Sự khác biệt giữa thất bại và thành công là giữa làm gần đúng, và làm thật đúng.

Edward Simmons

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Miền Hoang Tưởng
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 27
Cập nhật: 2023-09-04 21:35:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ông hoa ban trong trắng của tôi ơi!
Thế là ba tháng xa em. Ba tháng trời anh gặp biết bao điều may mắn. Thầy dạy nhạc đỡ đầu của anh là một nhạc sĩ có tên tuổi đã đi du học ở nước ngoài. Ông ta đối xử với anh như đứa em. Tuần trước, anh đưa cho ông ta một tập trăm bài ca khúc anh đã làm hồi ở Tây Bắc. Ông ngạc nhiên:
- Vốn liếng khá đấy!
- Em làm theo cảm hứng. Cảm xúc thế nào ghi lại thế ấy.
Ông ngẫm nghĩ rồi tâm sự:
- Ở Tư, anh thấy mầm mống một tài năng. Quý lắm!
Trong Tư, có hai khuynh hướng: Một khuynh hướng mức độ và một khuynh hướng phá phách. Người khổng lồ, thì sự phá phách dẫn đến sự sáng tạo. Kẻ bình thường, thì sự phá phách là nguồn gốc đem đến đau khổ. Vì vậy, phải xác định cho rõ mình là kẻ bình thường. Hãy lấy cái “tinh thần mức độ” làm hướng đi. Nhưng mà… phải để tùy em tự chọn lấy đường mình… hoặc là em sẽ mòn mỏi đi trong cái vô danh im lặng, nhưng được bù đắp lại bằng một ảo tưởng kiêu hãnh. Hoặc là em sẽ gây dựng được cho mình một chỗ đứng trong giới âm nhạc… Tư ạ. Con đường “không mức độ” sẽ đầy chông gai, khổ ải. Tư có cả gan dám làm một con người “tử vì đạo” không?
Anh im lặng, vì thực ra anh cũng chưa hiểu mình. Nhạc sĩ động viên và hứa sẽ giúp đỡ anh tận tình.
Đêm nay anh mơ thấy bao điều sung sướng. Anh đang đọc lại và nghiền ngẫm chuyện Trương Chi. Đó là chuyện cổ tích hay nhất của quê hương chúng ta. Một chuyện cổ tích đầy yêu thương và bi thảm. Anh sẽ viết chuyện đó thành một giao hưởng.
Anh vẫn tưởng tượng đến chuyện sau khi học xong anh sẽ lên Tây Bắc đón mẹ và em về quê. Thầy mẹ anh vẫn còn để cho anh một miếng đất ở quê và chúng mình sẽ đến đấy lao động và sống. Anh vừa làm nhạc, vừa cày ruộng. Sự tưởng tượng mơ mộng ấy đôi lúc làm vơi nhẹ nỗi buồn xa cách.
Trong lá thư vừa rồi, em bảo anh bỏ học mà trở lại Tây Bắc. Em cần phải hiểu cho anh, cần phải tha thứ cho anh. Anh không thể trở về Tây Bắc. Không phải vì anh sợ khổ, mà vì anh còn phải ở lại Hà Nội vài năm để học tập cho xong.
Cái con vượn mẹ vẫn hàng ngày hú gọi than khóc đứa con hở Ngà? Nghe em kể, đêm nào anh cũng mê thấy nó. Nó ngồi chồm hỗm trong giấc mơ anh, đôi mắt giàn giụa. Con vượn muốn kể nỗi buồn. Trong thư, em nói con vượn mẹ, ban đêm, dám chuyền từ đỉnh núi chóp nón xuống nóc nhà đội trưởng Mai mà hú hồn. Kẻ yếu đuối ấy chỉ có tiếng hú tiếng khóc làm vũ khí thôi sao? Có phải đêm ấy đội trưởng Mai lên cơn mê hoảng chỉ vì tiếng con vượn hú. Thì ra tiếng hú, tiếng khóc cũng là thứ vũ khí hiệu quả. Tiếng khóc hờn oán lắm khi cũng làm cho bạo tàn hoảng vía.
Mẹ vừa qua ốm nặng lắm sao? Em bảo mẹ không ăn được và lên cơn hen. Bệnh hen rất khó chữa. Anh mua được mấy ống thuốc cấp cứu ngắt cơn hen. Em nhớ: bất đắc dĩ lắm hãy dùng. Ngà giấu anh chẳng nói trong thư, nhưng anh biết em phải thức đêm suốt một tuần lễ để chăm sóc mẹ. Người ta bảo rằng em chong đèn ngồi cho mẹ dựa lưng, ngồi thâu đêm suốt sáng, rồi ban ngày lại đem giỏ đi hái bông.
Bông hoa ban dịu dàng của anh ơi!
Hãy tha thứ cho anh! Đáng lẽ ra, trong những giờ phút buồn phiền này của em, anh phải có mặt bên em để cùng em gánh chịu.
