"We will be more successful in all our endeavors if we can let go of the habit of running all the time, and take little pauses to relax and re-center ourselves. And we'll also have a lot more joy in living.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Thanh Tâm Trần
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 17873 / 51
Cập nhật: 2015-05-24 22:30:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
hương! Lại đây!
Tiếng quát hằn học của Tú Anh không chỉ làm một mình Hạnh Phương, mà các cô phục vụ đều giật mình quay lại. Hạnh Phương buông giẻ lau xuống, đứng thẳng lên ngơ ngác:
- Chuyện gì vậy chị?
Không trả lời, Tú Anh đi thẳng đến, thẳng tay giáng cho Hạnh Phương một cái tát nảy lửa. Qua phút choáng váng, Hạnh Phương lập tức phản ứng lại ngay, cô quắc mắt:
- Tại sao chị dám đánh tôi? Thời buổi bây giờ không có luật nào cho phép chủ đánh người làm. Chi...
Không nói hết câu, cô bậm môi, xô mạnh một cách khiến Tú Anh ngả ngửa ra sàn gạch. Cô nang lồm cồm ngồi dậy, rồi nhào tới túm tóc Hạnh Phương, đánh tới tấp lên đầu cô.
- Mày là con quỷ ranh, dám đánh lại tao à. Độ quỷ ranh.
Thảo nóng ruột sấn tới, cố gỡ tay Tú Anh ra, giọng năn nỉ:
- Buông ra đi chị Anh. Buông ra đi mà!
- Còn mày nữa, đi chổ khác.
Đau quá, Hạnh Phương tức cháy người lên. Cô dùng những móng tay báo mạnh vào tay Tú Anh, khiến cô nàng buông tay ra lập tức.
Hạnh Phương mặt đỏ nhừ, cô hát tóc ra sau, mắt cháy rực. Cô nhào tới nắm áo Tú Anh, lắc mạnh:
- Chị tưởng muốn đánh ai là đánh sao? Chị tưởng mình là ai vậy?
Thấy Hạnh Phương phản kháng dử quá, Tú Anh đâm ra gườm. Cô quay lại, hét Mai Nguyệt:
- Nguyệt! Tuyết! Xuyên nữa! Tụi mày sợ con nhỏ nầy sao? Đứa nào đánh nó, tao sẽ cho một tháng lương.
Ba cô gái máy móc sấn tới. Thảo sợ xanh mặt. Hạnh Phương lập tức nhấc chiếc ghế lên.
- Mấy người thử bước tới xem.
Các cô nàng muốn làm vừa lòng Tú Anh lắm, nhưng lá gan lại nhỏ bé nên còn đứng chần chừ. Hạnh Phương nắm chặt chiếc ghế, mím môi nhìn Tú Anh:
- Chị nói đi, tôi làm gì đụng chạm tới chị?
- Không làm gì à? Đồ gián điệp! Đồ đâm sau lưng người khác! Đồ hèn!
Hạnh Phương hét lên:
- Không được sỉ nhục người ta.
- Tại sao mày lén lúc tới tìm anh Giang Đông? Mày nói sao mà ảnh"xù" tao, nói đi.
Hạnh Phương sửng sốt buông chiếc ghế xuống:
- Tại sao lại có chuyện đó? Ai nói với chị? Tìm thì có đến tìm, nhưng nói thì không. Nếu chị dựng chuyện, tôi sẽ cho chị một trận đó.
- Cho một trận à? Nói nghe ngon quá nhỉ. Có cần gọi chị Thúy tới đối chất không?
- Chị nói cái gì?
Hạnh Phương kinh ngạc.
- Mày thóc mách chuyện gì, chính chị ấy kể tao nghe. Hứ! Không ngờ mày ghê gớm như vậy.
Hạnh Phương đứng mãi chưa hết bàng hoàng. Trong khi Tú Anh nghiến răng nhiếc móc, thì cô cố nhớ xem mình đã nói gì với Giang Đông. Cuối cùng, cô kết luận mình hoàn toàn không có lỗi. Điều đó làm cô đường hoàng lên:
- Chị nghe đây. Chuyện tôi đến tìm anh Giang Đông là có, nhưng thóc mách thì không. Tin hay không tùy chị.
