Bí mật của thiên tài là có được tinh thần của trẻ con khi mình đã lớn, có nghĩa là không bao giờ mất nhiệt huyết.

Aldous Huxley

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 14458 / 31
Cập nhật: 2015-06-13 00:14:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 1
ghe tiếng gõ cửa, Đăng Khoa bước ra mở. Bà Lam bước vào, khép cửa phía sau lưng:
- Chưa ngủ hả con?
- Dạ.
Đăng Khoa vừa trả lời vừa trở lại ghế. Ngồi trước máy, anh hỏi một cách lơ đảng:
- Có chuyện gì vậy mẹ?
- Bộ đợi có chuyện mới tìm con được hả?
Đăng Khoa chỉ cười chứ không trả lời. Anh ngồi im đợi mẹ nói. Đúng như anh nghĩ, bà Lam không im được lâu đã lên tiếng:
- Ngày mai nhà mình có khách đó, mẹ nói trước để con khỏi bất ngờ.
- Vậy hả mẹ?
Đăng Khoa hơi cười vì cử chỉ khá nghiêm trọng đó. Nhà anh khách khứa là chuyện thường. Chẳng lẻ mỗi lần có khách mà anh phải chuẩn bị tinh thần, vậy tinh thần nào để tập trung cho công việc đây?
Bà Lam phớt lờ nụ cười của anh, nói thản nhiên:
- Mẹ nói trước là khách sẽ ở đây lâu, vài năm gì đó, cho nên con phải chuẩn bị tinh thần là nhà mình sẽ có thành viên mới.
Đăng Khoa hơi quay đầu lại:
- Ở hẳn trong nhà à? Ai vậy mẹ?
- Bé Giang con dì Hoa.
Đăng Khoa hơi nhíu mày:
- Con dì Hoa, có phải dì Hoa ở quê không mẹ?
- Ừ. Dì ấy gởi bé Giang lên đây học, nhờ mẹ quản lý con bé, nó quậy quá nên dì ấy không yên tâm.
- Quậy à? Con gái mà quậy đến nổi làm bà mẹ không yên tâm, chắc không hiền gì đâu. Mẹ quản lý nó nổi không?
Bà Lam cười thành tiếng:
- Chưa biết, nhưng mẹ đã trị được con, chắc kềm con bé đó được.
Đăng Khoa nói lơ đảng:
- Tuỳ mẹ, con không có ý kiến.
- Nhà có thêm người, chắc chắn là sẽ có xáo trộn nhỏ đó, mẹ nói trước để con chuẩn bị tinh thần.
- Con đi suốt ngày, nó có quậy cũng không ảnh hưởng đến con đâu, chỉ sợ cho mẹ thôi. Nhưng con bé học gì trên nầy hả mẹ?
- Nó thi vào trường múa.
Đăng Khoa nhướng mắt:
- Gì? Con bé đó mà làm diễn viên múa hả? Trời đất.
- Cái gì mà kêu trời, mẹ thấy học cái đó cũng hay đấy chứ.
Đăng Khoa nhún vai:
- Con bé đó mà lên sân khấu được, chắc tất cả con gái đều có thể trở thành diễn viên hết quá.
Nói đến đó anh lại phì cười. Trong trí nhớ của anh. Hình ảnh bé Hương Giang thật eo xèo. Con bé gầy lỏng khỏng như nửa que kem. Tóc lơ thơ vàng hoe. Da đen nhẻm như dân châu phi. Tính tình thì cáu gắt cộc cằn như con trai. Đụng tới một tí là quang quác cái miệng. Một con bé như thế mà làm nghệ thuật thì thiên hạ chắc trở thành nghệ sĩ hết rồi.
Thấy nụ cười chế giễu của anh, bà Lam cau mày:
- Con đừng có coi thường nó chứ, lúc nhỏ khác. Bây giờ là một thiếu nữ rồi còn gì.
Đăng Khoa nhún vai:
- Vịt trời thì không thể thành thiên nga được. Con nít hay thiếu nữ gì cũng vậy thôi. Lúc nhỏ con đến là khổ với nó, bây giờ xin tha cho, con không chịu được con bé hung hăng ấy đâu. Mẹ nói thế nào cho nó đừng làm phiền con đấy.
Bà Lam băn khoăn:
- Con ác cảm với nó kiểu nầy, không khéo sống chung sẽ có va chạm, con bé mà mặc cảm thì tội nghiệp nó.
Đăng Khoa xua tay:
- Con sẽ rất lịch sự, bảo đảm với mẹ con bé không bị tự ái đâu.
- Mẹ cũng mong như vậy.
Bà Lam đứng lên:
- Thôi, đi ngủ đi, khuya rồi đó.
- Mẹ ngủ đi, chúc mẹ ngủ ngon.
Bà Lam mĩm cười:
- Chuẩn bị lịch sự như vậy là vừa đó.
