A good book on your shelf is a friend that turns its back on you and remains a friend.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1914 / 59
Cập nhật: 2015-07-18 13:01:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
ỗng rầm rầm rầm…
Máy bay tới. Chúng bắn rọc hai ven sông. Chúng tôi bò lăn xuống đất tìm gốc cây núp. Chẳng đầy mười phút chúng nó biến mất. Hú hồn.
- Thấy chưa? – Tiếng của Vân.
- Thấy rồi!
- Mình đánh nó thì nó đánh mình. Nó có cùi đâu mà mình tha hồ tung hoành được! Ít nhất là vài chục chiến thương là cái chắc.
- Thôi, ngủ đi sáng ngày dậy sớm! ta hành quân độc lập
- Nó đi mất rồi mà, sợ gì?
- Nó hồi mã thương thì bỏ mạng chớ đi mất gì. Tụi Mỹ hay chơi trò “ba thoi vô một chỗ” lắm. Mình mà nhủng nhẳng ở đây thì tao phải làm lương y kiêm từ mẫu phát nữa. Tụi bộ đội quen mặt tao bữa trước thế nào cũng chạy đi tìm.
- Họ không có cứu thương y tá gì hay sao?
- Không có đơn vị nào có y tá. Nếu có thì y tá mắc sốt rét hoặc trốn bỏ đơn vị rồi. Mày biết tại sao không?
- Vì không có thuốc men gì hết, mà làm y tá cái gì. Y tướng cũng không xuể nữa là y tá.
- Y tướng, đại tướng! Đại tướng tổng tư lệnh bây giờ đang báo cáo chiến thắng trước Quốc hội và Chính phủ!
Sáng hôm sau vừa tờ mờ là Vân đập mọi người thức dậy tuốt võng giật tăng hối hả chạy đi như. chạy Tây ruồng hồi trước. Cứ theo con đường mòn mà đi miết. Mấy em nữ binh cắn răng lết theo. Nhiều cô khóc lê mê.
Vân quát:
- Đứa nào khóc tao sẽ báo cáo không được vô đoàn. Đứa nào đà là cảm tình, chi bộ sẽ rút cảm tình lại.
Thế là không em nào dám sụt sịt nữa.
Đói rã ruột chúng tôi mới đến một khu rừng. Vân bảo tôi:
- Lần vào năm ngoái tao cũng ở chỗ này. Năm nay còn đường mòn tức là vùng này chưa bị đánh. Có thể trận bắn đêm qua là cú đầu tiên. Chỗ này bắt đầu hôi ổ rồi đó. Chốc nữa giao liên ra, tao bảo nó phải dời trạm ngay.
- Nó nghe bom đạn hồi hôm chắc nó không ra đâu.
- Mình cứ nằm đây.
- Gạo còn đâu mà nằm cha nội!
- Ăn cháo và khuấy hồ ăn! Giải phóng Miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước mà!
Ở đây hình như đất địa cây cối khác ở các trạm ngoài. Đất có màu nâu đỏ cây cối xanh tươi và nhiều mặt phẳng dưới chân hơn. Và trời như cũng rộng ra hơn. Tôi có cảm giác là mình vừa chui ra một cái hang dài. Gần hai tháng qua mình bò trong hang ít khí trời. Nay thấy hai lá phổi như nở lại.
Chúng tôi cơm nước xong leo lên võng nằm nói tiếu lâm bồi dưỡng sức khỏe. Hoàng Việt cười mào đầu:
- Tui hỏi chú em một câu mà chú em phải khai thiệt nghe!
- Ông định đem bụt công an đặt lên tim người đấy hả?
- Gì mà bụt công an. Tui chỉ hỏi nhỏ thô!… Ra Miền Bắc chú em trả thù Tổ Quốc được bao nhiêu lần?
- Anh đi ở bển trả thù được bao nhiêu lần phản tỉnh trước đi, rồi tôi khai phần tôi.
Hoàng Việt cười hố hố.
- Tao đâu có nhựt ký.
- Chục đủ đầu, hay nhiều hơn?
- Đâu nhớ nổi. Nhưng đại khái là tuần nào cũng đi rừng picnic. Mùa hè thì liên tù tì, mùa đông thì hơi thưa ra.
- Cái sự đó của các em có khác với của mấy em bên nhà mình không?
- Khác chớ. Aspect général thì nó vẫn chung chung như Hồ Xuân Hương mô tả vậy thôi, nhưng mà khi thả cá nạ dòng dòng vô thì vạn vật biến chuyển như Mác nói.
- Biến chuyển mần răng?