Thấy cái nhếch môi khinh thị của Tú anh, cô nổi súng lên:
- Đúng là đồ phụ nữ lắm chuyện. Họ "mở" ra là "vịt" bay tưng. Chỉ có đồ ngốc mới tin rậm rập như vậy.
Tú Anh gầm lên:
- Mày nói ai đồ ngốc?
- Nhìn cách chị phản ứng cũng biết rồi, khỏi hỏi.
Bà Hằng không biết xuống từ lúc nào, chợt bước tới, xỉa vào trán Hạnh Phương:
- Mày ngon lắm nghe chưa. Tao không cần biết cô Thúy đó có nói hay không, nhưng chuyện mày lén lút giựt bồ con gái tao cũng đủ để đập mày rồi.
Nghe gán ghép, Hạnh Phương tức đỏ mặt tía tai. Cô nói như hét:
- Tôi không có giựt bồ ai hết. Người lớn không được nói bậy.
- Bắt đầu từ ngày mai, cấm mày chướng mặt tới đây nữa, cho mày nghĩ.
- Tôi cóc cần. Bà tưởng làm ở đây sướng lắm sao? Đồ bóc lột!
Nói xong, cô bỏ đi qua phòng thây đồ. Vồ lấy chiếc giỏ trên bàn và giựt áo trên móc. Cô cầm bừa trên tay đi trở ra. Vừa đến cửa thì Thảo cũng vồ tới, cô nàng nói như năn nỉ:
- Mày ra xin lỗi bà chủ một tiếng đi Phương. Đừng ngang ngạnh như vậy.
Phương nhướng mắt:
- Đã đến mức này còn bão tao năn nỉ à? Không bao giờ. Đừng có nhu nhược.
Cô gạt tay Thảo ra, đi thẳng về phía mọi người. Đứng trước mặt bà Hằng, giọng cô câm hờn:
- Tôi nghĩ cũng được, nhưng bà hãy trả lương tháng này cho tôi, và cả tiền bồi thường nghỉ việc nữa, vì chính bà đuổi tôi trước.
Bà Hằng không trả lời, chỉ nhìn Hạnh Phương bằng nữa con mắt. Tú Anh cười khinh miệt:
- Lương gi mà trả? Còn dám mở miệng đòi tiền à? Đồ lí mặt, đồ trơ trẻn.
Hạnh Phương tức uất người, nhưng biết không làm gì được họ, cô đành nuốt nhục bỏ ra về. Ra đến cửa, cô chợt quay lại. Cả bọn nhìn theo cô cười nhạo báng, chỉ có Thảo là buồn rầu ngó ra cửa.
Ra đến ngoài đường, Hạnh Phương bật khóc. Nước mắt ràn rụa trên mặt, đến mức không thấy đường chạy xe. Cô cảm thấy mình bị cô lập, lạc loài và cô đơn kinh khủng.
Đến gần sáng, cô cũng không ngủ. Bị tức tưởi vì một “liên minh” đè bẹp. Cô vừa khóc âm thầm, vừa đấm thùm thụp vào gói uất ức. Tính nết cô vốn bất khuất, nên không trừng trị được mấy người hiếp đáp mình, cô giãy giụa phản kháng chứ không nhịn nhục như Thảo.
Mãi đến sáng, Hạnh Phương mới thiếp đi, sau khi tự nhủ sẽ trả hận vào một ngày nào đó.
Mấy ngày sau, cô đi suốt ngày tìm chổ làm mới chứ không chịu nằm một chổ mà nghiền ngẫm sự thất trận của mình. Khi tìm việc rồi, cô mới hiểu vì sao Thảo cứ nhẩn nhịn để bám lấy chổ làm đó. Tìm việc có phải là dễ đâu. Nếu lúc trước không nhờ Thảo, có lẽ đến giờ này, cô vẫn còn long nhong.
Tối nay, khi mệt rã rời, Hạnh Phương mới về nhà. Chưa kịp ăn thì nhà có khách. Đó là "lính" do Giang Đông phái đến. Vẫn là hai người lần trước đã "mời" cô theo kiểu "Maphia" khiến cô một phen hết vía.
Vừa thấy họ, Hạnh Phương lập tức nhớ đến Thúy, thế là mặt cô quàu quạu:
- Các anh đến có chuyện gì nữa?
- Ông chủ mời cho đến gặp.
