People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Colby
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Lost Victory
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Ngoc Hai
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2424 / 51
Cập nhật: 2017-03-24 12:42:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Cú Đánh Đã “Thành Công”
ừ đầu tháng Mười năm 1963, người Mỹ bắt đầu tăng cường sức ép với Diệm. Người ta lệnh cho A.I.D. ngừng một cách không chính thức chương trình viện trợ thương mại, nơi vẫn thanh toán bằng đôla cho các hóa đơn của nhiều chuyến nhập khẩu vào Việt Nam và đài thọ cho ngân sách nhà nước bằng ngoại hối địa phương nhờ việc bán những sản phẩm ấy trên thị trường - C.I.A. nhận được chỉ thị ngừng chi phí cho Lực lượng đặc biệt Việt Nam (mà từ trước đến giờ nó vẫn giúp đỡ cho những hoạt động bí mật của các lực lượng này ở nông thôn và rừng núi cũng như ở ngoài Bắc Việt Nam), nếu như nó không được sáp nhập vào quân đội chính quy. Bộ Tổng tham mưu vẫn không chịu được sự độc lập của các lực lượng đặc biệt ấy, nhất là việc nó nhận lệnh trực tiếp từ Nhu. Biện pháp này được đưa ra nhằm chống Nhu nhiều hơn là để ưu đãi cho các “tướng lĩnh”. Nhiều dự án khác của A.I.D. cũng được ngừng lại để giúp cho Lodge theo đuổi được ý định của ông, là bức Diệm phải đến với ông và chấp nhận những điều kiện của chúng tôi.
Sau đó, Lodge giáng một đòn trực tiếp: ông tống John Richardson, trưởng C.I.A. ở Sài Gòn về nước, người ông biết là vẫn giữ với Nhu những quan hệ cũ để bù lại những hành động của ông đại sứ với Diệm. Đại sứ Lodge, không biết đến sự trung thực và sự ủng hộ tuyệt đối của Richardson đối với mình (chứng cớ hiển nhiên là vào tháng Tám, dù không đồng tình với Lodge, Richardson vẫn tích cực trong việc tìm kiếm một tướng Việt Nam có đủ khả năng đứng ra lãnh đạo cuộc đảo chính) đã nghi rằng Richardson không nhiệt tình với chủ trương lật đổ Diệm của mình. Lodge cũng đoán rằng trước con mắt của anh em họ Ngô, việc Richardson ra đi sẽ được hiểu như một dấu hiệu không cần che giấu, biểu thị sự không hài lòng của chúng tôi trong việc Diệm vẫn giữ Nhu. Nó cũng còn được hiểu như đó là một sự cắt bỏ bất kỳ một đường dây nào tỏ ra muốn duy trì một quan hệ thân thiện giữa anh em Diệm và chính phủ chúng tôi. Có lẽ đây là lần đầu tiên mà việc ra đi của một chỉ huy cơ quan C.I.A. lại được đưa ra trong một cuộc họp báo của tổng thống. Quyết định của Lodge đã làm Mc Cone và tôi rất công phẫn, nhưng chúng tôi hiểu rằng đó là hành động theo kiểu của Lodge, một Lodge điển hình, và không một ai trong êkíp của Kennedy sẽ có thể phản đối ông ta. Vả lại trong họ cũng chẳng ai muốn C.I.A. là một công cụ tiện lợi để chuyển đạt những thông tin. Nó thi hành các mệnh lệnh, và những chương trình của nó cũng chẳng phải là quá quan trọng để đến nỗi nếu như người ta cắt bỏ nó đi, thì nó sẽ gây hại cho chiến tranh chẳng kém gì như cắt bỏ viện trợ quân sự.
