Tôi chưa từng biết ai phải khổ sở vì làm việc nhiều quá. Chỉ có rất nhiều người khổ sở vì có tham vọng nhiều quá mà lại không có đủ hành động.

Dr. James Mantague

 
 
 
 
 
Tác giả: William Colby
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Lost Victory
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Ngoc Hai
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2424 / 51
Cập nhật: 2017-03-24 12:42:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4: Hà Nội Phát Động Chiến Tranh
ăm 1958, Lê Duẩn trở vào Nam, chiến trường ông đã từng phụ trách hồi kháng chiến chống Pháp, với cương vị là uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Lao động, tức Đảng Cộng sản Việt Nam. Trở lại miền Bắc, ông mang theo một báo cáo có tính phát hiện lớn đối với các đồng chí mình trong Bộ Chính trị. Theo lời ông, ngay cả khi các mạng lưới cộng sản luôn luôn có mặt ở miền Nam, có thể làm công tác vận động quần chúng một cách hạn chế và tiến hành một số vụ tấn công, tuy rằng hiếm, vào các nhân viên chính quyền ở nông thôn, thì rõ ràng chế độ Diệm đang ngày càng mở rộng quyền lực của mình và thu được những kết quả đáng kể trong thực hiện các công trình. Hơn nữa, Diệm đã thành công, một cách tàn bạo nhưng rất hữu hiệu, trong việc tiêu diệt những cơ sở cộng sản ở thành thị.
Hiển nhiên là trái với chờ đợi của các nhà lãnh đạo Bắc Việt, chế độ Diệm không phải đang sắp sụp đổ. Ngược lại phối hợp giữa sự giúp đỡ của Mỹ với chương trình hiện đại hoá và việc đàn áp các mạng lưới cộng sản do Diệm thực hiện đã gợi ra triển vọng là trong một tương lai gần, Nam Việt Nam sẽ thu được một tiến bộ kinh tế có khả năng trở thành vật cản chủ yếu cho mục tiêu cuối cùng mà đảng Cộng sản đề ra từ khi nó mới thành lập năm 1930, là thiết lập quyền lực của họ trên toàn Đông Dương.
Tháng Năm năm 1959, trong Hội nghị Trung ương lần thứ XV, Đảng Cộng sản Bắc Việt rút ra bài học từ sự phân tích của Lê Duẩn mà các nhà lãnh đạo đều tán thành. Họ quyết định phát động trở lại chiến lược hữu hiệu của họ là “chiến tranh nhân dân” ở miền Nam, để chống lại chế độ Diệm và kẻ giúp Diệm là Mỹ, hai kẻ thù mà họ coi là những kẻ kế nghiệp của chủ nghĩa thực dân Pháp. Họ gọi gộp kẻ thù của họ lại là Mỹ - Diệm. Cái nhãn mác ấy thật tinh khôn, bởi trong khi nêu sự có mặt của Mỹ, đồng minh của Diệm, họ đã cáo giác bộ mặt “quốc gia” của Diệm.
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ XV không phải là một lời tuyên chiến. Và đã không xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ nào ở bên kia vĩ tuyến 17 như kiểu ở Triều Tiên năm 1950. Những người cộng sản Việt Nam đã nghiền ngẫm trong đầu một chiến lược tinh vi hơn, nhìn xa trông rộng hơn và tỏ ra hữu hiệu về lâu về dài hơn. Cách họ tiến hành cuộc chiến đấu cắt đứt với mọi khuôn mẫu của chiến tranh truyền thống. Nó chứng tỏ họ sẽ áp dụng một phương pháp của riêng họ, được củng cố bởi thành công mà họ đã đạt được trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Quyết tâm giữ vững phương pháp ấy, dù có đắt giá đến mấy, lại được tăng cường bởi niềm tin là mục tiêu kép của họ: thất bại của “chủ nghĩa thực dân mới” và thắng lợi của cách mạng cộng sản là công bằng và tất yếu.
Đồng tình với chủ trương của các chiến lược gia của Đảng là nên phát động một cuộc cách mạng hơn là tiến hành một cuộc chiến tranh công khai, nghị quyết không đề ra việc chiếm lại (thậm chí cả giải phóng) miền Nam một cách quy ước. Trái lại nghị quyết chủ trương là miền Bắc sẽ trở thành chỗ dựa để giúp cho miền Nam lật đổ và đánh bại kẻ thù Mỹ Diệm. Chủ yếu sẽ là nhân dân miền Nam, với sự giúp đỡ và chi viện của miền Bắc, phải tự mình đứng lên tiến hành chiến tranh. Sự lựa chọn chiến lược đòi hỏi những ưu tiên chiến thuật. Nếu miền Nam phải chiến đấu thì ưu tiên số một là việc tổ chức chính trị và huy động nhân dân.
Những thành phần chính của tấn công sẽ là các cán bộ chính trị, những người sẽ động viên dân chúng ở nông thôn tham gia vào phong trào nhằm lật đổ Diệm. Có hai nguồn để tuyển mộ các cán bộ cơ sở: trước hết là những cán bộ đã từng tham gia chống Pháp nay tập kết ra Bắc năm 1954 gồm khoảng chín mươi nghìn người, sau đó là những cán bộ nằm lại miền Nam trong những mạng lưới bí mật, chờ thơi cơ để đứng lên tiếp tục chiến đấu.
