One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Tác giả: Tô Việt
Thể loại: Khoa Học
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 173 / 42
Cập nhật: 2020-05-25 14:40:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Công Nghiệp Rượu Vang Trên Thế Giới
. Liên minh Châu Âu (15 nước trước khi mở rộng)
Sản lượng thu hoạch nho năm 2004 đạt 177 triệu hectolit, tăng 8% so
với năm 2003 và 2001 (đều đạt sản lượng 163 triệu hectolit). Năm 2002 là
năm có sản lượng thấp nhất, chỉ đạt 158 triệu hectolit.
Sau đây là sản lượng thu hoạch nho năm 2004 tính theo từng nước:
- Pháp 58 triệu hectolit,
- Italia 52 triệu hectolit,
- Đức 10,5 triệu hectolit,
- Bồ Đào Nha 7,5 triệu hectolit,
- Hy Lạp 4,2 triệu hectolit.
Riêng sản lượng thu hoạch nho năm 2004 của Tây Ban Nha, do bị nạn
sâu rầy, đã giảm 7% so với năm 2003, tuy nhiên vẫn đạt 44 triệu hectolit.
Sản lượng thu hoạch nho của Hungary năm 2004 tăng 26% so với năm 2003,
đạt 4,8 triệu hectolit, đứng trên cả Hy Lạp.
2. Italia
Vụ thu hoạch nho năm 2004 ở Italia đã tốt hơn nhiều so với dự đoán.
Cuối tháng 10/2004, Liên đoàn các nhà sản xuất rượu vang và Viện nghiên
cứu Công nghiệp Thực phẩm Italia nhất trí đưa ra số liệu 52 triệu hectolit,
tăng 18% so với năm 2003. Trái lại, chất lượng nho vụ thu hoạch 2004 sẽ
kém hơn vụ thu hoạch 2003 chút ít.
Trên toàn Italia, sản lượng thu hoạch nho ở tất cả các vùng đều tăng so
với năm 2003: vùng Piémont tăng 33%, vùng Toscane tăng 25%, vùng
Ombrie tăng 21%, vùng Vénétie tăng 20%. Với sản lượng 8,8 triệu hectolit,
vùng Vénétie đã trở thành vùng sản xuất rượu lớn nhất Italia.
3. 2004, năm làm rượu tuyệt vời ở Thụy Sĩ
Theo Bộ Nông nghiệp Liên bang Thụy Sĩ (OFAG), sản lượng thu hoạch
nho năm 2004 ở Thụy Sĩ đạt 116 triệu lít, tăng 18,9 triệu lít so với năm 2003.
Tuy nhiên, so với sản lượng thu hoạch 10 năm trước đây, sản lượng thu
hoạch nho năm 2004 đã bị giảm 1,5 triệu lít.
Nếu như năm 2002 được đánh dấu là năm đầu tiên Thụy Sĩ sản xuất
nhiều rượu vang đỏ hơn vang trắng, xu hướng này ngày càng biểu hiện rõ
trong năm 2004 với 60,5 triệu lít vang đỏ so với 55,4 triệu lít vang trắng.
Đây là kết quả của việc rượu vang Thụy Sĩ phải chuyển hướng để đối phó
với sự cạnh tranh của nước ngoài, cũng như để đáp ứng nhu cầu trong nước
về vang đỏ ngày càng cao.
Từ năm 2002, diện tích trồng nho trắng như giống Chasselas chẳng hạn
đã giảm đi 325ha, trong khi đó diện tích trồng nho đỏ tăng 247ha.
Năm 2004 còn được coi là năm làm rượu tuyệt vời ở Thụy Sĩ do điều
kiện thời tiết, khí hậu lý tưởng vào tháng 9, thời điểm thu hoạch nho ở các
vùng Valais, Chablais, Lavaux và một phần vùng Tessin.