- Các em kêu gào cào cấu dữ lắm chứ không có se lệ như các em bên mình. Hễ xong là nó bảo ngay: “Hôm nay mày làm tao điên suýt chết ngất,” hoặc là: “Mày hơi kém lần trước. Phải ăn thịt và uống nhiều rượu vang vào”… nhưng tao thêm xài các thứ đó, mỗi khi lực lượng ta kém hùng mạnh mà phải chiến đấu thì tao ngậm sâm. … Ê mày thằng mắc dịch, mày lấy khẩu cung của tao hả? Mày khai đi!
- Em đâu có dám so tài với anh Bảy. Em chỉ gà cồ ăn quẩn ba cái chả lụa bún bò và rau muống thôi.
- Ê, đừng nói vậy nghe chú em. Sai lập trường căn bản! Làm gì làm, ăn gì ăn, tao vẫn nhớ miếng cơm chấm muối quả cà ròn tan mày ạ. Ra nước ngoài mới biết.
- Tui cũng hỏi anh một câu, anh phải nói thiệt nghe?
- Thôi mày ơi, để tao hạch mày cái đã. Bữa trước mày không được bồi dưỡng đậu phộng Hà Tĩnh mày có hoàn thành kế hoạch đóng thuế nông nghiệp hay không nào?
- Em nói thật với anh Bảy là bao giờ em cũng hoàn thành kế hoạch nhà nước năm trăm phần trăm hết rrráo!
- Nhưng mà về Nam, mày có để bầu tâm sự lại cho em nào không?
- Có.
- Thiệt hả mậy?
- Thiệt mà! Nàng tình nguyện giữ đứa con trong bụng cho đến ngày sinh. Tôi bảo lấy ra nàng nhất định không. Đầu năm tới, tôi có con rồi đó. Ngặt nó không biết mặt bố nó.
- Mày đi tới đâu mày ria tới đó, bởi vậy nên con Nguyệt nó ớn mày chớ gì.
- Nhưng em chỉ làm tình ca trong nước còn anh làm quốc tế ca thì sao anh Bảy?
Chúng tôi cười khà với nhau. Nếu không cô những chuyện khào đó thì Trường Sơn này không ai có thể vượt nổi. Người ta không lấy chỉ thị, chánh sách không dùng lập trường vô sản để tẩm bổ cặp giò mà người ta xài tiếu lâm, tiếu lâm phong kiến, tiếu lâm dân chủ nhân dân, tiếu lâm tân thời xã nghĩa.
Bỗng ầm ầm…
Tất cả ngồi choàng dậy. Vân quát đám nữ binh:
- Có đứa nào ngủ không? Cảnh giác!
Tiếng ầm ầm từ xa, không phải tiếng bom. Tôi ngó lên trời cũng không thấy máy bay. Nhưng Vân kêu lên:
- Trực thăng nhảy dò rồi t Cuốn đồ đạc mau!
Như máy, mọi người đều thi hành lệnh của chủ soái. Tay quơ giật lia lịa mà mắt ngó trời. Lù lù từ đâu trong hốc núi, một, hai, ba rồi cả chục chiếc trực thăng hiện ra thành hàng dội. (Đến đây tôi mới thực sự nhìn thấy chiếc hélicoptère bay. Trước kia tôi chỉ thấy trên giấy, hoặc nguyên hình chụp hoặc sơ đồ vẽ của Léonard de Vinci). Khiếp đảm vô cùng. Chỉ nghe tiếng máy nổ thôi mình cũng đã mất hết tinh thần. Chúng bay càng gần càng sà xuống sát mặt đất. Hai chiếc mình ốm nhom, đầu nhọn, (sau này về tới đồng bằng Nam Bộ, tôi gặp thứ trực thăng này luôn, chúng tôi đặt tên là “cá lẹp”) từ một hướng khác lao tới, không sà xuống mà bay vòng quanh, vừa bay vừa chúi đầu, trong lúc đó thì đuôi nó xịt khói và kèm theo tiếng “ục ục” như tù và thổi bị nghẹt.
- Nó làm gì vậy Vân?
- Nó bắn đó chớ làm gì 1 – Vân xanh mặt đáp.
- Bắn sao không nghe súng nổ?
- Tiếng ục ục ục là tiếng súng đó. Trong một phút mỗi cây khạc ra sáu ngàn viên đạn đủ loại và nó bắn một lần bốn cây cà nông 37 ly chứ không “cắc chùm” như Tây đâu.
- Sao mày biết rõ vậy?
- Mấy cha tham mưu cửa mình nghiên cứu nói ra chớ ai. Thôi đừng hỏi nữa. Nó quây vòng rộng là bắn tới đây đó! Kiếm gốc cây núp đi cha!