- Thể chị Thủy còn ở chỗ đó không?
- Cô hỏi chổ nào?
- Mấy lần tôi đến đó đều gặp chị tạ Tại chị ta mà tôi bị đuổi việc. Tôi không đến đó nữa đâu.
Hai người đó đưa mắt nhìn nhau như trao đổi, rồi một người nói như giải thích:
- Cô Thúy đã đi rồi. Ông chủ đã mở cho cô ta một quán cà phệ Cô ta không còn ở khách sạn nữa, cô Phương đừng ngại.
Hạnh Phương chợt tò mò:
- Sao kiả Nhà chị Thúy là ở khách sạn à?
- Không... À... nhưng cũng gần như vậy. Ông chủ cho cô ta một phòng. Cô ta ở đó mấy năm nay.
Hạnh Phương nghiêng nghiêng đầu, trán cau lại suy nghĩ chi tiết đó. Thế là cô hiểu ra, hỏi thẳng:
- Có phải chị ta là bồ, nên chủ của các anh bao kiểu đó không? Mấy người như vậy tôi có biết. Những người nhà giàu thường làm vậy, đúng không?
Hai người lại đưa mắt nhìn nhau. Cử chỉ ngay ngô mà thẳng thần của Hạnh Phương khiến họ lùng túng, không biết cư xử thế nào.
Thấy cả hai cứ làm thinh, Hạnh Phương cau mặt:
- Tôi nói có đúng không?
Dĩ nhiên là đúng, nhưng các cô bồ sành sỏi của Giang Đông trước đây, không ai hỏi thẳng thừng như vậy. Họ hiểu và coi như một điều hiển nhiên. Mà đã là hiển nhiên thì ai còn thắc mắc làm gì. Hỏi kiểu Hạnh Phương thì họ mới nghe lần đầu, chính vì thế mà họ lùng túng.
Hạnh Phương không hiểu tâm lý đó. Một khi thắc mắc chưa được thỏa mãn, cô nhất định hỏi tới:
- Mà tôi nói có đúng không?
- Da... Ờ... chuyện riêng tư của ông chủ, tụi tôi không biết.
- Sao lại không biết? Các anh tiếp xúc nhiều như vậy, phải biết chứ.
Một người gải gải đầu, nhăn nhó:
- Tụi tui là lính, chuyện của sếp, tui đâu dám tò mò.
- Thật không đấy?
Hạnh Phương nhìn mặt từng người một. Rồi biết có hỏi thêm, họ cũng không đời nào nói, cô gật đầu:
- Tôi biết rồi. Không muốn nói thì thôi.
- Vậy cô Phương đi ngay bây giờ được không?
- Chủ của các anh gọi tôi đến chi vậy?
- Chuyện đó tui tôi không biết. Lính mà cô, sai đâu đánh đó mà. Tại thấy cô dễ chịu nên tụi tôi nói nhiều. Chứ mấy bà trước đây kiêu lắm, không bình dân như cô đâu.
- Mấy bà nào?
Cải hai lập tức làm thinh. Rồi sợ bị hỏi tiếp, một người nhanh trí nói khác đi:
- Khi ông chủ mời, tất nhiên là sẽ có chuyện. Cô Phương cứ yên tâm, không có chuyện gì đâu.
Hạnh Phương trở nên đăm chiêu:
- Theo anh, liệu tôi có thể nhờ chủ anh tìm giùm tôi chổ làm không? Tôi đang thất nghiệp đấy. Tại bồ của ông ấy mà tôi thất nghiệp.
- Tất nhiên là sẽ giúp. Tất nhiên là sẽ giúp mà. Cô Phương đi ngay nhé. Nếu đợi lâu, tụi tôi sẽ bị mắng đó.
- Anh Đông khó đến vậy sao? Vậy thì đi ngay đi.
Hạnh Phương theo hai người đi ra xe. Ngồi ở băng sau, cô tựa đầu vào nệm cho đỡ mệt. Cô đói và mệt đến mức đi muốn không nổi, nhưng nghĩ đến việc nhờ Giang Đông, cô lại thấy lên tinh thần hơn.
