Dịp may ưu ái những ai can đảm

Publius Terence

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoa Thiên Lý
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 51
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1417 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26/51
ơn cố gò lưng đạp. Trời về chiều, gió thổi mơn man. Nhưng lưng áo Sơn lại ướt đẫm mồ hôi. Ðường lại lên dốc, xe chạy chậm hẳn lại. Ðến chân cầu, người đàn bà trên xe quay lại nói:
- Hay là để tôi xuống nhé!
- Dạ thôi, xin bác cứ ngồi.
Nhưng bà khách lại nhổm lên:
- Thôi đi bộ một chút được mà, qua cầu tôi lên.
Sơn đành phải dừng xe. Ðến giữa cầu, bà khách leo lên. Xe xuống dốc chạy bon bon. Sơn phải kìm thắng lại bớt, sợ lật xe. Bà khách hỏi:
- Xem chừng cậu không phải là dân xích lô chuyên nghiệp.
- Dạ, cháu mới ra nghề làm thêm...
- Thấy chưa, thấy cậu chạy xe là tôi biết ngay. Mấy cha xích lô chạy dữ lắm, không hiền như cậu đâu, chắc cậu là công nhân viên?
- Dạ...
- Thật không hiểu ông nhà nước nghĩ sao. Miết rồi chắc chết hết quá...
- Ðến nhà bác nói cháu biết trước nhé.
- Cậu dừng xe trước cái hẻm có dựng cổng chùa đằng kia.
Xe dừng. Bà khách xuống. Bà lục túi trả tiền cho Sơn. Sơn từ chối, anh nói:
- Dạ, bác cứ giữ lấy, về nhà mua gạo lo cho các em, tiện đường về nhà nên cháu chở giúp bác thôi.
- Cậu cứ nhận đi mà. Tôi kêu ba chiếc xích lô mà không có chiếc nào chịu đi, họ chê rẻ... Không có cậu chắc tôi phải đi bộ về nhà.
- Dạ thôi.
- Thôi cậu lấy mấy cái bánh này vậy.
Rồi bà khách đưa rổ bánh ít cho Sơn.
- Dạ thôi, bác mang về cho các cháu.
- Tụi nó ăn ngán ngược rồi. Ba chục bánh, bán được hơn hai chục, còn lại 8 cái này ế đấy.
Rồi bà để mấy cái bánh trên xe, nói:
- Gặp cậu thật là may... Thôi tôi về, cám ơn cậu...
Sau khi gởi xe, về đến nhà gặp Giàu, Sơn nói:
- Hôm nay ăn bánh thay cơm đấy nhé.
- Ở đâu ra vậy?
- Của một bà khách trả thay tiền xe đấy!
Giàu cầm mấy cái bánh nói:
- Chà, có chuyện này nữa hả. Hôm nay kiếm khá không?
- Chỉ có ba cuốc, được sáu trăm!
- Sao ít vậy?
- Thì một cuốc trả bằng mấy cái bánh này, một cuốc đi gần, còn một cuốc chở mấy đứa thiếu nhi từ Sở Thú về, tụi nhỏ chỉ còn mỗi đứa 50 đồng thôi.
Giàu bỗng cười lớn. Sơn nhìn bạn thắc mắc:
- Tại sao cười?
- Ðúng là thầy giáo giả danh xích lô! Thôi ăn cơm đi.
Tắm rửa, thay đồ xong, đôi bạn dọn cơm. Nhìn thấy cá lóc và canh rau, Sơn hỏi:
- Kiếm đâu ra vậy?
- Mua ở nhà hàng đấy. Lâu lâu ăn sang một bữa!
Sơn bới hai chén cơm, Giàu ngăn lại:
- Mình ăn tiệm rồi, cái này mua cho cậu đấy!
Sơn nhìn bạn, đưa cho Giàu mấy cái bánh:
- Vậy thì ăn bánh đi.
Ăn cơm xong, Sơn lấy bài ra chấm, Giàu thì soạn giáo án. Chợt Sơn dừng tay, hỏi:
- Học trò năm nay có ai khá không?
Giàu ngẩng lên, mỉm cười:
- Có một, hai cô cũng xinh xinh.
Ðến lượt Sơn cười:
- Mình không hỏi thế đâu bạn ơi, mình muốn hỏi có em nào giỏi văn không?
- Giỏi văn hả? Trung bình thôi. Nói chung, học sinh bây giờ kém văn lắm... Vậy mà mình tưởng bạn hỏi về nhan sắc... Này, Sơn ơi, bạn có thấy là dạy ở một lớp mà có nhiều nữ sinh đẹp khỏe hơn là một lớp không có ai... đẹp không?
- Ðồng ý với bạn - Sơn dừng lại ngẫm nghĩ một lát rồi nói tiếp - Mình nghĩ có lẽ vì trước tiên cái đẹp tự nó là một giá trị, sau nữa vì trong mỗi con người, ai cũng có nhu cầu về cái đẹp "Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới", một văn hào Nga đã nói như vậy.
Nhưng trong lúc Sơn nói thì Giàu có vẻ lơ đễnh, anh nhìn lên trần nhà như hồi tưởng một điều gì. Im lặng một lát, Giàu nói, giọng nhẹ nhàng, thân mật:
- Sơn biết không, bạn làm mình nhớ lại những năm trước, hễ đến ngày tựu trường là mình lại xôn xao, nhiều khi không ngủ được. Mình chờ đợi đêm qua hết, sáng đến bước vào lớp, được nhìn những khuôn mặt xinh xắn của học trò, thế nào cũng có một hai nàng tiên...
- Bây giờ thì sao?
- Không còn vẩn vơ như thế. Nhưng dù sao... ai mà không yêu cái đẹp... Và nhất là cái đẹp đó chứa bên trong một tâm hồn cũng đẹp như thế, phải không Sơn?
Những lời nói của Giàu làm Sơn nhớ tới Quỳnh. Quỳnh với vẻ dịu dàng chính là cái mà Sơn đang tìm kiếm. Với vẻ dịu dàng đó, chắc chắn bên trong tâm hồn Quỳnh cũng thế, cũng dịu dàng, đầy nữ tính, đáng yêu. Ðã từ lâu, Sơn nhận ra cái mà Sơn đã tìm kiếm không phải chỉ là một nụ cười mà chính là vẻ dịu dàng. Quỳnh là người con gái dịu dàng nhất mà cho đến nay Sơn mới tìm thấy được.
Và như có một động lực vô hình nhưng mạnh mẻ thúc đẩy, Sơn đưa cho Giàu bài làm của Quỳnh, anh nói:
- Bạn đọc thử bài làm của một cô học trò của mình. Rồi bạn đoán thử cô ấy có đẹp không?
Giàu đọc chăm chú và khi đọc xong, anh không giấu sự hài lòng, anh nói ngay:
- Bài thật xuất sắc, viết được như thế chắc chắn phải là một người đẹp rồi.
- Chưa chắc đâu. Một tâm hồn đẹp có thể nằm trong một nhan sắc không đẹp, đồng ý không?
- Ðành là thế, nhưng mình chắc cô bé Quỳnh này xinh lắm.
Sơn nói khẽ:
- Vâng, và rất dễ thương.
Giàu cười:
- Bạn đã "cảm" cô học trò của mình rồi hả?
Sơn đỏ mặt như bị bắt gặp đang ăn vụng.
- Nói thật đi!
- Mình cũng không biết nữa.
- Này bạn ơi, bạn mới dạy có hai năm, mình thì được sáu năm rồi. Mình có thể nói với bạn vài điều về việc đó Sơn ạ... Chưa chắc thế đâu, mình cũng đã trải qua nhiều lần như thế... Mà đúng hơn là gần như năm nào cũng thế, cũng có một cô học trò mình chú ý nhất. Mình cho cô ấy nhiều điểm, thích gọi cô ấy, tìm cách hỏi han, mất hứng thú để dạy nếu cô ấy nghỉ... Mình cho mình đã yêu... Nhưng rồi năm học qua đi, hình ảnh cô ấy cũng tan như sương mù dần tan trong nắng... Rồi năm học mới đến, có một cô khác thế vào chỗ đó, cũng hỏi han, cũng nhìn ngắm, cũng chờ mong, cũng nâng đỡ... Ðôi khi hai, ba cô cùng một lúc...
