Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Tác giả: Cát Lan
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1895 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 -
hỉ còn hai hôm nữa là Pha Lê nhận văn bằng tốt nghiệp Cử nhân xuất sắc.
Cô có một số thiệp mời trên tay nhưng không biết mời ai. Pha Lê nhẩm tính:
hai thiệp cho hai xơ ở cô nhi viện; Một cho Mai Lan; một cho ông Cao Bình. Chỉ có thế thôi. Nhưng không biết những người đó có nhín chút thời gian cùng cô đến dự buổi lễ quan trọng này không? Thôi thì chuẩn bị tâm lý phải đứng bơ vơ bên những người thân bạn bè vậy. Và cô sẽ không buồn khi biết nó là sự thật.
Tan học, Pha Lê ghé vào cô nhi viện và cảm thấy vui lên ngay. Bốn tầng lầu ngang dọc được thiết kế hoành tráng và sắp sữas hoàng thành, chỉ còn khâu trang trí nội thất nữa thôi.
Đàng xa, dáng xơ quản lý như khòm đi, những tiếng hát của các em nhỏ cô nhi từ phía hội trường vang lên làm xơ mĩm cười. Xơ đã thấy Pha Lê tiến đến.
Pha Lê trao cho xơ mấy hợp kẹo với lời nhận xét:
– Nơi đây thay đổi đến không ngờ. Công trình được thi công nhanh quá.
Xơ quản lý gật đầu, dặn dò:
– Ngày lễ mừng kỷ niệm Cô nhi viện Thanh Trúc tròn hai mươi tuổi, con phải có mặt đó.
Pha Lê phấn khởi hứa ngay:
– Da. Nhất định con sẽ về trước một ngày. Hôm nay con đến mời xơ đến dự lễ tốt nghiệp của con.
– À, ra là thế! xơ chúc mừng con.
Rồi xơ nhìn tên người nhận trên hai thiệp mời còn lại với vẻ quan tâm:
– Ngày đó mọi người phải họp với rất nhiều ban ngành đoàn thể. Còn Mai Lan, không biết nó có tranh thủ đến được hay không? hiện nay nó cũng vừa đi mua sắm các dụng cụ giảng dạy với các xơ. Nhưng con hãy đưa cho xơ, xơ sẹ đưa giúp cho. Học tốt như vậy, mọi người hãnh diện vì con nhất rồi, và đó cũng là món quà thiêng liêng con dành cho cô nhi viện này đó. Nhưng Pha Lê này chúng ta rất nhớ con.
Pha Lê ôm chầm lấy xơ rồi bật khóc. Cái vỗ vai nhẹ nhàng, rồi tay nắm tay như muốn truyền cho Pha Lê một sự cảm thông, dù cho Pha Lê không nói và xơ cũng không hỏi.
trên đường về nhà, Pha Lê đi từng bước chậm chạp. Bỗng có tiếng xe đỗ xịch bên cạnh, Phú Gia thò đầu ra:
– Lên xe đi!
Pha Lê nhìn anh ta ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm. Người bảo vệ cho cô dây mà.
Phú Gia nheo mắt:
– Cái kiểu của cô đi như thế là ... sợ con đường mau hết vậy. Trời nắng chang chang mà có thể đi dạo thế sao. Coi chừng bị bệnh đó.
Pha Lê mỉm cười:
– Xe tôi bị bể bánh.
– Tôi thấy xe cô trong ga ra từ sáng và đã đem đi thay ruột rồi. Chiều nay, cô khỏi đi bộ nữa.
– Cám ơn.
Phú Gia đang lái xe, tự dưng thắng lại cái kịt rồi chìa tay ra:
– Cho tôi xem cái gì mà làm cho cô buồn quá vậy?
Pha Lê lẳng lặng đưa mà không nói một lời. Phú Gia nhìn cô một thoáng rồi trả lời:
– Không có cái nào cho tôi sao? Nếu tôi được mời, nhất định tôi sẽ tới.