Lần này, Giang Đông tiếp cô phía bên nhà hàng. Nhìn về phía bán ngoài, thấy một người hầu bàn bưng khay thức ăn đặt xuống đó, Hạnh Phương chợt thèm ăn kinh khủng. Và vừa ngồi xuống, chưa kịp đợi Đông hỏi chuyện, cô đã liếm môi, hỏi với một chút bối rối:
- Anh… có thể cho tôi ăn chút gì không? Tôi đói ghê gớm.
Giang Đông co vẻ hơi bất ngờ, rồi anh chợt mỉm cười:
- Đói đến vậy sao? Chờ một chút nhé.
Anh quay ra, ngoắc tay gọi một người tiếp viên:
- Mang ngay đến cho tôi chén xúp nhe.
- Dạ.
Và anh quay lại, tay chong lên bàn. Anh ta nhìn Hạnh Phương với vẻ ngờ ngợ lẫn thú vị, nhưng không hỏi gì. Còn cô thì chỉ cười. Không phải vì ngượng, mà là nụ cười nhẹ nhỏm vì sẽ ăn.
Đợi Hạnh Phương ăn xong chén xúp, Giang Đông hỏi với vẻ quan tâm:
- Em thích ăn món gì nữa, gọi đi.
- Có mì xào không?
- Có chứ. Và gì nữa không?
- Thôi, mì là đủ rồi.
Trong lúc cô ngồi ăn thì Giang Đông yên lặng quan sát cô không giấu giếm. Hạnh Phương biết, nhưng không để ý. Đây phải đâu là lần đầu có người nhìn cộ Ở quán rượu có nhiều người nhìn như vậy, cô quen rồi.
Khi cô lấy khăn lau mặt, Giang Đông gọi nước tới cho cộ Chờ bàn ăn được dọn dẹp sạch, anh hỏi với chút âu yếm kín đáo.
- No rồi chứ?
- Dạ nọ. Cám ơn anh nghe.
- Em làm gì đến nỗi để đói dữ vậy?
Hạnh Phương hớp một ngụm nước rồi đặt xuống bàn:
- Anh hỏi gì?
- Em làm gì đến nỗi quên ăn lận?
- À! Tôi đi công chuyện. Về nhà định ăn thì người của anh đến.
- Bây giờ tỉnh táo chưa? Có thể nói chuyện được chứ?
- Dạ.
- Em nghĩ làm ở chổ Tú Anh rồi, phải không?
- Sao anh biết?
- Có lẽ vì một sự hiểu lầm nào đó, đúng không?
Hạnh Phương ngạc nhiên thật sự:
- Anh hay thật, chuyện gì cũng biết. Ai nói với anh vậy?
- Anh biết theo cách của anh.
- Chính chuyện đó nên tôi mới đến đây đó. Đến giờ, tôi cũng không hiểu chị Anh dựng chuyện, hay thật là chị Thúy nói. Lúc trước, hai người ghét nhau lắm mà. Lạ thật.
Giang Đông nói chậm rãi:
- Khi ở tình thế giống nhau, người ta dể chuyển thù thành bạn lắm.
Hạnh Phương hiểu ngay:
- Ý anh muốn nói là hai người đó đều bị anh"đá" đó hả?
- Không phải"đá", mà là rút lui.
- Nói cách nào cũng vậy thôi.
Và không ngăn được, cô buột miệng phê phán:
- Anh ỷ vào sức mạnh của mình nên coi thường con gái quá. Nay thích người này, mai thích người kia, không thích nữa thì bỏ. Anh không sợ bị quả báo sao?
Giang Đông hơi nhướng mắt nhìn cô, im lặng. Thái độ đó làm Hạnh Phương biết mình đã nói quá. Dám cả gan phê phán một ông chủ, nhất là mình đang định nhờ vả. To gan!
Nhưng cái tính thẳng thừng đã bốc lên thì miệng không im được. Và suy cho cùng, cô nói đúng chở đâu có sai. Anh ta không thích thì kệ anh ta. Bất quá anh ta không giúp là cùng.
Nghĩ vậy nên cô chẳng sợ gì nữa, và thấy khó chịu vì cái nhìn áp đảo của Giang Đông. Cô hơi hếch mặt lên với tâm trạng mặc kệ mọi hậu quả.
Giang Đông chợt phì cười:
- Em nên tập tính giữ mồm một chút, bé con ạ. Có những lúc cần phải im lặng, không phải nghĩ cái gì trong đầu thì nói ra hết.