Việc Richardson về nước chẳng những chấm dứt các quan hệ với Nhu, mà nó còn gạt bỏ khỏi các cuộc tranh luận của Mỹ, một trong những tiếng nói, yêu cầu là trong khi chúng tôi gây sức ép với Diệm, thì chúng tôi cũng nên có với ông ta một sự thuyết phục nào đấy bằng cách vẫn duy trì một sự tiếp xúc với chính quyền Diệm thay vì cho việc chúng tôi chỉ đơn giản đứng ra xa mà đợi Diệm tiến lên bước một bước về phía Lodge. Thế nhưng việc chờ đợi đó có vẻ không ổn vì Diệm cũng là một người kiêu hãnh và có thái độ chống thực dân.
Tuy nhiên rồi cuối cùng Diệm cũng đã làm các bước đi trước ấy: Ngày 27 tháng Mười, ông đã mời Lodge lên chơi, “trại David” của ông trên cao nguyên. Ngồi cùng nhau, Lodge đã nhắc lại mấy giải pháp Mỹ đưa ra trước đây để giải quyết những căng thẳng trong nước, như trả lại tự do cho những Phật tử và sinh viên bị bắt, mở cửa lại cái trường trung học và đại học và “xoá bỏ” sự kỳ thị với Phật giáo. Ông ngỏ ý lấy làm tiếc về việc tổng thống Kennedy bị báo chí và dư luận công kích vì những chính sách của Diệm. Bởi tổng thống, theo ông giải thích, trong ý thức của người Mỹ là người không tránh khỏi phải chịu trách nhiệm về việc ông đã ủng hộ một chế độ đã có những hành động như nó vừa làm, như thậm chí đã đi đến chỗ đối xử thô bạo với các phóng viên Mỹ khi họ chụp ảnh một nhà sư tự thiêu. Lodge còn nhắc lại những lời bình luận thô bỉ của bà Nhu trong chuyến bà đi thăm Mỹ, như gọi hành động tự thiêu của các nhà sư là hành động “tự quay” mà các Phật tử cố tình bày ra, và bà còn khoe là đã “vui sướng vỗ tay” trước cảnh tượng đó và còn đề nghị sẵn sàng cung cấp xăng và diêm cho một số nhà báo Mỹ nào muốn noi theo gương đó.
Nhưng với tất cả những điểm Lodge đưa ra, Diệm lại không hề “tiến một bước nào về phía Lodge”. Như khi trả lời đề nghị của Lodge là Diệm nên có một cử chỉ nào đấy có thể gây ấn tượng tốt đối với dân chúng Mỹ, thì Diệm chỉ đáp lại bằng một “ánh mắt vô hồn”. Cuộc gặp gỡ này quả là một ví dụ điển hình về việc “ai nói thì người nấy nghe” giữa một bên là Mỹ, những người đang lo làm sao để xoa dịu được dư luận Mỹ, và một bên là Diệm, một con người kiêu hãnh và quyết tâm bảo vệ uy tín của chính phủ mình để đẩy lùi sự đe doạ của cộng sản.
Tuy nhiên Lodge cũng đã chuyển được cho Diệm thông điệp về thái độ chống đối của Hoa Kỳ. Ngay lập tức, Nhu cho tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chống lại chính sách của Hoa Kỳ, trong đó ông đặc biệt phê phán việc cắt giảm viện trợ của Mỹ cho Nam Việt Nam. Trong khi đó thì ở Mỹ, bà vợ ông vẫn không ngớt tuôn ra những lời bình luận mỗi ngày một thêm quá đáng (bà ta chỉ bớt nanh nọc đi khi mà sau này người bố của bà đã từ chức đại sứ ở Mỹ để phản đối chính sách của anh em Diệm, Nhu). Chế độ bắt đầu xiết lại bù loong để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu lâu dài chống Hoa Kỳ và sự cắt giảm viện trợ của Mỹ. Đi đôi với việc đó Nhu tiến hành những cuộc thăm dò để tiếp cận Bắc Việt Nam qua một số nước khác, nghĩ rằng có thể sẽ có một cách để giải quyết cuộc xung đột giữa nội bộ những người Việt Nam với nhau, hy vọng nhờ đó mà vòng tránh được người Mỹ nếu xảy ra chuyện người Mỹ sẽ đi đến chỗ công khai đối địch với chế độ của Nam Việt Nam. Đánh hơi thấy những mưu mô ấy, những người Mỹ chống đối Nhu càng có thêm bằng cớ về sự xảo trá của ông ta.
