Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: John Perkins
Nguyên tác: Confessions Of An Economic Hit Man
Dịch giả: Lê Đồng Tâm
Biên tập: Quyen Thuy
Upload bìa: Viet Quang Luong
Số chương: 38
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 261 / 76
Cập nhật: 2020-06-28 13:34:21 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 33: Sự Kiện 11/9 Và Những Ảnh Hưởng Xấu Tới Riêng Cá Nhân Tôi
gày 10 tháng 9 năm 2001, tôi và Shakaim Chumpi, người đã cùng tôi viết cuốn sách 'Linh hồn của Shuar' đang xuôi theo dòng một con sông của Amazon thuộc địa phận Êcuađo. Chúng tôi dẫn một nhóm 16 người Bắc Mỹ đến tìm hiểu về bộ lạc của Shakaim ở sâu trong từng nhiệt đới.
Những người này muốn tìm hiểu bộ lạc và muốn giúp họ bảo vệ các khu rừng nhiệt đới quý giá. Shakaim đã từng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh giữa Êcuađo và Peru. Phần lớn người dân ở các nước tiêu thụ dầu lửa chưa từng biết đến cuộc chiến tranh này, cho dù người ta chiến đấu chủ yếu là để cung cấp dầu lửa cho họ.
Tuy đường biên giới giữa hai nước này là vấn đề gây tranh cãi trong suốt nhiều năm, xong phải đến gần đây người ta mới thấy được sự cấp thiết phải tìm ra một giải pháp cho vấn đề này. Lý do chính do sự cấp bách này là các công ty dầu lửa muốn biết liệu họ phải thương lượng với quốc gia nào để có được quyền khai thác những khu vực có dầu mà họ đã nhắm tới.
Chính vì vậy người ta phải phân định lại biên giới. Những người Shuar là đội quân tiên phong trong trận chiến bảo vệ Êcuađo. Họ là những chiến binh dũng mãnh, thường đánh bại những đạo quân vượt trội về quân số và được trang bị tốt hơn. Nhưng những người Shuar lại không biết gì về động cơ chính trị đằng sau cuộc chiến hoặc không biết rằng cuộc chiến đấu của họ có thể sẽ mở đường cho các công ty dầu lửa. Quyết tâm chiến đấu của họ xuất phát từ truyền thống đấu tranh lâu đời của bộ lạc và vì họ không đời nào cho phép giặc ngoại bang xâm chiếm đất đai của mình.
Khi chúng tôi chèo xuồng dọc bờ sông, ngắm một đàn vẹt đang ríu rít bay qua, tôi hỏi Shakaim xem liệu thời gian ngừng chiến còn không. “Còn,” Anh ấy nói. “nhưng tôi e là phải nói với anh rằng chúng tôi đang chuẩn bị một cuộc chiến với các anh”. Anh ấy nói tiếp rằng tất nhiên anh ấy không ám chỉ gì tới cá nhân tôi hay những người trong nhóm của chúng tôi. “Các anh là bạn của chúng tôi.” Anh cam đoan với tôi như vậy. Rằng ý anh muốn nói đến các công ty dầu lửa của chúng tôi và những đội quân đang tiến vào khu rừng nơi bộ lạc anh sinh sống.
“Chúng tôi đã được chứng kiến những gì họ làm với bộ lạc Huaoraini. Họ đã phá rừng, làm ô nhiễm các con sông, và giết hại nhiều người, trong đó có cả trẻ em. Thế nên, đến nay thì bộ tộc Huaoraini hầu như không còn tồn tại nữa. Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra với mình. Chúng tôi sẽ không cho phép các công ty dầu lửa xâm nhập lãnh thổ của mình, với người Peru cũng vậy. Tất cả chúng tôi đã thề sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng!”(1)
Đêm đó nhóm chúng tôi ngồi quanh ngọn lửa giữa một ngôi nhà dài rất đẹp của người Shuar được làm bằng tre và lợp bằng tranh. Tôi đã kể cho những người trong nhóm về cuộc nói chuyện giữa tôi với Shakaim. Tất cả chúng tôi đều tự hỏi liệu có bao nhiêu người khác nữa cũng nghĩ như bộ lạc của Shakaim đã nghĩ về các công ty dầu lửa và đất nước của chúng tôi.
Liệu có bao nhiêu người, như những người Shuar, cũng lo sợ một ngày kia chúng tôi sẽ kéo đến và làm đảo lộn cuộc sống của họ, làm băng hoại các giá trị văn hóa cũng như phá hoại đất đai của họ? Liệu có bao nhiêu người căm ghét chúng tôi? Sáng hôm sau, tôi đi xuống văn phòng nhỏ nơi chúng tôi để máy bộ đàm. Tôi phải bố trí để phi công có thể bay đến và đón chúng tôi trong vài ngày tới. Nhưng khi tôi đang nói chuyện với họ thì đột nhiên có một tiếng thét lớn. “Chúa ơi!” Người đàn ông ở đầu máy bên kia kêu lên. “Thành phố New York đang bị tấn công”.
Anh ta vặn to cái đài mà trước đó vừa chơi một bản nhạc. Và trong suốt nửa tiếng sau đó, chúng tôi đã được liên tục nghe tường thuật về sự kiện đang gây chấn động nước Mỹ. Giống như bất kỳ ai, đó là thời khắc mà suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên. Khi quay trở về Florida, tôi biết mình phải thăm lại nơi trước đây đã từng là tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại, và vì thế tôi đã sắp xếp để đáp chuyến bay đi New York. Tôi nhận phòng ở một khách sạn sang trọng vào đầu giờ chiều. Đó là một ngày tháng 11 đầy nắng, không khí êm đềm một cách khác thường.
Tôi thả bộ theo dọc Công viên Trung Tâm, đầy phấn khích, rồi đi tới khu vực trước đây tôi đã từng sống, đó là một khu vực gần phố Wall nay được biết đến với cái tên Ground Zezo. Khi tôi tiến tới khu vực đó, sự phấn khích bị thay thế bởi một cảm giác kinh hoàng. Cảnh tượng đổ nát và mùi hôi khủng khiếp - thật là một sự hủy diệt kinh khủng; chỉ còn sót lại những khung nhà méo mó và bị nóng chảy của tòa nhà sừng sững trước kia; những mảnh vụn còn sót lại; mùi khói khét lẹt, đống tro tàn, và mùi thịt cháy. Cảnh tượng mà tôi chứng kiến chẳng khác mấy so với những gì mà tôi được xem qua truyền hình. Tôi đã không ngờ tới tất thẩy những điều này - nhất là về những con người ở nơi đây. Hai tháng đã trôi qua kể từ cái ngày kinh hoàng ấy mà họ vẫn ở quanh đây, những người đã sống và làm việc gần đây. Những người đã thoát chết.
Một người Ai Cập đang đi thơ thẩn bên ngoài tiệm giầy nhỏ của mình, lắc lắc đầu một cách tuyệt vọng. “Thật không thể quen được!” Anh ta lẩm bẩm. “Tôi đã mất rất nhiều khách hàng, cả bạn bè nữa. Thằng cháu tôi cũng đã chết ở trên đó.” Rồi anh ta chỉ lên bầu trời xanh. “Tôi nghĩ là tôi đã trông thấy nó nhảy xuống. Tôi không biết nữa... Có biết bao người đã nhảy xuống, cầm tay nhau và vẫy vẫy cánh tay như thể họ biết bay vậy.” Tôi lấy làm ngạc nhiên, cái cách mà họ nói chuyện với nhau. Ở thành phố New York. Và nó không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ người mà họ trao nhau cả ánh mắt. Mặc dù thật ủ rũ, nhưng họ vẫn trao cho nhau những cái nhìn đầy cảm thông, dù không cười thật tươi song còn giá trị hơn cả triệu lời nói.