Được cổ vũ bởi chiến thắng trước người Pháp, tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh quân đội trong cuộc chiến đấu trường kỳ đó, đã vạch rõ chiến lược của “chiến tranh cách mạng lâu dài”, tức chiến tranh nhân dân ở Việt Nam có ba giai đoạn “chống trả”, giai đoạn “cân bằng” và giai đoạn đỉnh cao là “phản công”. Hình thức tác chiến chủ yếu là đánh du kích. Nền tảng của chiến lược là dựa vào dân. Theo chính lời của tướng Giáp:
“Việc áp dụng chiến lược kháng chiến trường kỳ ấy đòi hỏi một hệ thống giáo dục toàn diện, đấu tranh tư tưởng toàn diện trong nhân dân và đảng viên, một nỗ lục to lớn về tổ chức trong các lĩnh vực quân sự và kinh tế, những hy sinh và một chủ nghĩa anh hùng vô song về phía nhân dân cũng như phía quân đội, trên tiền tuyến cũng như ở hậu phương. Đôi khi, những khuynh hướng sai lầm xuất hiện, hoặc đốt cháy giai đoạn để mau chóng kết thúc chiến tranh, hoặc đưa những bộ đội quan trọng vào những cuộc phiêu lưu quân sự. Đảng đã kiên quyết uốn nắn và kiên trì đường lối đề ra... Hoạt động chính trị trọng hơn hoạt động quân sự và tác chiến không trọng bằng tuyên truyền (Chiến tranh nhân dân và Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1961, tr47, 79).
Dù chiến tranh chống Mỹ Diệm mới chỉ hơi nhận thấy, ngay cả với mục tiêu đã nhắm nhưng nó đã tỏ ra phù hợp với triển vọng lâu dài ấy. Sự có mặt của những người cộng sản và những hành động bạo lực của họ là chuyện thường ngày ở nông thôn, cho nên dù những can thiệp của họ có hơi tăng chút ít thì nó cũng không tạo nên một sự khác biệt lớn đối với con mắt quan sát của những người ngoài, kể cả đối với nhiều viên chức do Diệm cử đến.
Thế nhưng có một thay đổi đáng kể đã thực sự xảy ra. Quyết định tiếp tục chiến tranh nhân dân kéo theo nhiều hành động, so với lúc đó là thứ yếu và bí mật, nhưng bây giờ thì tầm quan trọng của nó đã trở nên rõ ràng, hiển nhiên. Vậy là tháng Năm năm 1959, đoàn vận tải 559 được thành lập, đảm đương một nhiệm vụ nặng nề và mấu chốt, là thiết lập một tuyến giao thông vận tải để đưa các cán bộ vào chi viện cho miền Nam (Ngay số hiệu của Đoàn cũng nói lên ngày thành lập của nó: 5 là tháng, còn 59 là năm).
Mục tiêu đầu tiên của nó là lập dọc theo Trường Sơn bên đất Lào những trạm và những cung đường, vào những năm sau này, sẽ trở nên một hệ thống đường ngang đường dọc của “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Những khách đầu tiên đi trên con đường này để vào Nam là những người đã tập kết ra Bắc năm 1954, nay họ trở vào để đưa ra thực hành những điều đã học, thực hiện niềm tin của họ và tuyển mộ những đồng chí có khả năng tham gia vào cuộc thập tự chinh mới nhằm đánh đổ Mỹ và bọn bù nhìn tay sai là Diệm. Vào tới trong Nam, họ quay về quê hương để thuyết phục những đồng chí cách mạng cũ thành lập lại những nhóm và những cơ sở mật trong nhân dân thành thị - tức tổ chức lại cơ cấu chính trị cách mạng có nhiệm vụ là giành lại với chính quyền Diệm quyền kiểm soát nông thôn và thành thị.
Một điều chứng tỏ sự bất tài của người Mỹ trong việc hiểu biết tính chất của cuộc xung đột này - một bất tài sẽ còn tồn tại mãi tới ngày Mỹ thất bại hoàn toàn 1975 ở Việt Nam - là việc họ không hề biết gì về bước ngoặt mấu chốt năm 1959. Thế nhưng điều trớ trêu của lịch sử là vào năm 1959, khi Đảng Lao động Việt Nam ở Hà Nội được soi sáng bởi chuyến đi của Lê Duẩn vào miền Nam, đã hạ quyết tâm phát động cuộc chiến, thì các cơ quan tình báo Mỹ cũng đưa ra một đánh giá về những triển vọng ở miền Nam. Đánh giá ấy phản ánh sự lo ngại quen thuộc của người Mỹ đối với chế độ Diệm và những suy thoái của nó. Thừa nhận sự giúp đỡ thường xuyên của Bắc Việt đối với phong trào du kích lật đổ ở miền Nam, bản báo cáo tập trung đánh giá xem Diệm có khả năng giữ được chính quyền bằng quân đội và các cơ quan an ninh ra sao. Báo cáo đưa ra những bình luận đen tối sau này sẽ trở thành đặc điểm trong thái độ của Mỹ đối với Diệm, bằng cách nêu lên sự bất bình của giới tinh hoa trí thức và giới quân nhân và kết luận rằng những quyết định chính trị của Diệm sẽ ngăn cản cho “sự phát triển của việc được lòng dân của chế độ”.