Cũng trong thời gian đó, C.I.A. bắt đầu nhận được nhiều báo cáo cho biết một số sĩ quan quân đội Nam Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc đảo chính. Có người ở trong quân đội, có người ở bên ngoài từ trước vẫn theo đuổi những ảo tưởng chính trị của riêng mình hoặc đã có sẵn ý đồ mưu phản. Trong số người thuộc loại sau này có Phạm Ngọc Thảo, mà vài năm trước tôi đã có dịp gặp gỡ khi tôi cùng đi với dân biểu Pauline Nguyễn Văn Thơ đến thăm tỉnh Kiến Hoà ở đồng bằng Cửu Long, nơi Thảo được Diệm, Nhu cử làm tỉnh trưởng. Thảo, mà sau này người ta còn nghe nhắc đến, tiến hành âm mưu với sự ủng hộ của cựu trưởng ban tình báo an ninh phủ tổng thống Trần Kim Tuyến, người đã bị Diệm đưa đi lưu vong để xoa dịu người Mỹ. Ông thuộc về một nhóm công giáo tân tiến cho rằng chế độ Diệm đã mất lòng tin ở Chúa (nói một cách thực tế, là người Mỹ) nên họ tìm cách để thay đi.
Ở một cấp cao hơn, các tướng Sài Gòn bắt đầu hợp sức với nhau và tìm ở phía người Mỹ những cam kết bảo đảm trong trường hợp Diệm bị lật đổ. Lucien Conein lại được tiếp xúc, lần này là tướng Trần Văn Đôn, để gặp tướng Minh “lớn”, ông ta muốn biết là người Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu các tướng lĩnh có sự thay đổi về chính phủ. Hiểu được cách mà người Mỹ ưa thích khi đề cập vấn đề, Minh cẩn thận nói rõ ràng họ không cần Mỹ giúp đỡ, mà chỉ cần Mỹ bảo đảm sẽ không ngáng trở công việc của họ. Lodge kiến nghị với Washington là hứa với các tướng lĩnh sẽ không cản trở họ, xem xét kế hoạch của họ và khuyên họ nên nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho “một chính phủ hứa hẹn sẽ giành được sự ủng hộ của dân chúng và chiến thắng trong cuộc chiến chống cộng”.
Điểm thứ ba là điểm quyết định: Hoa Kỳ sẽ giành sự giúp đỡ cho các tướng lĩnh nếu họ đảo chính thành công. Nhưng từ Sài Gòn, tướng Mỹ có cấp bậc cao nhất trong Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự, tướng Pault Harkins, điện về là các tướng lĩnh còn xa mới đi đến thống nhất trong việc quyết định hành động. Bức điện toát ra một sự báo hiệu cực kỳ thông minh về những hậu quả có thể xảy ra.
Đương nhiên tôi không phản đối một sự thay đổi chính phủ, nhưng tôi vẫn kiên trì rằng hiện nay một sự thay đổi cần phải tác động đến những phương pháp cầm quyền hơn là cá nhân của những người cầm quyền (...). Ở đây tôi chưa gặp một người nào có tính cách mạnh mẽ như Diệm, ít ra là để chống cộng. Theo ý tôi, không biết người nào trong số các tướng lĩnh ấy đủ tư cách để nắm quyền.
Tôi không phải là một đồng minh cứ khăng khăng chỉ biết mình Diệm. Tôi biết ông ta có những khuyết tật. Tôi ở đây để ủng hộ 14 triệu người Nam Việt Nam, và người lãnh đạo hiện thời của họ (...)