– Mời miệng được không?
– Nhưng thế thì không có quà mừng.
– Không sao, chỉ cần có người đứng bên cạnh tôi hôm đó là được. Hôm qua, tôi có nói, nhưng ông chủ bảo là không đi được vì phải bay ra Hà Nội.
Phú Gia cho xe chạy tiếp:
– Tôi cũng rất bận, nhưng có người mời là tôi có mặt.
– Cám ơn anh.
Phú Gia giữ đúng lời hứa.Hôm sau anh xuất hiện với chiếc máy ảnh trên tay.
Đây là một ngày trọng đại nhất đời Pha Lê, và Phú Gia ghi hình cho cô hết hai cuộn phim.Thấy anh lăng xăng, ai cũng ngỡ anh là thợ chụp ảnh, vì chiếc máy trên tay anh là của thợ chuyên nghiệp. Nhưng cái dáng của thợ này thì oai phong hết chỗ nói. Một cô bạn đến kế Pha Lê, hỏi:
– Bạn không có người thân à?
Pha Lê chưa biết nói sao thì một cô bạn khác lại bảo:
– Pha Lê mồ côi cha mẹ. Tôi không có đọc sơ yếu lý lịch của bạn ấy.
– Thế Pha Lê đến từ đâu?
– Từ cô nhi viện.
Phú Gia đang trong tư thế ngắm cho Pha Lê, anh chụp nhanh một kiểu trong cảnh cô trò chuyện với hai cô bạn gái. Anh chợt xen vào:
– Em phải tự hào vì điều đó, Pha Lê. Vì với hoàn cảnh như thế mà em đã phấn đấu vượt bực cho kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.
Một cô mạnh dạn hỏi:
– Anh có phải là thợ chụp ảnh không?
Phú Gia nói ngắn gọn:
– Là anh trai của Pha Lê.
Nghe nói như thế. hai cô gật đầu chào rồi đi nhanh một nước.
Thấy cô ngân ngấn nước mắt, Phu Gia rút nhanh chiếc khăn tay chậm thật nhẹ nhàng cho cô mà không nói gì. Pha Lê cũng nhận ra là anh rất trung thực trong lời nói khi nãy, bởi cách đối xử của anh ta với cô y như người anh trai với đứa em gái vậy.
Dự lễ xong, Pha Lê một mực đòi anh đưa cô đi phô tô ba bản những văn bằng ma cô đem theo, rồi đi công chứng một thể. Sau đó, cô quay về cô nhi viện gởi bìa sơ mi đựng những văn bằng được ép nhựa cẩn thận. Xơ văn thư nhìn cô mỉm cười thông cảm. Có ai mà không quý những thành tích học tập của mình, nhất là đứa có chỉ số thông minh như Pha Lê, tất nhiên là cô luôn nhận được những văn bằng ưu rồi.
Xơ sẽ cất vào tủ rồi ghi trong sở lưu mã số hồ sơ của con.
Pha Lê vòng tay lễ phép:
– Cám ơn xơ ạ.
Về lại đây, Pha Lê có cảm tưởng răng mình luôn là đứa con của cô nhi viện này, dù cho những ngày sống khi xưa, cô nhi viện còn quá nhiều khó khăn.
Nhưng một người luôn chú tâm vào việc học như Pha Lê thì chuyện ăn ngon, mặc đẹp là không quan trọng. Tự dưng Pha Lê nhớ đến căn phòng bề bộn hôm qua của mình mà nghe lòng chán nản lạ thường. Bao giấc mơ xinh đẹp trên chiếc gối thêu hoa đó báo hiệu cho cô những ngày khó khăn sắp tới. Nếu mà người ta có những rắc rối, thì cô cũng tránh không khỏi những chuyện đụng chạm, vì cô đã là một thành viên nơi gia đình đó.
