Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love.

Mother Teresa

 
 
 
 
 
Tác giả: Alan Phan
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1999 / 79
Cập nhật: 2016-06-20 21:04:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Dn Việt Nam Đừng Như Kiến Bò Trong Hộp
(VEF.VN) – Làm ăn ở Mỹ hay Trung Quốc, cơ hội và thách thức song hành. Doanh nghiệp Việt Nam sinh ra trong khó khăn, vốn quen cực khổ nhưng dù ở đâu cũng sẽ uyển chuyển, năng động, giỏi ứng phó để vươn lên mạnh mẽ.
42 năm bươn chải làm ăn trên đất Mỹ, Trung Quốc… TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, vừa chia sẻ với doanh nhân Việt những trải nghiệm vô cùng quý giá trong cuộc sống, trong thương trường mà ông – vốn khiêm tốn nhận mình chỉ là “con ếch” – “ngồi đáy giếng” chiêm nghiệm.
Mỹ – Trung Quốc: Hai thái cực
TS. Alan Phan cho rằng, nếu Mỹ coi kinh doanh giống như một trận đấu bóng, chơi hết mình, cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi tốt… thì Trung Quốc ngược lại, coi kinh doanh như một cuộc chiến mà ở đó, người thắng kẻ thua đều dùng tới bất cứ phương tiện gì để giành chiến thắng, bất chấp luật lệ.
Thị trường Mỹ rất lớn, có nhiều phân khúc nhưng khá đồng nhất, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được sẽ thành công.
Thời buổi khó khăn hiện nay, vậy mà số người giàu ở Mỹ rất nhiều, trải đều trên các thành phố từ New York, Los Angeles, Chicago… TS. Alan Phan đã từng chứng kiến đoàn người xếp hàng để vào một nhà hàng ở Los Angeles mà bữa ăn không hề rẻ, ít nhất khoảng 200 USD/người – chứng tỏ khả năng chi trả của họ rất lớn.
Trong khi đó, thị trường Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, bởi giới thượng lưu đông lên nhanh chóng ở các thành phố năng động Thượng Hải, Bắc Kinh… thì người dân nghèo cũng rất nghèo, đông không kém ở nhiều vùng thôn quê.
Nếu luật chơi của Mỹ sòng phẳng, rõ ràng, công khai trên giấy, sửa đổi cập nhật liên tục, thì luật chơi tại Trung Quốc, TS. Alan Phan nhận xét, là mờ mờ ảo ảo, không rõ ràng, mỗi địa phương suy diễn một cách khác nhau.
Tuy nhiên, ở Mỹ, khi pháp luật rõ ràng thì đồng thời, anh cũng phải đối mặt với những khoản phí tổn rất cao cho luật sư mỗi khi vướng vào rắc rối tại tòa án.
Niêm yết sàn ở Mỹ còn dễ hơn Trung Quốc? Ảnh minh họa: Việt Thanh
Tư duy làm ăn của người Mỹ và người Trung Quốc cũng rất khác. Nếu doanh nhân Mỹ làm việc rất có mục tiêu, dù là kiếm tiền hay tìm kiếm thành công – thì đấy là lý do duy nhất trong việc kinh doanh. Còn mục tiêu của doanh nhân Trung Quốc phức tạp hơn bởi ngoài kiếm tiền, họ muốn giành được sự tôn trọng của bạn bè, gia đình, xã hội…
Nếu bạn là người mới nhập cư vào Mỹ, nếu bạn là doanh nhân muốn đầu tư ở Mỹ, bạn sẽ tìm được rất nhiều cơ hội tốt dù thị trường đã phát triển ổn dịnh, vì xã hội nơi đây cởi mở, luôn chấp nhận người mới, ý tưởng mới.
Trong khi đó, “nhảy” vào kinh doanh tại Trung Quốc cơ hội cũng có nhưng rất ít, hoặc phải chật vật vượt qua các rào cản về văn hoá, thành kiến xã hội, cơ chế hành chính. Đơn giản, bạn dễ dàng bị “xã hội đen” hăm dọa, bị nhái thương hiệu, bị làm giả, bị lừa gạt… Ông minh họa bằng câu chuyện: cái áo sơ mi ở bán ở Thượng Hải rất đẹp, tính ra giá chỉ dưới 1 USD. Nếu ông là nhà sản xuất, chỉ làm chiếc hộp đựng áo giá thành đã hơn 1 USD rồi.
“Người Trung Quốc đôi khi làm không vì lợi nhuận mà vì sĩ diện, vì danh dự gia đình, vì uy tín, vì kẹt nên bán với bất cứ giá nào, bán bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, chẳng hạn như sữa cho trẻ em có melamine…”, ông nói.
Tất cả những điều đó được TS. Alan Phan đúc kết, chắt lọc từ kinh nghiệm thực tế ông trải qua khi “chinh chiến” tại hai thị trường này, rất đầy đủ, chi tiết trong cuốn sách ông vừa ra mắt mới đây.
Đừng bó chân trong hộp
Rõ ràng, dù làm ăn ở thị trường nào, Mỹ hay Trung Quốc, cơ hội rất nhiều song thách thức cũng lớn. Điều quan trọng là cần đối mặt với khó khăn, tìm “đất” mới, tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh và bứt phá.
Trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu hiện nay, như lạm phát, giá trị đồng đô giảm, bong bóng bất động sản… TS. Alan Phan cho rằng, thị trường Việt Nam còn tương đối nhỏ, như ao hồ, nên tác động đó chỉ như những cơn sóng nhỏ chứ chưa to như ra biển lớn.
Chẳng hạn, về lạm phát, chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng chung của lạm phát toàn cầu do nguyên liệu nhập khẩu tăng giá, chi tiêu trong nước chưa hợp lý khiến cán cân ngân sách thâm hụt. Về tỷ giá, vấn đề này nhiều nước cũng gặp phải, song tùy vào nội lực kinh tế, thời gian để kiểm soát mất từ 6 tháng 1 năm. Riêng địa ốc là thị trường mang tính địa phương và đặc thù, biến động giá cả chỉ liên quan đến tình hình quốc gia.
“Quan trọng nhất là nội tại nền kinh tế. Nếu một nền kinh tế sức nội tại yếu; tiêu xài, nợ nần nhiều thì sự thiệt thòi người dân phải gánh chịu”.
TS. Alan Phan nhận xét, lo nhất với doanh nghiệp Việt Nam là khi sản xuất hàng hoá sẽ rất khó có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Đơn cử, cùng là nước nông nghiệp, nhưng gạo, rau củ quả Việt Nam cũng cạnh tranh được sản phẩm cùng loại của quốc gia láng giềng, nói gì đến điện tử và hàng hóa khác.
Theo ông, “doanh nghiệp Việt láu lỉnh và liều lĩnh, nhưng cũng không thể bằng Trung Quốc, nên khi cạnh tranh trực diện rất khó”.
Tuy nhiên, điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là khi sinh ra trong khốn khó sẽ có sức chịu đựng giỏi, rất uyển chuyển, năng động, luôn tìm cách ứng phó, xoay sở. Sống cực khổ quen nên làm việc mạnh mẽ, làm đêm làm ngày, không biết mệt.
Nhưng cũng vì sinh sau đẻ muộn nên điểm yếu của các doanh nghiệp là kỹ năng quản trị tương đối kém, nặng tính gia đình, không tin người ngoài (nên có thể thuê quản lý nhưng sợ không kiểm soát được, không dám thuê).
Vì thế, doanh nghiệp Việt như con kiến bò trong hộp, không thoát ra được. Chất lượng nhân viên thiếu bài bản, tuỳ tiện do không được đào tạo nhiều. Quan hệ quốc tế chưa nhiều, chỉ mới xuất ngoại – dù tương đối nhiều – vẫn là chưa đủ. Hơn nữa, người Việt Nam có tật không thích thuê tư vấn, chỉ thích được miễn phí.
Ngoài ra, khó khăn lớn hơn cả là sự thiếu hụt nguồn vốn do khó vay, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giải pháp để vượt ra khỏi “cái hộp” đang bó chân họ, không hẳn là mới nhưng các doanh nghiệp chưa làm được, vẫn loanh quanh tìm con đường thoát.
Điều đầu tiên, TS. Alan Phan lưu ý, cần phải thoát ra khỏi môi trường quen thuộc, tìm đến cái lạ, sự khác biệt trong sản phẩm, công nghệ, dịch vụ hậu mãi khách hàng. Thay đổi cái nhìn, tập quán, bắt đầu từ phương thức quản trị, cách sử dụng nhân tài, áp dụng công nghệ mũi nhọn đến cấu trúc tài chính… đương nhiên có thất bại nhưng phải kiên trì. Thường thì tập quán bao giờ cũng cần có thời gian để thay đổi.
Ngoài ra, cần sử dụng các đòn bẩy, như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tận dụng đội ngũ tư vấn, các đối tác quốc tế và triển khai hoạt động sáp nhập mua bán.
Ông đã đưa ra một ví dụ cụ thể, đó là việc niêm yết trên sàn New York không khó, nhưng đến nay, rất hiếm hoi hoặc hầu như không có doanh nghiệp Việt Nam nào làm được, trong khi doanh nghiệp Trung Quốc rất nhiều.
TS. Alan Phan cho rằng, nghịch lý là niêm yết ở Nasdaq còn dễ hơn ở Hà Nội. Chỉ cần tìm 1 nhà kiểm toán, được chấp thuận và đăng tải công khai trên trang web của Sở Chứng khoán, và nộp hồ sơ cáo bạch.
Sở Chứng khoán Mỹ chỉ đòi hỏi trung thực, minh bạch ở các doanh nghiệp. Biết 10 nói 8 cũng là nói dối, kể cả có thua lỗ, mới ra đời doanh nghiệp cũng phải công bố. Cái khó là khi vào thì dễ, nhưng làm sao để bán cổ phiếu, bởi sàn này có tới hơn 10.000 công ty để cho các nhà đầu tư lựa chọn. Hơn nữa, nếu không có người mua cũng rất khó tìm được đối tác phân phối, bán sỉ.
Ông Alan Phan cho hay, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã nhờ ông tư vấn nhưng vì hay có tật trốn thuế, đó là giấu diếm, nói dối nên kiểm toán không dám làm. Thứ hai, tìm một luật sư có tên tuổi bảo đảm rằng công ty nói thật 100%, nhiều người không dám ký.
NGỌC HÀ
Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam - Alan Phan Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam