Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Tác giả: Henri Barbusse
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Le Feu
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 282 / 14
Cập nhật: 2020-07-19 20:13:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
III - Lùi Quân Xuống Núi
nh bình minh nhạt mờ chiếu cảnh vật chưa rõ hình và còn tối. Một mảnh ruộng nằm trải giữa con đường dốc, phía phải từ bóng tối xuôi xuống và giữa khu rừng Alơ tối đen như đám mây, nơi nghe mà không thấy những xe cộ của đoàn xe quân lương đang chuẩn bị và lăn bánh. Chúng tôi, anh em ở tiểu đoàn 6, đến đấy lúc gần sáng. Chúng tôi xếp súng thành bó, và bây giờ giữa khoảng đất tròn lờ mờ sáng đó, chân ngập trong sương mù và trong bùn, chúng tôi đóng quân thành từng tốp đen tối phớt xanh hoặc lẻ tẻ từng bóng đơn độc, tất cả đều quay đầu nhìn con đường đổ dốc ở đằng kia. Chúng tôi chờ bộ phận chót của trung đoàn. Tiểu đoàn 3, trước ở phòng tuyến thứ nhất đã rời chiến hào sau chúng tôi.
Tiếng ồn ào...
- Họ đến kìa!
Một đám đông dài lù mù hiện ra ở phía tây và nhô ra như từ đêm tối trong cái tranh tối tranh sáng của con đường.
Thế là xong! Cái cuộc chuyển quân đáng nguyền rủa đó, bắt đầu từ sáu giờ chiều hôm qua, kéo dài suốt đêm; đến nay thì người sau rốt đã đi khỏi giao thông hào cuối cùng.
Chuyến đóng quân lần này ở chiến hào thực khủng khiếp. Đại đội 18 lúc đó ở hàng đầu; quân số đã bị tổn thất nặng: mười tám người bị giết, khoảng năm chục bị thương, tính ra trong bốn ngày, cứ ba người thì mất một. Mà không phải bị vì giáp kích, chỉ toàn vì oanh tạc.
Anh em biết thế, và khi tiểu đoàn bị hại nặng đến gần phía đằng kia lúc chúng tôi gặp nhau, chân bì bõm trong bùn ruộng, người này nghiêng vào người kia để nhận ra nhau.
- Hừ, 18!
Tự bảo thế, anh em lại nghĩ: “Cứ thế này mãi, chúng ta sẽ ra sao tất cả? Riêng mình thì sẽ ra sao...?”
Đại đội 17, đại đội 19 và đại đội 20 lần lượt đến và xếp súng thành bó.
- Kìa, bọn 18!
Đại đội này đến sau cùng: đóng ở chiến hào đầu, họ được đổi vị trí sau rốt.
Ngày đã hơi rạng, cảnh vật trở màu xám nhạt. Người ta nhận được đại uý chỉ huy đại đội một mình dẫn đầu binh lính đang xuôi đường dốc. Ông ta chống gậy, bước đi khó khăn, vết thương cũ ở trận La Macnơ lại tấy lên vì bệnh tê thấp và vì một nỗi đau đớn khác nữa. Mũ mấn trùm tai, ông cúi đầu mà đi như theo sau một đám ma: người ta thấy rõ là thực sự ông đương đi đưa ma vậy.
Đại đội đã tới.
Đoàn người tiến đến, rất lộn xộn. Chúng tôi bỗng thấy nhói trong lòng. Trong cả tiểu đoàn vừa diễu qua, Đại đội này rõ ràng ngắn hơn ba đại đội kia.
Tôi ra đường cái và tiến lại gần những anh em của đại đội 18 đang đi tới. Binh phục của những kẻ sống sót này đều một sắc vàng hoe vì màu đất, nhìn hệt như đồ kaki. Da thì đã bị bùn nâu khô đi làm cho cứng queo. Những tà áo ca-pốt lộp cộp như những mảnh ván dập vào lớp đất vàng chát trên đầu gối họ. Mặt mũi mọi người hốc hác, đen đủi, mắt thao láo và như đương lên cơn sốt. Bụi bậm và ghét bẩn làm cho mặt mày thêm dăn deo. Tiếng ồn ào nổi lên nhức óc giữa bọn lính mới rời cái địa ngục khủng khiếp lên đó. Họ tranh nhau nói oang oang, khoa chân khoa tay, cười và hát.
Trông họ, chẳng khác gì một đám quần chúng trong một hội hè tràn lên đường cái!
Đây là trung đội hai với viên thiếu úy cao lớn, áo ca-pốt khít quanh một thân hình cứng đờ như cái ô quấn chặt. Vừa theo đoàn quân, tôi thích cánh để chen lên, tới tận tiểu đội Macsan là tiểu đội thiệt hại nặng nhất: trong số mười một anh em ở đó, nối khố với nhau từ một năm rưỡi nay, chỉ còn ba người với viên cai Macsan.
Macsan thấy tôi, thốt một tiếng vui mừng và nở nụ cười. Anh bỏ quai da súng ra, bắt tay tôi, ở một tay anh vắt vẻo cái can dùng trong chiến hào.
- Này, anh bạn cố tri, khá không? Dạo này thế nào?
Tôi ngảnh mặt đi và nói khẽ:
- Thế nào, gay go lắm nhỉ...
Đột nhiên anh sầm mặt lại, vẻ nghiêm trọng:
- Ừ, có thể, cậu ạ, lần này thật khủng khiếp. Bacbiê đã bị giết.
- Tớ cũng nghe nói thế... Bacbiê!
Macsan kể:
- Lúc đó là 11 giờ đêm thứ bảy. Bacbiê bị đạn đại bác bóc mất một mảng lưng như bị lưỡi dao cạo rọc. Betxơ bị một mảnh đại bác xuyên qua bụng và dạ dày. Bactêlêmy và Bôbê bị đạn ở đầu và ở cổ. Suốt đêm, anh em chạy trong chiến hào, từ góc này sang góc kia để tránh những làn đạn. Cậu biết thằng Gôdơfroay chứ? Khúc giữa mình hắn bị bay đi, bao nhiêu máu trong mình chỉ một lúc trào ra sạch, như một thùng nước bị đổ nhào. Nó bé thế mà kỳ quá, ra bao nhiêu là máu; máu chảy thành một suối dài ít nhất là năm mươi thước trong chiến hào. Cunha, hai chân bị mảnh đạn bửa nát. Khi vực được gã, gã chưa chết hắn. Chỗ ấy là trạm quan sát[25]. Lúc ấy, tớ cùng phiên gác với bọn họ. Nhưng khi viên đạn rơi, tớ vừa đi vào mé trong chiến hào hỏi giờ. Lúc quay lại thì thấy khẩu súng mà tớ để tại chỗ như bị bàn tay nào bẻ gập làm đôi, nòng súng cong queo như cái mở nút chai, một nửa báng súng vụn ra như cám. Mùi máu tươi sặc nôn người.
- Và cả thằng Môngđanh nữa, phải không?
- Hắn thì chết vào sáng hôm sau, tức là hôm qua trong cái hầm công cộng mà một “chiếc nồi” đã làm sụp. Hắn đương nằm và ngực bị bẹp. Cậu có nghe nói chuyện thằng Francô nằm cạnh Môngđanh không? Hầm sụt làm hắn gãy sống lưng, khi bới được hắn và đặt ngồi trên đất, hắn còn nói được. Hắn nghiêng đầu về một bên, nói: “Tôi chết mất”, và hắn tắt thở. Cùng với hai đứa, còn có cả thằng Vigin. Thằng này thì mình mẩy không thương tích gì nhưng cái đầu thì hoàn toàn bẹp dí, bẹp như một cái bánh đa, và to tướng rộng như thế này này. Nhìn hắn đặt nằm dài trên đất, đen đủi và hình dạng khác hẳn, cứ tưởng như đó là bóng của hắn; cái bóng mà ban đêm khi xách đèn đi ta thường thấy trên mặt đất.
- Vigin thuộc lớp lính 13, còn quá trẻ! Môngđanh và Francô dầu đã có lon vẫn là hạng người rất tốt. Ông bạn Macsan ơi! Thế là mất thêm mấy tay bạn thân cố cựu.
Macsan nói:
- Đúng thế.
Nhưng Macsan bị một đám đông bạn hữu gọi và hỏi han tíu tít. Anh vung vẩy, trả lời những câu chế giễu của họ và cả bọn vừa cười vừa xô đẩy nhau.
Tôi nhìn hết bộ mặt này đến bộ mặt khác. Tất cả đều vui vẻ và ngoài những nét dăn vì mệt nhọc và vì cái bẩn thỉu của đất cát, tất cả lộ vẻ đắc chí.
Úi chao! Nếu ở tiền tuyến mà họ được phép uống rượu, thì tôi sẽ bảo: “Bọn họ say tuốt cả rồi”.
Tôi tìm bắt chuyện với một người trong bọn sống sót này.
Hắn đương lầm rầm hát, chân nhẹ nhàng bước theo nhịp, như những kỵ binh trong dân ca: đó là gã lính trống Vanđecbo.
- Này, cậu Vanđecbo, thế nào, cậu có vẻ hỉ hả lắm nhỉ!
Hắn, xưa nay vốn trầm lặng, gào lên:
- Lần này vẫn chưa đến lượt: tớ hãy còn đây, thấy chưa!
Và với cử chỉ hung hăng của một thằng điên, gã thoi cho tôi một quả vào vai.
Tôi hiểu...
Những anh em đó sung sướng, mặc dầu mới ở địa ngục ra, chính vì họ vừa ra khỏi được địa ngục. Họ trở về, họ đã thoái chết. Một lần nữa, thần chết có mặt ở đấy, đã chừa họ. Thay phiên nhau, cứ sáu tuần một lần, mỗi đại đội phải ra tiền tuyến! Sáu tuần! Những binh lính của cuộc đại chiến này, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, đều có một triết lý ngây thơ: không bao giờ họ nhìn xa chung quanh họ, hoặc đằng trước họ. Họ chỉ suy nghĩ gần như tạm bợ từng ngày. Hôm nay, mỗi người trong bọn họ lại vững dạ được sống thêm một mẩu thời gian nữa.
Vì vậy mặc dầu mệt mỏi đến kiệt sức, mặc dầu vẫn còn vấy máu vì cái cuộc bắn giết vừa qua, mặc dầu bao bạn đồng đội đã gục xuống quanh mình, mặc dầu hết thảy, mặc dầu cả bản thân họ, họ vui như hội vì thoát chết, họ hưởng nỗi vinh quang còn được đứng thẳng.
Khói Lửa Khói Lửa - Henri Barbusse Khói Lửa