Ngà ơi! Giờ này em làm gì? Em có nghe thấy tiếng gọi của anh không?
Anh của em.
Lá thư không gửi.
Người bạn của tôi ở Tây Bắc về nói rằng trong những ngày mẹ Ngà ốm, đội trưởng Mai thường đến nhà cô ta luôn. Vợ đội trưởng Mai bị chết bom. Mai cũng chưa có con. Mai là đội trưởng giỏi, đội của anh bao giờ cũng đạt năng suất lao động cao. Khi đi làm về, Mai rất chăm chỉ phá rẫy làm vườn riêng, anh có hàng trăm gốc chuối, hàng ngàn gốc sắn, vài chục con gà và một đôi lợn. Kể ra đó cũng là một vốn liếng.
Mai chăm đến nhà Ngà làm gì?
Tôi ghen! Tôi ghen! Tôi ghen!
Chúa Giê-su lại hiện về trong cơn mê sảng của tôi. Những lời tiên tri hay những lời đe dọa?
Anh là Trương Chi. Gia tài của anh là con đò nát cộng thêm tiếng hát. Người đàn bà cần một tổ ấm hơn là một lá đò lênh đênh, cần bát cơm hơn cần tiếng hát.
- Chúa đã chẳng nói rằng: “Người ta sống không phải chỉ bằng bánh mì”?
- Đúng, cách đây khoảng hai ngàn năm ta đã nói như thế. Nhưng bây giờ những kẻ kế tiếp ta lại nói thêm rằng: “Bánh mì rắc thêm lớp muối khôn khéo – phỉnh nịnh: Đó là niềm tin”.
- Ông không phải là chúa Giê-su.
- Ta là nẻo đường, ta là hạnh phúc, ta là chân lý. Những ai nói đến điều ấy đều là ta cả.
- Tôi không tin
- Con đã tin… Và con sẽ tin. Còn hiện nay, con chưa tin vì lòng con bối rối. Khi nào đi cạn sự đời, con sẽ hiểu ta.
- Ông là đức Chúa trời của thế kỷ hai mươi.
- Ta là Chúa của mọi thời gian. Ta hiện ra cứu thế dưới nhiều dạng vẻ khác nhau, tùy theo từng thời gian lịch sử.
Đã mấy tháng nay tôi và anh Trần vẫn sống trong cuộc chiến tranh im lặng. Tôi im lặng vì thân phận loài nai. Còn ông anh Trần, anh im lặng vì biết mình là người có quyền lực về tư tưởng. Trong thâm tâm, ông tin rằng đến một lúc nào đó, tôi sẽ hoàn toàn thất bại, khi ấy tôi sẽ đến quỳ mọp dưới chân ông, tự sám hối, để cầu xin giúp cho giải thoát. Nhưng ông đã lầm, sự im lặng của tôi kéo dài tức là ý thức của tôi đã trụ vững. Cuối cùng, hết kiên nhẫn, ông là người cáu kỉnh lên tiếng trước. Tiếng nói một khi đã thốt là hết đường hàn gắn, rạn nứt lại thêm rạn nứt, đổ vỡ càng thêm trầm trọng. Hôm ấy, chị tôi đi vắng, anh Trần pha cà phê mời tôi uống. Anh nói:
- Lâu lắm rồi, hôm nay mới đề cập đến vấn đề riêng của cậu. Như vậy tức là anh tôn trọng, muốn để cậu có đủ thời gian suy nghĩ kỹ. Xin nói thẳng. Cậu đã mắc một sai lầm nghiêm trọng: Như anh đã nói: đức cao quý nhất của con người là đức hy sinh.
- Em chẳng đã hy sinh nhiều quá hay sao? Sự ổn định về đời sống – chuyện riêng tư – tương lai tốt đẹp chờ đón… Tất cả em đều không màng tới.
- Đúng! Cậu đã hy sinh, nhưng là sự hy sinh vì riêng cậu.
- Em mong muốn làm được một điều gì đó với hết khả năng của mình. Nếu nhìn gần cứ tưởng như em vì mình. Nhưng nếu nhìn xa sẽ thấy sự hy sinh ấy có nhiều lợi ích chung.
- Ngụy biện!
- Em thành thực.
- Còn anh? Dối trá hay sao?