Nhưng vẫn còn có một cái gì khác nữa một cảm giác về chính nơi này. Bắt đầu tôi không thể hiểu nổi; rồi tôi chợt nhận ra: ánh sáng. Lower Manhatan đã từng là một con hẻm tối tăm, mà tôi được biết khi tôi đến được nơi này để gây quỹ cho IPS, khi tôi ăn tối tại Cửa sổ Nhìn ra Thế giới và lên kế hoạch đầu tư với các chủ nhà băng. Người ta phải lên tận trên đó, một nơi rất cao, trên nóc của Trung tâm Thương mại Thế giới nếu muốn nhìn thấy ánh sáng.
Còn giờ đây, chỉ cần đứng trên phố. Con hẻm đã được mở rộng ra, và những ai đứng trên phố cạnh đống đổ nát sẽ được ánh mặt trời sưởi ấm. Tôi không thể không tự hỏi liệu có phải chính cảnh bầu trời và ánh sáng đã giúp người ta mở lòng mình không. Tôi bỗng thấy có lỗi khi hỏi những điều như vậy. Tôi rẽ vào góc phố nơi mà có nhà thờ Trinity và đi xuống phố Wall. Trở lại với New York trước kia, bị bóng tối bao phủ. Không mặt trời không cả ánh sáng. Mọi người đi lại hối hả trên vỉa hè, chẳng hề để ý đến nhau. Một viên cảnh sát đang hét to với người lái xe đang dừng bên lề đường. Tôi ngồi xuống những bậc thềm đầu tiên mà tôi nhìn thấy, tại số nhà 14. Từ nơi nào đó, tiếng của những cánh quạt lớn hay một cái máy quạt gió át cả những tiếng động khác. Tiếng động lớn này dường như vang lại từ bức tường đá lớn của tòa nhà Thị trường Chứng khoán New York. Tôi ngắm mọi người qua lại.
Họ đi lại vội vã, rời khỏi công sở, đi nhanh về nhà, hay tới khách sạn hoặc một quán ba để bàn chuyện công việc. Một số ít đi thành từng đôi và đang nói chuyện phiếm với nhau. Tuy vậy, dường như ai cũng cô đơn và lặng lẽ. Tôi cố trao đổi ánh mắt với họ; nhưng dường như họ không nhận thấy. Tiếng còi báo động kêu inh ỏi phát ra từ một chiếc ôtô đậu trên phố thu hút sự chú ý của tôi. Một người đàn ông vội vã chạy ra khỏi nơi làm việc và lấy khóa ra tắt báo động; tiếng kêu kia lập tức tắt ngấm. Tôi lặng lẽ ngồi xuống. Một lúc lâu sau, tôi thò tay vào túi và lấy ra một mẩu giấy được gấp ngay ngắn có chứa nhiều con số. Rồi tôi nhìn thấy người đàn ông đó. Anh ta lê bước trên con phố, mặt cúi gằm xuống. Anh ta có bộ râu đen thưa thớt, mặc một chiếc áo khoác tối màu trông hoàn toàn không hợp với một buổi chiều ấm áp trên phố Wall. Tôi biết anh ta là người Afghanistan. Anh ta liếc nhìn tôi rồi, sau một phút đắn đo, anh ta bước lên bậc thềm. Anh ta lịch sự gật đầu chào và ngồi xuống cách tôi một vài yard. Cứ theo cái cách anh ta nhìn thẳng về phía trước, tôi hiểu anh ta có ý chờ tôi bắt chuyện trước.
