A home without books is a body without soul.

Marcus Tullius Cicero

 
 
 
 
 
Tác giả: William Colby
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Lost Victory
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Ngoc Hai
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2424 / 52
Cập nhật: 2017-03-24 12:42:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Một Đời Sống Chính Trị Im Lìm
ầu năm 1960, một nghị sĩ quốc hội mời tôi cùng đi trong chuyến viếng thăm của đoàn nghị sĩ quốc hội đến vùng rừng núi để xem xét một dự án phát triển nông thôn. Chúng tôi được các nhà chức trách địa phương đón tiếp và trình bày cho nghe về kế hoạch của họ với vẻ rất tự hào. Đây là một làng mới của người Bắc di cư làm trong những trung tâm được xây dựng trước theo ý định được dành sẵn cho họ ở gần Sài Gòn. Chúng tôi được nghe những lời giải thích muôn thuở về quang cảnh vùng đất xây dựng, kèm theo những biểu đồ và một sơ đồ ngôi làng. Kế hoạch dự kiến một khu trung tâm với chợ, nhà thờ, trường học, trạm y tế, trụ sở các cơ quan hành chính và một trạm cung cấp nông nghiệp. Người ta đang mở con đường chạy xuyên rừng để nối làng với con đường lớn hơn và bắc một cây cầu qua dòng suối sau này sẽ cung cấp nước cho dân làng. Sau đó chúng tôi đi thăm nơi những xe ủi đang đánh hốc những cây to trong rừng và nhìn ngôi làng sau này sẽ có hình dạng thế nào.
Ngoài hình ảnh những người đi mở đường qua rừng để làm chỗ trú cho những tù nhân không nhà, không cửa của họ, có hai điều đập vào mắt tôi. Trước hết là việc người ta chuẩn bị sẵn một nơi cho những con người hiện chưa có mặt ở đấy và không có sự tham gia của họ. Thế nhưng các nhà chức trách trong khi đón tiếp chúng tôi, đã giải thích cho chúng tôi rằng những người dân di cư đang nóng lòng muốn được dời nơi họ ở hiện nay và hơn nữa các linh mục và các dân kỳ cựu đã được hỏi ý kiến về kế hoạch. Và cũng rõ ràng là những người mới đến chỉ được tự làm nhà tại những chỗ mà người ta đã dành cho họ, với điều kiện là nó phải phù hợp với kế hoạch tổng thể định sẵn.
Tất cả những cái đó gợi tôi nhớ lại những dự án tương tự tôi đã được chứng kiến hồi tôi ở Ý, khi chính phủ cho xây dựng những ngôi làng mới trên những vùng đất được trưng dụng và cung cấp cho những người thợ làm công nhật một mảnh đất và một căn nhà. Đối với những người thợ không nhà không cửa trước đây còn phải ở trong hang thì hiển nhiên đó là một sự cải thiện đời sống vật chất rõ rệt. Nhưng trước đây ngoài nhà thờ xứ, họ không có thêm tổ chức chính trị nào có khả năng giúp họ tiếp nhận một cộng đồng mới. Thế là từ rất sớm, những người cộng sản đến thuê một chỗ ở. Từ đó họ chú tâm moi móc những khiếm khuyết dù là nhỏ nhất của căn nhà rồi quy trách nhiệm đó là tội tham nhũng của những quan chức chính phủ ở tít xa tận Roma. Và nói chung họ thường biến sự hài lòng của những người có chỗ ở mới, đang sung sướng vì đời sống được cải thiện, sang sự bất bình chống lại chính phủ dân chủ và đồng minh của chính phủ là người Mỹ, những người đã giúp cho việc cải thiện ấy trở thành hiện thực.
Trong kinh nghiệm ở Ý, tôi chợt nhớ lại một “kỹ thuật” tương tự mà hồi còn là sinh viên tôi tập đóng vai một nhân viên bơm xăng ở Washington trong công đoàn quốc tế công nhân dầu khí tôi đã học được. “Chỉ nói đến những lời khiếu nại, duy nhất những lời khiếu nại”, đó là điều mà người phụ trách công đoàn luôn miệng dặn dò tôi. Bây giờ ở Việt Nam, tôi nghĩ đến cách mà những người cộng sản sẽ làm: họ sẽ tập trung vào những điều khiếu nại, xúi giục dân chúng ở những làng mới này chống lại chính phủ là người đã mang lại cho họ một cuộc sống mới, nếu như chúng tôi không có một nỗ lực chính trị thực sự nào để bổ trợ cho việc cải thiện đời sống vật chất mà người dân sẽ được hưởng.