Rời cô nhi viện lần nào thì Pha Lê cũng ngân ngấn nước mắt. Phú Gia nhìn cô một thoáng rồi đề máy xe. Vừa ra đến đường lộ, anh nói nhỏ:
– Đi đâu đó thư giản một chúc nha Pha Lê! Tôi thấy cô rất căng thẳng.
– Dạ.
Tiếng dạ nhỏ nhẹ như hơi thở khiến Pha Lê thở dài. Anh ghé tiệm mua một ít thức ăn và vài lon nước trái cây rồi cho xe chạy ra hướng ngoại ô.
Pha Lê vụt hỏi:
– Anh không sợ ông chủ la khi ông cần mà anh có mặt sao?
– Mọi chuyện ở công ty đã có Hồ Hải lo. Cô đừng quên là ông chủ ở tận Hà Nội.
Gương mặt Pha Lê sáng lên một chút:
– Như thế thì tôi yên tâm rồi. Thực ra, nơi ngôi nhà sang trọng đó tuy được ăn ngon mặt đẹp, không phải vất vã, nhưng không hiểu sao tôi không muốn về.
Phú Gia chế giễu:
– Đúng là con gái, chuyện gì cũng mũi lòng cho được. Mấy cô đi lấy chồng, bịn rịn như không thể chia tay với gia đình, nhưng sau đó thì quên hết. Mai mốt cô phải theo chồng, cô lại thây ngôi nhà sang trọng mà xa lạ đó lại trở nên thân thương hơn bao giờ hết.
– Cũng có thể anh nói đúng.
– Tôi là chuyên gia tâm lý mà.
– Anh nhiều nghề quá nhỉ!
– Đa hệ.
– Kể cả lăng nhăn với các cô?
Phú Gia nghiêm mặt:
– Cái đó thì không. Tôi có nhiệm vụ riêng chưa hoàng thành thì tôi chưa nghĩ đến chuyện tình cảm.
Pha Lê biết mình nơi chuyện như thế nào là xen vào đời tư của người khác, nhưng không hiểu sao cô lại tò mò rồi muốn đoán xem anh ta sạo bao nhiêu phần trăm. Nhưng bây giờ, không biết nói chuyện gì ngoài việc tán gẫu như thế này.
Xe dừng lại trước một hoa viên. Lập tức cánh cổng được mở ra. Phú Gia cho xe chạy thẳng vào và dừng lại trước ngôi biệt thự sang trọng.
– Nhà của má nuôi tôi. – Phú Gia vừa ngừng xe là nói ngay.
– Thế bà có ở nhà không?
– Bình thường.
– Anh ta chở tôi tới đây, bà ta có la không?
– Yên tâm đi, bà ta không có ở nhà.
Pha Lê thở phào nhẹ nhõm:
– Thế thì chúng ta đừng bầy biện lung tung, lỡ có ai mách lại thì anh bị rầy đó.
Phư Gia mĩm cười, mở cửa xe:
– Cứ vào đi. Cô mà hỏi nhùng nhằng thế này thì tôi bị rầy trước đó.
Pha Lê le lưỡi nhìn anh. Phú Gia cười hóm hỉnh:
– Thế, cô có sợ tôi không?
– Có, nhưng chỉ một chút thôi.
– Như thế là được rồi. Sợ một chút thôi, người ta sẽ biết nghe lời. Còn thật sự bị người ta sợ, chắc tôi biến thành ông kẹ mất.
– Tôi sợ nhưng không thương anh như các xơ của tôi.
Phú Gia hơi ngạc nhiên vì câu nói đó. Cô nghĩ là vô tình thôi ư?
– Đừng thương tôi, cô bé. Trái tim tôi kiêu ngạo lắm và chưa hề khuất phục trước một ai. Thấy cô ở trong căn nhà đó lẽ loi, cho nên tôi muốn chăm sóc cô như một đứa em nhỏ.