Sau nữa, dù đúng hay sai, chúng tôi đã ủng hộ Diệm trong tám năm dài khó khăn. Cho nên bây giờ tôi cảm thấy như có vẻ bất nhẫn khi chúng ta bỏ rơi ông ta, tống cổ ông ta ra ngoài và loại bỏ ông ta.
Cho tới phút cuối cùng, Lodge và Washington vẫn tiếp tục thảo luận xem Hoa Kỳ có thể ngăn cản được cú đảo chính không. Lodge thì giữ ý kiến là trong cuộc đảo chính này các tướng lĩnh Sài Gòn tự đứng ra hành động và họ phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Chính phủ luôn luôn lo sợ cú đảo chính không thành đã yêu cầu chúng tôi, những người ở Washington hay ít ra là Lodge, phải làm thế nào để xem xét được chi tiết kế hoạch để qua đó xác định xem có nên ngăn cản các tướng lĩnh không. Những chỉ thị đặc biệt cho Lodge liên can đến thái độ của Mỹ một mặt nghiêm cấm ông ta không được trực tiếp chi viện cho cú đảo chính, nhưng mặt khác lại kết luận bằng các lời lẽ: “Tuy nhiên, một khi cuộc đảo chính đã được bắt đầu dưới sự chỉ huy của những người có trách nhiệm... thì vì lợi ích của Hoa Kỳ nó phải được thành công”.
Những lời lẽ đó đã tóm tắt một cách hoàn hảo toàn bộ sự việc: Lodge đứng ở hàng đầu trong một âm mưu “cướp biển” nhằm lật đổ Diệm, có một số bè đảng ở Washington đã thúc giục ông ta phải làm tới đi, một số nhóm khác, hoặc do thận trọng hoặc có ẩn ý, thì hy vọng là có thể kiểm soát được các sự kiện, tất cả mọi người đều cho rằng việc này là do các tướng lĩnh Sài Gòn chủ động đứng ra làm và tổng thống Mỹ thì không có một thái độ kiên quyết. Và ở đằng sau mà diễn thì nguyên việc Lodge đã là ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu năm 1960 (cả Mc Cone, người đứng đầu C.I.A. cũng là một đảng viên cộng hoà cuồng nhiệt) đã là một tấm lá chắn che chở cho Kennedy chống lại mọi cuộc tấn công của phe cực hữu đối với những gì liên quan đến cuộc đảo chính, trong khi mà song song với nó, cánh tả lại thúc giục ông phải mau chóng hành động chống lại chế độ quan lại của Diệm ở Nam Việt Nam.
Ngày 1 tháng Mười một năm 1963, Lodge đi cùng đô đốc Hary Felt, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trong chuyến đô đốc thăm tổng thống Diệm. Vẫn bằng cái cách ra lời độc thoại như thường lệ, Diệm tố cáo các kẻ thù của ông và yêu cầu người ta không nên ngừng viện trợ cho nỗ lực chiến tranh. Tuy nhiên vào lúc kết thúc cuộc gặp gỡ, ông kéo Lodge ra để trò chuyện riêng, khẳng định rằng ông muốn thảo luận với Lodge về những gì Lodge muốn ông làm. Ông cũng yêu cầu đại sứ Lodge nên hiểu thái độ của ông hơn và gợi ý có thể tham khảo thêm ý kiến chúng tôi, tức Nolting và tôi, bởi chúng tôi là những người biết và ông cần đến sự giúp đỡ của người em Nhu biết chẳng nào. Nhưng thời điểm để nói những câu chuyện kiểu như thế đã bị vượt qua rồi. Khi Diệm và Lodge chia tay nhau thì các tướng lĩnh cũng đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch lật đổ. Và Conein, cùng có mặt với họ trong Bộ Tổng tham mưu, thì đóng vai trò trung gian liên lạc giữa họ và Lodge. Khi Diệm cuối cùng đã phải “đến với Lodge” thì tiếc thay việc làm ấy của ông đã quá muộn.