- Anh già rồi… Khi người ta già, người ta không thể thay đổi những quan điểm cũ, chúng đã bắt rễ từ thuở thiếu thời. Anh đang cố tô vẽ cho những quan niệm ấy để tự làm yên lòng và để dối trá người khác. Lắm khi anh biết mình sai, nhưng anh lại tự ru ngủ mình rằng cái sai là nhỏ bé, cái đúng là to lớn. Về già, người ta thèm sự êm ấm, người ta yêu cái vị trí đã giành được bằng bao năm gian khổ, người ta sợ di chuyển, biến động, sợ ngay cả sự động đậy của khối óc. Tuổi già phù hợp với giấc ngủ, với nhung lụa…
Anh Trần tròn mắt nhìn tôi. Tôi lảng tránh cặp mắt tức giận ấy. Trong khoảnh khắc, trông anh dữ tợn. Tôi nhìn anh, tôi không thấy sợ, mà ngạc nhiên thì đúng hơn, ngạc nhiên về sự quá bạo dạn của mình. Cũng trong khoảnh khắc ấy, tôi chợt hiểu mình đã lớn, mình đã rời được vú mẹ, mình đã là con chim đang mọc lông mọc cánh. Con chim nhỏ cảm thấy hanh phúc đồng thời cũng bàng hoàng cảm thấy điều kỳ diệu khi đôi cánh vẫy lên; nó đã vút mình vào khoảng không bao la, mênh mông bí ẩn, khoảng trời đầy cạm bẫy rủi ro nhưng cũng đầy hoan lạc vì nó biết mình là một sinh vật có khả thể không bị ràng buộc.
Anh Trần thở dài, cái thở dài của một con người cảm thấy có một cài gì đó vừa tuột khỏi tay mình. Cặp mắt anh chợt dịu đi, cặp mắt dim lại, cố nén sự bộc lộ vội vã vào bên trong, cặp mắt từng trải mưu lược. Cặp mắt ấy như muốn nói: “Hỡi chú chim non ngờ nghệch! Sao ngươi không cố chịu hiểu: Thế giới này là của những người như ta… trước sau rồi ngươi sẽ tự giết chết trong một cạm bẫy nào đó… Nhưng bánh răng… đúng… những bánh răng sẽ nghiền nát ngươi ra… lúc đó hối cũng không kịp nữa…
Cuộc đối thoại ấy như một quả bom nổ tung, khoét cái hố ngăn cách giữa anh em tôi thành vực sâu. Lúc này đã hoàn toàn bình tĩnh, anh Trần nói rất nhỏ:
- Thôi thì tùy cậu. Cậu tự nhận lấy trách nhiệm đối với đời mình. Còn trách nhiệm của anh đối với cậu, thế là hết.
Tôi buồn rầu, bộ óc sưng tấy vì kích động. Tôi lặng lẽ đến trước dương cầm và ngồi xuống. Tôi lướt ngón tay, một âm điệu giằng xé bỗng vang lên. Phải chăng khúc Trương Chi? Anh Trương Chi buồn phiền trên lá đò đêm.
Người ơi! Bến chẳng thầy đò
Con đò nhỏ hay con đò nát.
Tiếng hát lung linh dài như ánh mắt
Xao xuyến ngân hà một bóng trăng trôi
Tiếng hát đam mê trời cao bỗng tít
Giai nhân hề… giọt lệ tuôn rơi
Ma quỷ nào làm nhòe con mắt?
Ma quỷ nào biến hình gương mặt?…
Đò đêm, một lá đò đêm…
Duyên ơi! Sao chẳng tìm duyên?
Tay tôi lướt trên phím đàn, tiếng đàn an ủi; chỉ còn cây đàn lúc này là bạn của tôi. Tiếng đàn như nức nở, nó tự nghi ngờ. Tiếng con nai yếu đuối xót xa- tiếng con hổ gầm lên man rợ- tiếng súng nổ của đội trưởng Mai- con vượn nhỏ sóng soài- con vượn mẹ hú từ đỉnh núi- tiếng anh Trần tự tin, già nua- tiếng của em tôi, tiếng của Ngà trong trẻo; Em ghé sát vào tai tôi, thầm thì trên nền âm thanh kỳ dị ấy.
“Anh yêu ơi! Đêm qua, em mơ thấy anh nằm dài, xanh lướt. Anh trang nghiêm mà xa vời. Anh buồn vã nhưng càng âu yếm. Anh ốm phải không? Cái đất Hà Nội kỳ quặc ấy, có gì mà cuốn hút anh? Mẹ cũng thương anh chẳng kém. Em đọc thư anh cho mẹ nghe, mẹ khóc và bảo rằng: Anh là người tốt nhất, nhưng hồn vía anh đang bị những cơn mê ám ảnh.
Về đi! Về đi anh ơi!
Mẹ đang nhặt bông làm cho chúng ta một chiếc chăn ấm nhất. Bạn bè đang kiếm gỗ làm cho chúng mình một căn nhà đẹp nhất. Anh đi, rừng cũng buồn, suối cũng buồn, tiếng con nai giác buồn thêm, tiếng con vượn như tiếng khóc thâu đêm, đàn bò của em dạo này cũng như ngơ ngác.
Về đi! Về đi anh ơi!
Em đã được nghe bản nhạc của anh. Cảm ơn anh gửi nhạc tặng em. Em biết là anh nhớ em, thương em. Anh nói anh vui nhưng em biết là đang khổ. Tại sao anh lại trốn vui đi tìm khổ?
Về đi! Về đi anh ơi!…
Hoang Tưởng Trắng Hoang Tưởng Trắng - Nguyễn Xuân Khánh Hoang Tưởng Trắng