A home without books is a body without soul.

Marcus Tullius Cicero

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 9
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 - Số Phận Của Đoàn Đi Cứu, Những Người Họ Hàng Kỳ Diệu Của Phấn Trắng
on chim sáo đậu xuống lùm cây mà đoàn đi cứu đã chọn làm trạm quan sát. Nó nghiêng cặp mắt tròn xoe nhớn nhác nhìn quả cầu màu xanh lơ kỳ lạ ở phía dưới, sau đó rỉa những chiếc lông cánh, đoạn thử giọng và cất tiếng hót thánh thót. Quả cầu kỳ lạ đã làm cho con chim sáo hết sức chú ý. Có thể đó là một quả trứng gì chăng?
- “Trứng chi? Trứng chi” - chim sáo tự hỏi và chuyền - xuống cành cây thấp nhất. Nhưng đến đây nó bỗng nhìn thấy một miếng giẻ lau nhàu nát thật tốt.
“A ha! - chim sáo nghĩ. - Nếu tháo chỉ trong nó ra thì ta sẽ có một cái tổ tiện nghi nhất của đảo này.”
Chim sáo đã định mổ vào lưng thím Giẻ Lau, nhưng ngay lúc đó trong công trường đá, một tảng đá đục xong đã đổ ầm xuống. Chim sáo vụt bay đi, còn các khách du lịch mình bám đầy bụi, thì ho và giụi mắt một hồi lâu.
Thím Giẻ Lau vừa phủi bụi vừa nói:
- Ông em của anh có thể còn đổ nữa, phải cẩn thận hơn! Tôi hỏi anh nhá, - bỗng nhiên thím ta hỏi, - có phải anh là anh của tất cả các thứ đá trên thế giới hay chỉ của một số thôi? Trông anh không giống đá hoa tí nào...
- Ấy vậy mà chúng tôi là những người anh em chính cống đấy. - Phấn Trắng trả lòi.
- Vấn đề là khi còn trẻ đá hoa giống hệt như đá sò, như tôi và như những thành viên khác của gia đình đá vôi chúng tôi. Thím phải biết rằng vỏ quả đất luôn luôn vận động. Do sự vận động mà thường thường đến hàng chục thế hệ cũng không nhận thấy được, trên quả đất, đúng hơn là dưới đất, đã xuất hiện đá hoa. Những đáy biển sâu đã lắng đọng, các lớp đá vôi khổng lồ lại nhô lên, nước rút đi... Sức mạnh lành khủng của lòng quả đất đã nhào nặn, uốn cong lục địa mới. Lục địa mới cứ nhô lên, nhô lên mãi, bị chia cắt bỏi những con sông chảy xiết mà biến thành các dãy núi.
- Này, này! Làm sao đá lại có thể uốn thành nếp được! Anh thử uốn nó xem! - thím Giẻ Lau không tin, ngắt lòi Phấn Trắng. Thím ta rất ghét sự thiếu chính xác, dẫu chỉ một tí thôi. Biết làm sao được, vì thím đã phải xóa quá nhiều sai sót trên bảng đen.
- Đúng thế, nếu ta uốn ngay một lúc thì không được! - Phấn Trắng bắt đầu giải thích. - Nhưng nếu ta làm chậm, làm từ từ, thì dẫu là đá cũng có thể uốn được. Tất nhiên trong lúc núi lớn lên, đá đã bị vỡ, bị nứt ra. Nhưng nó cũng bị uốn cong. Thế này thì thím sẽ hiểu ngay. Thím biết nước đá chứ. Nó rắn, giòn, dễ vỡ và có Vẻ như hoàn toàn không thể uốn được. Nhưng thím thử đặt lên nó một cái bàn là chẳng hạn. Sau vài ngày chiếc bàn là như chìm vào trong nước đá. Thím thử lôi nó ra xem. Đừng hòng! Thím giật một cái - nước đá vỡ tan tành. Sao vậy? Vì sao bàn là có thể chui vào nước đá rắn như vậy và không để lại xung quanh một vết nứt nào cả, nhưng khi kéo giật nó ra thì nước đá lại vỡ tan tành? Vấn đề là sức nặng của bàn là đã tác dụng lên nước đá liên tục, đều đều và lâu đài. Cuối cùng nước đá giòn đã thay đổi hình dạng. Nếu ta lôi bàn là ra cũng đều đều, lâu dài và liên tục như vậy thì nước đá sẽ nhả miếng mồi ấy ra và còn nguyên vẹn.
Ta có thể làm một thí nghiệm tương tự với thủy tinh.