Các tướng lĩnh đã chuẩn bị rất cẩn thận cho cú đảo chính và họ đã có dự kiến những lực lượng cần thiết. Tham gia vào cuộc có tất cả các chỉ huy vùng và để bảo đảm có được sự ủng hộ đắc lực của các lực lượng ở xung quanh Sài Gòn, họ đã thuyết phục được ông bạn Tôn Thất Đính của tôi đi theo họ, kích Đính rằng Diệm đã từ chối không trao cho ông ta ngôi sao thứ ba khi Diệm cử ông ta làm chỉ huy. Để loại trừ một khả năng có thể chống đối, ngay từ đầu khi đảo chính nổ ra họ đã sát hại đô đốc chỉ huy Hải quân vì không tin tưởng vào ông ta. Lực lượng duy nhất có khả năng bảo vệ Diệm là đơn vị bảo vệ dinh tổng thống. Trong vòng vây của quân đảo chính, đơn vị này đã chiến đấu quyết liệt nhưng tuyệt vọng và cuối cùng họ đã phải buông vũ khí khi quân đảo chính cho điều xe tăng và pháo binh tới.
Vào đợt tấn công cuối cùng của quân đảo chính, Lodge tiếp xúc với Diệm lần cuối. Diệm báo một số đơn vị của ông đã nổi loạn và muốn biết lập trường của Mỹ. Lẩn tránh câu trả lời, Lodge nói ông chưa được biết tin đầy đủ, vả lại, giờ này còn quá sớm để Washington có thể có ý kiến. Diệm đáp: “Chắc chắn ngài đã có một ý tưởng chung. Dù sao tôi cũng là người đứng đầu một nước. Tôi cố làm bổn phận của tôi. Bây giờ tôi sẽ làm những gì mà bổn phận và lương tri của tôi đòi hỏi. Tôi tin tưởng trước hết vào bổn phận của tôi”. Lodge vẫn tránh không nói rõ lập trường của Mỹ: “Đương nhiên ngài đã làm bổn phận của mình... Tôi khâm phục lòng dũng cảm của ngài và tất cả những gì ngài đã làm cho đất nước ngài...”. Rồi ông nói thêm rằng những người nổi loạn đã đề nghị họ sẽ đưa hai anh em Diệm, Nhu tới biên giới một cách an toàn. Hiểu rằng không thể trông đợi gì nữa vào sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm trả lời Lodge đã có số máy điện thoại của ông và về phía ông, ông sẽ tìm mọi cách để thiết lập lại trật tự.
Sau khi cố tập trung lực lượng ngoài Sài Gòn về cứu mình không thành, trong đêm Diệm, Nhu đã bí mật rời dinh và chạy sang náu mình tại nhà một người bạn người Hoa bên khu Chợ Lớn. Và một lần nữa, khi biết rõ ràng không thể tập họp được lực lượng về cứu, Diệm đã tiếp xúc với các tướng lĩnh tại Bộ Tổng tham mưu và đề nghị đầu hàng. Các tướng thoả thuận sẽ gặp Diệm tại một nhà thờ gần nơi ẩn náu và hai anh em Diệm sẽ dự lễ cầu nguyện ở đấy. Diệm từ chối rời Nhu vì sợ nếu rời nhau thì Nhu sẽ bị giết chết.
Các tướng cử một đoàn xe thiết giáp sang bảo vệ. Tướng Minh “lớn” đến phút cuối cùng mới gia nhập hàng ngũ phe đảo chính. Khi đoàn xe đến đón Diệm, Nhu tại điểm hẹn, họ cho hai anh em lên một chiếc xe tải của đơn vị thiết giáp và chở đến Bộ Tổng tham mưu ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường đi, đoàn xe phải chạy ngang qua một đường sắt. Chợt một đoàn tàu đi tới và xe buộc phải dừng lại. Viên sĩ quan tuỳ tùng của Minh bước vào trong xe, chĩa tiểu liên bắn chết hai anh em Diệm và còn đâm nhiều nhát dao để kết liễu. Đoàn xe lại chạy về Bộ Tổng tham mưu. Giữa các tướng lĩnh đang hội họp, hai cái xác đẫm máu được mang tới. Nhiều người phẫn nộ trước sự vi phạm thoả thuận là không làm hại tới tính mạng của Diệm, một thoả thuận được coi như một điều kiện để tham gia đảo chính (còn Nhu thì thực ra ông ta không có tên trong danh sách được miễn trừ).