Rồi bà đi ra. Đăng Khoa ngữa người ra sau, vươn vai cho đở mõi. Anh lại dán mắt lên màn hình. Không quan tâm tới cái tin vừa được nghe nữa. Suy cho cùng, trong nhà có thêm người cũng không sao. Miễn cô ta không làm phiền anh là được rồi.
Hôm sau ở trường về, Đăng Khoa thấy bà Lam và dì Hoa đang ngồi trong phòng khách. Anh đứng lại, gật đầu chào:
- Thưa dì, lâu lắm rồi dì Hoa mới lênchơi, dượng có khoẻ không ạ?
- Khoẻ lắm, con ở trường về hả?
- Vâng.
Dì Hoa nhìn Đăng Khoa từ đầu đến chân:
- Mấy năm không gặp thấy con khác trước nhiều quá. Càng lớn con càng chững chạc thêm.
Bà Lam nói tiếp:
- Coi vậy chứ cũng còn con nít lắm chị ơi, mê bạn bè lắm, tối ngày không thấy nó ở nhà đâu.
Đăng Khoa đưa mắt nhìn mẹ. Rồi khẻ vuốt sóng mũi. Nghe hai bà mẹ nói chuyện, anh tưởng nói về một bé trai nào đó, chứ không phải là anh.
Như được khơi trúng nguồn, dì Hoa bắt đầu một hơi:
- Con Hương Giang cũng vậy đó chị, tối ngày không thấy nó ở nhà, nó thích lên đây để tha hồ tự do, tôi với ba nó mà không cứng tay là không bắt nó ở đây được đâu.
Bà Lam mĩm cười;
- Nó muốn ở ngoài phải không?
- Thì vậy. Nó bảo thoát được mẹ để vào tay dì Lam thì còn khổ hơn. Còn khóc lóc doạ bỏ học nữa chứ.
- Dữ vậy à? Nó giỏi bỏ học thử xem, mấy chuyện đó tôi là cứng rắn lắm, tụi nầy mà chìu nó thì không biết nó đòi tới cái gì. Cứ để nó ở đây, giao tôi trị cho.
Đăng Khoa đưa mắt nhìn mẹ. Anh chỉ muốn đứng dậy đi lên phòng. Phải ngồi nghe hai bà mẹ tố cô nàng Hương Giang ấy, anh chẳng có hứng thú chút nào. Nhưng dì Hoa mới tới mà đứng dậy bỏ đi thì bất lịch sự. Anh đành ngồi nán lại chờ thêm vài phút.
Bà Hoa chợt quay qua Đăng Khoa:
- Hồi nhỏ con với Hương Giang cứ như chó với mèo, bây giờ đừng chấp nhặt nó nghe con. Có gì cứ mắng nó, coi như nó là em con đi.
Đăng Khoa cười một tiếng:
- Dạ.
- Dì cũng nói trước với nó rồi, quậy quá là dì cho anh Khoa trị thẳng tay, con bé hứa rồi, nó có làm gì thì con cứ nói, không nên nhân nhượng với nó.
Đăng Khoa khẻ vuốt sóng mũi:
- Dạ.
Bà Lam xen vào:
- Chị đừng sợ tụi nó cãi cọ nhau. Bây giờ lớn rồi chứ đâu còn con nít nữa, thằng Khoa không khó tính như hồi nhỏ nữa đâu.
Bà Hoa thở dài:
- Cũng mong như vậy, chứ tính tình con Giang thì tôi lo lắm, ngỗ ngáo và lập dị, không giống ai cả.
Đăng Khoa hơi nhướng mắt một mình. Anh khẻ thở dài ngán ngẫm. Nghe câu đó, anh hình dung nguyên vẹn hình ảnh con bé xấu người xấu nết lúc nhỏ. Bây giờ tiếp tục ở chung nhà, thật chẳng hứa hẹn điều gì thú vị.
Nhưng cô ta đâu rồi? Nảy giờ anh không để ý điều đó. Anh chẳng hứng thú gặp lại cô nàng nhiễu sự ấy. Nhưng không thể tránh được thì phải đối mặt thôi.
Anh hỏi bà Hoa:
- Hương Giang đâu rồi dì?
- Nó đang dọn dẹp trên phòng, để dì gọi nó xuống.
Đăng Khoa khoát tay:
- Dạ để con lên gặp cô ấy, anh em lâu ngày không gặp, con cũng muốn hỏi thăm nhiều chuyện.
Nói xong anh đứng dậy, đi lên lầu. Vẻ mặt trở nên khó đăm đăm. vẻ cau có của một người phải làm chuyện không thích. Mà tính tình thì lại vô cùng thiếu kiên nhẫn.
Đăng Khoa đi lên phòng dành cho khách. Căn phòng đối diện với phòng anh. Đứng ở ngoài anh đã thấy thấp thoáng bóng dáng con bé Hương Giang. Cô ta đang leo lên bàn treo cái gì đó. Cửa mở rộng chứ không khép. Tuy vậy anh cũng gõ cửa một cách lịch sự:
- Tôi có vào được không?