Chẳng ngò Pha Lê lại bằng lòng với câu nói đó:
– Anh nhận làm anh trai của tôi nhé!
Phú Gia lắc đầu:
– Cái đó thì không. Tôi sợ gặp phải chuyện rắc rối sau này. Mỗi cái mỗi nhõng nhẽo kêu anh, nếu sau này tôi có bồ dễ bị hiểu lầm lắm.
Tự dưng Pha Lê nghe khổ sở:
– Cái này cũng không, cái kia cũng không. Anh làm tôi mệt mõi quá.
Phú Gia vừa định bước vào nhà, anh chợt dừng lại nhìn sâu vào đôi mắt của cô:
– Hảy cứ là cô, Pha Lê! Đừng vấn vương vào một mối quan hệ nào trước khi cô vững vào trong cuộc sống, độc lập trong suy nghĩ của mình. Như thế sẽ tốt cho cô hơn.
– Dạ.
Trong nhà có một người giúp việc độ khoảng bốn mươi. Chị ta gật đầu chào cô rồi đi lấy nước. Phú Gia tự tay bày thức ăn ra mâm rồi bưng vào một căn phòng nhỏ sau vườn.
Pha Lê quán sát chung quanh rồi thích thú reo lên:
– Vườn hoa phía trước bao là và được trồng thành luống đẹp quá! một số loại kiểng quý và hoa trái. Phía sau vườn trồng cây ăn quả, những loại giống mới, vừa có bông là trổ trái hết trơn.
– Chịu khó nhận xét đó. Tất cả một tay má nuôi tôi làm đó.
Pha Lê hết sức khâm phục:
– Má nuôi anh giỏi quá! Thế bà ta có nhiều con cái không?
– Có một đứa con gái.
– Có lẽ khu đất này được khai khẩn từ lâu rồi, phải không?
– Nhận xét đúng lắm. Nơi đây có từ hơn hai mươi năm trước, lúc đó rất rẽ, dường như là không ái dám ở. Còn phía sau là tự mình khai hoang, đóng thuế rồi nhà nước cấp sổ cho. Thật nơi đây có khoảng mười người công, nhưng họ tự làm tự sống, tự đóng thuế. Cô tôi không phải trả lương cho họ.
– Thế họ có nhà riêng không?
– Tất nhiên họ cũng mua được một ít đất bên ngoài cho con cháu làm ăn và xây dựng nhà cửa. Bây giờ vùng đất này được đô thị hoá, cho nên tuýp người trẻ tuổi đi học, đi làm ở các hảng, xưởng. Có điều cách sử sự của má nuôi tôi quá tuyệt vời, cho nên bà có những người bạn nghèo rất trung thành.
– Tôi muốn gặp má nuôi của anh.
– Tôi sẽ chuyển lời.
Thức ăn mang về được hâm nóng lên, Phú Gia chừa một phần cho nhà bếp rồi cùng Pha Lê dùng bữa. Món ếch xào lăn nghe cay cay, gia vị thật ngon. Phú Gia nghe Pha Lê hít hà liền hỏi cô với nụ cười thật tươi:
– Ngon lắm phải không?
– Rất ngon, nhưng hơi cay một chút.
– Tôi làm còn ngon hơn và vệ sinh hơn thế nữa.
Pha Lê nhìn anh lắc đầu:
– Anh có quá nhiều nghề rồi.
– Bảo đảm sau này phục vụ cho bà xã tận tình chu đáo. Thật ra làm cái gì cũng dễ, nhưng làm người mới khó. Người thật đẹp, thật trong sáng như cô vậy.
Pha Lê cứ ngỡ Phú Gia nói đùa nên thản nhiên:
– Cám ơn.
Ăn xong, Phú Gia dùng khăn thu dọn mọi thứ. Pha Lê quét nhà và lau khô.