Hạnh Phương liem môi:
- Nhưng tôi nói đúng chứ đâu có sai. Và anh nên tập tính thừa nhận khuyết điểm của mình.
- Chuyện của Thúy và Tú Anh, không hẳn là khuyết điểm của tôi.
Hạnh Phương buột miệng:
- Quen với người ta đã rồi bỏ, vậy mà không gọi là khuyết điểm à?
Không biết Giang Đông nghĩ gì mà cứ gật gù một mình, rồi anh ta ngước lên, hơi cười:
- Bây giờ nói chuyện của cô bé chứ?
Hạnh Phương ngồi thẳng lên:
- Vâng.
- Đang trong tình trạng thất nghiệp chứ gì?
- Vâng. Thế anh có thể tìm giúp tôi một chỗ làm chứ?
- Ở siêu thị còn thiếu một nhân viên bán hàng, cô có thích công việc đó không?
Hạnh Phương cười tươi:
- Thế thì tốt quá. Bán như vậy không ai đụng chạm mình, khỏi bị ăn hiếp.
Giang Đông nhướng mắt:
- Ăn hiếp?
- Vâng. Ở chổ chị Tú Anh, ai cũng ăn hiếp tôi cả.
Giang Đông cười cười:
- Theo tôi thì người nào ghê gớm lắm mới thực hiện nổi chuyện do đối với em.
Nghe anh ta nói như vậy, Hạnh Phương chợt nhớ đến bà Hằng, giọng cô ấm ức:
- Bà chủ cũ đã giựt một tháng lương của tôi. Như thế không hiếp đáp là gì?
- Tôi biết chắc là em tức lắm. Với một người như em thì cái tức đó sẽ nhân lên gấp đôi.
- Tôi không biết người khác nghĩ thế nào, chuyện như vậy mà không đáng tức sao?
- Đáng chứ. Vậy em có muốn cho họ một bài học không?
- Tất nhiên là rất muốn, nhưng đó là nghĩ thôi. Đêm nào tôi cũng cầu nguyện cho tôi giàu lên, còn bà ta thì nghèo như tôi. Thậm chí, tôi còn muốn bà ta biến thành con cóc.
Giang Đông cười to, cười rất dữ. Trông anh ta có vẻ thú vị cách nói ngộ nghĩnh của cô.
Hạnh Phương cười gượng:
- Anh cười gì vậy?
Giang Đông khoát tay:
- À không! Không biết ngoài chuyện đi làm ra, Hạnh Phương còn nghĩ tới cái gì khác không nhỉ? Một thứ giải trí nào khác.
- Trước kia có đấy, bây giờ thì không.
- Tại sao?
- Bây giờ tôi chỉ nghĩ đến chuyện làm ra tiền thôi. Nhà tôi có ba người, mẹ và chị tôi thì sống trên mây. Tất cả chỉ dựa vào tôi, nếu tôi mê chơi thì cả gia đình chết hết.
- Phương đang gánh vác chuyện mà một người đàn ông mới gánh nỗi.
- Hình như là vậy. Tôi cũng không để ý nữa.
- Vậy em thích cái gì nhất, nếu rảnh rỗi?
- Rảnh hả? Có điều kiện, tôi sẽ đi bơi hoặc mỗi chủ nhật sẽ đi công viên nước. Tôi mê nước lắm.
Cô chợt lắc đầu rồi hỏi với một vẻ sốt ruột:
- Thế bao giờ tôi có thể đi làm được? Mai được không?
- Gấp vậy?
- Vậy thì tuần sau.
- Trước hết, em phải làm hồ sơ xin việc. Còn phải đợi xét duyệt nữa chứ.
Hạnh Phương ngớ ngẩn:
- Rắc rối vậy sao? Thì mai tôi sẽ làm ngay.
- Cứ từ từ, không cần phải gấp.
Hạnh Phương thở dài. Mấy người thừa tiền như anh ta thì làm sao hiểu được sự túng thiếu của cộ Bị giựt lương tháng này, nếu không mau tìm việc thì tháng sau lấy gì mà sống.
Hình như hiểu được ý nghĩ cô, Giang Đông chợt lên tiếng:
- Này! Em có muốn đòi lại tiền lương không?
