We have more possibilities available in each moment than we realize.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lê Khánh Trường
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1998 / 19
Cập nhật: 2016-03-25 13:03:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
hất Thơ Của Những Chuyến Đi Xa
Một giờ trước khi chuyến tàu thư buổi tối chạy đến, cha Fêđor mặc chiếc áo bành tô ngắn, bên dưới gối một chút, tay xách chiếc lẳng đen, đứng xếp hàng bên quầy vé và thỉnh thoảng lo ngại nhìn về phía cửa ra vào. Cha sợ bà vợ cứ chạy ra ga tiễn cha, mặc dù cha đã dặn đi dặn lại không được làm như vậy, vì nếu thế thì gã Prusis đang ngồi trong quán nhậu và thết bia anh cán bộ tài chính sẽ nhận ra cha mất. Cha Fêđor ngạc nhiên và ngượng ngùng nhìn chiếc quần sọc của mình cứ lồ lộ trước mắt tất cả bọn người trần tục.
Việc lên tàu mang tính chất hỗn loạn thường tình, bởi đây là chuyến tàu ngồi. Hành khách còng lưng dưới những chiếc bao tổ bố cứ chạy nháo từ đầu tàu đến đuôi tàu và ngược lại. Cha Fêđor ngạc nhiên chạy theo họ. Cũng như tất cả mọi hành khách, cha nói năng nhỏ nhẹ với nhân viên gác toa và, cũng như tất cả hành khách, cha chỉ sợ người bán vé đưa cho cha chiếc vé "dỏm". Phải đến khi cha đã được cho vào toa, cha mới trở lại thái độ yên tâm quen thuộc, thậm chí thấy vui vui.
Đầu máy kéo còi hết cỡ và con tàu chuyển mình, đưa cha Fêđor đến phương trời xa thẳm để lo một vụ bí mật, khó hiểu nhưng hứa hẹn rõ ràng những lợi lộc to lớn.
Tình trạng xa nhà ra đi kể cũng thú vị. Một công dân bình thường nhất khi lâm vào tình trạng ấy, cũng cảm thấy hơi bận rộn và nhanh chóng biến thành hoặc hành khách, hoặc người nhận hàng, hoặc một tay đi tàu lậu vé, làm cho cuộc sống kém phần tươi sáng và gây phiền nhiễu cho các đội soát vé, đội kiểm tra cửa ga.
Từ lúc con người bước vào tình trạng xa nhà, nôm na là từ lúc có mặt ở nhà ga, bến tàu, sinh hoạt của anh ta thay đổi hẳn. Ngay bây giờ những Ermak Timofeevich đeo tạp dề trắng, ngực đính những miếng kim loại mạ kền sẽ chạy lại chỗ anh ta và cung kính chộp lấy hành lý để xách giùm. Từ phút ấy người đó không thuộc về mình nữa. Anh ta là hành khách và bắt đầu thực hiện mọi nghĩa vụ của hành khách. Những nghĩa vụ ấy vô cùng phức tạp, nhưng khá dễ chịu.
Hành khách ăn rất nhiều. Người dân ban đêm thường là không ăn, nhưng hành khách thì ăn cả vào ban đêm. Anh ta ăn món gà rán là món khá đắt, ăn món trứng lacooc là món hại dạ dày, rồi ăn món quả ô liu. Khi đoàn tàu chạy qua ghi, vô số những cái ấm trà trên bàn, trên giá kêu lạch xạch và những con gà quay không có chân trong bọc giấy báo khẽ nhảy rình rịch.
Nhưng hành khách không hề để ý điều đó. Họ đang mãi kể chuyện tiếu lâm. Cứ sau ba phút cả toa lại ồ lên tiếng cười. Rồi bắt đầu im lặng, và một giọng nói mượt mà như nhung kể giai thoại sau đây:
- Một lão già Do thái hấp hối. Vơ con đứng bên giường. "Monhia có ở đây không?" - Lão già hỏi phều phào. "Dạ có". "Cô Brana đã đến chưa?" - "Dạ rồi" - "Còn bà đâu, tôi không thấy?" - "Dạ, bà đứng kia". "Còn Isack?", "Isack đây ạ" - "Còn bọn trẻ?" "Tất cả chúng con đều đủ mặt" - "Thế đứa nào trông hàng"
Lập tức tiếng cười nổ ra làm cho những ấm pha trà bắt đầu rung lạch xạch và những chú gà quay rung bần bật trên giá. Nhưng hành khách không để ý điều đó. Trong tim mỗi người chứa sẵn một giai thoại thiêng liêng đang nóng ruột chờ đến lượt mình bật ra. Một người huých khuỷu vào mạng mỡ hai vị ngồi bên cạnh, năn nỉ gào to "Có câu chuyện thế này nhé" và vất vả lắm mới lôi cuốn được sự chú ý của mọi người:
- Một gã Do thái về nhà và lên giường nằm cạnh vợ. Bỗng gã nghe có tiếng gầm gừ dưới gầm giường. Gã bèn thò tay xuống đấy, hỏi: "Mày đấy à, chó Toni? Toni liếm tay và đáp: "Vâng, tôi đây".
Hành khách cười ngặt nghẽo, bóng đêm phủ kín ruộng đồng, đầu máy tung ra những đốm lửa nhỏ ngoằn nghèo, những cái bảng tín hiệu lắp kính chiếu sáng màu xanh lướt qua phía trên đoàn tàu.
Tình trạng xa nhà thú vị thật! Những chuyến tàu viễn hành nặng nề dài dằng dặc chạy đến khắp nẻo. Con đường mở rộng khắp nơi. Đèn xanh bật lên, cứ việc thẳng tiến. Tàu tốc hành chạy đến Murmansk. Từ ga Kursk, tàu "K số một" uốn mình ở khúc ghi, vọt về phía Tiflis. Tàu Viễn Đông chạy vòng bờ hồ Baican lao thẳng về phía Thái Bình Dương.
Chất thơ của những chuyến đi xa quyến rũ con người. Nó đã bứt cha Fêđor ra khỏi thị trấn N yên tĩnh và ném cha không biết đến xó xỉnh nào. Nguyên đô thống quý tộc Ippolit Matveevich Vorobjaninov, hiện là nhân viên phòng hộ tịch cũng đang bồn chồn trong dạ và suy tính có quỷ biết chuyện gì.
Tàu chở mọi người đi qua khắp vùng đất nước. Người thì vượt hàng vạn kilomet để tìm cô vợ chưa cưới mặt mày rạng rỡ. Kẻ thì săn đuổi báu vật, bỏ cả nhiệm sở và chạy đến Aldan như một cậu học trò. Có người thì ngồi ở nhà, vừa thích thú xoa bụng vừa đọc các văn phẩm của bá tước Salias để giá 1 rúp bây giờ bán có năm cô-pếch 1.
Việc chôn cất bà Klavđia Ivanovna được lão thợ đóng quan tài Bejentruc nhận lo liệu chu tất. Hôm sau, Ippolit Matveevich đến nhiệm sở. Thực hiện nhiệm vụ của mình, ông tự tay khai tử bà Klavđia Ivanovna Petukhova, năm mươi chín tuổi, nội trợ, không đảng phái, thường trú ở thị trấn N và xuất thân là dòng dõi quý tộc ở tỉnh Stargorot, sau đó Ippolit xin nghỉ phép hai tuần lễ theo luật quy định, nhận 41 rúp tiền tạm ứng, chia tay với các bạn đồng sự và ra về. Trên đường về nhà, ông ghé qua hiệu thuốc. Dược sĩ Leopold Grigorjevich mà người nhà và bạn hữu gọi tắt là Lifa, đứng sau quầy hàng đánh véc-ni màu đỏ, xung quanh là các hộp sữa đựng thuốc độc đang cố gán cho cô em vợ ông đội trưởng cứu hỏa loại "kem Ango chống rám nắng và các vết tàn nhang, làm da trắng tuyệt đối". Thế nhưng cô em vợ ông đội trưởng cứu hỏa lại đòi mua loại "phấn Rashel" màu vàng, làm cho thân thể có màu rám nắng mà thiên nhiên không thể tạo nổi. Song hiệu thuốc lại chỉ có kem Ango chống rám nắng thôi, thành thử cuộc cạnh tranh giữa hai loại mỹ phẩm đối chọi nhau kéo dài nửa tiếng đồng hồ. Dầu sao Lifa cũng chiến thắng, bán được cho em vợ ông đội trưởng cứu hỏa một hộp sáp bôi môi và một lọ phun chống rệp.
- Ông muốn mua loại gì ạ?
- Thuốc tóc.
- Để nhuộm tóc hay làm cho tóc rụng?
- Sao lại để cho tóc rụng! - Ippolit nói - Để nhuộm tóc.
- Để nhuộm tóc thì có loại "Titanik" tuyệt lắm, mua loại của hải quan ấy. Hàng lậu mà. Đã nhuộm rồi thì dù nước nóng hay nước lạnh, bọt xà phòng hay dầu hỏa đều không thể làm cho nó phai màu. Cứ gọi là đen rưng rức. Mỗi lọ dùng được nửa năm, chỉ tốn ba rúp 12 cô-pếch. Xin bán cho ông như một khách hàng quen.
Ippolit Matveevich xoay xoay lọ thuốc "Titanik" hình vuông trong tay, thở dài nhìn cái nhãn hiệu và đặt tiền lên quầy.
Về đến nhà, Ippolit bắt đầu dội thuốc "Titanik" lên đầu và ria mép với cảm giác ghê tởm. Mùi hôi hám tỏa ra khắp phòng.
Sau bữa ăn trưa, mùi hôi càng gớm ghiếc hơn, râu ria quánh lại với nhau, vất vả lắm mới chải ra được. Màu đen rưng rức hóa ra hơi xanh, nhưng không còn đâu thời gian để nhuộm tóc lần thứ hai nữa.
Ippolit rút rừ trong cái tráp của bà mẹ vợ ra tờ giấy ghi các vật quý mà ông tìm thấy hồi trước, ông đếm tất cả số tiền mặt hiện có, khóa cửa phòng, giấu chùm chìa khóa vào túi sau, lên chuyến tàu tốc hành No7 và đi đến thành phố Stargorot.
Chú thích
1.Một rúp bằng 100 cô-pếch.
Mười Hai Chiếc Ghế Mười Hai Chiếc Ghế - Ilya Ilf Và E.petrov Mười Hai Chiếc Ghế