Cái kiểu đánh giá ấy, trong phạm vi nó thông thường được đưa ra từ phòng nhận định quốc tế của C.I.A. chứ không phải từ Ban hoạt động (Opération), là nơi các chi nhánh ở nước ngoài phụ thuộc vào, là không thuộc thẩm quyền của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không có gì phản đối vì cho rằng một cuộc thử nghiệm về sự “được lòng dân” cũng không dính dáng gì tới “tuổi thọ” về chính trị của Diệm. Cá nhân tôi, điều tôi quan tâm trước nhất là thử tìm hiểu xem tính chất của đất nước này thế nào và cách mà chế độ phải làm để thực hiện những mục tiêu của việc hiện đại hoá của nó ra sao.
Những quyết định của Hà Nội bắt đầu đem lại kết quả ở nông thôn. Được phép tiếp tục tiến hành chiến tranh nhân dân, bộ máy của đảng, thoát khỏi tình trạng bị bó tay, giải thích cho nông dân về tính chất của sự nghiệp mà người ta yêu cầu họ bảo vệ và bắt đầu tuyển mộ họ. Ở cơ quan C.I.A., chúng tôi nhận được những báo cáo đầu tiên của những người chúng tôi có được ở cơ quan an ninh, cảnh sát của chính quyền Sài Gòn: một trưởng thôn bị ám sát, một bốt lẻ bị tấn công, trong đó Việt cộng đã giết chết những người gác và lấy hết vũ khí, một cuộc họp tối của dân làng để thảo luận về tội ác của Mỹ - Diệm, một nhóm thanh niên chạy vào rừng theo du kích, kèm theo việc thu thuế và đóng góp cho kháng chiến. Một việc quan trọng nhất trong hoạt động của Việt cộng lại là điều ít được chú ý nhất: việc chỉ định một cư dân địa phương làm chỉ huy các lực lượng cách mạng trong vùng và lập ra những uỷ ban để giúp sức cho người ấy - trong công tác tuyên truyền, thu thuế, liên lạc, tuyển chọn cho du kích và trong một số hoạt động cần thiết khác của một chính quyền bí mật.
Trong “Chiến tranh nhân dân”, ưu tiên hàng đầu phải là chính trị. Chính dựa trên một nền tảng chính trị mà người ta có thể xây dựng một lực lượng bán vũ trang để tấn công kẻ thù. Vậy là ý định chủ yếu trong một số “sự cố” nói trên không phải là ở nội dung chiến thuật của nó, mà cái chính là sự cần thiết phải thuyết phục nông dân rằng sự nghiệp mà họ tham gia đã có tác động tới chế độ. Dựa vào một vài vụ việc, những người chỉ huy hoạt động tìm cách tạo ra một sự cổ vũ cho chương trình tuyển mộ lực lượng và cho cuộc tiến công sau này của họ nhằm đánh đổ chính quyền Diệm ở nông thôn và thay vào đó là chính quyền cùng với những chương trình của cách mạng. Khi mà cơ sở ở nông thôn đã được thiết lập vững chắc, chiến tranh sẽ có thể mở rộng ở những trung tâm của chính quyền Diệm, bao gồm các đô thị. Chỉ khi đến thời điểm đó, quân đội Diệm mới có điều kiện để nhảy vào can thiệp.
Đó là tại sao mà vào những giai đoạn đầu, quân đội Diệm chưa được huy động, bởi một cách có chủ định, cách mạng chưa tạo ra cho nó một mục tiêu nào và trong giai đoạn ấy, đối với chính quyền Diệm, hiển nhiên là không thể có chiến thắng quân sự đối với một kẻ thù không tồn tại về mặt quân sự.
Ở Việt Nam, ngoài chính quyền Diệm, những người cộng sản còn có một kẻ thù khác. Vậy nên ngày 8 tháng Bảy năm 1959, đoàn cố vấn quân sự Mỹ của một sư đoàn Việt Nam đóng ở Biên Hoà, cách Sài Gòn ba chục kilômét về phía Bắc, đã bị Việt cộng tấn công trong khi họ đang xem chiếu bóng buổi tối. Hai binh sĩ bị giết: đó là những nạn nhân Mỹ đầu tiên trong cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Việt Nam.
Không một ai, cả cơ quan tình báo Mỹ và Việt Nam, báo trước về vụ tấn công và việc lần đầu tiên đưa người Mỹ vào mục tiêu tấn công chắc không phải là do một quyết định đặc biệt nào của bộ chỉ huy địch. Nó chỉ là một sự mở rộng lôgíc nỗ lực của Việt cộng nhằm thuyết phục dư luận chung về sự lớn mạnh của chính quyền cách mạng ở nông thôn. Sự mở rộng ấy hoàn toàn phù hợp với thông điệp chính trị kèm theo, đó là cách mạng miền Nam được tiến hành chống lại kẻ thù thực dân mới và bù nhìn tay sai là một sự tiếp nối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Chỗ mà chính phủ Nam Việt Nam và người Mỹ tỏ ra bất cập, đó là họ đã bất lực trong việc đánh giá quyết định của Hà Nội khi Hà Nội chủ trương phát động trở lại cuộc chiến và phân tích một cách đúng đắn chiến lược cộng sản sẽ sử dụng.
Trái lại, sau vụ tấn công ở Biên Hoà, họ chỉ suy nghĩ đến dính líu quân sự của họ, kết luận Việt Nam sẽ có thể đẩy mạnh những hoạt động du kích kiểu ấy và quyết định có những biện pháp quân sự để đề phòng. Phải mất gần hai năm, các người phụ trách của Mỹ và Việt Nam mới tìm ra được một chiến lược để đối phó với vụ tấn công này và tăng cường một nỗ lực chính trị nhằm bỏ cái nền tảng mà nó dựa vào.
Cơ cấu của sự có mặt của Mỹ ở Nam Việt Nam càng làm cho vấn đề thêm gay go. Ảnh hưởng của M.A.A.G., nhóm cố vấn và viện trợ quân sự của tướng Williams mang biệt danh “Sam, người treo cổ”, - làm việc theo liên hệ với Bộ Chỉ huy vùng Thái Bình Dương ở Honolulu - được dựa vào khối lượng của chương trình viện trợ quân sự mà nhóm này quản lý. Tổ chức M.A.A.G. và người phụ trách nó được Diệm và chính phủ của ông đối xử một cách rất trọng thị và điều đó đã làm Williams rất khoái chí. Nhưng ngược lại, vị trí kiểu cách ăn nói của Williams lại làm đại sứ Durbrow rất bực. Cái kiểu chính quyền song song ấy của Williams đã làm ảnh hưởng của ông đối với Diệm mờ nhạt và ông lại buộc phải thích ứng với cách xử sự tình thế của Diệm. Trong những cuộc họp của “Nhóm đầu ngành” Mỹ ở sứ quán, Williams thường chống lại Durbrow mỗi khi ông này muốn biết về khoản viện trợ và những chương trình Mỹ giúp cho Nam Việt Nam, lấy cớ rằng đó không phải là những vấn đề có liên quan đến bên dân sự. Phần lớn thời gian, hai người gần như chỉ giấu được phần nào lối ác cảm đối với nhau. Tôi cố đứng xa ra khỏi “đường ngắm bắn” cửa hai người, vì tôi vẫn cần sự giúp đỡ của cả hai. Nhưng tôi có cảm tình với Durbrow hơn vì ông ta cố gắng tiến hành đối với Diệm một chính sách nhất quán của Mỹ, và dù sao ông ta vẫn là người đại diện cho tổng thống Eisenhower.
Đối với an ninh của Nam Việt Nam, quân sự là mặt chiếm phần quan trọng trong quan hệ giữa chính phủ Diệm với Mỹ. Sự giúp đỡ của Mỹ từ 1956 được tập trung vào việc xây dựng cho Diệm một lực lượng quân sự - lục quân, hải quân và không quân - tất nhiên trọng tâm là lục quân, nhưng vẫn không quên một mục tiêu là đối với cả ba quân chủng, phải thay thế mô hình Pháp bằng mô hình Mỹ. Tiền được cấp không chỉ để mua sắm trang bị vũ khí, mà còn để chi phí cho những khoá huấn luyện của sĩ quan người Việt ở những trại huấn luyện Mỹ, tài trợ cho ngân sách quân sự của chính phủ Diệm và đài thọ cho những cố vấn Mỹ đang giúp đỡ cho nhiều đơn vị quân đội Nam Việt Nam đóng quân ở nông thôn.
Trong những năm trước 1959, nỗ lực được tập trung vào việc xây dựng cho Nam Việt Nam một quân đội có khả năng chống đỡ với một cuộc xâm lăng của Bắc Việt Nam theo kiểu như Triều Tiên - đó là sự nhắc lại kinh nghiệm quân sự cuối cùng của Mỹ hơn là của Pháp trong cuộc chiến tranh của họ vừa qua. Các đơn vị thiết giáp được trang bị xe tăng Mỹ để đối địch với xe tăng cộng sản, và cơ cấu chỉ huy được dự kiến xây dựng tới cấp sư đoàn, quân đoàn và thậm chí một tổng hành dinh “dã chiến” riêng biệt với Bộ Tổng tham mưu Nam Việt Nam.
Diệm phấn khởi đón tiếp chương trình đó, một chương trình cung cấp cho ông một lực lượng vũ trang để ông có thể sử dụng tuỳ ý và nó sẽ tạo cho chính quyền ông một sức mạnh để đối phó với khả năng nổi dậy của cộng sản hay sự chống đối của các giáo phái. Hơn nữa nó sẽ mang lại thêm cho ông một cơ sở hạ tầng vật chất hình thành bởi đám đông những con người, tựa như khi ông có thêm một con lộ mới và một cây cầu mới sau này sẽ trở thành một trục chính để đi từ phía Bắc vào Sài Gòn. Mục đích quân sự của con đường là để có thể tiếp viện nhanh cho thủ đô trong trường hợp bị tấn công, nhưng mặt khác nó cũng có mục đích thúc đẩy sự giao lưu buôn bán lấy Sài Gòn là trung tâm, và để mở mang ở Bắc Sài Gòn một khu công nghiệp đang nảy sinh.
Tổng hành dinh “dã chiến” còn mang lại một giải pháp may mắn cho vấn đề trung tướng Dương Văn Minh, một trong những sĩ quan cao cấp già dặn trong nghề nhất của quân đội Nam Việt Nam (Mỹ gọi ông ta là “Minh lớn” để phân biệt với “Minh nhỏ”, cũng là một tướng khác của Việt Nam). Minh lớn rất có ích cho Diệm trong những ngày chống giáo phái, một thời kỳ rất gay go, nhưng sau đó hai anh em họ Ngô không thực sự tin dùng Minh nữa và coi ông là một người đần độn, ngốc nghếch. Tiếng là chỉ huy trên chiến trường, song Minh không có quân dưới sự chỉ huy thường trực của mình cho nên ông không thể làm một điều gì hại. Vậy là ông dành thời gian cho cái thú chơi lan, một thứ mà ông rất mê, và chơi quần vợt, và có thể phàn nàn là chẳng có chuyện đánh đấm gì cả. Tôi thỉnh thoảng có gặp ông trong các buổi tiếp tân hay những lễ hội chính thức khác và qua tiếp xúc, tôi hoàn toàn đồng ý với Diệm và Nhu vì Minh chẳng đưa ra được một ý kiến gì đáng kể.
Việc thiếu hiểu biết về tính chất của chiến lược cộng sản cũng thể hiện trong những việc đã làm. Tất cả viện trợ quân sự dưới dạng vũ khí trang bị đều chỉ cung cấp cho quân đội chính quy, lục quân, không quân và hải quân. Còn những đơn vị địa phương như “dân vệ” thì chẳng nhận được gì hết. Đó là những trung đội tự vệ đóng quân ở các làng để bảo vệ địa phương, thường đóng trong những bốt nhỏ làm bằng đất xây dựng ở gần trung tâm làng, tạo thành những mục tiêu ưa thích và nói chung dễ đánh cho quân du kích cộng sản. Người ta cũng chẳng giúp gì hơn về quân sự cho những đơn vị “bảo an”, những đơn vị địa phương cỡ đại đội, được sử dụng vào các cuộc hành quân địa phương và tiếp viện, do tỉnh trưởng hay quận trưởng điều động.
Chính là nhằm vào những lực lượng địa phương ấy mà cộng sản tấn công. Bởi đó là những đơn vị hiện thân cho sức mạnh và sự bảo vệ thường trực và tại chỗ của chính phủ mà cộng sản muốn tiêu diệt để có thể thực hiện được quyền lực của họ đối với dân chúng địa phương. Lý do tại sao những đơn vị ấy không nhận được một viện trợ quân sự nào vào những năm 1959 và 1960 có vẻ là lôgíc đối với Washington, một đất nước Đông Nam Á xa xôi phải đối đầu với một cuộc chiến tranh kiểu mới, thì nó lại là một sự phi lý hiển nhiên. Trong chừng mực mà những đơn vị ấy còn thuộc vào bộ Nội vụ chứ không phải thuộc vào bộ Quốc phòng như Nam Việt Nam, thì nó còn bị đánh giá là không xứng để được nhận viện trợ quân sự Mỹ.
Vì vậy những đơn vị thực tế có mặt ở tuyến một đành bằng lòng với những thứ vũ khí lỗi thời, đi chân đất và bị bỏ mặc để liệu mà tự xoay xở trong khi trong tay không có một phương tiện thông tin để được báo về nguy cơ một cuộc tấn công hay để gọi tăng viện. Cho nên, chẳng có gì lạ khi tinh thần họ xuống rất thấp và những hoạt động ban đêm của họ chỉ hạn chế trong việc tăng cường rào dây thép gai xung quanh cái bốt nhỏ đắp bằng đất của họ và miệng thì ra sức cầu trời để mong du kích cộng sản, trong khi bận tuyên truyền hay tuyển mộ dân làng, hãy quên đi sự có mặt của họ.
Người ta cũng thấy không có một sự trái ngược nào cơ bản hơn sự trái ngược giữa trình độ thực tế của một cuộc chiến tranh mới với trình độ chỉ huy được xếp đặt rất kỹ càng theo tôn ti trật tự của quân đội Nam Việt Nam (kể cả sự chỉ huy “dã chiến” của tướng Dương Văn Minh), được tổ chức để kết hợp ngay được với trình độ chỉ huy của quân đội Mỹ, chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với một cuộc xâm lăng theo kiểu Triều Tiên tung ra từ phía Bắc Việt.
Vũ đài chính trị của cuộc chiến đấu mới của chính phủ cũng có một khoảng trống, hay một sự hẫng hụt nào đấy. Vài năm trước, người Pháp đã đưa ra thử nghiệm một chương trình để chống lại cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh về cơ cấu quyền lực của Việt Minh ở nông thôn. Thời kỳ đầu của chế độ, Diệm đã áp dụng phương pháp của thử nghiệm ấy. Chương trình “hành động công dân” của ông dự kiến huấn luyện cho những nhóm nhỏ gồm những cán bộ dân sự rồi cử họ xuống nông thôn “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân”, theo như lời khuyên của cố vấn C.I.A. Ed Lansdale. Để tăng cường ấn tượng “ba cùng” với nông dân, họ mặc bộ quần áo bà ba đen truyền thống ở nông thôn. Họ dùng phần lớn thời gian để xây dựng những công trình công ích như trường học, trạm xá, phòng thông tin... trong khi tổ chức lại cộng đồng bằng kiểm kê dân, mở những cuộc họp và giúp đỡ các viên chức địa phương.
Chương trình ấy của Diệm đã gặp phải những trở ngại lớn khi để mở rộng nó, người ta bổ sung cho chương trình những viên chức do Pháp đào tạo. Chỉ riêng ý nghĩ phải làm những công việc chân lấm tay bùn của nhà nông cũng đã khiến họ ghê tởm và khinh miệt vì cho rằng điều đó đã làm sụt một cách đáng xấu hổ giá trị của họ đối với công việc cạo giấy trong những công sở ở thành phố mà đương nhiên họ có quyền được hưởng. Một số khác trong chính phủ thì cho rằng chương trình sẽ làm ngáng trở cho việc điều hành những dự án chính thức cấp bộ của Sài Gòn. Hơn nữa, nó đã sớm bị lấy lại để dùng vào “chiến dịch tố cộng”, khiến nó quên mất mục tiêu chính ban đầu là giúp đỡ nông dân mà chỉ chăm chăm vào việc cưỡng bức nông dân tố cáo người láng giềng của họ là cộng sản.
Cái chết năm 1957 của Kiều Công Cung, người sáng lập và cổ vũ tích cực cho chương trình, có lẽ lại hoá may. Những gì còn sót lại của chương trình “ba cùng” được nhập vào đảng Cần Lao của Ngô Đình Nhu và các mục tiêu ban đầu của nó được thay thế bởi quan niệm của Nhu: Tình hình chính trị trong một xã hội và chính phủ của nó có thể được giám sát bởi một bộ máy bí mật bên trong tương tự như cấu trúc của Đảng Cộng sản. Kết quả của việc đó là giao các vùng nông thôn Nam Việt Nam cho sự quản lý, giám sát và tuyên truyền của một bộ máy quan liêu, bất tài và tàn nhẫn, thiếu hẳn mọi chương trình chính trị cụ thể.
Khoảng trống chính trị ở nông thôn Nam Việt Nam sẽ sớm được lấp đầy bởi những sự kiện tác động đến toàn bộ đất nước. Quyết định của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ XV của đảng Cộng sản, họp tháng Năm năm 1959 ở Hà Nội, về việc phát động cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Đông Dương không phải là bước ngoặt mấu chốt duy nhất của lịch sử đất nước trong năm mà lịch sử còn được chứng kiến cả một sự kiện quan trọng khác nữa: đó là cuộc tổng tuyển cử ở Nam Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử này, so với chiến dịch được những người cộng sản cấu trúc và tổ chức rất kỹ lưỡng, công phu thì nó quả là một sự trái ngược đầy ấn tượng và khiến người ta phải hoang mang.
Quốc hội được bầu năm 1956 như một hội đồng lập hiến có nhiệm vụ xây dựng cho đất nước một hiến pháp đã tự động trở thành quốc hội đầu tiên của Nam Việt Nam. Ngày 30 tháng Tám năm 1959, Nam Việt Nam tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và một phần lớn nỗ lực của chính phủ đã được tập trung vào để làm nó thành công hay chí ít cũng là thành công theo con mắt của chính phủ. Phong trào cách mạng quốc gia, đảng quần chúng do chính quyền kiểm soát, được huy động để tổ chức những cuộc họp trên toàn quốc treo cờ, căng băng rôn, dán biểu ngữ trên đường phố, cổ vũ dân chúng tham gia ứng cử và bầu cử - tất nhiên cho các ứng cử viên của họ. Ủng hộ và trật tự là những khẩu hiệu để chống lại mối họa cộng sản.
Như trong phần lớn các nước chậm phát triển, ngay ý tưởng về một chính phủ đại diện cũng chỉ được hiểu một cách rất mơ hồ. Khái niệm về một cơ quan lập pháp, theo nghĩa của phương Tây, có nghĩa là một nghị trường, một diễn đàn giúp người ta thể hiện sự nhất trí hay ít ra cũng là một phương tiện chuyển tải cho phép người ta xác định được cái nào là ý kiến của đa số, thì khái niệm ấy đã bị xã hội Việt Nam hiểu rất sai. Từng bị áp bức bởi phong kiến Trung Hoa và thực dân Pháp nên trong ý nghĩ của người nông dân Việt Nam (và cả của Diệm), cơ quan lập pháp giống như một hội đồng của cá nhân chỉ có nhiệm vụ là tấu trình lên hoàng đế những ý kiến “hèn mọn” của mình để hoàng đế xem xét và hoàng đế sẽ tự mình thay cho cộng đồng thực hiện sự “anh minh” của người.
Có hai nhóm mà đối với họ, tổng tuyển cử có một ý nghĩa khác. Một số phần tử chính trị không cộng sản, chủ yếu là dân thành phố và trí thức, hy vọng quốc hội sẽ đóng một vai trò chính trị thực sự và trở thành một phương tiện mà họ có thể sử dụng để thay thế dần dần chính quyền quan lại do Diệm đại diện, để cuối cùng tham gia vào việc xây dùng một chế độ dân chủ như hiến pháp nêu ra.
Thủ lĩnh một nhóm ấy là Phan Quang Đán (đốc tờ Đán), một bác sĩ đào tạo ở Harvard, trước đây đã tham gia đấu tranh chống Pháp và cộng sản và đã thu được một kinh nghiệm thực sự trong khi chữa trị cho dân ở khu ngoại ô Gia Định của Sài Gòn. Thấp, đậm, thẳng thăn và nhiệt tình, ông thuộc loại thủ lĩnh chính trị khác với những thủ lĩnh chính trị mảnh khảnh và có tuổi đang chi phối các câu lạc bộ chính trị không cộng sản ở thủ đô. Chắc chắn ao ảnh hưởng của những năm học ở Harvard (dưới bóng của Boston và thị trưởng thành phố, ông Curley), ông đã lập ra được một tổ chức chính trị hoạt động có hiệu quả. Ra ứng cử quốc hội, ông đã bỏ không theo truyền thống Việt Nam, bị chia sẻ giữa kỷ luật của cuộc bầu và sự mưu phản cách mạng. Những năm sau này tôi có được gặp ông, nhưng vào năm 1959, tôi đã khâm phục sự tận tuy của ông đối với nhân dân Việt Nam, cả trong hoạt động của một người thầy thuốc cũng như trong hoạt động của một người làm chính trị.
Nhóm khác là những người cộng sản ở nông thôn. Chúng tôi đã nhận được từ những cơ quan an ninh của Việt Nam và một số nhân viên C.I.A. hoạt động độc lập nhiều tài liệu và quảng cáo của cộng sản khuyến khích nông dân ghi tên vào bầu cử. Họ đề nghị nông dân ủng hộ những ứng cử viên có xu hướng tự do, chứ không phải cộng sản. Mục tiêu của họ là làm thế nào để ít ra cũng trúng cử được một số đại biểu có khả năng bảo vệ những chương trình và chính sách phản ánh những lợi ích và nhu cầu của các cộng đồng nông thôn và thậm chí qua đó bầu được một số phần tử tích cực của cộng sản, những người mà họ chắc chắn sau này sẽ cai quản được những cộng đồng ấy. Chính sách của họ là lợi dụng tiến trình bầu cử của Diệm để cài được bộ máy chính trị cộng sản vào trong những thiết chế hợp pháp của nước Cộng hoà mới. Họ hy vọng xuất phát từ những cơ sở ấy, họ sẽ có thể mở rộng được ảnh hưởng và quyền lực của họ và biết đâu sẽ có thể khắc phục được thất bại mà Diệm đã giáng cho họ khi ông ta gạt bỏ tổng tuyển cử năm 1956 theo như dự kiến của hiệp định Genève.
Khi đọc những báo cáo đầu tiên ấy, tôi cảm thấy một vài nghi ngờ đối với tính xác thực của nó. Nó có thể phản ánh đúng quan điểm chính thức của Nam Việt Nam về những chiến thuật xảo trá của cộng sản và họ đã chuyển cho chúng tôi xem để thuyết phục chúng tôi không còn do dự gì nữa mà không ủng hộ chế độ Diệm. Nó cũng có thể được người ta cố tình làm ra để gây được hiệu quả đó. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ và kiểm tra nguồn gốc của nó, tôi cho rằng dù sao nó cũng làm sáng tỏ một việc là rất có thể có một bộ máy cộng sản, họ tin rằng mình có thể thao túng được tiến trình chính trị ở Nam Việt Nam nếu như họ có thể mở đường để lọt được vào đó, nếu như không ngay lập tức thì ít ra cũng là trong một thời gian dài hạn hơn. Mà thời hạn những chặng đường của chiến tranh nhân dân mà những người cộng sản dấn thân vào thì thậm chí nó không phải là dài hạn, mà nó còn là không xác định. Kế hoạch hành động của họ tuỳ thuộc vào tiến trình của các sự kiện, chứ không phải tuỳ thuộc vào ngày tháng.