Tốp trực thăng kia đáp xuống đất trong lúc hai con cá lẹp vẫn quay vun vút và ục ục liên hồi. Vân quát:
- Bỏ đồ hết, chạy! Tụi nó đổ quân xuống bắt sống thấy mẹ!
Chúng tôi chạy, đám nữ binh bò lê bò càn. Vân lôi chị Phụng chạy sau cùng. Vừa chạy vừa ngoái cổ lại nhìn, vì ai cũng bị cảm giác bị cá lẹp ục sau lưng. Té có cái muốn dập mật nhưng không dám dừng chân. Nhiều cô nằm luôn không bò dậy nổi nữa.
- Ra khỏi vòng vây rồi! – Vân vừa ngã xuống đất, buông vợ ra và nói – Đừng chạy nữa!
Ạch..ạch…ạch.. Những cây thịt tự nguyện buông mình không gượng lại. Đứa tựa gốc cây, kẻ lăn kềnh trên đất.
Hồi lâu Vân mới lấy lại hơi và giải thích:
- Tụi cá lẹp vây tới đâu tức là bộ binh đi tới đó. Cá lẹp quay vòng nhỏ rồi. Mình đang ở ngoài càn khôn. Nếu mình lọt vô vòng là bị nó thộp như gắp cá kho bỏ vô chén thôi.
Quả thật. Chỉ mười lăm, hai mươi phút sau, chúng biến mất hết. Cả bọn lôi thôi lếch thếch trở lại chỗ cũ. May quá, đồ đạc còn nguyên, không mất món gì.
- Sao mày biết chiến thuật của tụi nó hết vậy?
- “Bủa lưới phóng lạo” là một, “Phượng hoàng vồ mồi” là hai, nhớ nằm lòng nghe. Về tới trong đó rồi biết, chú em!t Chạy một vài trận rồi kinh nghiệm như tao vậy.
Chúng tôi lại nấu nướng lại nói chuyện tiếu lâm coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Đời sống ở đây vẫn thế từ lâu rồi. Chúng tôi đã quen với cái chết như đi chợ vậy. Càng đì vào gần quê hương bao nhiêu càng trông thấy rõ diện mạo tử thần bấy nhiêu. Kể từ con sông Danube của Trường Sơn này trở đi chúng tôi không có dịp nghỉ ngơi như ở cái làng khu Eo ngoài kia nữa.
Vừa lên võng nằm thì đã có tiếng léo nhéo.
- Cái gì thế? – Tôi làu bàu và ngóc đầu lên thì thấy mấy cái võng lù lù đi tới. Thôi bỏ mẹ rồi! – Nhưng tôi định tâm lại và ngồi dậy bình tĩnh chờ đợi. Tất cả là sáu cái võng dưới mắt tôi. Tiếng rống, tiếng la dậy đất.
- Anh giúp chúng em tí.
Đi theo mỗi chiếc võng là một hoặc hai ba người nữa. Người nào cũng quảy hai ba cái ba lô hoặc bao đạn hoặc súng, mặt mũi xanh xám.
- Các cậu ở ngoài sông vào à?
- Vâng!
- Bị bắn đêm qua có thiệt hại gì không?
- Ối giời! Không thiệt hại gì cả!
- Các cậu đi đến cuối con đường mòn này rẽ phải đi độ ba tiếng đồng hồ nữa là tới Bệnh viện lớn của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng. Đây là trạm tiếp nhận thương binh đầu tiên – Vân nhanh miệng nói chặn họng tôi – Các cậu cứ yên trí, vào đến đó là có bác si chữa tri chu đáo. Trang bị hiện đại mới toanh của nước bạn Tiệp Khắc chở bằng tàu ngầm mới vô.
Đám lính trẻ măng lối mười sáu, mười bảy tuổi thật thà như đếm, nghe ông dược sĩ kháng chiến hai mùa, kinh nghiệm đầy mình, nói vậy thì mừng rơn. Cậu nào cậu ấy mặt mày sáng rỡ cả lên:
- Thế hả chú! Thế thì may quá. Còn hơn mươi đứa chúng em sắp tới kia rồi. – Một cậu đối đáp với Vân và bảo đồng đội – Chúng mày khiêng nhanh lên đi! Ta lên đường nào! Cảm ơn các chú nhé. Chào thân ái và quyết thắng hoàn thành sự nghiệp giải phóng Miền Nam!
Thế là sáu chiếc võng nối đuôi nhau di chuyển ra khỏi khu đóng quân của chúng tôi và mất hút. Tôi nhìn Vân. Vân chắc lưỡi:
- Chỉ có cách đó thôi cậu ạ! Tôi đau lòng lắm chứ! Thầy thuốc mà bỏ bệnh nhân, không mó tay vào chữa tri, xấu hổ quá chừng, nhưng cậu thấy đó, chữa trị làm sao? Người ta đâu có cho tôi trang bị của một y tá mà chỉ cho tôi mang theo các thứ “máy” để sản xuất “cao đơn huờn tán” cho các cha lớn xài. Cậu thấy không? – Vân thở dài – Thà chỉ bậy cho chứng nó đi khuất mắt còn hơn là nói sự thực.
Chập sau lại một đoàn võng tới. Lại hỏi đường. Lại nhờ giúp đỡ. Và cũng được giúp đỡ đầy đủ và họ cũng hăm hở đi về phía Bệnh viện Tiệp Khắc như đoàn trước.
Một cậu bị thương nhẹ ở chân chống gậy đi cà nhắc. Đến đây thì ngồi lại và kêu đau. Vân mở băng và lấy thuốc đỏ khử trùng rồi băng lại cho cậu ta.
Cậu bé ngồi tựa gốc cây không muốn đi. Thấy thế tôi mới hỏi để biết sự thực:
- Đêm qua bị bắn thế mà không bi thiệt hại gì hả cậu?
- Ai bảo thế?
- Mấy cậu ở đoàn trước vừa mới đi qua đây!
- Bố láo! Bị thương và chết gần một nửa đại đội. Đạn nó bắn khít quá chú ạ! Chưa đầy ba tấc một viên. Có anh bị hai viên một lúc.
- Đại đội vừa qua sông chiều qua phải không?
- Vâng. Qua sông đã hi sinh một cậu rồi đến khuya lại bị oanh kích. Có ác không kia chứ. Rồi đến trưa bị nhảy dù. Khiếp, chúng đến nhanh như chớp. Mới tóm thu đồ đạc chưa kịp chạy là chúng nó đã tới nơi chỉa súng bắt lên máy bay.
- Bắt cả à?
- Không. Chúng nó chê chúng cháu là “đồ con nít đẻn” hay con nít “điển” gì đó cháu không hiểu nhưng chúng không bắt, chỉ bắt có mấy cậu lớn tuổi thôi.
- “Con nít đẻn” cũng như ngoài Bắc ta gọi là “lũ nhãi ranh” vậy.
- À thế à? Chúng béo tai em hỏi: “Mày đi vô đây làm gì?” Em bảo: Đảng kêu em đi thì em đi chứ em chẳng biết đi làm gì. Chúng cười với nhau có vẻ chế diễu rồi ném cho em hộp thịt và bảo: “ăn đi kẻo đói thấy mẹ, rồi hãy đi mà phỏng dái Miền Nam!” Tại sao chúng nói thế hả chú?
Tôi gạt ngang và đánh trống lảng:
- Rồi hộp thịt đâu? Coi chừng mìn đó!
- Chúng em nuốt cả rồi. Mới dầu tưởng là mìn hay thuốc nổ gì chứ. Chẳng ngờ lại là thịt hộp. Ối giáo, béo béo béo… Em chưa từng ăn gì béo đến thế.
- Rồi bây giờ cậu tính sao?
- Chú cho em ngồi tạm đây tí chờ có đứa nào đi qua em tháp tùng ạ.
- Thế còn chỉ huy đâu?
- Bi bắt cả đại đội trưởng lẫn đại đội phó! Còn chính trị viên trúng đạn chết đêm qua.
Thấy ba lô của cậu bé xẹp lép, tôi thương hại vô cùng. Muốn cho cậu ta chút gì để an ủi, nhưng cho cái gì bây giờ? Cái gì mà tôi đang làm chủ ở đây cũng có giá trị vật chất và tinh thần cao độ hết cả. Thí dụ cái quai dép cao su đứt, ngắn bằng ba lóng tay mà tôi bỏ nó trong túi hông ba lô, tuy không dừng nhưng tôi vắn còn nhớ chắc nó nằm ở đó. Trong một bữa nào đây nhóm lửa không cháy, tôi sẽ dùng tới nó. Thí dụ như cái pin đèn đã hết điện, nhưng tôi vẫn chưa chịu vứt đi vì có đứa bảo rằng “cứ để nó như thế rồi nó sẽ tự “sạc” lấy, lắp vô đèn sẽ cháy” v.v… Tôi thấy không thể cho cậu bé này một món gì trong cái tài sản đeo trên vai của tôi. Cuối cùng, trước khi cậu lê chân đi, tôi nói:
- Chúc cậu chóng lành nhé. Ta gặp nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh! – Một câu giống y như cóp ý của bác Hồ: “đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây đất nước đẹp gấp mười lần xưa” vậy.
Mạng Người Lá Rụng Mạng Người Lá Rụng - Xuân Vũ Mạng Người Lá Rụng