Far more seemly were it for thee to have thy study full of books, than thy purse full of money.

John Lyly

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6160 / 87
Cập nhật: 2017-05-25 16:41:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Người Nấu Cơm Cho Bác
ình có ông chú ruột không làm chức tước gì nhưng mình rất tự hào, ấy là chú Lình, con út của ông nội, em trai của ba mình. Xưa chú nổi tiếng nấu ăn ngon nhất tỉnh Quảng Bình. Chú đã từng nấu cơm cho Bác Hồ trong tuần Bác vào thăm Quảng Bình vào năm 1960.
Hồi ở lính mình được coi là đứa nấu nướng vụng nhất Ban kĩ thuật trung đoàn, cứ mỗi lần anh em trong ban tổ chức nấu nướng nhậu nhẹt thể nào mình cũng được phân công bửa củi và xách nước. Hai việc đó nặng nhất nhưng mình lại thích, thà làm ào ào xong rồi nghỉ hơn là ngồi khom lưng nhặt một mớ rau. Anh Thành đại úy thường vẫn sai mình làm việc vặt, khi thì nhổ lông vịt lông gà khi thì đâm ớt tỏi làm nước mắm, việc nào mình cũng làm anh ngứa mắt. Lần nào anh cũng xòe cái răng vàng ra cười cười, nói mày như thằng tiểu tư sản, chẳng làm cái đéo gì ra hồn. Mình nhăn răng cười, nói em ăn giỏi hơn anh, được chưa? Rồi mình khoe chú Lình nấu ăn giỏi, đã từng nấu cơm cho Bác. Chẳng ai tin, cho là mình bốc phét. Anh Phúc trung úy cười cái hậc, nói thằng này hơi bị ngu, khoe gì lại khoe có ông chú nấu ăn cho Bác. Cả nước không còn ai biết nấu ăn cho Bác, phải cậy đến chú mày à.
Hi hi tức chết đi được, chuyện nào mình bốc phét thì mấy ông tin sái cổ, chuyện mình nói thật thì chẳng ai tin. Hồi đó mình có lên sân khấu trung đoàn đọc bài thơ do mình sáng tác (xưa mình đọc thơ trên nền nhạc hơi bị được, he he), không nhớ bài gì nữa, chỉ nhớ mỗi câu: “Đêm tôi đi qua dãy phố nhà em/ Tiếng dương cầm níu chân tôi dừng bước.” Mấy anh trong Ban phục mình lắm, nói thằng Lập tài, cưa được gái Hà Nội, mấy em biết chơi đàn dương cầm là chảnh lắm thế mà nó cưa được. Hi hi.
Thủa chú Lình còn bé, ông bà nội mình chết bom, ông bác Vĩnh Tường (ông bác ruột) đem ba con trai của ông bà nội về nuôi, đó là ba mình, bác Trang và chú Lình. Ông Vĩnh Tường hồi đó thuộc hàng giàu có nhất tỉnh, năm 1953 vô Sài Gòn, chẳng mấy chốc thuộc hàng giàu có nhất Sài Gòn. Nhắc đến tên ông, nhiều người sống ở Sài Gòn từ 1955-1975 vẫn còn nhớ. Vì giàu có mà ông Vĩnh Tường nuôi ba anh em ăn học, không phải làm gì. Nhưng chỉ ba mình là ham học, bác Trang thì mải chơi, chú Lình học giỏi nhưng chỉ thích nấu ăn không chịu học.
Thấy ba mình ham học, ông Vĩnh Tường quý lắm, ông không có con trai nên chọn ba mình làm con nuôi, được hưởng tập ấm. Ông Vĩnh Tường vô Nam, chú Lình và ba mình theo cách mạng ở lại Bắc, chỉ bác Trang đi theo. Mình nghe ba mình kể, nói bác Trang ham chơi lắm, ông Vĩnh Tường giao cho một xí nghiệp để làm ăn, bác cũng bán nốt lấy tiền tiêu xài chơi bời, chơi cho đến già, khi chết không vợ con gì.
Ba mình kể chú Lình rất ham nấu ăn. Ở trong lớp tiếng Pháp, cô giáo người Pháp hỏi học trò, nói học tiếng Pháp để làm gì. Ai cũng trả lời học để giúp dân giúp nước, chú Lình trả lời thẳng tưng, nói học để đọc sách dạy nấu ăn bằng tiếng Pháp. Nhà ông Vĩnh Tường nhiều đồ ăn, tha hồ chế biến. Chú Lình suốt ngày chui vào bếp, không đi chơi cũng chẳng đi học. Sợ mang tiếng bắt cháu chắt làm việc, ông Vĩnh Tường đuổi chú ra khỏi bếp, bắt đi học. Đuổi hôm trước, hôm sau chú lại lẻn vào bếp. Ông Vĩnh Tường bắt được, quát nạt dọa đánh. Chú khóc, nói con chỉ muốn nấu ăn thôi, nấu ăn cũng là nghề. Ông Vĩnh Tường nghe nói thế thì ngạc nhiên lắm, trợn mắt nhìn chú, nói mi nói thiệt chơi? Chú nói thiệt. Ông nói mi định lập nghiệp bằng nấu ăn à, chú nói dạ.