Chính phủ Diệm đọc nhiều những báo cáo ấy và họ rút ra kết luận là phải chấm dứt kế hoạch cộng sản. Họ tin chắc rằng cộng sản sẽ lợi dụng bất cứ một sự mở cửa nào để đoạt lấy chính quyền và áp đặt luật lệ của họ. Niềm tin ấy không phải hoàn toàn vô lý vì cứ qua kinh nghiệm của những “mặt trận dân tộc” ở Việt Nam và nhiều chỗ khác, người ta có thể thấy rõ. Thế là chính phủ Diệm quyết định một cách rõ ràng: phải tiêu diệt không thương tiếc mọi âm mưu cộng sản, nếu không quốc gia sẽ sụp đổ. Đối với các chức dịch chuyên nịnh hót luồn cúi ở các cơ sở thì điều đó có nghĩa là các ứng cử viên của chính phủ phải được đắc cử, mà đắc cử với một sự vượt trội chắc chắn. Vậy là ngoài những sức ép thường lệ đối với dân chúng nông thôn, bộ máy chính quyền còn có một nỗ lực bổ sung nữa để chứng tỏ sự trung thành của họ và của dân chúng nông thôn đối với chế độ. Áp phích động viên nhân dân đi bầu ở đâu cũng được thêm vào những lời khuyến khích có tính địa phương là hãy “kiên quyết” bầu cho “công bằng, chính xác”. Đến Chicago cũng không thể làm tốt hơn.
Cùng với những sức ép chính quyền ấy, Diệm và Nhu lại có thái độ coi thường sự chống đối của phe đối lập không cộng sản đang mưu toan thử vận may. Diệm nhét tất cả bọn họ vào một bị và cho rằng đó chỉ là những tàn dư của chế độ thực dân hay những trí thức đầu óc thất thường với những ý tưởng không thích nghi với cuộc sống và nguy hiểm đối với một quốc gia đang dấn mình vào một tiến trình hiện đại hoá nhanh chóng và phải đối đầu với một kẻ thù là Bắc Việt.
Kết quả bầu cử không có gì đáng ngạc nhiên. Các ứng cử viên của chính phủ đều giành thắng lợi “áp đảo” ở các tỉnh nông thôn và có được đại đa số phiếu trong vài thành phố ở Sài Gòn. Kết quả bầu cử được niêm yết trên một tấm panô lớn đặt giữa thủ đô song người qua lại không một ai để ý vì đã biết trước nó chẳng báo một điều gì mới. Trong vùng thuộc đất Sài Gòn, sự chênh lệch phiếu không lớn lắm tuy rằng nó vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, bác sĩ Đán đã thu được một thắng lợi rực rỡ. Bị ấn tượng mạnh bởi sự trung thực và thái độ tận tuỵ của bác sĩ đối với đồng bào, các cử tri đã ủng hộ ông với tỷ lệ sáu trên một. Phản ứng của chính phủ thật tàn bạo: bị buộc tội vi phạm luật bầu cử, bác sĩ Đán đã bị tống vào tù, quả là một bảo đảm tốt nhất để ông ta không thể đặt chân vào quốc hội. Như vậy là nghị viện mới sẽ phải hoàn toàn phục tùng chính phủ, một chính phủ chẳng những không chỉ hài lòng với việc loại bỏ ảnh hưởng của cộng sản, mà nó còn loại bỏ tất cả mọi hình thức chống đối.
Ngay cả nếu lúc ấy không một ai để ý, thì cuộc tổng tuyển cử năm 1959 vẫn là bước ngoặt quyết định trong lịch sử Nam Việt Nam. Trách nhiệm thuộc về Diệm và Nhu, bất chấp, hay ít ra là do sự nhiệt tình quá đáng mà những thuộc hạ của hai ông muốn trưng ra để tỏ rõ họ là những người một lòng một dạ phục vụ chủ. Song hậu quả có ý nghĩa lâu dài nhất lại là về phía những người cộng sản, vì qua kết quả tổng tuyển cử, họ biết rằng con đường tiến lên giành chính quyền bằng cách thức hợp pháp đã bị bít chặt. Họ chỉ còn có một cách là tiếp tục tiến hành chiến tranh nhân dân, con đường trước đây đã đưa họ tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cùng lúc đó, nhiều người quốc gia không cộng sản ở Nam Việt Nam cũng hiểu rằng họ không có vị trí, vai trò gì trong chế độ Diệm. Còn anh em họ Ngô thì kết luận họ có thể điều khiển những hình thức của một chính phủ dân chủ để vừa nắm được quyền kiểm soát đất nước, vừa tiếp tục tiến hành một công cuộc hiện đại hoá bắt buộc mà họ coi nó có vẻ như một giải pháp dài hạn cho các vấn đề của Nam Việt Nam. Trong khi đó thì những người Mỹ có mặt ở Nam Việt Nam lại chia thành hai phe: Một phe đồng tình với Diệm, cho rằng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là công cuộc hiện đại hoá và sự lớn mạnh của Nam Việt Nam, giúp cho Nam Việt Nam vượt lên trên miền Bắc, còn phe kia thì nghĩ là Diệm đã vi phạm những nguyên tắc dân chủ của hiến pháp Nam Việt Nam và việc đó sẽ làm suy yếu cuộc đấu tranh chống cộng và tước đi của Diệm mọi lý do để được hưởng quyền Mỹ viện trợ.
Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ - William Colby Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