“Một buổi chiều thật đẹp”. “Đẹp thật”. Tiếng Anh của anh ta rất nặng. “Trong những lúc như thế này, ánh nắng mặt trời thật dễ chịu.”“Ý anh là do Trung tâm Thương mại Thế giới?” Anh ta gật đầu. “Anh đến từ Afghanistan có phải không?” Anh ta chăm chú nhìn tôi và hỏi: “Điều đó dễ nhận thấy đến thế ư?” “Tôi đã đi rất nhiều nơi. Gần đây, tôi đã tới Himalaya thuộc bang Kashmir.” “Kashmir.” Anh ta vuốt râu: “Ở đó đang có chiến tranh”. “Đúng vậy, giữa Ấn Độ và Parkistan, đạo Hindu và đạo Hồi. Anh có cho rằng đó là do mâu thuẫn về tôn giáo hay không?” Ánh mắt anh bất chợt gặp ánh mắt tôi. Chúng có một màu nâu sâu thẳm, gần như là đen. Chúng đập vào mắt tôi với một vẻ khôn ngoan nhưng u buồn. Anh quay mặt lại phía tòa nhà của Thị trường Chứng khoán New York. Anh ta chỉ tay vào tòa nhà, ngón tay thật dài và xương xẩu. “Hoặc có thể là vì lý do kinh tế chứ không phải tôn giáo cũng nên.”
“Trước đây anh đã từng là lính?” Tôi không thể cười thầm. “Không. Là một nhà tư vấn kinh tế.” Tôi đưa cho anh ta mẩu giấy với những con số. “Chúng là vũ khí của tôi.’ Anh ta nhướn người lên và cầm lấy chúng: “Những con số.” “Thống kê về thế giới.” Anh ta ngắm nghía tờ giấy, rồi khẽ bật cười. “Tôi không biết đọc.” Rồi anh ta trả lại mẩu giấy cho tôi. “Những con số này cho chúng ta biết rằng tính ra mỗi ngày có tới 24.000 người chết đói.” Anh ta khẽ huýt sáo, lặng yên suy nghĩ, rồi thở dài. “Tôi cũng đã suýt chết. Tôi có một vườn lựu nho nhỏ gần Kandahar. Những người Nga tới và những chiến sĩ Hồi giáo nấp đằng sau gốc cây và dưới các con mương.” Anh ta giơ tay lên và giả bộ như đang bắn. “Phục kích”. Anh ta hạ tay xuống. “Tất cả cây cối và các con mương của tôi đã bị phá hoại.” “Sau đó, anh đã làm gì?”
Anh ta cúi xuống nhìn tờ giấy tôi đang cầm: “Danh sách đó có chỉ ra những kẻ ăn mày không?” Nó không chỉ ra, nhưng tôi nghĩ là tôi đã nhớ ra. “Khoảng 80 triệu người trên thế giới, tôi e là vậy”.
“Tôi đã từng là một trong số đó.” Anh ta lắc lắc đầu, dường như đang chìm trong suy nghĩ. Chúng tôi ngồi yên lặng một lát rồi bỗng anh lại nói: “Tôi không thích phải đi ăn mày. Con tôi sắp chết. Vậy nên tôi phải trồng cây anh túc.” “Cây thuốc phiện?” Anh ta nhún vai. “Không cây cối, không nước non gì. Đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình.” Có cái gì mắc nghẹn trong cổ họng tôi, một cảm giác buồn nản đến tuyệt vọng pha lẫn cảm giác tội lỗi. “Chúng tôi gọi việc trồng cây thuốc phiện là một tội lỗi, mặc dù rất nhiều người giàu có đã phất lên nhờ buôn bán ma túy.” Mắt anh ta lại gặp tôi và dường như xuyên thấu vào tim tôi. “Anh đã từng là một người lính.” Anh ta nói, gật đầu như muốn xác nhận cái thực tế đơn giản này.
Rồi anh ta chậm chạp đứng dậy và lê bước xuống thềm. Tôi muốn anh ta ngồi lại, nhưng cảm thấy bất lực để có thể nói được bất cứ điều gì. Tôi đứng lên và bước theo anh ta. Khi bước tới bậc thềm cuối cùng, tôi bất chợt bị một thứ gì đó ngăn lại. Đó là tấm biển có hình tòa nhà nơi tôi vừa ngồi. Phía trên bức tranh, có một dòng chữ để cho những người qua lại biết được tấm biển đã được Heritage Trails của New York sửa sang. Dòng chữ viết: Lăng mộ của Halicarnassus nằm trên nóc của tòa tháp chuông thánh Mark ở Venice, tại góc phố Wall và Broad - đó là ý tưởng kiến trúc của nhà số 14 phố Wall. Khi đó là tòa nhà băng cao nhất thế giới, cao 539 feet đã từng là trụ sở chính của Ngân hàng Bankes Trust, một trong những tổ chức tài chính lớn nhất đất nước.
Tôi đứng đó trong khiếp đảm và nhìn lên tòa nhà. Đầu thế kỷ trước, tòa nhà số 14 phố Wall đóng vai trò của Trung tâm Thương mại Thể giới sau này; nó đã từng là một biểu tượng của sự thống trị về quyền lực và kinh tế. Tòa nhà này cũng đã từng là trụ sở của Ngân hàng Bankers Trust, một trong những nơi mà tôi đã đến để tìm nguồn tài trợ cho công ty năng lượng của mình. Đó là một phần quan trọng trong ký ức của tôi- cái ký ức của một người lính như người đàn ông Afghanistan đã nói. Việc tôi đã đứng đây ngày hôm nay, nói chuyện với anh ta dường như là một sự trùng hợp kỳ lạ. Sự trùng hợp. Cái từ đó bỗng ngăn tôi lại. Phản ứng của chúng ta đối với những sự trùng hợp đã nhào nặn cuộc sống của chúng ta thế nào.
Tôi nên cư xử ra sao với sự trùng hợp ngẫu nhiên này? Khi tiếp tục bước đi, tôi lướt nhìn đám đông, nhưng không thể tìm thấy bóng dáng của anh ta. Ở toà nhà tiếp theo, có một bức tượng được phủ bằng một tấm nhựa xanh. Một dòng chữ được khắc trên bề mặt đá của tòa nhà cho thấy đây chính là tòa Tổng hành dinh của Liên bang, 26 phố Wall, nơi mà vào ngày 30 tháng 4 năm 1789, George Washington đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đây chính là nơi mà người đầu tiên được giao trọng trách bảo vệ cuộc sống, tự do và đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân đã đọc lời thề.
Sao mà gần với Ground Zero đến thế, gần với phố Wall đến thế. Tôi đi vòng quanh khu nhà, đến phố Pine. Tại đó, tôi đối diện với trụ sở chính của Chase, ngân hàng do David Rockefeller thành lập, một ngân hàng gắn liền với hoạt động buôn bán đầu lửa và với công việc của những người như tôi. Ngân hàng này, một tổ chức phục vụ cho EHM và là một bậc thầy trong việc hỗ trợ sự phát triển của đế chế toàn cầu, là một biểu tượng của chế độ tập đoàn trị.
Tôi nhớ là đã thấy ở đâu đó viết rằng Trung tâm Thương mại Thế giới là một dự án do David Rockerfeller khởi xướng vào năm 1960, và trong những năm gần đây tòa nhà này được xem như là một con hải âu lớn. Nhưng về mặt tài chính có lại bị coi là một sai lầm, không phù hợp với công nghệ hiện đại như sợi quang và Internet, và có một hệ thống thang máy đắt tiền mà không hiệu quả. Hai tòa nhà này đã từng được đặt cho cái tên David và Nelson. Giờ thì con hải âu lớn đó đã chết. Tôi tiếp tục bước đi chầm chậm, gần như là miễn cưỡng. Mặc dù chiều hôm đó thời tiết thật ấm áp nhưng lòng tôi sao thấy tê tái, và tôi chợt thấy có một cảm giác lo âu đến kỳ lạ, như một điềm báo đang vây chặt lấy mình. Tôi không thể tìm được nguồn gốc của sự sợ hãi, cố tìm cách xua nó đi, và cố bước đi nhanh hơn.