Hiển nhiên quyết định sát hại hai anh em họ Ngô là do Minh “lớn”, người cầm đầu trên danh nghĩa cuộc đảo chính, và ông là người quyết định duy nhất. Lý do để ông quyết định như vậy rất đơn giản: Minh sợ rằng nếu thoát chết, Diệm sẽ tìm cách báo thù ông khi biết ông là người cầm đầu đảo chính. Hành động của Minh rất phù hợp với con người ông: Thiển cận, ích kỷ và nhầm lẫn.
Tuy nhiên Minh không phải là kẻ chủ mưu duy nhất của một vụ sát hại khác cũng xảy ra trong cuộc đảo chính. Đó là vụ sát hại đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy các Lực lượng đặc biệt Việt Nam. Con người dáng dấp mảnh khảnh và hết sức lịch thiệp đó thật trái ngược với hình ảnh mà người ta chờ đợi ở một vị trí chỉ huy như thế. Là một người công giáo sùng tín, Tung toàn tâm toàn ý phục vụ Diệm, là người đã giao cho ông vị trí chỉ huy và cùng với Nhu kiểm soát mọi việc mà Tung thực hiện đối với những dự án cùng làm với C.I.A. Tung cũng là người điều khiển các hoạt động phản gián cho hai anh em Diệm, Nhu, và trong khi tìm kiếm các địch thủ của Diệm, Nhu, đã thu hút sự nghi ngờ và sợ hãi của các tướng làm đảo chính. Tuy nhiên trong con mắt của họ, cái tội tày đình của Tung là Lực lượng đặc biệt của Tung không nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu. Trong vụ đàn áp Phật tử, chính Lực lượng đặc biệt của Tung là lực lượng đã tấn công các chùa chiền mà Bộ Tổng tham mưu không hề hay biết, và rồi chính quân đội chính quy lại là kẻ giơ đầu chịu báng, vì lực lượng đặc biệt đã khoác bộ quân phục của họ. Các tướng dự họp đã hoàn toàn nhất trí là phải trừ khử Tung. Sau một cú điện thoại cuối cùng nói cho anh em Diệm biết mình đã bị bắt (qua đó để Diệm hiểu là không thể trông chờ gì nữa ở Bộ Tổng tham mưu), Tung đã bị lôi ra ngoài và bắn chết.
Ở Washington, cuộc đảo chính đã thu hút hết sự chú ý của chính phủ. Khi ở Sài Gòn là 13 giờ ngày 1 tháng Mười một thì ở Washington mới 1 giờ đêm. Những cú điện thoại gọi bằng cáp báo cuộc nổi dậy của các tướng lĩnh đến Washington muộn hơn sau đó một chút và được bổ sung bởi những báo cáo do Conein gọi từ Bộ Tổng tham mưu về sứ quán. Một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng an ninh quốc gia nhằm báo cáo với tổng thống và các cố vấn của ông về tình hình Sài Gòn đã được ấn định sẽ họp vào ngay sáng hôm sau. Theo những tin tức chúng tôi nhận được vào lúc đang diễn ra cuộc họp (lúc ấy ở Sài Gòn là khoảng giữa buổi tối) thì hai anh em Diệm, Nhu đang cố thủ ở trong Dinh, dưới sự che chở của đội bảo vệ tổng thống. Chỉ còn có việc là chờ xem cuộc chiến đấu giữa quân đảo chính và lực lượng trung thành với Diệm diễn ra thế nào.