Hạnh Phương lắc đầu ủ rũ:
- Nếu đòi được thì tôi đã đòi rồi.
Giang Đông chợt nhìn đồng hồ, rồi ung dung quay ra sau. Anh giơ tay lên như ra hiệu. Lập tức hai thanh niên đứng phía cửa đi lại bàn. Hạnh Phương ngơ ngác nhìn nhìn, thì Giang Đông nói như ra lệnh:
- Đưa cô này đến quán Phượng Hoàng.
Anh mỉm cười với Hạnh Phương, khuyến khích:
- Em cứ mạnh dạn đi.
Hạnh Phương hiểu ra. Cô kêu một tiếng ngạc nhiên rồi cười sung sướng:
- Tôi hiểu rồi, anh tốt quá. Cám ơn anh nhiều.
- Em đi ngay đi. Đừng để ban ngày không tiện.
- Vâng.
Hạnh Phương vội vã đi ra xe. Khi cô đến thì quán đã hết khách, các cô phục vụ đang lặng lẽ dọn dẹp, mọi việc vẫn diễn ra như lúc trước. Hạnh Phương bước vào, cô đứng giữa phòng, đưa mắt tìm Thảo.
Thấy cô, mấy cô gái ngưng việc, tò mò quay lại nhìn. Hạnh Phương phớt lờ, cô gọi lớn:
- Thảo ơi!
Thảo từ trong bếp ra. Thấy Hạnh Phương, cô đi nhanh tới, mừng phập phồng. Cô hỏi nhỏ:
- Mày đi đâu khuya vậy? Sao lại đến đây?
Hạnh Phương nói nhỏ theo:
- Tao đến đòi lương.
Thảo thở dài, lo ngại:
- Hôm đó đòi không được, bây giờ dể gì bả trả. Mày thiếu tiền lắm phải không, để tao cho mượn.
Hạnh Phương vỗ nhẹ vai Thảo:
- Cứ để tao. Chắc chắn bả phải trả thôi. Mày lên gọi bả xuống giùm tao đi.
Thảo lưỡng lự một chút, nhưng Hạnh Phương đã đẩy cô đi. Nhưng cô chưa kịp đến cửa thì Tú Anh đã xuống, theo sau là Mai Nguyệt.
"Nhanh thật! Đồ nịnh!" Hạnh Phương nghĩ thầm. Cô nhìn Mai Nguyệt một cách giễu cợt, rồi đứng im chờ Tú Anh lên tiếng:
Tú Anh hỏi trống không:
- Còn tới đây chi vậy? Xin làm lại hả? Chắc mấy chổ khác không được nên về đây phải không?
- Tôi đến không phải để xin, mà là yêu cầu chị trả lương tháng trước cho tôi.
- Hứ! Không trả, để cho ăn mày.
- Quyết định cuối cùng rồi đấy chứ?
- Tiền đó chỉ đáng để tao sắm vài cái áo, nhưng không muốn trả cho mày. Về đi! Đuổi cổ nó ra đi Nguyệt!
Nói xong, có nàng khinh khỉnh đi lên. Hạnh Phương bước nhanh tới, kéo giật áo cô nàng lại:
- Hỏi lần cuối nhé. Định giật thật sao? Chị không trả, tôi phải nặng tay đấy.
Tú Anh phủi tay Hạnh Phương ra, quay phắt ra:
- Đừng làm bẩn áo người ta.
Ngay lúc đó, hai người thanh niên bước vào, lên tiếng:
- Khi người quá vậy bà chị. Vừa vừa thôi chứ.
Mỗi cặp mắt đều đổ dồn ra cửa. Mặt Tú Anh kinh ngạc một cách hốt hoảng. Cô còn chưa biết làm gì thì hai người đã bước tới phía sau cộ Một người bất thần kéo cánh tay cô, bẻ ngoặc ra phía sau:
- Chơi ngang quá vậy. Trả tiền cho người ta đi.
Tú Anh cắn môi đến rướm máu. Cô im lặng, thế là cánh tay cô bị lắc một cái đau đến thót người và cô gật đầu một cách máy móc:
- Vâng, để tôi trả.
Cô quay qua Mai Nguyệt:
- Lên nói mẹ tôi đưa tiền đem xuống đây.
- Da... da...