Nhưng rút cục tôi lại thấy mình đang đứng nhìn chăm chăm vào cái hố đang cháy âm ỉ ấy, miếng kim loại cong queo, vết sẹo lớn trên bề mặt trái đất ấy. Tôi đứng dựa vào tòa nhà đã thoát khỏi sự tàn phá và nhìn chòng chọc vào cái hố. Tôi cố hình dung cảnh tượng người ta lao ra khỏi tòa tháp đang sụp đổ và những người lính cứu hỏa đang lao vào để cứu họ. Tôi cố nghĩ về những người đã nhảy xuống, về cảm giác tuyệt vọng mà họ đã trải qua. Thế những tôi hoàn toàn bất lực.
Thay vào đó, tôi lại thấy Osama Bin Laden đang nhận tiền và vũ khí trí giá hàng triệu đô la từ một người làm việc cho một công ty tư vấn theo hợp đồng của chính phủ Hoa kỳ. Rồi tôi lại thấy mình đang ngồi bên máy tính với màn hình trắng xóa. Tôi nhìn ra xung quanh, rời mắt khỏi Ground Zero, về phía những con phố của New York đã thoát khỏi ngọn lửa giờ đang quay trở lại nhịp sống thường nhật. Tôi tự hỏi không hiểu những người đi trên những con phố ấy hôm nay nghĩ gì về tất cả những điều này - không đơn giản chỉ về sự sụp đổ của hai tòa tháp, mà còn về những nông trang trồng lựu bị tàn phá và hai mươi tư ngàn người chết đói mỗi ngày.
Ước gì họ nghĩ về những điều như vậy, giá mà họ có thể tách mình ra khỏi công việc, ra khỏi những chiếc xe hơi ăn xăng và các khoản trả lãi để có thể xem xét lại những đóng góp của bản thân mình cho cái thế giới mà họ đang để lại cho con em mình. Tôi không hiểu họ biết gì về đất nước Afganistan - không phải là qua tivi với cảnh tượng những đoàn lính và xe tăng Mỹ tràn ngập, mà về một Afganistan của người đàn ông nọ. Tôi tự hỏi hai mươi bốn ngàn người chết đói mỗi ngay đã từng nghĩ gì. Và rồi tôi lại trông thấy mình đang ngồi đó, trước một màn hình máy tính trắng xóa. Tôi ép mình trở lại với Ground Zero. Vào lúc này, có một điều chắc chắn rằng: đất nước tôi đang nghĩ tới sự trả thù, và sự trả thù này dành cho những nước như Afghanistan. Nhưng tôi lại nghĩ tới những nước khác, nơi mà người dân ở đó căm ghét các công ty của chúng tôi, quân đội của chúng tôi, các chính sách của chúng tôi, và cả con đường tiến tới thống trị thế giới của chúng tôi nữa.
Tôi băn khoăn không biết các nước như Panama, Êcuađo, inđônêxia, Iran, Guatemala, và hầu hết các nước Châu Phi nữa thì thế nào? Tôi thôi không dựa vào bức tường nơi tôi đang đứng và định bước đi. Một người đàn ông thấp, da ngăm đen đang khua khua một tờ báo và hét lên bằng tiếng Tây Ban Nha. Tôi dừng lại. “Venezuela bên bờ vực cách mạng!” Ông ta hét lên, át cả tiếng ồn ào của xe cộ, tiếng còi ô tô inh ỏi, và dòng người đang đi như thác đổ. Tôi mua báo của anh ta và đứng lại đó một lát để liếc qua các mục chính. Đó là về Hugo Chavez, vị Tổng thống chống Mỹ được bầu cử dân chủ tại Venezuela, và về sự chống đối ngấm ngầm các chính sách của Mỹ tại châu Mỹ Latinh. Còn Venezuela thì sao?
Ghi chú:
1. Để biết thêm về Huaranis, mời xem Joe Kane, Những kẻ hoang dã (New York: Alfred A. Knòp, 1995).
Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế - John Perkins Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế