thể đi được không ba?
- Ừ. Thôi, đi đi. À, phải rồi. Hơn một tháng nay, con có tin tức gì thằng Khoa không?
- Con cũng định hỏi ba câu này đấy. - Nhung ngồi trở lại trên ghế - Thật ra, ba có gì đó cố tình giấu con và mẹ phải không?
- Làm gì có chuyện đó chứ?
- Vậy còn việc anh Khoa bỏ ra đi?
- Ba không được biết.
- Ba phải biết mà. Và con nghĩ ba còn biết rõ hơn ai hết.
Bởi vì anh ấy nói với con là chính ba bảo ảnh đi mũi Né, Phan Thiết mà.
- Nó tự đi thôi. Ba không có trách nhiệm gì trong việc này cả.
- Tức là anh Khoa nói dối con sao?
- Cho là vậy cũng được đi. Nhưng bao lâu nay ngày hai buổi, Khoa theo ba đến công ty học những việc gì?
- Con định hỏi cung ba hay sao?
- Con chỉ muốn biết cụ thể thôi.
- Nếu như ba chẳng thích nói thì thế nào?
- Thì là con người ông có mới quên cũ, vô ơn bạc nghĩa. - Bà Niên đột ngột lên tiếng và bước vội ra phòng khách.
Nắng Chiều Vẫn Đẹp Nắng Chiều Vẫn Đẹp - Thảo Nhi Nắng Chiều Vẫn Đẹp