Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Thanh Tâm Trần
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 17873 / 51
Cập nhật: 2015-05-24 22:30:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
on xin thề là con không xấu như vậy. Con biết tâm lý của mấy bà mẹ là sợ con trai giàu bị con gái lợi dụng, nhưng con không có như vậy. Con yêu thật tình, con xin thề với bác đấy.
Cách nói thẳng ngộ nghĩnh của Hạnh Phương làm bà Yên tự nhiên có ấn tượng. Bà biết cô nói thật, nhưng bà không cần quan tâm đến tình cảm của cô. Bà nói thẳng:
- Thương nó thì nhiều người lắm. Cô có thật tình hay không, tôi không cần biết. Tôi tưởng lần đó cô đã biết điều mà rút lui rồi, không ngờ… Thật là quá quắt
“Tất cả là do anh Đông quyếtt định, nếu tình cảm chỉ có một mình con thì con cũng chẳng được gì. Mấy bà mẹ thật là kỳ cục. Con mình không cấm đi cấm con người ta” - Hạnh Phương nghĩ thầm, cô không hay mình nhìn bà chằm chằm.
Bà Yên quát nhỏ thị uy:
- Nhìn cái gì? Hỗn hào!
Hạnh Phương đưa mắt nhìn chổ khác. Mỗi lúc mỗi thấy ngán ngầm bà mệnh phụ độc đoán này và cô tự nhủ mình sẽ yên lặng chấp nhận nghe mắng.
Bà Yên nói qua khẽ răng:
- Con gái thời nay được giáo dục sơ sài quá, không còn biết cách giữ mình nữa. Hễ thích con trai là tìm mọi cách kéo áo, thật là chướng mắt.
“Nhưng trên thực tế là con bác đi tìm con nhiều hơn. Thời đại này mà còn trọng nam khinh nữ, khe khắt với con gái, lạc hậu”. - Hạnh Phương trả lời thẳng thừng nhưng tất nhiên câu trả lời đó chỉ nằm trong đầu cô.
Thấy cô bắt đầu biết im lặng, bà Yên không còn tâm ý thị uy nữa nhưng vẻ mặt vẫn đầy khe khắt:
- Hôm qua, cô đã gặp cô Thúy San trong nhà hàng, phải không? Cô biết cô ấy là ai không?
- Dạ không.
- Trước đây cho là cô không quan tâm, nhưng bây giờ biết là vừa. Cô đó là vợ sắp cưới của thằng Đông. Cô tự so sánh xem mình đã bằng phân nữa ngừơi ta chưa?
“Khinh người quá đáng” - Hạnh Phương nghĩ một cách tức giận. Cô cảm thấy bị hạ thấp, bị xúc phạm quá nặng và phải cố gắng lắm cô mới không phản kháng.
Thật ra, đến lúc này cô mới biết Thúy San có vị trí thế nào trong đời Đông, nhưng tính cô không nhẹ dạ hay dễ bị thị uy và cô tin Đông hơn tin bà Yên. Đông không nói có nghĩa là không muốn cô suy nghĩ chứ không phải giấu giếm. Nếu không yêu cô, anh sẽ không nâng đỡ cô như vây. Cô không ngu khờ đến nỗi không phân biệt được sự hào phóng đối với một nhân tình, khác với cách châm chút người sẽ là bạn đời của mình.
Bà Yên nghĩ Hạnh Phương sẽ choáng váng hay run rẩy, nhưng thấy cô vẫn tỉnh táo như không, bà nổi nóng:
- Biết người ta sắp có vợ mà còn không biết sợ sao. Cô chủ quan như vậy, vì nghĩ cuối cùng tôi phải chịu thua à?
Hạnh Phương chớp mắt:
- Dạ, con không nghĩ ngay được chuyện sau này. Nhưng con nghĩ anh Đông không phải mẫu người chịu để cho cha mẹ áp đặt. Còn chọn ai thì tùy anh ấy.
- Cô bình tĩnh đến vậy sao?
- Bác thừa biết là nếu bị lừa gạt, con sẽ đau khổ ra sao, nhưng vì nó chưa đến nên con không nghĩ tới. Tính con không quen nghi ngờ ai cả.
Bà Yên hơi ngẩn người ra. Đúng là Hạnh Phương có cách nói chuyện rất ngộ. Vừa thành thật, vừa bình tĩnh tự tin. Tuổi cô, nếu gặp phải hoàn cảnh thế này, các cô một là trả treo đốp chát, thậm chí mắng lại, hai là khóc lu bù vì hoảng sợ, tủi thân. Nếu không quá đối nghịch, ắt hẳn bà sẽ thích được một người con dâu như cô.
Trong thâm tâm, bà hiểu và lý giải được tại sao Giang Đông chọn cô. Là phụ nữ từng trải, bà thông cảm được với con trai mình. Thúy San tính nết kiêu kỳ và luôn để cho mọi người thấy sự hoàn mỹ từ thân thế đến học vấn. Cái đó không đi vào trái tim con trai được, mà Đông thì sinh ra vốn đã đa tình. Làm sao có thể yêu được mẫu con gái như vậy.
Nhưng thông cảm không có nghĩa là chấp nhận. Sống từng tuổi này bà coi tình cảm rất nhỏ nhoi. Những thành tụ, địa vị và sự tương xứng trong hôn nhân mới là quan trọng. Phải có sự tương xứng làm nền tảng, thì cuộchôn nhân đó mới bền vững. Bà tin tuyết đối như vậy.
Bà ngầm quan sát khuôn mặt an nhàn của Hạnh Phương, rồi nói:
- Cô có biết Giang Đông nó phải chọn lựa gay gắt như thế nào không? Nó chỉ có tài sản của chúng tôi cho khi cưới cô Thúy San đó. Còn nếu mù quáng vì cô, nó sẽ trắng taỵ Cô đừng có tưởng lấy chồng là thay đổi cuộc đời.
Mắt Hạnh Phương lấp lánh hy vọng, cô nói thẳng ý nghĩ của mình:
- Nếu anh Đông mất hết tài sản, con dễ chịu hơn. Ảnh và con sẽ đi làm tự kiếm sống. Như thê, chẳng ai nặng nhẹ coi thường, chẳng phải đội trên đầu một áp lực.
- Nghĩ hay lắm, nhưng cô không thấy vậy là ích kỷ sao. Để người khác chịu khổ vì mình mà cô sung sướng được à?
Hạnh Phương lắc đầu:
- Con nghĩ anh ấy sẽ không khổ. Trình độ như anh ấy mà vào làm cho các công ty nước ngoài thì sống thoải mái, không đến nỗi thiếu hụt đâu, bác?. Còn anh ấy cần sống như nhà tư sản thì con không biết.
Bà Yên nạt:
- Cô không cần phải dạy khôn tôi.
Ngay lúc đó, có tiếng gõ cửa phía ngoài. Bà Yên nhìn ra, rồi cau mặt.
- Ai đó?
- Con đây mẹ.
Đó là giọng của Giang Đông. Bà Yên đưa mắt nhìn Hạnh Phương như dò xét rồi ra lệnh:
- Mở cửa cho nó đi.
Hạnh Phương mừng khắp khởi. Cô đứng dậy làm theo ý bà. Khi cánh cửa vừa mở. Giang Đông bước nhanh vào. Anh nhìn mẹ rồi nhìn lại Hạnh Phương. Thấy không có chuyện gì trầm trọng, anh ngầm thở ra, yên tâm.
Bà Yên lên tiếng:
- Chắc có người báo nên con tới đây để bảo vệ nó, phải không?
Giang Đông lắc đầu:
- Con đến tìm mẹ, nghe nói mẹ và Hạnh Phương nói chuyện trong này nên con tới ngay.
Anh đến ngồi phía chiếc ghế vuông góc ở vị trí giữa bà Yên và Hạnh Phương. Chỉ nhìn qua cử chỉ của anh, bà Yên cũng biết anh thương yêu cô gái này đến mức nào. Cái điều ấy trước mắt làm bà giận sôi lên, nhưng bà cố giữ vẻ điềm nhiên:
- Con đi đâu suốt ngày nay vậy, Đông?
- Con đi công việc.
- Việc gì?