Rõ ràng các nhà chức trách địa phương là những người duy nhất đứng ra thực hiện công việc của các chương trình phát triển kinh tế mà các kế hoạch gia của các bộ và của dinh vạch ra từ Sài Gòn. Chính họ là người quyết định vạch ra những con đường nào để chia đất cho dân ra sao, trường sẽ xây ở đâu và học những gì và lúa má cây trồng sẽ thực hiện như thế nào. Nhiệm vụ chính trị duy nhất cho phép các công dân sau này được làm sẽ là mỗi khi có đoàn khách nào của Sài Gòn hay nước ngoài đến thăm, họ sẽ phải đứng xếp hàng chỉnh tề dưới nắng chang chang, tay vẫy rối rít lá cờ quốc gia ba sọc nền vàng và khi nào người ta nhắc đến chính quyền tổng thống họ Ngô thì miệng phải hô lớn “Muôn năm! Muôn năm!”.
Điều thứ hai đập vào mắt tôi là sự trái ngược giữa thái độ của các vị “dân biểu” (nghị sĩ quốc hội) Sài Gòn quốc hội Mỹ khi họ đến thăm một sứ quán hay một chi nhánh của A.I.D. Các dân biểu Việt Nam ai cũng tỏ ra “tôn trọng” các nhà chức trách địa phương. Các nhà chức trách địa phương nói gì họ cũng lắng nghe, không hỏi han thêm cũng chẳng phản đối, hình như mối quan tâm duy nhất của họ là làm thế nào để các vị khách nước ngoài thấy được là chương trình phát triển của chính phủ đang thu được những thành công tốt đẹp. Họ xử sự cứ như thể họ là thành viên của chính phủ chứ không phải họ chính thức là đại diện độc lập do dân bầu ra.
Hiển nhiên dù văn bản hiến pháp có nói thế nào thì quyền hành chính trị ở Nam Việt Nam vẫn đi từ trên xuống dưới, tức từ dinh tổng thống đi xuống, chứ không bao giờ nó từ dưới, tức từ dân, đi lên. Kết quả mà tôi thấy được ở các chợ nhộn nhịp và các làng mới thì ở trong đời sống chính trị tôi lại chỉ thấy một kết quả trái ngược lại: đó là một sự bất động, thậm chí trơ lỳ, đông cứng.
Tổng thống Diệm, trong khi không ngừng xác định ba kẻ thù của nước cộng hoà mới là: thực dân, phong kiến và cộng sản, thừa biết là hai kẻ thù thực dân và phong kiến cơ bản đã bị đánh đổ, chỉ còn kẻ thù thứ ba, là chủ nghĩa cộng sản thiết lập ở miền Bắc, mới là mối đe dọa thực sự.
Vì vậy, chủ đề bao trùm các cuộc độc thoại của Diệm đối với các quan khách chính thức Hoa Kỳ, chiến lược chi phối việc bố trí các làng mới trong những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, mục đích ẩn giấu dưới những khẩu hiệu hiếu chiến thêu trên các biểu ngữ chăng ngang các đường phố Sài Gòn hay được các đám quần chúng nông dân xếp thành đội ngũ hô vang, tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất: đó là phải đánh bại cộng sản. Hệ quả của nó là việc tố cáo các phần tử hay những người ủng hộ cộng sản. Bộ trưởng thông tin liền lập ra một “tổ chức chính trị quần chúng”, phong trào cách mạng quốc gia, nhằm tuyên truyền, cổ động cho việc ấy. Bất kỳ ai không trung thực với phong trào đều bị coi là phản bội quốc gia, có cảm tình với cộng sản do đó bị bắt giữ tù đầy. Thế nhưng, bắt chước những phương pháp tương tự của các nước độc tài và nhờ đó họ tổ chức, tập họp được dân chúng, phong trào này không có một sự tồn tại riêng và việc tham gia vào những nghi lễ của nó chỉ là một trong những bổn phận mà nhà nước áp đặt cho dân. Nó cũng tựa như một lao động cưỡng bức hay một thứ thuế: người ta phải chịu vì không có lựa chọn nào khác.