Khi tổng thống Kennedy, người chủ trì cuộc họp, đang cùng chánh án toà án tối cao và các người tham dự khác họp ở phòng nội các (Cabinet room) thì Mc Cone yêu cầu tôi trình bày về tình hình Sài Gòn, đặc biệt là thế bố trí của quân đội. Tôi điểm mặt các đơn vị đóng ở khu vực có khả năng tham gia đảo chính, trong đó nhấn mạnh vào một đơn vị thiết giáp đóng ở ngoại ô mà sự lựa chọn của nó sẽ có ý nghĩa quyết định. Nếu nó tham gia đảo chính thì lực lượng chống Diệm sẽ mạnh hơn, ngược lại nếu nó trung thành với chính phủ thì cuộc chiến đấu sẽ rất gay go. Đương nhiên lúc đó tôi chứa biết các tướng đã chuẩn bị kế hoạch tới mức nào và họ có dự kiến tới khả năng đó không. Họ đã giữ bí mật rất kỹ về điểm ấy cũng như đã giấu không cho biết về các cuộc thương lượng nhằm lôi kéo viên chỉ huy Biệt khu Thủ đô (mà Diệm đã bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Nội vụ để dễ kiểm soát ông ta hơn). Khoảng hai chục người ngồi họp và theo phong cách quen thuộc của Kennedy, cuộc thảo luận diễn ra một cách tự do, thoải mái. Mc Cone vẫn điện cho Conein bảo ông ta tìm cách dò hỏi các tướng đảo chính để xem tổng thống Diệm đang ở đâu?
Đêm hôm sau, trong khi tôi có mặt phần lớn thời gian ở trung tâm thông tin của Tổng hành dinh C.I.A. thì bức tranh về Sài Gòn bỗng tối xầm đi khi chúng tôi nhận được tin về cái chết của hai anh em Diệm, Nhu. Những lời giải thích đầu tiên là họ tự sát là không thể chấp nhận được, bởi Diệm, Nhu là hai con chiên rất sùng đạo. Sau đó người ta cho biết là hai anh em họ Ngô đã bị sát hại. Khi nghe tin này, tổng thống Kennedy đã tái mặt đi và bước ra khỏi phòng họp để trấn tĩnh lại.
Ngày 2 tháng Mười một, lễ của những người chết theo lịch công giáo, Hội đồng An ninh quốc gia lại họp. Trên đường đến gặp Mc Cone để trao đổi trước cuộc họp, tôi đã tạt vào nhà thờ và yêu cầu vợ tôi hãy cầu nguyện cho hai “người anh em” mà trong đêm tôi đã nhận được tin họ đã hy sinh. Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí nặng nề, ảm đạm. Thắng lợi mà Lodge điện về được ông coi là “một thành công mỹ mãn về mọi phương diện” đã không gây được mấy tiếng vang. Duy nhất chỉ có Dean Rusk ở Bộ Ngoại giao, trong điện gửi sang, là đánh giá rất cao “Cái cách ngoạn mục mà Lodge đã giải quyết một loạt sự kiện phức tạp và tế nhị” như thế.
Tuy nhiên cũng không có những lời đả kích nào hết, vì rõ ràng là chúng tôi còn khối việc quan trọng để làm. Cuộc họp bắt đầu ngay khi tổng thống vừa đến. Để sang bên nhưng báo cáo mô tả sự phấn khởi cuồng nhiệt của dân chúng Sài Gòn, chúng tôi tập trung vào bàn một vấn đề mấu chốt nhất: bây giờ chúng tôi sẽ phải làm gì? Cuối buổi họp, người ta chỉ đơn giản quyết định là tiếp tục ủng hộ Nam Việt Nam và chính quyền mới của nó (bất kỳ nó thế nào) và nhấn mạnh rằng cuộc đảo chính này là “tác phẩm” của người Việt Nam chứ không phải của Mỹ.