- Con kết toán công ty và bàn giao lại cho Thúy San. Không hiểu sao hôm nay cô ấy không đến công ty.
- Có nghĩa là mày đã quyết định. Mày.......
Bà Yên tím mặt, tức giận lên. Bà vung tay tát vào mặt Giang Đông.
- Đồ mất dạy!
Hạnh Phương giật thót người, đưa tay chặn ngực. Cô không ngờ bà Yên nặng tay như vậy. Cô hét lên lanh lảnh:
- Bác đừng có đánh anh ấy. Anh ấy lớn rồi.
Giang Đông vẫn ngồi điềm nhiêm, nghiêm mặt nhìn cô:
- Im đi, Phương.
- Nhưng mà… anh đâu phải là con nít.
Cô quay qua nhìn bà Yên:
- Dù con có lỗi đến đâu, mẹ con cũng không bao giờ đánh con như vậy. Anh ấy lớn rồi, bác làm thế là hạ nhục anh ấy. Đó là con bác mà.
Giang Đông lớn tiếng:
- Im đi, Phương.
- Em không thể im trong trường hợp như vậy.
- Nhưng em cũng không có quyền để giải quyết. Em về đi!
Hạnh Phương hoàn toàn không muốn về lúc này. Cô sợ bà Yên sẽ tiếp tục trừng phạt Đông. Dù biết nếu mình ở lại cũng không làm gì được bà Yên, nhưng cô về không được.
Không đếm xỉa đến Hạnh Phương, bà Yên quay qua trút cơn cuồng nộ vào Giang Đông:
- Mày làm vậy nghĩa là mày chọn rồi, phải không? Mày coi con nhỏ này nặng hơn cha mẹ mày, phải không?
Mặc cho bà quát tháo, Giang Đông vẫn giữ vẻ điềm đạm như không. Anh nói như phân tích:
- Từ trước đến giờ, tất cả mọi chuyện con đều chiều theo ý mẹ. Nhưng chuyện này nghiêm trọng quá, và mẹ thì quá bức bách, con đành quyết định theo cách của con.
- Có nghĩa là mày đặt con nhỏ này lên trên cha mẹ mày. Mày coi thường cả danh dự gia đình, phải không?
- Chuyện không đến nỗi trầm trọng như vậy. Tại mẹ thiếu bình tĩnh quá nếu suy nghĩ lai, mẹ sẽ nhìn vấn đề ở góc cạnh nhẹ nhàng hơn.
- Tao không muốn nghe mày nói, câm họng lại.
Đông cười nhẹ nhàng:
- Từ lúc Thúy San xuất hiện, mẹ trở nên khác đi. Mẹ nhìn con ra một đứa con nít chớ không còn là người trưởng thành như lúc trước. Lúc nào cũng áp đặt và quyền hành. Con đã cố chiều mẹ, nhưng đến lúc con không còn đủ sức nữa, và con phải giải quyết theo ý con.
Bà Yên run lên vì tức, hàm răng nghiến lại:
- Mày muốn khổ thì tao cho mày khổ. Được rồi, mày đi luôn đi, ra khỏi nhà đừng để tao nhìn thấy mặt. Tất cả tài sản, tao giao lại cho thằng Điền. Tao không giữ cho thằng con như mày nữa.
Đông hơi cúi đầu suy nghĩ rồi ngẩng lên:
- Con đã chuẩn bị xong, ngày mai sẽ bàn giao lại. Me hãy suy nghi kỹ. Mẹ đứng ra điều hành khách sản, đừng để anh Điền quản lý. Ảnh không đủ khả năng đâu.
Bà Yên quát lớn:
- Không cần mày dạy khôn, đi cho khuất mắt tao.
Bà quay qua Hạnh Phương, vẫn giữ giọng quát tháo:
- Cô đi ra khỏi đây ngay, đừng để tôi ra tay với cô đấy. Đi ngay!
Giang Đông quay qua Hạnh Phương:
- Em về đi. Cả anh cũng không muốn em ở đây. Anh muốn nói chuyện riêng với mẹ anh.
Đến lúc này, Hạnh Phương không dám bướng nữa. Cô đứng dậy, gật đầu chào bà Yên:
- Thưa bác, con về.