Hương Giang quay nhìn ra. Trong một thoáng, Đăng Khoa thấy hết sức ngạc nhiên. Anh sợ mình nhìn nhầm ai đó. Vì trong trì nhớ của anh, Hương Giang là cô bé gầy gò đen nhẻm, mặt đầy tàn nhang, xấu như con vịt. Còn cô nàng nầy thì thanh tú mịn màng đúng phong cách một diễn viên múa. Đẹp khác xa với khi cô ta còn bé.
Anh bước hẳn vào phòng, tò mò quan sát cử chỉ của cô nàng.
Hương Giang bước hẳn xuống sàn nhà. Cô nhìn mặt Đăng Khoa chằm chằm. Rồi buột miệng:
- Có phải anh là anh Khoa không?
Đăng Khoa gật đầu:
- Còn em là Giang?
- Vâng.
Đăng Khoa buông một nhận xét:
- Em thay đổi nhiều quá, đến mức anh nhận không ra.
- Vâng, tại vì em lớn rồi mà. Nhưng anh thì cũng không thay đổi gì mấy, em nhận ra anh ngay.
Đăng Khoa nhìn xuống cây kềm trên tay cô:
- Em đang làm gì vậy?
- Em treo ảnh của em, đang đóng đinh.
- Để anh giúp cho.
- Cám ơn anh.
Hương Giang chạy đến giường cầm một khung ảnh thật lớn đưa cho Khoa. Anh giúp cô treo lên tường. Rồi đứng tựa vào bàn nhìn:
- Em chụp ăn ảnh lắm. Rất đẹp.
- Vâng, vì ngoại hình em đẹp sẳn, nên không cần chỉnh sửa gì nhiều, em có hẳn một album, hình nào cũng đẹp cả.
Đăng Khoa hơi liếc nhìn cô. Gương mặt Hương Giang chẳng có vẻ gì là đùa hay kiêu hãnh. Cô nàng nói rất thật, như xem chuyện mình đẹp là điều hiển nhiên. Đúng là cô nàng ý thức rất rõ về mình.
Khoa buông một tiếng cười:
- Càng lớn em càng xinh hơn lúc nhỏ. Em thay đổi nhiều lắm. Ngoại hình là vậy, nhưng tính tình không biết thế nào, hy vọng là cũng thay đổi.
Hương Giang gật đầu:
- Mẹ em bảo lúc nhỏ tính em khó ưa lắm, nhưng đó là lúc nhỏ, bây giờ lớn rồi chắc phải khác đi chứ, dù sao em cũng phải dễ thương hơn.
Đăng Khoa không nén được, phải quay lại nhìn cô lần nữa. Phải công nhận là cô nàng khen mình một cách vô tư lạ lùng.
Anh lại cười:
- Hy vọng là vậy, như thế mình sẽ không đối nghịch nhau nữa, và anh em mình có thể sống hoà bình hơn.
Hương Giang ngồi hẳn trên bàn, đung đưa chân một cách vô tư:
- Đừng lo, em không khó chịu lắm đâu, nếu anh không chọc em thì không việc gì em phải gây gỗ. Hồi nhỏ em hay gây là do anh chọc em đó chứ.
Đăng Khoa lắc đầu:
- Không phải, anh nhớ em kiếm chuyện với anh là chính, anh chỉ phản ứng lại thôi.
- Còn em lại nhớ khác.
Rồi cô kể ra một hơi:
- Em nhớ lúc nhỏ em hay theo các anh đi chơi, nhưng em chơi cái gì cũng bị anh đuổi, anh bảo con gái hãy chơi chung với con gái, nhưng em không thích như vậy, buột em phải về mách với dì Lam, có vậy mà anh ghét em. Thường xuyên như vậy lắm.
Đăng Khoa nhíu mày:
- Những chuyện xa tít đó mà em nhớ lâu vậy sao?
- Nhớ chứ, tại anh là kẻ thù số một của em mà.
- Cái gì? Kẻ thù số một?
- Chứ gì nữa.
- Có cần nặng nề như vậy không?
Hương Giang cười xoà:
- Không hiểu sao hồi đó em ghét anh cay đắng, nhưng giờ thì hết rồi, ai mà để bụng chuyện con nít.
Đăng Khoa chuyển đề tài:
- Nghe dì Hoa nói em không chịu ở nhà anh phải không?
Đang vui vẽ, nét mặt Hương Giang chợt xịu xuống ngay:
- Tưởng đi học xa là được tự do, ai ngờ còn bị dì Lam kềm cặp, khổ ơi là khổ, trời ơi là trời, dì Lam mà khó như mẹ em chắc em chết mất.
- Thế nào là khó?
- Anh biết rồi, còn hỏi nữa.
Đăng Khoa nhún vai:
- Anh là con trai, chắc chắn phải thoáng hơn con gái, mà anh cũng không hiểu em bị quản lý đến mức độ nào khiến em sợ dữ vậy. Trừ phi em không hiền.