Cũng như không có sự lựa chọn nào khác đối với tình hình chính trị miền Nam. Vai trò chính trị trước đây của các giáo phái Cao Đài ở Bắc Sài Gòn và Hoà Hảo ở đồng bằng Cửu Long - năm 1955 đã bị loại trừ khi Diệm khẳng định một cách không thể cưỡng nổi sự ưu thế của chủ quyền quốc gia. Một số người của chính phủ đã thâm nhập vào những gì còn lại của hai giáo phái này để loại bỏ nốt mọi nguy cơ ngóc đầu dậy của hai tổ chức đó.
Vào thời kỳ thuộc Pháp, ngoài đảng Cộng sản, còn có một số đảng phái khác bí mật hoạt động. Tàn dư của một số trong bọn họ còn tồn tại, như một vài nhóm Đại Việt và Việt Nam Quốc dân đảng đang ẩn mình ở miền Trung. Nhưng họ đang bị chính phủ giám sát chặt chẽ, đề phòng họ có thể đe dọa chính quyền hoặc gây trở ngại cho quá trình hiện đại hoá.
Những nhà lãnh đạo cũ của hai nhóm này vẫn giữ liên hệ với nhau. Họ cũng quan hệ với một số người Việt Nam, những người không chịu nổi sự độc quyền chính trị của gia đình họ Ngô hay cho rằng những nguyên tắc dân chủ mà Hiến pháp năm 1956 lấy lại là phải được áp dụng thực sự chứ không phải chỉ là để tô điểm bề ngoài. Tất cả những người ấy, tuỳ theo chừng mực họ thuộc vào tầng lớp trí thức và xưa rất giàu có, họ đều có thể quan hệ một cách tự nhiên và dễ dàng với những người nước ngoài hoặc giới quan chức hay tư nhân, hoặc giới nhà buôn hay nhà báo. Chính vì vậy mà phần lớn các báo cáo chính trị đưa ra từ Việt Nam đều phản ánh những quan điểm và những lời kêu ca phàn nàn của những người đã bị gạt bỏ khỏi chính quyền. Thực ra thì số đông những người hay kêu ca ấy ít có hay không có gốc rễ trong dân chúng, ở nông thôn cũng như ở thành thị. Và chính quyền cũng làm mọi cách để họ không thể duy trì được những gốc rễ ấy.
Hai nguồn thực sự của quyền bính chính trị là quân đội và nhà thờ Thiên chúa giáo, những người ủng hộ chế độ tới cùng. Một trong những việc làm đầu tiên của Diệm là gạt bỏ những người lãnh đạo quân sự đã từng phục vụ cho người Pháp và chống lại việc Diệm lên nắm quyền. Tự phong cho mình là bộ trưởng Quốc phòng, Diệm kiểm soát một cách độc đoán việc đề bạt cũng như tuyển chọn các sĩ quan cao cấp. Ông chú ý để một số sĩ quan có khả năng nuôi mộng lớn hay có tham vọng cá nhân, như tướng Minh chẳng hạn, không thể nắm được một quyền chỉ huy thực tế. Còn nhà thờ Thiên Chúa giáo thì đương nhiên là họ ủng hộ chế độ bởi đó là một tấm mộc để chống chủ nghĩa cộng sản. (ở đây nữa, gia đình họ Ngô có được một sự che chở chắc chắn chống lại mọi sự chống đối: người anh trưởng Ngô Đình Thục, vừa là giám mục Vĩnh Long, và sau này là tổng giám mục của Huế lại là hồng y giáo chủ đầu tiên của Việt Nam).
Tất cả các thành phần ấy cuối cùng phải loại trừ nhau, tạo nên một khoảng trống chính trị và chính quyền thế vào chỗ ấy lập tức tập trung sức mạnh của mình vào việc phát triển kinh tế và công kích những điều bất công của kẻ thù cộng sản. Đảng Cần Lao của Nhu kiểm soát mọi cách ứng xử và mọi quyết định về thái độ lập trường của nhà nước. Người của Nhu theo dõi sát mọi dấu vết của các nguồn dư luận chống đối có khả năng xảy ra để kiểm tra và xác minh xem những ý kiến độc lập đến từ bên ngoài có thể làm rối loạn dòng chảy yên ả của sự kiểm soát được thực hiện từ dinh xuống qua các cấp chính quyền. Những bột phát hiếm hoi về tư tưởng chính trị độc lập dấy lên từ một số trí thức thành thị (ngay cả khi họ đã bày tỏ thái độ chống cộng của họ) vẫn bị chính phủ coi là thù địch đối với những mục tiêu chính của chính phủ, đó là công việc hiện đại hoá và đoàn kết để chống cộng.
Lúc này, cuộc đấu tranh chính trị thực sự - tức cuộc đấu tranh chống miền Bắc - đang được giảm nhỏ. Những nhà lãnh đạo Bắc Việt còn đang bận củng cố chính quyền giành được của Pháp năm 1954. Bắt chước kinh nghiệm của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, họ đang tiến hành một chiến dịch quốc hữu hoá ruộng đất và phát động nông dân làm “cải cách ruộng đất”, nhằm loại trừ mọi chống đối với chính quyền cộng sản ở nông thôn. Những năm đầu sau 1954, mối quan tâm chính của họ là áp đặt được xã hội và nền kinh tế miền Bắc dưới sự kiểm soát của Đảng. Đôi lúc, họ cũng phải đối phó với những cuộc nổi dậy ở nông thôn, đặc biệt là các cuộc nổi dậy của một số làng công giáo không chạy vào Nam. Song những vụ việc ấy không gây được sự chú ý của báo chí quốc tế, lúc đó đang mải tập trung vào cuộc cách mạng ở Hung và cuộc tấn công của Anh - Pháp vào kênh đào Xuyê.
Những cán bộ cộng sản miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tiếp tục làm công tác huấn luyện và chuẩn bị cho ngày trở về. Đa số họ đều nghĩ là họ chỉ việc đưa bàn tay chiến thắng ra để đoạt lại chính quyền của Diệm, một chính quyền đang rời rã và bị chia rẽ bởi những phe chống đối, tức mấy giáo phái và mấy tay quân phiệt hiếu chiến. Trong khi khước từ tổng tuyển cử để thống nhất Nam Bắc năm 1956, Diệm đã loại bỏ khả năng có thể tự động xảy ra ấy. Một mặt khác, các nhà quan sát miền Bắc đã có thể tin rằng sẽ có một lúc mà những chia rẽ và xung đột nội bộ ở miền Nam sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ Diệm. Lúc đó miền Bắc sẽ dễ giành được chính quyền với sự đồng ý của cộng đồng quốc tế. Để có thể nắm được chính quyền khi sự sụp đổ không thể tránh khỏi ấy xảy ra, những gì còn lại của các mạng lưới cộng sản ở Nam Việt Nam, bằng tất cả khả năng của mình sẽ cố gắng chống trụ trước những chiến dịch nhằm xoá sổ Việt cộng của Diệm.
Kết quả sự phối hợp giữa mấy yếu tố bên trong và bên ngoài ấy đã làm trầm trọng thêm tình trạng trì trệ về chính trị của Nam Việt Nam. Các giáo phái và các lực lượng chính trị chống đối khác đã biến mất, cộng sản thì thụ động nằm im và chế độ Diệm thì thiếu những tầm cỡ chính trị thực sự. Tuy nhiên giữa khoảng trống chính trị rõ ràng ấy, một tính hợp pháp về chính trị nào đấy của chế độ Diệm được hình thành.
Sự phát triển của hình thức lập hiến, sự trung thành của quân đội và bộ máy chính phủ, thực tế của việc chế độ đã thiết lập được quyền hành cai trị trên toàn bộ đất nước, sự hoà thuận và ủng hộ ngày càng cao của dư luận quốc tế đối với chính quyền Diệm và những tiến bộ trông thấy của các chương trình hiện đại hoá và phát triển kinh tế đã là những cái rễ nuôi dưỡng cho sự trưởng thành đó.
Diệm đã thành công trong việc nắm quyền chủ động chính trị đối với các thế lực đang chia rẽ Nam Việt Nam, trong khi miền Bắc đang mải tập trung vào các việc khác. Vào Tết năm 1959, rõ ràng là ở Nam Việt Nam, một người Việt Nam quốc gia và không cộng sản đã ngồi vững ở vị trí và người ta bắt đầu tiên đoán cho ông một tương lai hứa hẹn. Thế nhưng tiếc rằng, sự trì trệ về chính trị ở Nam Việt Narn đã không có khả năng lợi dụng cơ hội đó. Chính trên những nền tảng ấy mà cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Việt Nam sẽ diễn ra...
Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ - William Colby Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