Nguyệt rối rít chạy lên lầu. Lát sau, cô trở xuống với bà Hằng. Có lẽ đã nghe Mai Nguyệt kể nên mặt bà hầm hầm một cách cay cú. Bà đến ngồi xuống ghế, quăng tiền lên bàn, làm như không thấy hai thanh niên kia. Bà nói, giọng kể cả:
- Tiền đó, lấy đi.
Hạnh Phương vẫn đứng yên một chổ:
- Đó là món nợ bà thiếu, chứ không phải tôi đến xin.
Cô hơi ngẩng mặt lên, mở rộng tay chìa về phía bà:
- Phải đưa tận tay cho tôi, tôi không đồng ý cách ban bố đó.
Bà Hằng nghiến răng, ánh mắt như đốt cháy Hạnh Phương. Quả thật bà không chịu được khi một đứa chạy bàn dám nói năng trịch thượng như thế. Nhưng thấy cặp mắt gườm gườm của hai hung thần đứng kế Tú Anh, ba ráng nuốt giận. Đứng dậy, cầm xấp tiên đặt vào tay Hạnh Phương, không nói một lời.
Hạnh Phương định về, nhưng nhớ lại sự nhục mạ đêm dó. Cô bặm môi, đến đứng trước mặt Tú Anh:
- Chị phải trả giá cho những gì đã gây ra cho tôi.
Nói xong, cô tát Tú Anh liên tiếp hai cái. Mặt cô nàng đỏ lên, in hẳn những dấu tay, nhưng vẫn câm lặng, không dám phản kháng.
Hạnh Phương cưới gằn:
- Coi như hòa, không ai nợ ai.
Cô quay người đi ra, hai người thanh niên hộ tống phía sau. Đến gần cửa, cô chợt quay lại, tiến tới vài bước. Đưa cặp mắt gườm gườm nhìn Mai Nguyệt, cô nói, giọng rành rọt:
- Nếu chị còn ăn hiếp con Thảo, chị sẽ không yên thân với tôi. Cùng là thân làm thuê với nhau, không thương nhau được thì cũng đứng hiếp đáp người khác.
Mai Nguyệt gật đầu liên tục, run xanh mặt. Uy lực của Hạnh Phương khống chế cô hoàn toàn chớ không uất ức như mẹ con bà Hằng.
Hạnh Phương đi ra rồi, bà Hằng uất người rít lên:
- Con trời đánh!
Bà ngồi phịch xuống ghế, cảm giác bị một khói đè nặng. Bà ôm lấy ngực, thở một cách tức tối.
Tú Anh đứng gục đầu, nước mắt câm hờn và nhục nhã tuôn giọt. Vậy là Hạnh Phương đã đoạt lấy địa vị của cô, mà lại được Giang Đông ưu ái đến như vậy. Cô khóc vì ghét thì ít mà vì tiếc nuối thì nhiều.
Nếu biết vậy, cô đã đuổi cổ Hạnh Phương lâu rồi. Cảm giác nuôi ông tay áo làm cô đau điếng và căm tột cùng.
Bà Hằng nghiến răng ken két:
- Con quỷ nhỏ này! Nếu biết nó xấc láo như vậy, mẹ đã đuổi nó lâu rồi. Thứ con gái lẳng lơ, bám theo con trai.
Tú Anh bồi thêm:
- Đỉa bám chân hạc, đồ trơ trẻn.
Hai mẹ còn thay nhau xỉ vả Hạnh Phương. Đôi môi đỏ chói nhờ mỹ viện của Tú Anh lúc mím lại, lúc nhếch lên, và cái miệng đẹp như vẻ ấy nhã ra những câu "kinh dị" đến mức chối tai, khiến mấy cô phục vụ cũng thấy gai người.
Thảo lẳng lặng bỏ đi làm việc của mình, các cô thấy thế cũng lặng lẽ rút lui.
Và khi Thảo xách xô nước về phía cầu thang, Mai Nguyệt lựng khựng đi theo:
- Để đó cho chị làm. Lâu quá chị không làm, mai mốt phân công lại.
Và cô hì hục lau. Lời đe dọa của Hạnh Phương làm cô bắt đầu biết sợ.
Không Như Loài Cỏ Dại Không Như Loài Cỏ Dại - Hoàng Thu Dung Không Như Loài Cỏ Dại