Hương Giang lắc đầu:
- Bây giờ không nói trước được, gặp chuyện mới biết.
Cô nhảy phóc xuống, đến đứng trước mặt Đăng Khoa, nhìn anh chăm chú. Khiến Khoa phải nhướng mắt nhìn cô:
- Em có tất hay nhìn người khác chăm bẳm như vậy à? Chuyện gì vậy?
Hương Giang có vẻ không để ý cử chỉ của anh, cô nói nhỏ nhỏ:
- Theo anh thì ở tuổi em có bạn trai là sớm lắm không?
- Cái gì?
- Ý em hỏi là, nếu em có bạn trai thì dì Lam chấp nhận được không?
Đăng Khoa hỏi lại ngay:
- Vậy mẹ em có chấp nhận không?
- Không hề. Thậm chí chỉ đọc thư của bạn em gởi cho em là mẹ làm ầm lên như em sắp chết đến nơi.
Cô thở hắt một cái:
- Thật khổ.
Đăng Khoa nghiêng đầu nhìn cô:
- Em có bạn trai rồi à?
- Chưa, nhưng mới sắp sắp thôi.
- Tại sao lại là sắp sắp?
- Tại em phải lên đây học rồi, không có điều kiện gặp nhau thường, chứ nếu gặp hoài chắc em sẽ thích, em mến nó lắm.
- Nó là ai?
- Là bạn cùng lớp với em, lớp trưởng của em.
Đăng Khoa chợt hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi rồi Giang?
- Thì mười tám, ai học xong lớp 12 mà không mười tám tuổi, vậy mà cũng hỏi.
Đăng Khoa im lặng nhìn cô. Bây giờ anh mới hình dung lý do dì Hoa quản lý cô chặt chẻ như vậy. Có cô con gái thế nầy, không bà mẹ nào yên tâm cho nổi. Xinh đẹp và tài hoa. Đã vậy lại không phân biệt được chuyện tốt xấu. Vừa khờ lại vừa hiếu động. Mới nói chuyện một lát anh đã nắm rõ cô như đọc sách. Còn con nít quá.
Anh hỏi như thăm dò:
- Em muốn lên đây học để có điều kiện đi chơi, và tránh mẹ em phải không?
- Tất nhiên. Em thích cuộc sống náo nhiệt ở đây lắm.
- Ngoài ra còn gì nữa không?
- Thì lên đây mới học múa được, chứ ở tỉnh đâu có trường dạy múa chuyên nghiệp. Em thích làm diễn viên múa lắm.
- Vậy à?
- Em sẽ thi vào trường múa, bao giờ ra trường sẽ xin vào một vũ đoàn nổi tiếng, sẽ tìm mọi cách trở thành diễn viên nổi tiếng, khi em nổi tiếng, có thể sẽ có đạo diễn nào đó mời em đóng phim, em sẽ cố gắng để trở thành diễn viên điện ảnh, mà là ngôi sao nữa kia.
Đăng Khoa suýt phì cười. Nhưng kìm lại được. Cái cách cô nói về tương lai hơi bị “nổ”. Nhưng cô nói hết sức ngây thơ nên không làm người ta muốn châm chích. Đúng là một cô bé mười tám. Chẳng hình dung thế nào là mặt trái cuộc đời. Khi nào ba mươi tám, cô sẽ không nói năng hồn nhiên như vậy.
Hương Giang vẫn vô tư:
- Bạn em nói em có ngoại hình, dư sức đóng phim đấy. Chỉ có mẹ là chê em xấu. Mẹ nói em không có cái đẹp chuẩn mực. Em nhìn trong gương cả buổi trời vẫn không hiểu em xấu ở chỗ nào.
- Có thể người lớn có cái nhìn toàn diện hơn. Mẹ em không nói sai đâu.
Hương Giang xụ mặt:
- Anh cũng thấy mẹ em nói đúng nữa hả?
- Ở góc độ nào đó là đúng.
Hương Giang thở hắt ra:
- Chán thật, không hiểu sao trong gia đình ai cũng tìm cách chê em, chỉ có bạn bè là khen thôi. Làm như mọi người sợ khen rồi em tự cao hay sao ấy, em đâu có kiêu hãnh đâu.
Đang Khoa im lặng nhìn cô. Anh phát hiện khi nhăn nhó hay bĩu môi giận dỗi, cô nàng trông rất dễ thương. Không biết cô ta có nhận ra ưu điểm của mình không?
Hương Giang ngồi im ngẫm nghĩ. Đăng Khoa tưởng cô sẽ lại ta thán về mẹ, thì khuôn mặt cô đã hớn hở hẳn lên:
- Mới năm ngoái em tham gia đóng kịch nữa, em thích mình là nhân vật nầy nọ, lúc làm bà già, lúc làm mụ đỏng đảnh, vai nào em cũng đóng được hết.
- Vậy hả?
- Anh có muốn em diễn thử cho anh xem không?
Đăng Khoa xua tay:
- Thôi khỏi, chắc từ từ rồi anh cũng có dịp xem thôi.
Hương Giang gật đầu:
- Vậy cũng được, sau nầy em diễn trên sân khấu anh sẽ có nhiều dịp xem lắm. Buổi biểu diễn đầu tiên của em, em sẽ mời tất cả trong nhà và bạn em cùng dự. Hạnh phúc thật đấy.
Đôi mắt cô lim dim ngó ra cửa sổ, như thả hồn theo viển ảnh mà cô tự vẻ vời. Đăng Khoa lặng lẽ quan sát. Lại một trạng thái mới trên khuôn mặt. Anh lờ mờ cảm thấy Hương Giang không thổi phồng khi tự nói về khả năng của mình.
Bà Lam và bà Hoa chợt bước vào phòng. Vừa thấy khung hình trên tường, bà Hoa nghiêm mặt:
- Gỡ xuống ngay, không còn khung nào nhỏ hơn sao? Một khung hình nhỏ trên bàn là được rồi, không được phô trương quá.
Hương Giang nhăn mặt:
- Nhưng đây là phòng riêng của con mà mẹ, có phô trương gì đâu.
- Con làm khung hình nầy hồi nào vậy?
Hương Giang ỉu xìu:
- Mới làm tuần trước, đây là ảnh đẹp nhất của con.
- Không có đẹp xấu gì hết, mai mốt cấm phóng hình to như vậy nữa, con mà xài phí là mẹ cắt tiền đấy.
Hương Giang xua tay rối rít:
- Đừng mà mẹ, mẹ cắt bớt tiền là con chết mất.
Bà Lam phì cười:
- Cái gì quýnh quáng lên vậy, con còn đi học, chưa phải là diễn viên, đừng xài phí như vậy con, muốn chưng ảnh của mình thì làm khung nhỏ là được rồi.
Hương Giang mĩm cười vô tư:
- Nhưng dì thấy có đẹp không hả dì?
- Đẹp lắm, con chụp ăn ảnh lắm.
Hương Giang hớn hở hẳn lên:
- Đó mẹ thấy chưa, dì Lam cũng nói con đẹp, chỉ có mẹ là không thấy thôi.
“Con bé nầy đáo để thật” - Bà Lam nghĩ thầm, và lập tức làm xẹp cái tính dương dương tự đắc của cô:
- Nhưng cái đẹp như vậy chưa toàn diện, dì thấy chỉ là khá thôi, mai mốt ở đây, con sẽ gặp nhiều người đẹp hoàn chỉnh hơn nhiều.
Hương Giang giương mắt nhìn bà. Khuôn mặt thanh tú lập tức xịu xuống:
- Con biết thế nào dì cũng nói như vậy. Ai cũng sợ con kiêu hãnh cả, mà con thì có khoe khoang gì đâu.
Đăng Khoa mĩm cười một mình. Cô nàng chẳng cố ý khoe khong gì cả. Nhưng nói chuyện ra là nổ lốp bốp. Được nhiều người khen nên ý nghĩ đó tự nhiên tiêm nhiễm vào đầu. Cứ tự hào một cách vô tư. Người ta không ghét, nhưng thấy buồn cười.
X
X X
Hương Giang bật nhạc, rồi bắt đầu tập múa trong phòng. Cô nhảy, xoay vòng, rồi tung mình từ đầu nầy đến đầu kia. Phòng khá rộng. Nhưng vì có giường và bàn ghế, nên thỉnh thoảng cô cứ bị va vào bàn. Đau muốn chết nhưng cũng phải chịu.
Cô xoay một vòng rồi tung người bay lên. Nhưng vừa đưa chân ra đã va vào góc bàn đau điếng. Cô kêu lên một tiếng. Rồi ngồi khuỵ xuống gạch, đau chảy cả nước mắt.
Cánh cửa chợt bị đẩy nhẹ. Rồi tiếng Đăng Khoa vọng vào:
- Anh vô được không Giang?
Hương Giang cố nén đau, nói một tiếng ngắn gọn:
- Được.
Đăng Khoa bước vào:
- Em có thể vặn nhạc nhỏ được không? On quá anh làm việc không được.
Nhìn thấy dáng ngồi thảm não cùng hàm răng cắn chặt của cô, anh tò mò:
- Em làm sao vậy?
- Đau.
- Anh biết đau rồi, nhưng tại sao?
- Em đá chân trúng bàn. Từ sáng giờ tay chân cứ va vào cái nầy cái kia, thật muốn chết được.
Đăng Khoa nhìn quanh phòng:
- Diện tích bao nhiêu đây mà không đủ để em tập à?
- Đủ, nhưng gò bó quá, vô ý một chút là đau tay đau chân, cứ thế nầy thì chân tay em gãy mất thôi.
Rồi cô rên rỉ hít hà:
- Oi trời ơi, đau chết mất.
Đăng Khoa nhìn cô suy nghĩ. Rồi đề nghị:
- Hay là em lên sân thượng tập, trên đó rộng lắm.
- Thôi, sân thượng cao, em sợ lắm, nhìn xuống thấy chóng cả mặt.
Đăng Khoa nhún vai:
- Nhà phòng nào cũng ngang ngang nhau, anh không biết làm thế nào bây giờ.
Hương Giang hấp háy mắt:
- Hay là anh đưa em tới đăng ký học ở nhà văn hoá. Em vừa có thể học, vừa có thể ở lại tập. Vậy là tiện nhất.
Đăng Khoa nhìn nhìn cô:
- Có nhất thiết phải tới nhà văn hoá không?
- Có chứ, lúc ở nhà em cũng học ở đó mà.
Cô nắm tay Đăng Khoa, nằn nì:
- Đi mà, làm ơn đưa em tới đó một lần thôi, mai mốt biết đường rồi em sẽ tự đi, anh không bị phiền đâu.
Đăng Khoa khoanh tay trước ngực, nhìn nhìn cô:
- Vấn đề không phải phiền, mà là mẹ em có đồng ý không?
Hương Giang nhăn nhó:
- Có chứ, có đấy, chuyện học mà.
- Theo anh biết thì mẹ em đã dặn là em phải ở nhà tự luyện là chính, mấy khoá học em đã học xong hết rồi.
- Nhưng em…
Đăng Khoa ngắt lời:
- Chịu khó tập đi, và đừng có nghĩ tới chuyện ra khỏi nhà nữa.
Nói xong anh bỏ đi ra. Hương Giang dậm chân bình bịch:
- Anh Khoa.
Đăng Khoa quay lại:
- Chuyện gì nữa?
Hương Giang vung mạnh tay:
- Anh là người ích kỷ.
Đăng Khoa gật đầu;
- Cứ cho là vậy. Anh cũng đâu có nói là mình rộng rãi.
Rồi anh đi ra hành lang. Đi khá xa mà còn nghe tiếng Hương Giang dậm chân bình bịch. Nhưng anh vẫn phớt lờ như không nghe.
Anh vừa ngồi vào máy một lát thì phải giật mình vì tiếng nhạc mở ầm ĩ. Đúng là con bé quá quắt. Anh đứng dậy đi trở qua phòng Hương Giang. Đứng chống tay ở cửa nhìn vô. Im lặng.
Hương Giang phớt lờ như không thấy anh. Cô thản nhiên nhảy. Vừa nhảy vừa dậm chân bình bịch. Cô cố ý mang giày cao gót cho tiếng dậm vang côm cốp trên nền gạch. Đúng là quá quắt!
Đăng Khoa thản nhiên đi vào phòng, tới tắt máy. Rồi khoanh tay trước ngực nhìn cô:
- Em vừa mới đá vào cạnh bàn, dậm như vậy không thấy đau chân à?
- Không.
Hương Giang ngừng nhảy, bước tới mở máy, vặn hết công suất. Trong phòng tiếng nhạc ầm ĩ đến. Đăng Khoa muốn bịt tai lại cho đở nhức đầu. Nhưng anh cố ý tỉnh bơ:
- Em không thấy nhức đầu à?
Hương Giang vừa nhảy vừa nói tỉnh:
- Không.
- Hình như tai em có tật phải không Giang?
Hương Giang đứng phắt lại:
- Cái gì? Em bị tật gì?
- À, thấy em phải vặn hết colum mới nghe được, anh nghĩ tai em bị điếc.
- Hứ.
- Có cần anh cho em thêm cặp loa không? Bên phòng anh có đấy, công suất cũng lớn lắm, gấp đôi cặp loa của em đấy.
- Không cần.
- Vậy thì đừng vặn lớn vậy nữa, coi chừng thần kinh em cũng căng thẳng đó, nguy hiễm lắm.
- Mặc kệ em.
Rồi cô bước tới, dùng hết sức đẩy Đăng Khoa ra ngoài:
- Không cho anh ở phòng em, đi ra.
- Cũng được, nhưng với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
Đăng Khoa không trả lời, anh trở vào phòng. Tới rút dây điện. Rồi cầm nguyên chiếc cassetter đi ra.
Hương Giang la lên:
- Sao lấy của em?
- Anh sẽ đổi cho em chiếc máy có công suất lớn hơn, còn bây giờ thì anh mượn tạm cái nầy. Anh đang cần yên tỉnh làm việc, đừng làm phiền anh.
- Không chịu như vậy, trả cho em.
Cô chạy theo định giằng chiếc máy lại. Nhưng Đăng Khoa đã đi nhanh vào phòng anh, khoá trái cửa lại.
Anh ngồi im chờ xem Hương Giang phản ứng thế nào. Nhưng không nghe bên ngoài có tiếng động tịnh gì. Có lẻ cô nàng chịu thua. Anh thở phào nhẹ nhõm.
Đăng Khoa bắt đầu mở máy. Anh vẽ một mạch đến tối thì có tiếng gõ cửa. Rồi Hương Giang nói vọng vào. Giọng chua như giấm:
- Xuống ăn cơm.
Đăng Khoa phớt lờ không trả lời. Một lát anh nghe nhắc lại lần nữa, lần nầy giọng Hương Giang to hơn:
- Dì Lam bảo xuống ăn cơm, đang chờ ở dưới đó.
Đăng Khoa cố ý không trả lời. Anh nghe tiếng hứ vọng vào. Rồi tiếng chân dậm bình bịch ngoài hành lang. Anh hừ nhỏ một mình. Rồi tắt máy.
Khi anh xuống phòng ăn thì bà Lam và Hương Giang đã ngồi vào bàn. Thấy anh, cô liếc một cái. Rồi nguẩy đầu ngó chỗ khác.
Đăng Khoa làm như không thấy cử chỉ đó. Anh ngồi xuống cạnh bà Lam, ăn một mạch mà không hề ngẩng lên nhìn ai.
Bà Lam không để ý vẻ nguýt háy của Hương Giang. Cũng không biết chiến tranh ngầm giữa hai người. Bà hỏi Hương Giang đủ thứ chuyện. Cô kể huyên thuyên từ chuyện trường lớp đến bạn bè. Nói một cách say sưa như gặp đúng tri kỷ. Thỉnh thoảng Đăng Khoa liếc qua nhìn mẹ. Amh thấy bà cười không ngớt miệng. Hình như bà thích nghe những mẫu chuyện không đầu không đuôi của cô.
Mà không hiểu tại sao cô nàng không đòi mẹ anh chuyện đi học. Lại cứ nhè anh mà vòi vĩnh. Phiền không chịu được.
An xong Đăng Khoa đứng lên, đi về phòng. Bà Lam và Hương Giang còn ngồi lại bàn nói chuyện. Cả hai làm anh rất ngạc nhiên. Trong khi anh chưa bao giờ đủ kiên nhẫn ngồi nói chuyện với bà Lam đến một giờ. Không hiểu những người phụ nữ gặp nhau thì chuyện ở đâu mà nhiều đến vậy.
Hôm sau Đăng Khoa đi suốt ngày nên không gặp Hương Giang. Đến chiều về thì gặp cô ở đầu cầu thang. Anh quên mất chuyện hôm qua nên mĩm cười với cô. Nhưng cô nàng trả lời bằng cách im ỉm. Rồi quay ngoắt sang nhìn chỗ khác.
“Đúng là con nít”- Đăng Khoa không buồn đáp lại cử chỉ trẻ con đó. Anh làm ngơ đi lên phòng mình. Một mãnh giấy thật to dán ngay trước cửa, với hàng chữ viết bằng mực đỏ cũng to không kém. Rõ ràng là chữ Hương Giang. Cô nàng viết một câu hết sức con nít “Nhân vật đại ích kỷ”.
Đăng Khoa lắc đầu một mình. Anh gỡ mãnh giấy xuống, vo tròn rồi vứt vào sọt rác. Đúng là cô ta rãnh rang quá nên nghĩ ra đủ thứ trò. Anh không muốn quan tâm nữa, cô ta không thèm nói tới mặt anh càng tốt, như vậy càng được yên thân.
Nhưng Hương Giang không để anh yên thân. Buổi tối đang làm việc thì anh nghe tiếng gõ cửa rất nhẹ nhàng. Anh tưởng đó là bà Lam. Nhưng khi mở cửa thì thấy Hương Giang đứng đó. Vẻ mặt ỉu xìu chứ không nguýt háy như hôm qua nay. Chuyển tông nhanh quá. Lại chuyện gì nữa đây?
Đăng Khoa đứng dựa cửa, khoanh tay trước ngực nhìn cô:
- Chuyện gì nữa vậy?
Hương Giang nhỏ nhẹ:
- Em vào được không?
- Được.
Anh đi vào phòng. Hương Giang lửng thửng theo sau. Cô ngồi xuống cạnh bàn, nhìn nhìn máy tính:
- Anh đang làm gì vậy?
- Vẽ.
Hương Giang không hỏi nữa. Cô ngồi im, cụp mắt nhìn xuống bàn. Vẻ mặt buồn bả như mùa thu. Thấy như trời đất sắp tận thế đến nơi.
Đăng Khoa liếc nhìn qua cô:
- Có chuyện gì vậy?
- Em buồn lắm.
- Buồn chuyện gì?
- Em sợ thi rớt.
- Nếu sợ thì lo học bài và tập luyện, theo quấy nhiễu anh hoài rồi có đậu được không?
- Em có muốn uấy nhiễu anh đâu. Nhưng không có đầu óc nào để tập cả.
- Tại sao?
- Tại hồi hộp.
- Hồi hộp cái gì?
- Mỗi lần tập thì em cứ sợ va tay chân vào bàn ghế, đau lắm.
Đăng Khoa hỏi thẳng:
- Vậy ý em muốn gì?
- Em có muốn gì đâu, chỉ muốn có chỗ tập luyện đàng hoàng thôi.
- Ở nhà văn hoá chứ gì?
Hương Giang chấp chới mắt:
- Vâng.
Đăng Khoa thở hắt ra:
- Cuối cùng cũng là muốn ra khỏi nhà, sao không nói thẳng cho anh đở mất thời giờ?
- Thì em nói thẳng rồi đó.
- Em nói với mẹ anh đi.
Hương Giang lắc đầu ảo nảo:
- Thôi.
- Tại sao?
- Dì Lam giống mẹ em lắm, cứ sợ em ra khỏi nhà rồi đi chơi. Ơ đây bạn đâu mà đi chứ, tại mẹ em cả, nếu mẹ không dặn thì dì Lam đâu có cấm đoán em.
Cô cụp mắt xuống, chấp chới như muốn khóc:
- Em chán quá, ai cũng coi em là con nít cả, làm như em sắp hư đến nơi, không ai hiểu em cả, anh có thấy vậy là tự ái không?
- Anh không thấy gì ngoài việc thông cảm với dì Hoa, phải có lý do gì đó dì ấy mới kềm em chặt chẻ như vậy.
Hương Giang ỉu xìu:
- Anh thấy có bà mẹ nào không cấm đoán con cái không? Mẹ chẳng bao giờ hiểu được em cả, trong khi em lo học muốn chết, em đi tập múa ngày đêm, thì mẹ cứ thấy em vắng nhà là bảo em đi chơi. Có tức không?
- Cho là mẹ em nói oan, nhưng bây giờ em muốn gì ở anh?
- Em chỉ có mình anh là đứng về phía em…
Đăng Khoa ngắt lời:
- Anh không đứng về phía ai hết, đừng có gài, anh không dễ mềm lòng đâu.
Hương Giang bắt đầu chớp chớp mắt:
- Em chán muốn chết được, làm ơn nói dì Lam cho em ra ngoài đi mà, anh Khoa.
- Muốn gì thì cứ nói với mẹ anh đi.
- Nhưng em chỉ thích nói với anh thôi, em thích anh đưa em đi học, đưa em đi chơi, em không thích ai khác nữa.
- Nhưng anh đang học thi tốt nghiệp, muốn gì qua thi đi.
- Vậy không đi chơi thì anh nói dì Lam cho em đến nhà văn hoá, chỉ cần anh đưa em đi một lần thôi, em năn nỉ mà.
Thấy Đăng Khoa làm thinh, cô níu tay anh:
- Đi mà, anh Khoa, giúp em đi mà.
Đăng Khoa chưa kịp trả lời thì cô đã sụt sịt khóc. Rồi khóc ngon lành. Hết chịu nổi, anh thở hắt ra:
- Thôi được, chuyện đi học không có lớn, đừng có làm ầm ĩ thế nữa.
Hương Giang vẫn khóc ti tỉ:
- Ai bảo anh không chịu giúp em, anh gì kỳ vậy. Mai mốt đi được một mình em không thèm gọi anh anh đâu.
Đăng Khoa khẻ đập bàn:
- Không được mè nheo nữa, bây giờ nín được chưa?
- Nếu anh không hứa, em ngồi đây hoài.
- Đến là điên lên với cô mất, tôi hứa đó, mai tôi đưa đi.
Hương Giang hít mũi, chìa ngón tay ra:
- Ngoéo tay đi.
- Không cần phải con nít như vậy.
- Không hứa tức là còn do dự chứ gì?
- Trời ơi, cô có chịu để tôi yên không, về phòng ngủ đi, sáng mai tôi đưa đi.
Hương Giang bặm môi ngồi im. Rồi cười mĩm mĩm:
- Chắc chắn nhé. Mà anh phải thuyết phục sao cho dì Lam thấy là anh muốn em ra ngoài, chứ không phải tự em đòi, như vậy mẹ em sẽ không mắng em, hứa nhé.
Đăng Khoa gật mạnh đầu:
- Muốn gì tôi cũng hứa, làm ơn để tôi yên. Về phòng ngủ đi.
Hương Giang cười hí hửng:
- Good bye nhé, chúc anh ngủ ngon, ủa quên, chúc anh làm việc thoải mái.
- Cám ơn.
Hương Giang thoát ra ngoài như cơn gió. Đăng Khoa nhìn theo, rồi lắc đầu một mình. Cô nàng mới tới ở có hai ngày mà đã có chuyện mè nheo. Không biết mai mốt sẽ còn chuyện gì nữa, chắc anh sẽ còn bị làm phiền dài dài.
Mùa Thu Xôn Xao Mùa Thu Xôn Xao - Hoàng Thu Dung Mùa Thu Xôn Xao