Nếu ta kẹp chặt ống thủy tinh vào một chiếc êtô[8] và đầu kia của nó ta treo một quả cân, ống thủy tinh sau một thời gian sẽ bị uốn cong xuống. Nhưng cũng ống thủy tinh ấy ta thử uốn cong ngay thì lập tức nó bị gãy. Thủy tinh dòn và rắn như vậy mà lại uốn cong được... Thím có biết bitum[9] không nào? Cái thứ nhựa đen rắn mà người ta dùng để chế ra nhựa đường ấy mà. Trẻ con gọi nó là “hắc ín” và thường mang đến trường học.
[8] Đồ dùng bằng gang hoặc thép, gồm hai phần luôn luôn đối diện nhau: một phần đóng cố định vào một đế vững, một phần có thể dịch chuyển vào gần hoặc ra xa phần cố định kia để kẹp chặt những vật cẩn giũa, cắt, gọt...
[9] Bitum:Tên gọi chung những hỗn hợp của cacbua hỵdro rắn hoặc lỏng có trong thiên nhiên, hoặc qua chế biến dầu mỏ, than mỏ.
- Biết, - thím Giẻ Lau gật đầu.
- Chúng bôi nó ra bàn hoặc ra sàn, để rồi sau đó không sao cọ sạch được chứ gì.
- Đấy, đấy, nếu ta lấy búa đập cục bitum này thì lập tức nó sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh nhọn sáng loáng. Nhưng nếu đặt nó trên một tấm ván để nghiền thì vài hôm sau ta sẽ thấy cục bitum thay đổi hình dạng, trông giống như một giọt nước lớn đang chảy xuống. Đây là điều có thật: bitum rắn mà lại chảy, nhưng có điều là rất chậm. Thím lại nghĩ, vì một lý do nào đó nó đã mềm đi chứ gì? Không phải thế đâu. Nếu lấy búa bổ vào nó thì bitum lại sẽ vỡ ra từng mảnh.
Đối với đá cũng xảy ra hiện tượng như vậy.
Tất nhiên đá rắn hơn nhiều, nhưng chúng cũng có độ dẻo, và có thể uốn cong được, vấn đề là ở chỗ: uốn với một lực bao nhiêu và uốn như thế nào.
Nhưng chúng ta hãy trở lại vấn đề đá hoa, - Phấn Trắng tiếp tục. - Những lớp đá vôi bị nhào nặn, bị nén lại dưới sức nặng vô cùng lớn của các khối đá chuyển động đã bị sức nóng của lòng đất nung đỏ lên. Khối đá nhào nóng chảy, tức là magma, đã lợi dụng những khe nứt hiện ra ở ngay cạnh đó mà từ phía dưói trồi lên mặt đất.
Trong cái lò bát quái này hầu như không có gì có thể giữ nguyên như cũ. Đá vôi cũng đã bị thay đổi: chúng biến thành một khối những tinh thể rắn, bé li ti kết chặt với nhau.
Khi toàn thể đá vôi kết tinh hết thì nó trở thành đá hoa nguyên chất nhất, như đá hoa kia vậy, - Phấn Trắng hất đầu về phía lòng chảo. - Còn nếu quá trình dừng lại nửa chừng vì một lý do nào đó thì tạo ra đá vôi cẩm thạch. Đây cũng là một vật liệu xây dựng tốt, nhưng vẫn không bằng đá hoa thật.
Tuy đã trở thành loại đá đẹp như vậy, đá hoa vẫn không thể tự đắc. Nhiều khi nó vẫn còn giữ lại bóng dáng lờ mờ của những vỏ hến xa xưa để ghi nhớ về quá khứ của mình.
- Rõ rồi! - bác Địa Cầu gật đầu. - Nhưng đá vôi các anh thường là trắng hoặc vàng, còn đá hoa có thể là hồng, xám sẫm, nâu, lục...
- Tím, đỏ hồng, hoặc có các vân đủ màu, - Phấn Trắng phụ họa thêm. - Xin nói thêm: đá hoa trắng tinh tương đối hiếm. Bởi vì lúc ra đời có nhiều chất khác đã lẫn vào nó. Chính những chất này làm cho đá có màu này hoặc màu nọ. Chẳng hạn như sắt làm cho đá hoa có màu đỏ hồng, mangan làm cho nó có màu nâu, crom làm cho nó có màu lục nhạt. Còn những gân đen mà chúng ta thường gặp ở đá này chính là than đá thông thường do các cặn bã của các thực vật ở biển biến thành. Chính do những nguyên nhân này mà đá vôi thường cũng có những màu sắc khác nhau, và bác Địa Cầu sai lầm khi cho rằng chúng tôi nhất thiết chỉ có màu trắng và màu vàng không thôi.