Cô cho bàn ghế vào vị trí cũ rồi xách giỏ, xô đá với mây lon nước theo Phú Gia ra nhà chòi mát được lợp bằng lá dừa hình chóp. Nơi đây có treo sẵn hai cái võng và chiếc quạt máy xoay.
Phú Gia cười cười nhìn cô đang nhún thử chiếc võng:
– Thật ra nơi đây mới chín là giang sơn của tôi. Thấy gạch lót nhà còn dư nên tôi chọn địa điểm, chủ yếu là xây theo hồ cá, không làm choáng đất, nhưng đổ nên cao lên cho dẽ quan sát chung quanh. Nào, ngồi xuống đi! Tôi cứ mãi mê làm việc bên ngoài, thỉnh thoảng về đây thăm chừng nhà rồi đi ngay.
Pha Lê đong đưa võng rồi nhìn Phú Gia gật đầu:
– Nơi đây lý tưởng thật! Tôi rất thích.
Pha Lê thoải mái trong lòng, cô cất giọng hát một đoạn nhạc rồi ngủ quên lúc nào không hay.
Khi cô thức dậy thì bóng đã xế chiều. Phú Gia đưa cô đi ăn bánh canh cua rồi mới quay về căn nhà đông người đó.
– Cám ơn anh vì một ngày thật đẹp.
– Tôi phải cám ơn cô vì suốt ngày nay chịu đi theo tôi.
– Anh bảo tôi phải tin anh mà.
– Nhưng vì sao cô lại tin tôi, trong khi đó tôi chỉ là một tài xế quèn? cô có thể tiếp xúc với những người có địa vị trong xã hội và làm theo lời họ mà.
Pha Lê thẳng thắn:
– Tôi tin vào tính cách và con người của anh. Dù cho anh là hạng người nào thì tôi cũng nghĩ như vậy.
Tự dưng Phú Gia nắm lấy tay Pha Lê:
– Có chuyện gì trong nhà mà làm cho cô ủ rủ không muốn về như vậy? Theo tôi được biết là không ai nói gì cho cô buồn hết đó.
Pha Lê cuối đầu:
– Chuyện của tôi và Thế Phan buổi trưa đó.
– Có nghiêm trọng không?
Cô nói một cách khổ sở:
– Anh ta lợi dụng tôi, nhưng chưa ...
Phú Gia nhăn mặt như thể không muốn nghe dù anh đang hỏi và ánh mắt anh có gì lạ lăm, như nhất định thấy cô trị tội Thế Phan vậy. Nhưng Pha Lê biết vị trí của anh nơi đây, anh không thể làm gì được Thế Phan hết.
– Chỉ có thế thôi à?
– Phòng tôi bị lục tung lên.
Phú Gia có vẽ chú ý:
– Nghe tôi nói này, nếu có ai hỏi ngày nay cô đi đâu, cô nói là đi chơi với bạn nghe.
– Dạ. Chúc anh ngủ ngon!
– Tạm biệt! Có gì cô nhớ gọi cho tôi nhé!
– Dạ.
Phú Gia cho xe dừng trước biệt thự một quản để Pha Lê đi bộ vào. Nhưng mới đi được vài bước thì điện thoại của Pha Lê có tín hiệu. Cô lập tức bắt máy:
– Alô.
– Phú Gia đây.
– Tôi sẽ học thuộc số máy này.
– Cám ơn nhé! nên nhớ, tôi luôn là người bảo vệ cô.
– Dạ.
Pha Lê mang giỏ sách lên tay đi chầm chậm vào nhà, cô đi thẳng một mạch lên phòng tắm rồi khoá cửa ngủ. Hình như là căn phòng của cô có rất nhiều người ra vào trong ngày hôm nay. Mặc kệ! Nhớ lời dặn của Phú Gia, cô không thèm bận tâm, cứ cho một ngày trôi qua trong bình yên.
Mùa Lá Bay Mùa Lá Bay - Cát Lan