Sau cuộc họp Mc Cone yêu cầu tôi cùng đi và chúng tôi bước về phía nhân viên đón tiếp đứng ở trước cửa Phòng Bầu dục. Với vẻ oai vệ quen thuộc, Mc Cone yêu cầu anh ta cho chúng tôi gặp tổng thống và chúng tôi được dẫn vào. Tổng thống Kennedy đang ngồi ở bàn một mình, rõ ràng đang mãi suy nghĩ. Ông đã trấn tĩnh lại sau cú sốc nghe tin hai anh em Diệm, Nhu chết. Theo người ta kể lại thì trước đây khi có một người bạn kết tội Diệm, Nhu là hai tên bạo chúa, ông đã đáp: “Không, họ ở trong một hoàn cảnh khó khăn và họ làm hết sức mình cho đất nước họ”. Nhưng bây giờ ông biết mình đang phải đương đầu với một vấn đề nghiêm trọng, bởi chính chính phủ ông là người đã ủng hộ cho cuộc đảo chính.
Mc Cone lên tiếng: “Thưa tổng thống, ngài biết ông Colby” Kennedy thân mật gật đầu. “Xét tình hình đang rối loạn ở Sài Gòn - Mc Cone nói tiếp - do có nhiều quan hệ quen biết với các tướng lĩnh và hiểu biết khá kỹ đất nước ấy, tôi muốn được cử ông Colby sang ngay bên đó để tiếp xúc với các tướng và có được một nhận định chính xác về tình hình. Tôi cũng xin nói rằng ông Colby sẽ sẵn sàng sang bên đó nếu như được ngài tổng thống đồng ý”. Cả tổng thống và Mc Cone đều rất biết Lodge là “ông chủ” của Sài Gòn và cả hai ông đều ở một vị thế tế nhị đối với Lodge. Hẳn Mc Cone vẫn chưa quên Lodge đã phản ứng thế nào, khi lần gần đây nhất, Lodge thấy tôi đi cùng với Mc Namara và Taylor sang Sài Gòn, và ông ta đã ngăn cấm tôi không được tiếp xúc với anh em Diệm. Cho nên bằng cách xin phép tổng thống, Mc Cone đã miễn trừ cho tôi khỏi mọi chống đối của Lodge.
“Đương nhiên tôi đồng ý”, nhìn tôi với con mắt thân thiện, Kennedy đáp. Nhưng rõ ràng ông vẫn hãy còn bàng hoàng trước cái chết của hai anh em Diệm, Nhu. Tuy nhiên tôi vẫn nói: “Thưa tổng thống, tôi rất sung sướng được tổng thống cử đi, nhưng tôi không biết tôi có thể hoàn thành được không. Đúng là tôi có quen biết các tướng nhưng mặt khác họ cũng biết rất rõ là trước đây tôi có quan hệ gần gũi với Diệm, Nhu. Họ có thể sẽ tiếp tôi với những hoài nghi nào đấy. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình và hy vọng mình sẽ có thể hữu ích”. “Cảm ơn - tổng thống nói. Tôi đợi các nhận xét của ông. Chúc may mắn.”
Vì sáng mai mới có chuyến bay đi Sài Gòn, tối hôm đó tôi mời vợ chồng Nolting và vợ chồng Richardson tới dự bữa cơm kéo dài tới tận khuya. Có lẽ đó là buổi túc trực đêm bên người chết duy nhất của người Mỹ dành cho hai anh em Diệm, Nhu. Chúng tôi đều cảm thấy cùng một lo ngại: Nam Việt Nam và Mỹ làm thế nào để đương đầu với những khó khăn trong khi không có uy tín và sức mạnh của Diệm? Chúng tôi đều kinh ngạc khi thấy chính phủ Mỹ sao lại có thể mù quáng đến thế khi họ góp phần trực tiếp vào việc lật đổ Diệm và cái chết của ông ta.
Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ - William Colby Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