- Ông em của anh là như thế đấy! - thím Giẻ Lau vừa nói với một vẻ kính trọng vừa đưa mắt nhìn những tảng đá sáng loáng dưới ánh mặt trời. - Thế nhưng chị Bút của chúng ta có thể vẫn không tin, vẫn tranh cãi cho mà xem, - thím Giẻ Lau thở dài não nuột. - Chúng ta còn phải phơi nắng ở đây bao lâu nữa? - thím hỏi, sau một hồi hít hít cái mũi. - Có lẽ chúng ta đi tìm chị ta thôi?
- Không, - Phấn Trắng lắc đầu, - đang có người! Thím cũng biết, nếu người ta bắt gặp chúng ta thì sẽ thế nào!
Một cơn gió mát, đượm vị mặn từ biển cả thổi vào làm những lá cây cứng lay động sột soạt. Khu lòng chảo trở nên yên lặng. Tiếng kim khí va vào đá đinh tai đã im bặt. Hầu hết những người nô lệ đều vứt búa và nắm lấy vô số những chiếc thừng được chăng ra từ tảng đá nặng hàng pút[10] vừa đục xong.
[10]Pút: đơn vị trọng lượng của Nga, bằng 16,3 ki-lô-gam.
Cứ vài người kéo một sợi dây thừng. Nghe rõ tiếng thở khò khè và tiếng lạo xạo của đá dăm dưới chân những người thợ đẽo đá. Người ta cố sức kéo, nhưng tảng đá không hề nhúc nhích. Người ta lót những súc gỗ tròn làm trục lăn xuống dưới tảng đá. Những người nô lệ lại ra sức kéo. Tảng đá hơi nhúc nhích. Đá dăm kêu rào rạo và tảng đá lại dừng lại. Những chiếc roi da vụt vun vút trong không khí. Cuối cùng, theo tiếng hô bắt nhịp đều đều của một người nô lệ cao tuổi nhất, tảng đá đã chuyển mình và trượt xuống phía dưới.
Lúc này, một người mặc quần áo trắng - có lẽ là tên chỉ huy - tiến đến mô đá hoa cao, đo cái gì đó bằng một tấm ván nhỏ và vạch một đường đen đậm nét lên tảng đá trắng.
- A ha! - Phấn Trắng nhảy lên. - Giờ thì tôi đã biết nên làm gì rồi! Miễn là người kia đừng mang nó đi.
- Mang ai? - bác Địa Cầu và thím Giẻ Lau cùng hỏi.
- Chẳng lẽ hai người lại không nhìn thấy người kia viết màu đen đấy à? - Đấy chính là than rồi! Đọi tôi ở đây nhá!
Vừa nói xong, Phấn Trắng ba chân bốn cẳng chạy xuống phía dưói.
- Anh... Anh ta... Anh ta sẽ bị tóm cổ mất! - bác Địa Cầu quả quyết thốt lên ken lcét.
- Có thể sẽ trót lọt, - thím Giẻ Lau đáp lại. - Anh ta trắng, bé, may ra người ta sẽ không nhận thấy...
Lúc này, Phấn Trắng đã đi tới mô đá, nơi người mặc quần áo trắng đang ghi kích thước của tảng đá hoa mới. Anh nép mình giữa những tảng đá và vụt biến mất.
Người mặc quần áo trắng đã làm xong việc, anh ta nói to điều gì đó với những người giúp việc và bỏ đi.
Thím Giẻ Lau và bác Địa Cầu căng mắt cố nhìn xem Phấn Trắng ở đâu, nhưng vô ích, anh ta dường như đã tan biến trong cái thế giới đá trắng ấy.
Thời gian trôi vô cùng chậm chạp, dường như nó nặng hơn tảng đá hoa mà những người nô lệ vừa kéo vậy.
Thình lình có tiếng sột soạt trong đám cỏ, ngay bên cạnh.
- Hồ! - Anh ta đây rồi! - Phấn Trắng vừa nói vừa thở hổn hển, từ sau bụi cây mâm xôi anh ta bất ngờ xuất hiện cùng với anh chàng Than Đen bé nhỏ. - Các bạn hãy làm quen với nhau đi, bạn đồng nghiệp của tôi đấy! Thiệt ra thì anh ta viết đen trên trắng, còn tôi thì lại viết trắng lên đen, nhưng cũng là viết cả thôi. Nhìn thấy người kia vẽ lên đá là tôi nghĩ ra ngay: đây là người sẽ giúp chúng ta tìm ra chị Bút! Anh bạn đừng sự, - Phấn Trắng quay về phía anh chàng Than Đen đang đứng lặng thinh, - không ai làm gì anh đâu. Đây là chỗ bạn bè cả thôi!
Nhưng anh chàng Than Đen vẫn sợ hãi đưa mắt nhìn bác Địa Cầu cao lênh khênh và lặng thinh.
- Bạn phải giúp chúng tôi. Hiểu chưa? Phải giúp!
Than Đen giậm đôi chân ngắn tí tẹo và lặng thinh.
- Gay go rồi! - Phấn Trắng thở dài. - Anh ta không hiểu tiếng nói của chúng ta, mà tôi thì không thông tiếng Hy Lạp lắm.
Phấn Trắng gãi gáy, nhăn trán, nói vài lòi với vẻ không tin tưởng.
Than Đen ngạc nhiên nhảy cẫng lên và đáp lại ngay.
Phấn Trắng nói rất chậm. Ngược lại Than Đen lại nói nhanh. Nhưng câu chuyện giữa hai người dần dần trở nên bình thường. Bỗng nhiên Phấn Trắng như bị vấp.
- Bút máy! - anh lặp lại. - Bạn hiểu không? Bút máy ấy mà! Theo tiếng Hy Lạp là “ô tô-ma-tô-xơ” thì phải?
Than Đen nhấp nháy đôi mắt tỏ vẻ ngạc nhiên và rõ ràng là không hiểu tí gì cả.
- Cái từ viết ấy mà - “gra-phô- xơ”, “gra-phô”, - nói chung là viết, - Phấn Trắng cố giải thích, mắt nhìn vào cái mồm há hốc của người cùng trò chuyện, lòng hy vọng. - Gay lắm rồi! Thôi được, “Xti-lô-xơ” anh hiểu không? “Bút” theo tiếng Hy Lạp của anh là “xti-lô-xơ” cơ mà, đúng không?
- À, Xti-lô-xơ! - Than Đen sung sướng thốt lên và gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.
Vài phút sau anh Than lăn nhanh xuống phía dưới, còn Phấn Trắng thì ngồi lặng dưói bóng cây mã đề, người phờ phạc.
- Anh ta hiểu biết ít quá. - Phấn Trắng nói, và duỗi dài người ra thoải mái. - Trong ba tiếng anh ta không hiểu mất hai tiếng!
- Lạc hậu mà lị! - Thím Giẻ Lau nhún vai. - Còn đòi hỏi gì hơn, nếu như anh ta sống từ trước Công nguyên...
- Cái anh chàng Than Đen ấy nói những gì vậy? - bác Địa Cầu nóng ruột ngắt lòi họ. - Anh ta có biết chị Bút ở đâu không?
- Bác đừng vội. Than Đen hứa sẽ điều tra chuyện này và quay lại đây. Tôi vừa nói “xti- lô-xơ” là anh ta hiểu ra ngay và bảo đã nhìn thấy chị ta.
- Nhìn thấy rồi ư! - thím Giẻ Lau huơ tay. - Hoan hô.
Những phút giây chờ đợi nặng nề lại kéo dài. Các khách du lịch không ròi mắt nhìn về phía công trường đá.
Lúc này những người mang vòng cổ đã tiếp tục làm việc. Xà beng và búa lại vung lên, đá lại âm vang dưới những nhát búa nặng nề, làm tung lên những đám bụi trắng. Khi thấy khe nứt, những người nô lệ đóng những cái nêm bằng đồng vào đấy... Đôi khi họ đóng vào các khe nứt những cái cọc bằng gỗ và chốc chốc lại giội nước vào chúng.
- Người ta làm thế để làm gì nhỉ? - thím Giẻ Lau tò mò hỏi.
- Thím không đoán ra à? - Phấn Trắng hỏi. - Đơn giản thôi mà! Nước làm cho gỗ nở ra và một vài cái nêm có thể làm cho khe đá nứt rộng thêm ra.
- Phải đến hàng giờ gỗ và nước mới làm xong công việc này, như vậy thì lâu lắm!
- Không phải hàng giờ... mà hàng ngày cơ đấy! - Phấn Trắng chữa lại. - Thế nhưng lại nhẹ nhàng hơn là đục đá hoa bằng những chiếc xà beng và những cái nêm kim loại. Tuy nhiên, đôi khi có thể khai thác đá hoa theo cách nhanh hơn rất nhiều. Các bạn xem kìa! - Anh chỉ tay về phía một chiếc cưa nặng mà một số người đang kéo lê theo sau họ. Đó là một chiếc cưa dài, làm bằng đồng thau, hai đầu có hai tay cầm lớn nằm ngang, lưõi dày bằng ngón tay.
- Dùng chiếc cưa này thì sẽ nhanh hơn. Nhưng khốn nỗi là không phải lúc nào cũng dùng nó được. Trước tiên phải dùng nêm và dùng xà beng, phải chuẩn bị chỗ để cưa.
- Đồng mà cũng cưa được đá à? - bác Địa Cầu lắc đầu hoài nghi.
- Riêng cái cưa không thôi thì đó là một công cụ khá tồi,
- Phấn Trắng trả lòi, - cưa vài đường là cùn ngay. Nhưng những người thợ đẽo đá đã tìm ra một vật hỗ trợ rất đắc lực cho nó. Các bạn sẽ nhìn thấy tận mắt những thứ đó ngay bây giờ.
Sau khi đi tới mỏm đá hoa, những người nô lệ đặt cưa lên nó. Mỗi đầu cưa có hai người cầm, còn một người nữa thì đặt sọt cát lên mỏm đá và quì xuống. Khi rắc xong cát vào rãnh đá hoa, anh ta ra hiệu. Hai người nô lệ kéo cưa, vai họ nhấp nhô lên xuống. Chiếc cưa đưa lui đưa tới trên tảng đá nghe cót ca cót két. Còn người nô lệ đứng bên trên nó thì rắc từng dúm cát vào dưói lưõi cưa.
Vài phút sau, đã thấy rõ là đá hoa chịu thua. Lưỡi cưa cứ ăn sâu mãi vào đá.
- Các bạn thấy chưa! - Phấn Trắng mỉm cưòi. - Người công nhân ở bất cứ thời nào cũng đều có lắm sáng kiến: nếu chỉ dùng mỗi chiếc cưa bằng đồng thôi thì không thắng nổi đá. Nó sẽ cùn ngay. Thế là những người thự đẽo đá nghĩ đến việc dùng cát.
Bạn thân mến, hình như tôi thấy bạn có điều thắc mắc. Thật ra, tôi còn biết bạn muốn hỏi: “Ở đây, cát có tích sự gì? Nó chỉ có làm cùn cưa mà thôi”.
Cát giúp ích nhiều lắm đấy, bạn ạ. Chả là cát gồm chủ yếu là những hạt nhỏ li ti của một khoáng vật rất cứng - đá thạch anh. Chính những hạt này cứa đứt đá hoa.
Tôi làm bạn mải để tâm đến những chuyện bên ngoài, bạn thông cảm nhé. Nhưng chả sao, trong lúc anh chàng Than Đen chưa quay lại với các khách du lịch của chúng ta thì giữa tôi và bạn hãy còn một vài phút rảnh rỗi nữa. Tôi muốn nói với bạn một điều là cho đến nay cát vẫn còn là kẻ phục vụ đắc lực và tin cậy ở các công trường đá. Con người dẫu có sáng chế ra nhiều loại máy cưa đá như thế nào đi nữa, cát vẫn là vật hỗ trự không thể thiếu được. Ví dụ như cưa cáp chẳng hạn: những người thợ khoan đột hai lỗ thông nhau qua hòn đá. Một dây cáp bằng thép được đút xuyên qua hai lỗ này. Hai đầu dây cáp được nối kín lại. Thế là thành một cái vòng. Một cái máy đặc biệt làm cho cái vòng dài mềm mại này chuyển động. Máy kéo liên tục dây cáp về phía nó, làm cho dây cáp chạy xuyên qua hòn đá. Còn cát thì được rắc liên tục vào lỗ đột. Các lõi xoắn của dây cáp mang cát theo, nhanh chóng cưa đứt tảng đá.
Phát minh của những người thợ thời xưa đã được con cháu của họ sử dụng không phải chỉ một lần. Và có lần người ta đã nảy ra ý nghĩ: có thể cưa cắt, mài mà không phải dùng kim loại được chăng? Có thể chế ra một dụng cụ cắt bằng cát hay bằng một thứ đá rắn hơn được không? Thế là trên thế giới đã xuất hiện vô số những dụng cụ khác nhau mang tên gọi chung là dụng cụ “mài”.
Những dụng cụ này làm bằng những khoáng vật rất rắn, được nghiền thành bột, đó là silic, thạch anh, granat[11], corundum[12] và cả kim cương nữa. Nhưng nhiều khi nguyên liệu để làm các dụng cụ này lại được chế ra một cách nhân tạo, bằng hỗn hợp cát thạch anh và than cốc nung nóng đến 2.000 độ trong cái lò điện đặc biệt. Vật liệu này được gọi là carborundum hay cát mài và chỉ thua kim cương một ít về độ rắn.
[11]Một nhóm khoáng vật silicat rộng rãi; nhiều loại granat đẹp màu và trong suốt là những loại đá quí; trong kỹ thuật, granat được dùng làm chất đánh bóng.
[12]Một khoáng vật rất rắn, cấu thành bằng ô-xýt nhôm (Al203); một số loại corundum là những đá quí;corundum thông thường không trong suốt và corundum mịn hạt được dùng làm chất mài.
Bột carborundum hay bột một khoáng vật khác được tẩm các chất kết dính đặc biệt và trở thành thứ đá nhân tạo xù xì có những hình dạng cần thiết theo yêu cầu định trước.
Hàng trăm máy mài khác nhau gia công những kim loại rắn nhất bằng các dụng cụ carborundum này.