4. Rượu vang Mỹ củng cố vị trí trên trường quốc tế
Theo Viện nghiên cứu rượu Mỹ, việc trồng nho vô tội vạ vào những
năm 1990 ở Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rượu vang ngày một tăng đã
đưa lại hậu quả là rượu vang được sản xuất ngày càng nhiều trong những
năm gần đây. Để thu hút người tiêu dùng, các nhà sản xuất rượu vang Mỹ đã
tìm tòi, nghiên cứu đưa ra bán nhiều loại rượu vang tương đối rẻ tiền. Kết
quả là thị trường rượu vang mới này đã tăng 5% về sản lượng trong năm
2003, đạt 2,37 tỷ lít, còn giá trị kim ngạch tăng 2,3%, đạt 21,6 tỷ đô la.
Trong lĩnh vực rượu vang chất lượng cao mà vùng California cung cấp
đến 90% sản lượng, nước Mỹ còn củng cố được chỗ đứng trên trường quốc
tế. Hiện nay, Mỹ đứng thứ 4 thế giới về sản lượng rượu vang sau Pháp, Italia
và Tây Ban Nha, chiếm 7% sản lượng rượu vang toàn thế giới.
Trong hai năm 2002 và 2003, xuất khẩu rượu vang Mỹ đã tăng 17% về
kim ngạch xuất khẩu, đạt 643 triệu đô la, tăng 29% về sàn lượng, đạt 96 triệu
ga lông (1 ga lông bằng 3,785 lít). Rượu vang Mỹ đang tràn mạnh vào các
thị trường Anh, Canada, Hà Lan, Đức và Nhật Bản.
5. Người Anh ngày càng dùng nhiều rượu vang
Mức tiêu thụ rượu vang tính theo đầu người không ngừng tăng lên ở
Anh, từ 14 lít/người năm 1998 đã tăng lên đến 16,6 lít/người năm 2003.
Cùng thời gian đó, mức tiêu thụ bia tính theo đầu người đã giảm trung
bình 3% hàng năm.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu số liệu Datamonitor, xu hướng này
sẽ được khẳng định rõ năm 2008 với mức tiêu thụ tính theo đầu người 19,3
lít/năm. Dù sao Anh cũng chỉ đứng thứ 5 trên thế giới về mức tiêu thụ rượu
vang tính theo đầu người năm 2003 sau Pháp (48,5lít/người), Italia (47,5
lít/người), Đức và Tây Ban Nha.
Việc người tiêu dùng Anh chuyển từ uống bia sang uống rượu vang đã
ảnh hưởng không nhỏ đến công nghiệp bia. Nhiều tiệm bán bia “Pubs” đã
mất khách do người Anh chuyển mạnh từ uống bia sang uống rượu vang ở
nhà hay ở tiệm ăn. Vì thế, nhiều tiệm bán bia ở Anh chyển sang bán đồ ăn và
rượu vang với tên gọi mới “GastroPubs”.
6. Thị trường rượu vang Trung Quốc và thế giới
Thị trường rượu vang thế giới đang có nhiều biến động và phải chuyển
hướng mạnh để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới của người tiêu
dùng.
Theo những số liệu do công ty Impact Databank cung cấp, trong khoảng
từ 10 - 12 năm tới, mức tiêu thụ rượu vang trên thế giới sẽ dao động quanh
mức tiêu thụ hiện nay (2004). Tuy nhiên, việc chia sẻ thị trường rượu vang
quốc tế sẽ ngày càng bất lợi cho các nước sản xuất rượu chính như Pháp và
Italia. Những số liệu nói trên cũng chỉ rõ rằng, nếu như năm 1975, chỉ riêng
Pháp và Italia đã chiếm 50% thị trường rượu vang thế giới, vị trí bá chủ này
sẽ tụt xuống còn 25% từ nay đến 2010. Một thay đổi lớn nữa là mặc dù số
người tiêu thụ rượu vang tăng lên, số lượng rượu vang tiêu thụ tính theo đầu
người lại giảm đi. Chẳng hạn, năm 2002, số lượng rượu vang tiêu thụ tính
theo đầu người trên toàn thế giới giảm xuống còn 3,5 lít/người so với 3,9
lít/người năm 1995. Ở Pháp, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2002, số
lượng rượu vang tiêu thụ tính theo đầu người đã giảm từ 73 lít xuống còn 56
lít.