Thấy Sơn cười, Giàu nói tiếp, giọng thành thật:
- Thật đấy... Mình chưa lần nào thắc mắc thứ tình cảm đó là gì.
Ðôi bạn chợt im lặng. Ðồng hồ nhà bên cạnh gõ mười tiếng. Giàu che miệng ngáp. Anh đứng lên:
- Ði ngủ chứ.
- Ông ngủ trước đi... À, không soạn giáo án nữa sao?
- Vắn tắt thế cũng được rồi... Mà này Sơn, bạn xem lại bài của cô bé nhé. Lẽ ra phải cho ít nhất là 8 điểm chứ không phải 7 đâu.
Rồi Giàu đứng lên, đến giường, kéo mùng xuống, lấy tờ báo để trên nóc mùng che ánh sáng đèn. Giàu nằm một lát thì Sơn đã nghe tiếng anh ngáy. Ngồi một mình, Sơn trở lại xấp bài của học trò, chấm được hơn mười bài thì Sơn dừng lại, nghĩ về tình cảnh của mình với Quỳnh. Có lẽ bạn anh nói đúng. Ðó không phải là tình yêu đâu. Có bao giờ thầy lại đi yêu học trò? Việc đó không được phép. Nếu mọi người biết điều đó thì họ sẽ nghĩ như thế nào? Ông hiệu trưởng, các bạn đồng nghiệp, gia đình Quỳnh và chính Quỳnh nữa! Không ai có thể ngờ được điều đó! Mà thôi, nghĩ như thế làm gì, ta đâu có yêu Quỳnh. Ðó là một thứ tình cảm lạ mà Giàu đã nói. Nhưng nếu một ông thầy mà yêu một cô học trò nào đó của mình thì sẽ như thế nào? Chắc chắn là sẽ thấy trống vắng biết bao nếu hôm nào cô ấy nghỉ học. Ông ta có thiên vị với cô ấy không? Lớp học sẽ xôn xao và ông thầy sẽ mất uy tín với học trò? Quỳnh ơi, tại sao em lại là học trò của tôi? Tại sao tôi lại là thầy giáo của em? Tại sao tôi lại về ngôi trường này để rồi gặp em? Mà thôi, nghĩ như thế làm gì? Bởi lẽ ta không thể yêu cô ấy. Tất cả rồi sẽ qua đi nhanh chóng, cái lớp 11A6 này đến cuối năm học sẽ không còn nữa. Tất cả chỉ là một giấc mộng. Nghĩ như thế, Sơn chăm chú chấm bài tiếp.
- Chấm xong bài thì đã 11 giờ. Sơn lấy giáo án ra soạn. Nhưng vừa đặt bút vào trang giáo án thì Sơn chợt nhìn thấy tờ giấy bài làm của Quỳnh còn để riêng một chỗ trên bàn. Anh cầm lên, đọc lại một lần nữa. Giàu nói đúng - Sơn nghĩ - mình đã quá khắt khe với cô bé. Quỳnh xứng đáng được 8 điểm. Rồi Sơn sửa số 7 thành 8. Nhưng sau khi sửa xong, Sơn lại phân vân: Không được, không thể nào như thế được - Anh lẩm bẩm rồi sửa số 8 thành 6.
Giàu chợt cựa mình, đổi thế nằm. Thấy đèn còn sáng, Giàu nói:
- Bạn thức khuya quá đó, Sơn ạ.
Mưa Bay Vào Cửa Lớp Mưa Bay Vào Cửa Lớp - Hoa Thiên Lý Mưa Bay Vào Cửa Lớp