Ông Vĩnh Tường ok liền, giao cả cái bếp cho chú. Từ đó chú Lình trở thành đầu bếp số 1 của nhà ông Vĩnh Tường. Khách của ông Vĩnh Tường toàn khách sang, ăn uống rất sành, hết thảy đều nức nở khen ngon, nói cu Lình còn nấu ngon hơn mấy ông ba Tàu ở Chợ Lớn. Nghe nói quan đầu tỉnh ở Đồng Hới (tên gì quên mất rồi) vẫn thường ra Ba Đồn chơi, lần nào cũng vào thăm ông Vĩnh Tường, lần nào ông Vĩnh Tường cũng bày tiệc, sai chú nấu nướng. Ăn lâu quen mồm, nhậu ở đâu ngài cũng đem chú Lình ra so sánh, nói món ni ngon như cu Lình, món kia không bằng cu Lình, lâu ngày có tên là món cu Lình (Món gì cũng quên mất rồi). Sau đó chú rời nhà ông Vĩnh Tường theo Việt Minh, hòa bình lập lại, chú vào làm cho Giao tế tỉnh (Giống như sở ngoại vụ bây giờ), chú nhanh chóng nổi tiếng khắp tỉnh về tài nấu nướng.
Mình đã được mục sở thị tài nấu nướng của chú Lình. Ấy là ngày giỗ đầu ba mình, nhà làm 60 mâm, mời chừng 300 người là họ hàng và bạn bè, đồng chí của ba mình. Một mình chú Lình đứng bếp, có bốn năm chị em phục vụ nhưng chú chỉ cho rửa ráy rau thịt và sắp món chứ không ai được đứng bếp cùng chú. Chỉ duy nhất với một cái chảo, chú xoay trở đảo điên làm ra 6, 7 món cho ba trăm người, 8 giờ sáng vào bếp, đúng 11 giờ là dọn ra tăm tắp không mâm nào thiếu một món gì, ai cũng xuýt xoa khen ngon. Chỉ cần ngửi hơi là chú biết mặn hay nhạt, nhìn hơi chú biết loãng hay đặc, chín nhừ hay chín vừa, rất tài.
Xưa Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về gây dựng phong trào Gió Đại Phong ở Quảng Bình, đi đâu cũng mang chú đi để chú nấu ăn cho. Đại tướng rất thích đi săn, kiếm được con gì ngon là Đại tướng nhất định chờ chú tới nấu, không cho ai nấu. Một khi nghe điện thoại của Đại tướng, nói đồng chí cu Lình đâu rồi, cấp cứu cấp cứu... là chú tôi biết Đại tướng vừa săn được con gì đó ngon, đang chờ chú đến chế biến, nấu nướng.
Bác Hồ về thăm tỉnh Quảng Bình 1 tuần, cả tuần ăn uống của Bác đều do chú lo. Một bữa ăn của Bác chỉ có 6 đồng (khoảng 600 ngàn đồng bây giờ), bữa nào Bác cũng mời chừng 4, 5 người khách nhưng với tài chế biến của chú, mâm cơm của Bác rất nhiều món, món nào cũng ngon. Bác Hồ rất thích, có hôm Bác gật gù xuýt xoa khen, nói đến cà pháo chú Lình làm cũng khác người, ăn cứ ngậm mà nghe.
Ra Hà Nội, Bác Hồ viết thư về tỉnh, Bác nhắc nhiều chuyện trong đó có câu: “Một tuần Bác ở Đồng Hới, chú Lình nấu ăn cho Bác rất ngon”. Năm 1992 mình đọc một bài báo tỉnh Quảng Bình kể chuyện chú Lình nấu cơm cho Bác, có “cải chính” không những viết thư khen, Bác còn tự tay vẽ một tờ giấy khen gửi về cho chú. Mình hỏi chú có không, chú cười lắc đầu, nói có mô. Nhưng mình nghi chú giấu, chú sợ lộ ra thể nào bảo tàng tỉnh cũng tới xin, không cho không được mà cho thì tiếc lắm, hi hi.
Ký Ức Vụn 2 Ký Ức Vụn 2 - Nguyễn Quang Lập Ký Ức Vụn 2