Bà Yên quay ngoặt đầu chổ khác không thèm trả lời. Hạnh Phương liếc nhìn qua Đông. Cô muốn hỏi có thể chờ anh ngoài kia không, nhưng thấy vẻ mặt nghiêm, lạnh của anh, cô đành từ bỏ ý định đó.
Chờ Hạnh Phương di ra, Đông bắt đầu lên tiếng:
- Con không muốn làm mẹ buồn. Giải quyết theo cách căng thẳng như vậy, con không hề muốn. Mẹ có biết trong chuyện này, con là người khổ tâm hơn cả không?
Vẻ mặt bà Yên lạnh như tiền:
- Mày đi đi! Từ đây về sau, đừng coi tao là mẹ. Đến lúc này, tao vẫn chưa tin nỗi tao có đứa con như vậy. Thì ra trước giờ, mày chỉ làm ra vẻ dễ bảo chỉ là lớp vỏ thôi.
- Con cố chịu đựng vì con nghĩ sẽ từ từ thuyết phục mẹ, nhưng mẹ cứng rắn quá. Mẹ có biết mẹ dồn con vào chân tường không?
- Tao không cần biết. Thật không tin nỗi giờ này mày quay ra chống đối mẹ mày như kẻ thù. Đi ra đi.
- Mẹ à…
- Tao bảo mày đi ra ngaỵ Chuyện này để tao tự giải quyết với gia đình bên đó.
Giang Đông đứng dậy, nhưng không đi ngaỵ Anh nói một cách trầm tĩnh:
- Con hy vọng sau này mẹ sẽ không giải quyết vấn đề khắc nghiệt như bây giờ nữa.
Thấy bà Yên không nói gì, anh đi ra ngoài. Anh khép cánh cửa sau lưng và đứng yên rất lâu, khuôn mặt có vẻ chần ngần.
Một lát, anh dứt khoát đi ra sân. Anh vừa lái xe ra cổng thì nghe tiếng Hạnh Phương gọi nhỏ:
- Anh Đông!
Cô gọi đến lần thứ hai, Giang Đông mới nghe. Anh thắng xe lại, nghiêng người qua mở cửa. Hạnh Phương ngồi vào gần phía anh, vẻ rụt rè lẫn lo lắng:
- Anh có bị đánh nữa không?
- Sao em không về đi, ở lại làm gì vậy?
- Em lo quá nên không thể về. Thế anh có bị đánh nữa không?
Giang Đông lựng khựng:
- Chuyện đó không quan trọng. Một vài bạt tai không là cái gì so với sự bất hoà trong gia đình. Em đừng coi trọng nó quá.
- Em không sao tưởng tượng nỗi anh lớn chừng này còn bị mẹ đánh. Nhất là trong những chuyện thế này, không thế giải quyết bằng bạo lực được.
Giang Đông chợt cười:
- Me đánh con thì không thể xem là bạo lực, em bị ảnh hưởng phim ảnh nhiều qua đó.
- Thế, bố mẹ anh hay đánh anh lắm hả?
- Lúc còn nhỏ thì anh không nhớ nhưng lớn lên thì đây là lần đầu. Anh không quan trọng hóa mấy bạt tai đó, nhưng ngạc nhiên vì phản ứng của mẹ anh. Đến giờ, anh mới hiểu mẹ anh luôn nhìn anh như một thằng bé chưa qua mười tuổi.
- Chưa qua mười tuổi mà bắt cưới vợ.
Đông hơi nhún vai:
- Đó là chuyện khác.
Rồi anh im lặng lái xe. Hạnh Phương cũng ngồi im. Cô lặng lẽ quan sát nét mặt tư lự của Đông thật lâu, rồi hỏi nhỏ:
- Anh buồn lắm, phải không?
Đông cừơi nhếch môi:
- Anh không vui vì phải giải quyết thẳng thừng như vậy. Nếu mẹ anh bớt độc đoán, chắc chắn anh sẽ giải quyết dung hòa hơn.
Hạnh Phương lại lặng thinh. Hôm nay, cô biết Giang Đông có tâm trạng nặng nề, dù anh là người cứng rắn, bản lĩnh. Cô hiểu anh không muốn bất hòa với gia đình và thấy mình có lỗi trong chuyện này.
Một lát, cô lại gợi chuyện:
- Anh biết không? Đây là lần đầu tiên em biết anh mâu thuẫn với gia đình. Lâu nay, em mơ hồ cảm thấy chị San ấy có quan hệ nào đó với anh, không ngờ là quan trọng như vậy. Lúc mẹ anh nói, em đã có cảm giác choáng váng.
- Anh không nói vì muốn em cứ vô tư. Biết nhiều làm gì cho hoang mang.
Hạnh Phương gật đầu như hiểu. Và cô lại im lặng, ý nghĩ chuyển qua chuyện khác. Cô chợt đặt tay nhẹ lên tay Đông, vẻ mặt đầy thông cảm.
- Anh đừng lo, em sẽ đi làm thêm cái gì đó. Trước đây em đã từng đi làm nên em không sợ tìm không có chổ làm đâu.
Giang Đông nhíu mày:
- Tai sao phải đi làm, em muốn nghĩ học à. Anh đang điên đầu, đừng gây rắc rối cho anh.
- Em có nói là nghĩ học đâu, chỉ đi làm thêm thôi. Em sẽ giúp anh trong thời gian anh thất nghiệp, đừng nản chí anh ạ.
Giang Đông bắt đầu hiểu ý Hạnh Phương. Anh hơi quay lại nhìn cô, rồi cười phá lên:
- Em vui thật.
Hạnh Phương ngơ ngác:
- Anh cười gì vậy?
Đông hơi mím môi để khỏi cười, giọng anh đầy tự tin pha lẫn chút giễu cợt:
- Anh mà phải dựa vào em sao. Đừng nghĩ rằn0 anh là cậu bé cãi cha mẹ nên bị đuổi di và không có nơi nương tựa. Anh không bao giờ để mình chết đói đâu.
- Nhưng anh cũng đừng tránh né sự thật là anh đang trở thành người trắng tay.
- Anh không ngốc đến mức hành động ngông cuồng. Cái cách hy sinh tất cả cho tình yêu theo kiểu hiệp sĩ lãng mạn là ngốc. Em đừng nhìn anh một cách thương hại như vậy, không hợp với anh đâu.
Hạnh Phương không trả lời. Đó là cách không làm chạm tự ái của Giang Đông, cô nghĩ vậy. Và cô biết anh là người cứng cỏi, đời nào chịu thú nhận sự yếu đuối của mình.
Không nghe Hạnh Phương nói gì thêm, Giang Đông liếc nhìn qua cô, rồi lại nhìn thẳng phía trước, giọng thản nhiên.
- Có nhiều cách để giải quyết rắc rối của mình lắm. Anh không thiếu suy nghĩ đến mức bất chấp, hoặc chờ vào sự tội nghiệp của gia đình mình.
Anh chỉ nói vậy rồi đê? Hạnh Phượng tự suy nghĩ. Qua? Thật, Hạnh Phượng chăm chú nghe và suy nghĩ đến nhức cả đầu.
Thấy cô cứ ngồi lịm, mắt nhìn đăm đăm vào góc xe, Đông hiểu cô đang vật lộn với những suy đóan và hoang mang, nhưng anh không muốn nói.
Và anh cũng không muốn thử thách Hạnh Phượng. Anh hiểu cô quá rõ nên sự hòai nghi sẽ làm cô bị xúc phạm.
Vợ chồng ông Giang bước xuống xe, tiến về phía cửa lớn. Ở đó, vợ chồng ông Quang đang đứng đón khách. Khoảng sân rộng của ngôi nhà xe đậu chật kín. Khách đến đã đông, bà Quang vừa mời một người khách v`ao nhà. Quay qua thấy bà Giang, bà mỉm cười vồn vã:
- Nãy giờ cứ trong chị Vào nhà đi chị Còn cháu Đông đâu?
Chợt nhận ra mình nói hớ, bà vội nói ngay lướt đi:
- Lúc này, chị có khỏe không? Nhìn chị có vẻ thon thả đi đấy, có tập thể dục không?
Bà nói một hơi đầy cách xã giao mà không để ý bà Giang nói gì. Bà Giang cũng không còn tâm trạng để chú ý. Buổi tiệc tối nay bấm bụng lắm, bà mới tới. Nếu không phải chỗ làm ăn thân thuộc thì bà đã từ chối thẳng thừng.
Chuyện cậu quý tử của bà từ chối cô tiểu thư của ông bà Thông để chọn cô sinh viên trước đây đã từng làm bồi bàn, khiến bà thấy mất mặt với mọi người. Mỗi lần gặp bạn bè, bà luôn tránh nói đến chuyện đó. Nếu trước đây Giang Đông làm bà hãnh diện bao nhiêu, thì bây giờ…
Bà Yến kéo tay chong đi về phía cuối dãy bàn ăn. Bà muốn ngồi tách riêng một mình, nhưng vừa lấy xong ly nước, bà đã thấy Thúy San bước đến phía mình. Cô chào hai người, nhưng cư? Chỉ có vẻ xa lạ ẩn chút lạnh nhạt, kém hẳn vẻ ân cần trước đây.
Ông Giang đáp lại cái chào của Thúy San, rồi đi chỗ khác. Còn lại hai ngoi, bà Yến hỏi thân mật:
- Lâu quá, con không qua nhà bác chơi. Hôm nay, mẹ con có đi không?
- đạ có, con đi với me.
- Lại đằng kia ngồi đi con.
- đa.
Hai người đến ngồi ở bộ xa lông đặt giữa phòng. Cư? Chỉ bên ngòai của hai bên đều có vẻ tự nhiên, nhưng vẫn có chút gì đó gượng ép. Thấy ThuySan im lặng cầm ly nhấp môi, bà Yến chu? Động gợi chuyện:
- Nghe nói, con định đầu tư vào công ty xây dựng ha?
- Sao bác biết vậy?
- Hôm nọ đi chợ gặp chị con, nó có nói với bác.
Môi Thúy San thóang nở nụ cười bí ẩn:
- Công ty đó là của bạn của chi. Ai, con định góp cổ phần. Mà biết đâu cũng nhảy vào tham gia kinh doanh luôn.
- Cái đó đâu đúng chuyên môn của con. Lúc trước con làm du lịch con thấy chán, bây giờ cũng tiếp tục kinh doanh sao?
- Con thích làm cái gì ngòai chuyên môn, thử xem kha? Năng của mình đến đâu.
- Vậy à.
Bà Yến thừa biết Thuy San muốn bà khen cô giỏi, nhưng thái đ^.o kênh ngầm của cô làm bà không còn nhiệt tin`h khen như lúc trước. Vậy là bà yên lặng như không để ý.
Thuy San nhìn chiếc ly trong tay, làm ra vẻ thờ ơ, vô tư:
- Lúc này, anh Đông thế nào? Có khỏe không bác?
- Con cũng biết đấy, nó bỏ nhà đi để tránh mặt bác. Bác cũng còn giận nên không đếm xỉa đến nó.
Bà cau mặt nói thêm:
- Hết tiền rồi nó cũng phải mò về thôi.
Thuy San hơi nhướng mày ngạc nhiên, rồi cười:
- Nếu vậy thì chắc chẳng bao giờ anh ấy trở về. Chẳng lẽ bác thật sự không biết anh Đông sống thế nào sao?
- Có thể nó đã xin vào một công ty nào đó, nhưng tính nó quen xài hon. Mỗi tháng nhận tie6`n lương thì thấm vào đâu. Con bác, bác biết mà. Nó không chịu nỗi đâu.
Thuy San bậm môi, gật gù:
- Con nghĩ bác đã đánh giá sai bản lỉnh của ảnh rồi. Ảnh đang có một công ty khác. Anh ta không thuộc mẫu người chịu uống nước lã để yêu. Anh ta xoay sơ? Rất giỏi.
Bà Yến không nghe được hai câu cuối của cô nên hỏi lại:
- Con nói cái gì?
Thuy San hơi ngửa mặt nhìn lên trần nhà, buông một câu khó hiểu:
- Con phục mẫu người có tính cách mạnh và con sẽ thử nghiệm xem bản lỉnh của mình tới đâu. Thua một lẫn không c'o nghĩa là thua mãi, con nghĩ vậy.
Cách nói chuyện gai góc và khá xấc xược của Thuy San làm bà Yến hơi khó chịu. Nên bà cũng không buo6`n tìm hiểu xem cô nói gì. Dù còn dành rất nhiều tình cảm cho Thuy San, bà cũng không khỏi lừng khừng vì cách cư xư? Của cộ Nếu cô buo6~n bã hoặc khóc lóc với bà thì lại khác. Đằng này cô giấu sự yếu đuối ky? Qúa, chỉ phô trước mặt bà tính cách mạnh mẽ bất cần, tình cảm rồi có lúc cũng bị suy giảm.
Thuy San ngồi thêm một lát rồi bỏ đi. Bà Yến vẫn ngồi một mình với những thắc mắc nghĩ mãi không ra. Theo cách cô nói thì Giang Đông đang làm chu? Một công ty nào đó, nhưng anh làm gì có tiền mà chỉ trong thời gian ngắn đã đủ sức lập công tỷ Điều đó bà không đóan ra nổi.
Bà và ông Giang ở lại chơi đến tám giờ rồi về sớm với tâm trạng không vui.
Hôm sau, bà cho xe đến đưa Hanh Phuong về, và ngồi chờ cô ở phòng khách. Đây là lần thứ ba Hanh Phuong bị “áp tải” kiểu như vậy. Nhưng lần này, cô không có vẻ phản kháng hoặc sợ, chỉ có chút tò mò lẫn đê phòng.
Bà bảo Hanh Phuong ngồi xuống, rồi hỏi ngay:
- Lúc này, thằng Đông ở đâu? Ở nhà cô à?
- đạ, không phải. Không có chuyện đó.
- Vậy thì không đươ,c giấu giếm, nó ở đâu?
- đạ, ảnh ở lung tung lắm. Con cũng không rõ nữa.
- Cô đừng tưởng tôi không biết gì hết. Hỏi vậy để xem cô thật thà không thôi. – Bà Yến phu? Đầu.
- đa, con nói thật. Anh Đông không nói rõ là ảnh ở đâu cả. Hình như la `ơ? Thu? Đức.
Bà Yến nói mỉa:
- Con trai tôi cũng có phúc quá nhỉ! Ngay cả người yêu của nó cũng không biết nó ở chỗ nào nữa.
Hanh Phuong hơi cúi mặt với vẻ biết lỗi, nhưng thật ra cô đang giấu sự phản kháng của mình. Nếu ai khác, có lẽ cô đã vung tay lên cãi lại. Vì thật ra, chuyện này là do ý Giang Đông. Anh nói anh đi lung tung không cố định nên cô không cần biết làm gì. Mà cô thì đang tập thói quen không cãi anh nữa.
Thấy Hanh Phuong im lặng, bà Yến có vẻ dịu lại, im lìm quan sát cộ Trong cô không có vẻ kiêu sa như Thuy San, nhưng có nét trong sáng, bướng bướng hồn nhiên. Dù không thương được, nhưng ghét thì đã giảm sút.
Hanh Phuong lên tiếng:
- đạ, bác còn hỏi gì nữa không?
Bà Yến thôi không quan sát nữa, và hỏi tiếp bằng giọng tra vấn:
- Cô học chừng nào xong?
- đạ, còn một năm nữa.
- Vậy rồi cô đi làm gì thêm không?
- đạ, anh Đông muốn con….
Bà Yến ph^?ay tay:
- Thôi khỏi nói, tôi hiểu rồi. Nó muốn sau này cô không phải thua kém ai chứ gì. Bộ nó tưởng như vậy là đủ để tôi chấp nhận nó sao?
- đạ, không có. Anh Đông…
Bà Yến cắt ngang:
- đdừng có bênh nó chầm chập như vậy. Nó là con tôi, tôi phải hiểu nó hơn chứ. Nó nghĩ gì, làm gì, làm sao tôi không biết.
“Nếu biết sao còn bằt min`h tới đây làm gì? Không lẽ chỉ để moi tra rồi ve6`” – Hanh Phuong ấm ức nghĩ thâm. Cô lập lại:
- Bác còn hỏi gì nữa không a?
Bà Yến xẳng giọng:
- Ngồi đó đi, cô chưa được đi đâu. Đúng là con gái bây giờ có khác. Hiện đại quá rồi không còn biết phép tắc là gì nữa. Thằng Đông con tôi mà c`on không dám vô phép với tôi mà.
Nữa nữa, lại điệp khúc đó nữa, Hanh Phuong ngán ngẫm ngồi nghe. Hình như may^' bà me. Lúc nào cũng sơ. Người ta không biết mình l`a me. Của ai vậy.
Nói vậy, nhưng bà Yến lại khóat tay:
- Thôi, cô về đi.
Rôi không đợi Hanh Phuong chào, bà đứng dậy bỏ đi vào sau khi gọi tài xế đưa cô ve6`.
Hanh Phuong không hề chờ đợi ở bà thái đô. Ân cần, nhưng cách đối xử khinh thường đó khiến cô bị tổn thương không Ít.
Khi về nhà, Hanh Phuong ngạc nhiên khi thấy Thuy San đang ngồi chờ ở phòng khách. Cô đến ngồi xuống đối die6.n, nhìn nhìn cô ta:
- Chị tìm tôi ha?
Thuy San cười lạnh lùng:
- Không, tôi tìm anh Đông. Và không có chỗ nào tìm đúng hơn ỏ đây, phải không?
Cô ngừng lại, giọng trịch thượng:
- Anh Đông đâu?
Hanh Phuong cố nén cảm giác khó chịu. Cô đã quen với những moi xa giai bạn bè bình dân nên rất di. Ứng với cách kiêu kỳ của Thúy San. Cô bèn đốp chát:
- Thông minh như chị thì có thể đóan ra mà, hỏi tôi làm chi.
- Tôi không có thời gian lý sự với cô, đừng cố tìm cách trèo cao. Tôi bận phải làm việc chứ không có rảnh rang nghĩ kê” sống bám vào nhà giàu như cô.
Hanh Phuong tức run lên. Tính nóng nảy trồi dậy làm cô muốn tát Thuy San một cái, nhưng cô vẫn cố kiềm chế và chỉ ra cửa:
- Mời chị ra khỏi nhà. Chứ không, me. Tôi mà biết tôi giao du với lọai người như ch.i, me. Tôi buồn lắm.
Giọng cô kho danh, cương quyết như một vị quan tòa. Cô lạnh lùng nhìn chăm chăm vào Thuy San. Cô ta cũng nhìn lại cô không khoan nhường. Hanh Phuong nhắc lại:
- Ra khỏi nhà ngaỵ Nếu không…
- Cô dám làm gì tôi? – Thuy San quắt mắt.
Hanh Phuong cười thật hiền, nhưng mặt cô không hiền chút n`ao:
- Chị không ca6`n phải thách thức tôi đâu. Khi cần thì tôi vẫn có thể là đối thủ của chị đó, tính tôi không hiền đâu.
Thuy San khoác gio? Lên vai, chậm rãi đeo kính mát, roi^` đến đứng khoanh tay trước mặt Hanh Phuong, gật gù:
- Cô sắc sảo hơn tôi nghĩ đây. Vậy mới đủ sức mê hoặc được anh Đông chứ. Ý là còn trẻ, phải lớn thêm chút nữa, chắc kinh nghiệm đầy hơn một “call girl” chính hiệu.
Bốp!
Thuy San chưa nói hết câu đã bi. Hanh Phuong giáng cho một cái tát làm cặp kính bay vèo xuống đất. Cô còn đang chóang váng thì Hanh Phuong đã cúi xuống nhặt kính lên đưa cô, giọng lạnh băng:
- Tôi đã nói là tôi không hiền mà. Đau một lần cho nhớ. Đừng bao giờ khinh một người khác.
Và trước cái nhìn tóe lửa của Thuy San, cô thản nhiên bỏ vào nhà.
Vào phòng, cô quăng mình xuống giường cái rầm như trút cơn giận chưa được thả tung đi hết.
Không Như Loài Cỏ Dại Không Như Loài Cỏ Dại - Hoàng Thu Dung Không Như Loài Cỏ Dại