Liên minh Châu Âu giữ vị trí thống soái trên thị trường rượu vang quốc
tế: diện tích trồng nho của các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu
chiếm 45% diện tích trồng nho trên thế giới; Liên minh Châu Âu sản xuất
60% sản lượng rượu vang và chiếm 70% số lượng rượu vang xuất khẩu trên
toàn thế giới. Hiện nay, ngay cả thị trường nội địa của Liên minh Châu Âu
cũng bị xáo động. Từ năm 1994 đến năm 1996, số lượng rượu vang nhập
khẩu vào Liên minh Châu Âu từ các nước thứ ba đã tăng gấp đôi. Ba nước
xuất khẩu nhiều rượu nhất sang Liên minh Châu Âu là Bulgaria, Hungary và
Rumania. Các nước khác như Mỹ, Chile, Argentina, Nam Phi và Australia
cũng ra sức quảng bá và thâm nhập thị trường Châu Âu bằng các chính sách
chất lượng và giá cả phải chăng. Tất nhiên, nước Pháp vẫn là nước sản xuất
rượu vang lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm chiếm gần 20% tổng sản
lượng thế giới. Nhưng từ 1998 - 2003, mức tiêu thụ rượu vang tính theo đầu
người ở Pháp đã giảm 15%, cộng thêm hiệu quả nạn tẩy chay hàng hóa Pháp
ở Mỹ sau khi xảy ra chiến tranh Iraq (do Pháp chống lại việc Mỹ xâm lược
Iraq), đã khiến Mỹ trở thành nước xuất khẩu rượu vang lớn thứ tư trên thế
giới sau Pháp, Italia và Tây Ban Nha, đồng thời là cường quốc số một về
kim ngạch xuất khẩu rượu vang.
Ở Trung Quốc, mức tiêu thụ rượu vang hàng năm được ước tính vào
khoảng từ 300 đến 600 triệu lít. Con số này thấp so với mức tiêu thụ rượu
vang hàng năm ở Pháp. Nếu tính theo đầu người, mỗi người Trung Quốc tiêu
thụ vẻn vẹn có 0,5 lít/năm. Phần lớn rượu vang tiêu thụ ở Trung Quốc được
sản xuất trong nước. Rượu vang Trung Quốc được nhiều người nước ngoài
biết đến nhất là rượu “Vạn lý trường thành - Great Wall”.
Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Canada, mặc dù lượng rượu
vang tiêu thụ hàng năm tính theo đầu người ở Trung Quốc thấp, thị trường
rượu vang ở Trung Quốc có rất nhiều triển vọng, bởi vì nếu cách đây 10
năm, hầu như không người Trung Quốc nào uống rượu vang thì nay đã có
một số người uống rượu vang trong các thành phố lớn. Hai thị trường rượu
vang lớn nhất là Bắc Kinh và Thượng Hải. Ra khỏi các thành phố lớn, người
Trung Quốc rất ít khi uống rượu vang, nhất là vang ngoại, một phần vì thiếu
hiểu biết về văn hóa rượu vang, một phần do giá nhập khẩu rượu vang ngoại
vào Trung Quốc khá cao.
Trên thực tế, rượu vang Trung Quốc được sản xuất từ các vùng trồng
nho trong nước, sau đó pha trộn với những sản phẩm nhập bằng thùng lớn
(Container) từ nước ngoài. Các sản phẩm pha trộn này dĩ nhiên chất lượng
tồi. Một chai rượu vang nội loại thường thường được bán với giá 30 - 40
nhân dân tệ, tương đương 3 - 4 euros. Thị trường rượu vang cao cấp vẫn bị
chi phối gần như 100% bởi các sản phẩm ngoại quốc, nhất là rượu Pháp.
Người Trung Quốc thường uống rượu vang vào các dịp lễ, Tết chứ
không uống thường xuyên trong các bữa ăn như ở Châu Âu. Hơn thế, phần
lớn người tiêu dùng rượu vang ở Trung Quốc chú ý nhiều hơn đến mối quan
hệ tương tác giữa “rượu và sức khoẻ” hơn là đến hương vị rượu.
