Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.

Albert Einstein

 
 
 
 
 
Tác giả: Marcel Bigeard
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Ngô Quang Hoàng
Số chương: 41
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1688 / 20
Cập nhật: 2016-07-13 10:11:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20: Kết Thúc
ắt đầu từ thời điểm này, những trận chiến đấu không còn ngơi nghỉ nữa cho đến tận ngày 7 tháng năm, lúc 10 giờ. Đêm ngày 1 rạng ngày 2 tháng năm, mất các vị trí Hugette 5, Dominique 3 và cái con điếm Eliane 1 bị quân Bắc Phi rút bỏ ngày 31 tháng ba, được chiếm lại và giữ vững bởi quân dù với những tổn thất quá ư nặng nề. Đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng năm, cuộc nhẩy dù của một đại đội rưỡi thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa số 1... Những tăng viện cuối cùng thả xuống khu Thành Cổ.
Đại uý Bazin chỉ huy tiểu đoàn này. Trong một đêm tối đen như mực, thi thoảng màn đêm bị xé rách bởi ánh lửa của những quả đạn pháo, được soi sáng bởi những viên đạn lửa vạch đường, anh ấy hiện ra trong sở chỉ huy của chúng tôi. Tôi hình dung ra tinh thần quả cảm cần phải có của những con người này để trong giây lát thích nghi với cái địa ngục này, trong khi mấy tiếng đồng hồ trước đây họ vẫn còn ở Hà Nội. Bi quan, anh ta bảo chúng tôi:
- Người ta cử chúng tôi tới đây làm cái quái gì vậy? Mọi việc đã hỏng và người của tôi đều mệt mỏi!
Tôi quát vào mặt anh ta:
- Im ngay!
Langlais chồm lên, mắng:
- Người ta không hỏi ý kiến các anh, mà là để chúng tôi đập vỡ mõm các anh.
Ngay buổi sáng hôm đó, Bazin bị gẫy đùi vì đạn pháo… Lạc quan thì tốt hơn đấy!
Đại úy Pouget chỉ huy một đại đội của tiểu đoàn này. Nguyên trợ lý tác chiến của Navarre, anh ấy đã tình nguyện đến với chúng tôi, mặc dầu biết rất rõ là mọi việc sắp sụp đổ. Một sĩ quan tuyệt vời! Hành vi ứng xử của anh ấy không có chút tì vết trong mấy ngày anh ấy phải chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Lúc bị bắt, anh ấy gây được ấn tượng với các đồng ngũ về tinh thần quả cảm và vì ý thức của mình. Cuốn sách của anh ấy “Chúng tôi đã sống ở Điện Biên Phủ”, được viết ra một cách rất xúc động, đáng được dẫn ra mấy dòng liên quan đến bản thân tôi. Anh đặc biệt nói rõ:
“Vào thời kỳ đó, Bruno Bigeard vẫn còn chưa phải là Bruno Bigeard sau này. Anh chưa ăn bữa điểm tâm cùng với các vị bộ trưởng, anh chưa có ảnh làm bìa cho tờ báo Match, anh chưa tốt nghiệp Học viện Chiến tranh và anh không nghĩ đến các ngôi sao. Anh không biết mình là một thiên tài. Anh là thiên tài vì anh quyết định chỉ trong chớp mắt, chỉ huy chỉ bằng một khẩu lệnh, dắt dẫn những con người chỉ bằng một cử chỉ”.
Không, Pouget này, mình không phải là thiên tài mà chỉ đơn giản là đã tích luỹ được kinh nghiệm bằng mồ hôi đổ ra qua nhiều năm dài chiến trận.
Anh ấy cũng thuật lại lần anh ấy đến khu lòng chảo.
“Tôi dễ dàng tìm thấy sở chỉ huy của binh đoàn không vận. Đã quá nửa đêm. Đại tá Langlais ngồi ở tận trong cùng căn hầm, sau một chiếc bàn gỗ, trên mặt bàn ngổn ngang chồng chất như một quầy hàng ở chợ giời: những chiếc ca đủ kiểu khác nhau, một bình cà phê, hai chiếc vỏ chai, những tờ giấy vò nhầu, những hộp khẩu phần đã mở nắp, một tấm sôcôla và một khẩu súng lục. Trông ông gầy yếu, rất gầy, khuôn mặt hằn rõ những đường nét xương xẩu. Cử chỉ, giọng nói, cái nhìn của ông đứt quãng, ông đã tới giới hạn của cơn suy nhược thần kinh.
Tôi nhận ra bóng dáng cao to của Bigeard. Đứng tựa lưng vào vách hầm, anh ấy cầm ống nói và đang nói. Anh ấy không thay đổi, chỉ gầy đi chút ít. Anh đội chiếc mũ nồi đỏ lệch nghiêng hẳn xuống bên tay phải. Chính anh là người chỉ huy ở đây”.
Pouget này, anh đã lầm. Tôi thấy cần phải nói rõ ở đây chính Langlais là người chỉ huy và rằng, cho đến ngày cuối cùng, tinh thần của ông ấy vẫn cực kỳ. Nhưng điều chắc chắn là chúng tôi bổ sung cho nhau một cách đáng khen ngợi. Và các trận đánh tiếp diễn như trong cơn mộng du. Hành động, điều động các đơn vị, phản kích bằng những gì còn lại và tiêu hao đi giờ này qua giờ khác.
Đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng năm... Tướng Giáp thấy là đã đến lúc ông ta có thể kết thúc mọi chuyện. Vẫn cùng một kịch bản, đòn ác liệt của pháo hoả tiếp theo là con lăn áp lực: Eliane 4, Eliane 2, Eliane 10 liên tiếp thất thủ.
7 tháng năm... Ngày cuối cùng... Ảo giác... Sau năm mươi sáu ngày chiến đấu không ngưng nghỉ và sau những mệt mỏi tích luỹ lại từ nhiều tháng trời, thậm chí từ nhiều năm, ngườita không ngủ nữa, hầu như không ăn nữa, người ta đứng vững được bằng thuốc lá và cà phê. Gày gò, bùn đất, những căn hầm đổ sập, xác chết ở khắp nơi, các thương binh rên rỉ dưới các chiến hào, van xin người ta chuyển họ về trạm xá lưu động.
Chúng tôi ở trong một trạng thái mơ mơ màng màng. Tôi có cảm giác mình đang quay một cuộn phim, tham dự vào tất cả những gì diễn ra nhưng từ góc nhìn khách quan... Không, không thể nào như vậy được. Người ta làm gì trong cái bể khổ không lối thoát này vậy? Tuy nhiên ban đêm là đáng sợ... Người ta vẫn còn cầm cự được... Người ta hy vọng, không phải là tất cả, tất nhiên... Người ta bước đi loạng choạng nhưng không chịu bị gục ngã.
8 giờ sáng. Phản kích trên đồi Eliane 2, những người còn sống sót thuộc tiểu đoàn của tôi chiếm lại được một nửa Eliane 10. Số còn lại của tiểu đoàn 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1, có lẽ sáu chục người, do Bréchignac dẫn đầu, chiếm được một nửa Eliane 4... Bréchignac vô song, lần này tôi thấy xấu hổ là đã nằm dài trong căn hầm của mình, không được ở bên cạnh anh... Và cuối cùng anh đã hơn tôi một điểm, bởi lẽ anh sắp biến mất giữa trận chiến, vũ khí nắm trong tay. Than ôi, lúc 10 giờ, tướng Giáp tung ra hai trung đoàn nguyên vẹn, được toàn bộ pháo binh của ông ta yểm trợ.
Brèche gọi Bruno: Chúng đến đông lắm. Tôi phá huỷ các đài thông tin. Vĩnh biệt Bruno. Botella gọi Bruno: Lần này, thế là hỏng. Vĩnh biệt, Bruno. Nói với Langlais, tôi rất quý mến ông ấy... Bruno gọi Botella. Tạm biệt, Dédé... Mặt tái đi, tôi đưa tay chùi hai dòng nước mắt chảy trên mặt... Không, không thể nào như vậy được.
Chúng tôi vẫn còn giữ được khu phòng ngự chủ yếu. Liên lạc vô tuyến được duy trì với những ai còn lại. 12 giờ, cùng với Langlais chúng tôi họp với các chỉ huy trưởng có mặt: Vadot, Guiraud, Tourret, Chanel, và một vài người khác. Từ mười ngày nay tôi đã dự kiến một trận đánh rút chạy; tôi trình bày kế hoạch. Đêm nay chúng tôi thử tìm cách rút ra thành hai bộ phận: một là quân dù, hai là đội lê dương và chạy sang nước Lào, nhưng phải tính đến chuyện sứt mẻ tám mươi phần trăm.
Castries đồng ý và bảo tôi:
- Chính mình sẽ ở lại, cậu Bruno này, cậu đừng lo. Ta sẽ bắn suốt đêm để vui đùa với chúng và lúc trời sáng mình sẽ cho ngừng chi phí.
- Cám ơn, thưa thiếu tướng.
13 giờ... Các chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm báo cáo với chúng tôi là không thể thực hiện được, đã từ lâu, anh em trong đơn vị đã vượt quá giới hạn của sự đề kháng và không thể nào thực hiện một chuyến đi dài như vậy. Langlais và tôi báo cáo với thiếu tướng, ông ấy chuyển ý kiến đó về Hà Nội.
Lát sau, Castries báo với chúng tôi là Hà Nội đã quyết định ngừng súng vào lúc 17 giờ, phá huỷ toàn bộ nhưng không đầu hàng, không có cờ trắng... Ý đồ tế nhị của các ông chủ lớn của chúng tôi... Người ta không đầu hàng nhưng người ta không chiến đấu nữa... cần phải hai tay buông xuôi chờ quân Việt đến.
Ở khắp nơi, ngự trị một không khí không thể nào tả nổi: những cỗ máy thông tin nổ lốp bốp, những chiếc máy chữ gãy nát, vũ khí bị đập gãy, tiền bạc, tài liệu bị thiêu hủy, những khẩu pháo, những xe tăng còn lại nổ tung, mười quả đạn pháo 120 và ba trăm viên đạn 105 nổ tung. Castries mặt mày cạo nhẵn, quân phục chỉnh tề, bình tĩnh, thoải mái vẫn còn muốn gặp tôi:
- Cậu Bruno này, quân Việt sẽ bắt cậu phải trả giá đắt đấy! Hãy thử tìm cách trốn thoát cùng với một vài anh em.
- Không, thưa thiếu tướng. Lúc này tôi không thể bỏ mặc khu Thành Cổ. Sau này sẽ xem sao.
Trong căn hầm của chúng tôi, Langlais đã đốt chiếc mũ nồi đỏ của mình. Ông ấy đội chiếc mũ đi rừng làm nổi rõ khuôn mặt gầy gò của ông ấy. Geneviève de Galard có ở đây, nằm dài dưới một gầm bàn. Lepage vừa mới vượt qua nhiều đoạn chiến hào quân Việt để đến với chúng tôi. Cậu ấy kiệt sức, ngã vật ra, gần như bất tỉnh. Martial Chevalier cố đoán xem tôi đang nghĩ gì và rồi một vài sĩ quan của cơ quan tham mưu vốn dĩ tin vào các ông thần may mắn Langlais và Bigeard cũng vừa mới đổ ngã.
Một khung cảnh yên bình rộng lớn giả tạo, một sự im lặng chết chóc lượn lờ trên khu Thành Cổ và bên trên ngự trị một bầu trời tươi đẹp xanh ngắt... Như vậy là kết thúc! Sao lại có thể như vậy được? Và chúng tôi còn ở đây, sống sót, tay không có vũ khí, để chờ đợi quân Việt tới. Tôi đã dấu vào trong chiếc ủng nhẩy dù một tấm bản đồ xứ Bắc Kỳ in trên lụa với tỷ lệ một phần bốn trăm nghìn... Tôi đã nghĩ đến cuộc trốn chạy.
Tại sao tôi vẫn còn đứng đây nếu như tiểu đoàn tươi đẹp của tôi đã không còn nữa. Rút cục, nếu như tôi còn sống sót thì đó không phải là do lỗi của tôi. Tôi đã không làm điều gì để được như vậy, tôi chơi ván bài, và rồi, suỵt, tôi không phải là người chịu trách nhiệm về Điện Biên Phủ. Nếu như tôi có thấy mình đứng ở đỉnh cao như thế này thì đó là vì rất nhiều người đã ngã gục. Nhưng càng tự an ủi mình bao nhiêu thì tôi lại càng thấy hổ thẹn là đã sống sót, là đã không một mình mở một trận xung phong cuối cùng, đã không trút hết băng đạn cuối cùng.
Chuyện gì sẽ xẩy đến với chúng tôi? Quân Việt rồi sẽ làm gì? Langlais đốt các tấm ảnh của cô vợ chưa cưới, bản thân tôi thì không có thứ gì để đốt. Tôi xoa trán cho Geneviève de Galard: “Genevìève này, cô không sao đâu. Họ sẽ không đụng đến một phụ nữ đâu mà...” Martial Chevalier khóc. Cậu ta không còn chiếc máy chữ xách tay mà cậu ta luôn lôi đi theo từ hai mươi tháng trời nay.
Hãy kết thúc đi, họ hãy tới đi! Không thể nào chịu được cảnh này nữa! 18 giờ, mọi việc chấm dút. Họ kéo tới, một vài Việt Minh vào trong căn hầm: “Đi ra, mao lên, mao lên”. Nhiệm kỳ thứ ba của tôi kết thúc trong cảnh thảm bại như vậy. Một trang đời mới sắp bắt đầu.
Cái êkíp mà tôi xây dựng nên ở Saint Brieuc đã như thế nào rồi? Phần thưởng dành cho nó sau hai mươi hai tháng trời chiến trận không dứt là cái gì đây? Trapp vừa mới bị gãy nát một cẳng chân. Cùng với số người sống sót trong đơn vị, cậu ấy đã không chịu thực hiện một cuộc rút lui mới và quyết định ở lại chết tại chỗ. Bourgois đã chết trong vòng tay của tôi, nét mặt thanh thản, cạo nhẵn, không biết là mình chết. Le Boudec bị thương bốn, năm lần. De Wilde, bị thương nặng đã chuyển về trạm xá từ lâu rồi. Lepage, không hiểu do chuyện thần kỳ nào, vẫn còn vô sự. Leroy, người đã chia tay với chúng tôi từ một năm nay để về với cô vợ xinh đẹp, hẳn phải thấy cay đắng trong tình yêu. Những trung úy trẻ tuổi của tôi, những hạ sĩ quan ưu tú của tôi, đã biến mất trong trận bão lửa. Những con người của tôi... ngày 7 tháng năm, còn lại bốn chục người, kiệt sức nhưng vẫn còn có thể chiến đấu được. Những người khác đều đã chết, đã biến mất hoặc đã bị bắt làm tù binh.
Trung sĩ Sautereau, bạn thân của Martellino, người đã chết trong trận đánh chiếm Điện Biên Phủ tháng mười một, lúc này vẫn vô sự. Cậu ta chiến đấu khá, trở thành trung đội trưởng, cậu ta cũng là người mà tôi đã phạt “nốc-ao” ở Saint Brieuc. Cậu ấy bỏ trốn, bước đi một bước... một bước nữa, đã ghi chép lại trên một cuốn sổ tay, sau này được tìm thấy, bản trường ca cuộc chạy trốn của mình, trong đó cậu ta viết: “Hôm nay, tôi không thế đi được nữa... Ngày mai, tôi sẽ chết…” Phải, cậu ấy sẽ chết như một con chó, đơn độc trên con đường mòn vô tận này, ở giữa một khung cảnh hoang dại.
Rất nhiều người đã không còn ở trên đời này nữa. Họ đã biến mất trong cơn bão lửa giữa một trận xung phong cuối cùng. Sentenac còn sống. Anh ta sẽ là một trong số người trốn chạy thành công... Để rồi kết thúc ở Algérie giữa những bãi cát của Timimoun.
Lời Thú Nhận Muộn Mằn Lời Thú Nhận Muộn Mằn - Marcel Bigeard Lời Thú Nhận Muộn Mằn