Những đá mài carborundum hình đĩa, hình trụ, hình nón đang quay tít. Hàng triệu lưỡi dao đá li ti khắc vào kim loại, lấy ra những mảnh phoi mắt thường không nhìn thấy, mà lưõi dao lại quá nhiều, nên chỉ cần lơ đãng một tí là chi tiết sẽ hỏng ngay.
Dụng cụ bằng cát rất tốt, điều chủ yếu là không cùn. Nó mòn, nhưng không cùn. Vì sao? Vì những hạt tinh thể bé li ti làm nên dụng cụ này rất rắn, đến mức hầu như không mòn. Chúng bị gãy, bị vỡ, nhưng như thế chúng lại trở nên sắc hơn.
Tiện thể xin nói thêm là có những chiếc cưa đĩa đặc biệt dùng để cưa những tảng đá hoa hay thậm chí những tảng đá granit thành những phiến bằng phẳng. Những đĩa cưa này cũng được làm bằng carborundum hay những bột mài khác.
Đá hoa cưa xong được đưa vào các máy mài, và được gia công bằng các dụng cụ mài.
Thế là mọi việc đã bắt đầu từ cát mà con người đã nghĩ cách rắc vào dưói lưỡi cưa.
Chúng ta nói chuyện riêng với nhau nhiều quá rồi, phải không bạn. Không khéo chúng ta lại bỏ qua mất một điều quan trọng nào đó trong cuộc du lịch của các nhân vật của chúng ta.
- Suỵt! - bác Địa Cầu đưa tay lên. - Tôi thấy, có người đang lẻn đến đây.
Các khách du lịch cảnh giác theo dõi. Dưới những rễ cây treo lơ lửng trên vách đứng có cái gì rục rịch. Nghe rõ tiếng đất khô chảy nhẹ xuống phía dưói.
Thím Giẻ Lau định ra hiệu rút lui, nhưng không kịp - cỏ dưói chân thím động đậy và từ trong cỏ anh chàng Than Đen nhảy xổ ra... Khuôn mặt đen của anh ánh lên. Anh nháy mắt liên hồi, ra hiệu mòi các khách du lịch đi theo anh.
Ba người lưỡng lự nhìn nhau. Thấy vậy, Than Đen nhặt dưói đất lên một que nhỏ, một chiếc lá khô và làm điệu bộ như viết vậy.
- Anh ta nói về chị Bút đấy!
- Thím Giẻ Lau thốt lên. - Chắc là anh ta đã tìm thấy chị ta rồi!
Không còn nghi ngờ gì nữa.
Các vị khách du lịch đi theo anh bạn dẫn đường da đen, họ vừa đi vừa ẩn mình sau những bụi cây, tảng đá. Than Đen đưa họ đi về phía bờ lòng chảo, chỗ tên chỉ huy công việc đang ngồi. Trong chốc lát, đoàn người đã dừng lại bên con mương xói hẹp chảy thẳng đứng xuống tận cây ngô đồng... Than Đen vẫy Phấn Trắng đến nói thầm với anh ta điều gì đó, thỉnh thoảng lại nhắc đến tiếng “xti-lô-xơ” và chỉ tay về phía người đang ngồi dưới gốc cây. Mặt Phấn Trắng buồn rưòi rượi.
- Anh ta nói gì vậy? - thím Giẻ Lau nóng ruột hỏi.
- Anh ta nói chị Bút ở chỗ người kia!
- Ra thế! - bác Địa Cầu thất vọng ngồi bệt xuống đất.
Xôi hỏng bỏng không rồi!
- Khoan đã nào! Than Đen khuyên chúng ta nấp sau tảng đá và đợi cho đến khi người này cùng với anh ta đi đánh dấu kích thước của những phiến đá hoa mới... Chả là khi đó hắn ta sẽ để lại dưới gốc cây ngô đồng các tính toán của hắn ta và cả chị Bút nữa. Lúc này may ra chúng ta có thể cứu được chị Bút.
- Nhưng nếu tên mặc quần áo trắng ấy tóm cả chúng ta thì sao? - thím Giẻ Lau nghi ngại thì thào.
Tất nhiên đây là một việc làm nguy hiểm. - Phấn Trắng bỗng nín lặng. - Thế này nhá, - anh nói kiên quyết sau một hồi suy nghĩ. - Tôi xuống một mình! Không ai nhìn thấy tôi đâu. Chà, ước gì có thể cỏi cái mũ nồi màu tím này ra!
- Tôi-ôi... Tôi cũng đi! - bác Địa Cầu tuyên bố một cách kiên quyết.
- Vậy thì tôi cũng phải đi! - thím Giẻ Lau thở dài - Nếu có điều gì xảy ra, tôi chỉ việc vung tay một cái là tất cả những người cổ Hy Lạp này đều bị xóa sạch!
- Cùng lắm mới làm như vậy! - Phấn Trắng căn dặn. - Thím nhớ rằng thím sẽ xóa cả chị Bút của chúng ta nữa đấy. Xóa vĩnh viễn.
Các khách du lịch cảm ơn Than Đen và bắt đầu thận trọng lần xuống lòng chảo. Lát sau, họ đã kín đáo đứng sau một tảng đá.
Mặt trời bắt đầu ngả xuống những đỉnh núi xa, bóng mát chạy dài theo các sườn dốc trắng xóa của lòng chảo và lúc này người mặc quần áo trắng đã đứng dậy. Hắn cầm Than Đen trong tay, đi thẳng đến bậc đá hoa. Lập tức, Phấn Trắng rời khỏi chỗ nấp. Nhanh nhẹn ẩn mình sau các bụi cỏ vàng úa, anh vừa chạy được vài mét thì nhận thấy một bóng đen đồ sộ chậm rãi phủ lên người anh. Hoảng quá, Phấn Trắng đứng lặng, đoạn ngẩng đầu nhìn lên. Một tên vệ binh đứng ngất ngưởng bên anh. Có lẽ tên lính nghe có tiếng lạo xạo trong cỏ, nên mới nhìn thẳng về phía Phấn Trắng.
Nhưng rồi hắn ngáp dài, ngồi bệt xuống đất, đoạn bứt một cọng cỏ cho vào mồm nhai và ngả người vào thân cây.
Phấn Trắng điếng người, ba chân bốn cẳng lùi về sau tảng đá, chỗ thím Giẻ Lau và bác Địa Cầu đứng chờ anh, cả hai sợ tái cả mặt.
Giây phút nặng nề trôi qua.
- Thà để người ta mang tôi đi hiệu tẩy giặt, chứ không bao giờ tôi bước chân đến họ hàng anh nữa đâu! - thím Giẻ Lau mồm đay nghiến, tay nhặt những mảnh đá nhỏ và sắc vướng trong người ra.
Phấn Trắng chỉ biết nhún vai.
- May là chỉ có thời xưa người ta mới xây dựng bằng cái thứ đá hoa đáng nguyền rủa này. - Thím Giẻ Lau tiếp tục càu nhàu.
- Nói ra thì thím buồn, - Phấn Trắng thì thầm, - chứ hiện nay người ta còn khai thác đá hoa nhiều hơn trước kia nữa cơ. Biết làm sao được, con người muốn cho nhà cửa và thành phố của họ đẹp ra. Mà những công trình đẹp nhất lại phải được dát bằng đá hoa... Giá mà các bạn biết, người ta đã dùng bao nhiêu loại đá hoa để xây tòa nhà trường Đại học Tổng họp Moscow trên đồi Lenin! Còn các cung điện dưói đường xe điện ngầm thì sao? Đá hoa để xây các công trình này đã được lấy từ Ưran, Trung Á, Kavkaz, Antai.
Như nhớ ra điều gì, Phấn Trắng thở dài buồn bã:
- Giá như bây giờ chúng ta có thể trở lại trường học của chúng ta, các bạn có biết tôi sẽ chỉ cho các bạn xem cái gì không nào? Những ổ cắm điện. Ở mọi ngôi nhà lớn, chúng đều được gắn trên những tấm đá hoa. Còn các nhà máy điện thì sao? Ở đấy chúng ta có thể nhìn thấy những gian phòng toàn bằng đá hoa trắng với hàng trăm dụng cụ, đèn nhiều màu, công-tắc... Chả là đá hoa là vật cách điện tuyệt diệu mà. Ở nhà máy thuộc da, người ta dùng trục đá hoa cán nên những loại da hảo hạng, ở các nhà ăn, người ta dọn cơm trên những chiếc bàn đá hoa láng bóng, dễ rửa. Đá hoa lấp lánh trong các phòng mổ của bệnh viện, trong các quầy hàng. Đá hoa luôn luôn có mặt ở những nơi đòi hỏi sạch sẽ tuyệt đối.
- Thật... thật là một loại đá vĩnh cửu! - bác Địa Cầu nói dáng trầm tư. - Bao nghìn năm trôi qua mà đá hoa vẫn còn cần thiết cho con người.
- Hiện nay nó còn cần hơn trước kia nữa cơ, - Phấn Trắng xác nhận. - Chỉ có một điều không hay là: ở thành phố, đá hoa bị già đi nhanh chóng. Giả dụ người ta đã xây xong một cung điện; cột, tường được đánh bóng sáng loáng như gương. Tưởng như cung điện sẽ đẹp mãi như vậy hàng bao thế kỷ, nhưng không, chỉ sau mười năm, hai mươi năm đá hoa sẽ mất đi cái vẻ sáng loáng đó và trở nên xù xì. Hơi ẩm và các chất khí sẽ hòa tan nó. Sau một thế kỷ chúng ăn mòn hết một milimet đá hoa. Còn ở những nơi... - Phấn Trắng bỗng nhiên nín thinh, đặt ngón tay lên môi ra hiệu và thò đầu ra ngoài tảng đá.