Rõ ràng là cần phải có thời gian để quảng bá văn hóa rượu vang trong
một quốc gia mà tuyệt đại bộ phận dân chúng không có khái niệm gì về sản
phẩm này. Nhưng những tiến bộ về văn hóa rượu vang ở Trung Quốc trong
mấy năm gần đây rất là đáng kể. Nhiều công ty nước ngoài, nhất là Pháp và
Hồng Kông, đã chú ý đầu tư vào công nghiệp sản xuất rượu vang Trung
Quốc. Ngành công nghiệp trẻ tuổi này có mức tăng trưởng hàng năm từ 12 -
15%. Hiện có khoảng 190.000ha đất trồng nho ở các tỉnh Trường Giang,
Giang Tây, Hán Đông, Lưu Đông và Vân Nam. Một vài thương hiệu rượu
nổi tiếng hiện nay ở Trung Quốc (thường là các sản phẩm hợp tác Pháp -
Trung): Dynasty, Great Wall, Dragon Seal và Imperial Court.
Điều đáng nói nữa là nếu như chỉ có 2% sản phẩm rượu Cognac được
tiêu thụ ở Pháp, sản phẩm đặc biệt, niềm tự hào dân tộc của người Pháp này
được dành cho xuất khẩu tới 98%. Số lượng rượu Cognac nhập vào Trung
Quốc hàng năm trị giá khoảng 1.200 triệu nhân dân tệ, tương đương 200
triệu euros.
7. Người Nam Triều Tiên có xu hướng chuyển từ rượu
mạnh sang rượu vang
Rượu vang được nhập mạnh vào Nam Triều Tiên trong những năm gần
đây. Ngày càng có nhiều người Nam Triều Tiên khám phá và mến mộ rượu
vang Pháp, nhất là rượu vang có tiếng. Loại rượu này chiếm tới 50% thị
trường rượu vang ngoại nhập vào Nam Triều Tiên. Năm 2003, đất nước
“Buổi mai yên tĩnh” này đã nhập khẩu tới 46 triệu đô la rượu vang ngoại
(khoảng 37 triệu euros), tăng 55% so với năm 2002.
6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch nhập khẩu rượu vang ở Nam Triều
Tiên tăng 44%, trong khi đó rượu Cognac giảm 52% và rượu Whisky giảm
27%. Rượu vang nhập khẩu được bán nhiều ở các thành phố lớn, khách hàng
chính là các tầng lớp trung lưu.
Các quán bán vang ly, các hầm rượu, các câu lạc bộ những người muốn
tìm hiểu văn hóa rượu vang, các chương trình phát thanh, truyền hình và các
thông tin về rượu vang qua Internet ngày càng thu hút được đông đảo người
Nam Triều Tiên ở độ tuổi 25 - 35. Ít nhiều chịu tác động của “nghịch lý Pháp
- French Paradox” về ảnh hưởng tốt của rượu vang đối với sức khỏe, các bạn
trẻ ở lứa tuổi này có xu hướng chuyển mạnh từ rượu Whisky, rượu Cognac
và các loại rượu mạnh khác sang rượu vang. Việc mua và mang rượu vang
về sử dụng trong gia đình cũng bắt đầu trở nên phổ biến, song song với việc
dùng rượu vang trong các tiệm ăn, khách sạn.
Ông Han Kwan Kyu, Tùy viên thương mại của phái đoàn kinh tế Pháp
tại Seoul cho biết: “85% số rượu nhập khẩu vào Nam Triều Tiên là rượu
Pháp; các nước Mỹ, Chile, Australia và Nam Phi chia nhau số 15% còn lại.
Tuy nhiên, nước Pháp cũng cần phải hết sức chú ý để giữ được vị trí độc tôn
này. Năm 2003, rượu Chile nhập vào Nam Triều Tiên đã tăng 148% và rượu
Australia tăng 125%”.
Tây Ban Nha và Đức cũng đẩy mạnh xuất khẩu rượu vang vào Nam
Triều Tiên. Kết quả là giá trị kim ngạch xuất khẩu của rượu Pháp vào Nam
Triều Tiên đã giảm đi từ 49,5% trong năm 2003 xuống còn 44,7% trong sáu
tháng đầu năm 2004. Nhiều công ty Nam Triều Tiên lớn như công ty Lotte
đang bán các sản phẩm rượu vang đóng chai từ Pháp nhưng lại mang thương
hiệu của chính ngay công ty Lotte ở Nam Triều Tiên. Trái với các loại rượu
có tên tuổi, rượu vang Pháp chất lượng trung bình và trung bình khá thường
khó bán hơn rượu vang các nước khác, vì giá thành cao hơn và người tiêu
dùng khó tiếp cận các loại nhãn, mác cũng như các vùng trồng nho đa dạng ở
Pháp, nếu như không được trang bị các kiến thức cơ bản về văn hóa rượu
vang.
Những năm gần đây, nhờ các cố gắng về thông tin, quảng bá và các buổi
thử nếm rượu Pháp, các nhà sản xuất rượu vang vùng Alsace, vùng Cotes du
Rhône và vùng Languedoc - Roussillon đã bắt đầu đột phá được vào thị
trường vốn bị rượu Bordeaux, Bourgogne và Beaujolais lũng đoạn này.
8. Rượu Bourgogne lại được ưa chuộng trở lại ở Nhật
Bản
Từ năm 1990 đến năm 1998, rượu vang vùng Bourgogne (Pháp) đã thâm
nhập rất mạnh vào thị trường Nhật Bản, khiến thị trường này bị bão hòa mất
khoảng mấy năm.
Quả thế, từ 1999 - 2001, nhập khẩu rượu vang Bourgogne vào Nhật Bản
chỉ tăng lên chút ít. Tiếp đó, kinh tế Nhật Bản lại trải qua một thời kỳ tương
đối khó khăn từ 2002 - đầu 2003, làm xu hướng này chững lại. Từ nửa cuối
2003 đến nay, rượu Bourgogne lại được ưa chuộng trở lại do kinh tế khá lên.
Trong năm 2003, rượu Bourgonge nhập vào Nhật Bản đã tăng 28% về số
lượng và 39% về giá trị kim ngạch. Nhưng đó thực ra mới chỉ là bản dạo
đầu: 6 tháng đầu 2004, nhập khẩu rượu Bourgogne vào Nhật đã tăng gấp đôi
so với cùng thời kỳ này năm 2003 và đạt doanh số 38 triệu euros, gần bằng
doanh số của những thời kỳ hoàng kim 1990 - 1998.
9. Rượu trắng cất từ vang đầu tiên của Pháp
Tháng 6/2004, Ủy ban liên lạc các nhà sản xuất rượu Armagnac ra thông
báo về việc Viện kiểm chứng quốc gia các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ
được xác định (INAO) đã cho phép sản xuất “rượu trắng”, thứ rượu đầu tiên
chưng cất từ nước nho nhưng lại không qua giai đoạn nuôi trong thùng gỗ
sồi như rượu Cognac và rượu Armagnac.
Thứ “nước sống” mới được cho phép này nhằm vào những đối tượng
tiêu thụ rượu trắng chất lượng cao lúc khai vị, có đá hoặc dùng “sếc”, hoặc
uống với cá hun khói, gan béo, các món tráng miệng hoặc nhâm nhi cuối bữa
ăn.
Trái với rượu Armagnac truyền thống, thứ “nước sống” lâu đời nhất ở
Pháp nhưng lại đang xuống dốc từ nhiều năm nay cả ở Pháp và nước ngoài,
“rượu trắng”, với giá bán lẻ khoảng 25 euros, sau khi chưng cất, sẽ được
nuôi 3 tháng trong thùng sắt không gỉ (inox) chứ không qua giai đoạn nuôi
trong thùng gỗ sồi. Ông Sébastien Lacroix, tổng giám đốc Ủy ban liên lạc
các nhà sản xuất rượu vùng Armagnac tin rằng “các nhà làm rượu Armagnac
hy vọng sẽ bán được 50.000 chai “rượu trắng” trong năm 2005”.
Hiện nay, hàng năm vùng Armagnac sản xuất từ 6 - 8 triệu chai rượu
Armagnac, bán ra 6 triệu chai trong tổng số gần 70 triệu chai tích trữ trong
kho, trong số đó 45% được xuất khẩu sang 132 nước trên toàn thế giới.
Khám Phá Rượu Vang Khám Phá Rượu Vang - Tô Việt Khám Phá Rượu Vang