Từ cái cây có tên lính Hy Lạp ngồi vọng lại tiếng ngáy đều đều.
- Bây giờ không được chậm trễ một phút, - Phấn Trắng nói nhanh. - Hắn ngủ rồi. Thím Giẻ Lau theo tôi! Bác Địa Cầu, bác hãy đứng canh, có gì - bác ra hiệu ngay!... Đi thôi.
Vài phút sau, Phấn Trắng và thím Giẻ Lau vừa ẩn nấp sau các rễ cây vừa bò đến nơi mà mới đây tên chỉ huy công việc đã ngồi viết nắn nót. Chị Bút không có mặt ở đây: Sau khi đi vòng quanh cái cây và liều lĩnh luồn dưới đầu gối của tên lính canh đang ngủ, Phấn Trắng và thím Giẻ Lau dừng lại: trên mặt đất trước mắt họ có một tấm đồng nhỏ được phủ một lớp sáp ong, trên đó đã chạm những chữ gì trông như mèo cào.
- Thì ra hắn ta viết như thế đấy! - thím Giẻ Lau thì thầm vẻ ngạc nhiên. - Thế mà tôi tưởng hắn viết bằng mực...
- Cây bút gỗ! - Phấn Trắng vỗ tay lên trán. - Cây bút gỗ xinh xắn! Thế mà tôi không nghĩ ra!
- Cái gì thế? - thím Giẻ Lau không hiểu Phấn Trắng nói gì.
- Cái cây bút mà Than Đen đã nói đến đấy mà! - Phấn Trắng chỉ một que gỗ được chạm trổ cầu kỳ nằm lăn lóc cạnh tấm đồng nhỏ. Một đầu que gỗ được đẽo nhọn, còn đầu kia thì giống như hình một cái xẻng con. - Xti-lô-xơ đấy, - Phấn Trắng cau mày giải thích, - đó là dụng cụ duy nhất mà người cổ Hy Lạp đã dùng để viết. Đầu nhọn họ dùng để trổ các chữ cái trên sáp ong, còn đầu hình cái xẻng con thì họ dùng để xóa những chỗ sai. Khi tôi hỏi Than Đen về chị Bút, anh ta đã không hiểu. Tôi giải thích đó là một dụng cụ dùng để viết, và thế là anh ta đưa chúng ta đến đây!
- Thế... thế chị Bút bây giờ ở đâu?
- Cái đó tôi không biết. Tôi cho rằng chị ta không có ở đây.
Lúc này một âm thanh buồn bã ngân dài khắp lòng chảo.
- Các bạn có nghe gì không?
Phấn Trắng lắng tai nghe. - Đó là tiếng báo hiệu ngày lao động kết thúc. Bây giờ người ta sẽ về làng. Chúng ta phải quay về thôi.
Khi Phấn Trắng và thím Giẻ Lau về đến chỗ bác Địa Cầu đọi họ thì trời đã bắt đầu tối.
- Thím hãy xóa đi! - Phấn Trắng buồn bã ra lệnh cho thím Giẻ Lau. - Không còn cách nào khác.
Vài giây sau, các khách du lịch đã có mặt ở lớp học. Và người đầu tiên họ bắt gặp ở đây lại chính là chị Bút. Chị ta đứng ở bệ cửa sổ, ngắm mình qua cửa kính, sửa đi sửa lại cái nắp mà Phấn Trắng đã trả lại...
- Chị đấy ư?... Sao thế này...
- Phấn Trắng húng hắng ho.
- Sao chị lại ở đây? - cuối cùng thím Giẻ Lau hỏi.
- Không ở đây thì ở đâu?
- chị Bút nhún vai. - Chỉ các người mới lúc nào cũng nghĩ chuyện đi đây đi đó. Còn tôi thì ở đây đã tốt lắm rồi.
- Thế-ế có thật là chị không biến-iến đi đâu chứ? - bác Địa Cầu ngạc nhiên hỏi.
- Đương nhiên là không. Chẳng qua là cô Lọ Mực cũ kỹ, - chị Bút hất đầu về phía bàn thầy giáo, - giận anh Phấn Trắng đã quên khuấy họ hàng đá hoa của anh ta đấy thôi. Thế là tôi đã bày cho cô ta đánh lừa các bạn. Theo tôi, cũng khá lý thú đấy chứ? Chúng tôi cười đến vỡ bụng.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen