Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ cuộc.

Charles J. Given

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhật Hạnh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1320 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15 -
ưng đóng kín cửa ngồi một mình trong phòng riêng, mặc cho Huy chỉ đạo mọi việc. Bên ngoài tấp nập ồn ào, khiêng vác lịch kịch, dưới bếp xoong nồi loảng xoảng.
Còn trong phòng vắng lặng âm âm như dưới mồ. Hưng ngồi ôm đầu cố gắng tĩnh trí để hiểu ra mọi điều. Hình như có chuyện gì đó rất nghiêm trọng không thể cứu vãn nổi được nữa, nhưng là điều gì? Tuyết vừa ở đây, bây giờ lại đi đâu? CÒn Quỳnh ở đâu? và cả ba nữa, ba vừa đến đây? Nhưng điều gì đã xảy ra? Tuyết đi rồi, còn Quỳnh với ba thì đang ở đây. Phải rồi đang ở đây, trong nhà này. À, vừa rồi công an đến đây làm gì nhỉ? Họ bảo tìm nguyên nhân về Quỳnh. Sao lại phải tìm nguyên nhân về nó?
Hưng đứng bật dậy, anh đi sang phòng Quỳnh, bước đi lênh đênh như người mù, anh dò dẫm đến căn phòng phía Đông, rồi gọi theo thói quen:
" Quỳnh ơi, bố vào nhé". Anh mở cửa và thấy Tú đang đứng lặng cạnh giường Quỳnh. Tú đứng thẳng, nhìn đăm đăm vào cô gái, mặt tái xanh, hai dòng nước mắt tuôn trào, đôi môi giật giật run run.
Hưng vào đứng bên cạnh, thảng thốt kêu lên:
- Con tôi chết thật rồi ư?
Tú nắm lấy tay Hưng, cậu nức nở nói:
- Chú ơi, cháu có lỗi với Quỳnh!
Hưng nhìn sang giường bên cạnh tháy ông giáo cũng nằm lặng ngắt, anh thảng thốt kêu lên:
- Ba ơi, thế là ba đã đi với cháu QUỳnh rồi!
Giờ đây, suốt từ tối qua đến giờ, lần đầu tiên Hưng bật được tiếng khóc, tiếng khóc trầm trầm đứt đoạn, kéo gập người như cái cây bị đổ. Mái tóc xoà xuống, một mảng tóc bạc trắng lộ ra, trước đây đầu anh chưa hề có một sợi bạc nào. Nỗi đau được kìm nén, dồn dập tai họa đổ xuống, anh cố vùi tất cả suy nghĩ vào sâu trong tiềm thức để mà đứng vững, đối phó với công việc. Lúc này đây sự thật đã phơi bày, anh chẳng thể dối mình được nữa. Nỗi đau ùa tràn như đê vỡ, tất cả cuộc đời anh đã bị chìm ngập trắng xoá dưới dòng lũ của tai hoạ.
Hai người đàn ông, một già, một trẻ đứng tựa vào nhau, như hai cái cây giữa dòng xoáy. Nỗi đau khôn cùng, nhưng đã vỡ oà ra thì không còn nhức nhối hung dữ nữa, mà mênh mông vô bờ.
Họ đứng như vậy, khóc không thành tiếng.
Cửa bật mở, Hưng đi vào cùng với ba bác sĩ áo blouse trắng, một anh xách vali đựng dụng cụ y tế. Người tóc bạc, khuôn mặt đôn hậu nói giọng miền Trung đến bên Hưng:
- Xin chia buồn cùng anh.
Huy giới thiệu:
- Anh Hưng, em xin giới thiệu đây là giáo sư, bác sĩ Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện công an, và đây là hai bác sĩ pháp y đến để khám cho cháu Quỳnh.
Hưng cúi đầu chào lễ độ mà vô tri. Anh lẳng lặng đi ra.
Bác sĩ Hoàng Minh nhìn theo thở dài:
- Nỗi đau quá lớn! Bác sĩ quay sang Huy bảo:
- Anh cho mời hai người vào làm chứng việc khám nghiệm.
Tú từ nãy giờ đứng im, cậu lên tiếng:
- Cậu Huy, cháu ra mời cô giáo vào chứng kiến nhé.
Huy gật đầu:
- Phải đấy, cháu ra mời cô giáo vào, mời cả cô Kim nữa. Còn cháu ra xem các bạn dọn dẹp ra sao rồi. Cậu phải ở đây chứng kiế.
Hưng lảo đảo đi về phòng, anh đến nằm vật ra ghế xích đu, nhắm mắt lại. Thế là Quỳnh đã chết thật rồi, và ba cũng đã chết rồi, những người thân yêu nhất đã ra đi mãi mãi. Trong căn nhà này, đã có một thời hạnh phúc biết bao.
... Hồi đó những căn nhà hai tầng nhỏ này mới xây xong và ưu tiên bán cho một số trí thức, văn nghệ sĩ, được mua theo phương thức trả dần. Hưng dọn đến đây khi Tuyết có thai. Và căn nhà bên cạnh, vợ ông hoạ sĩ Tôn Đức Việt cũng sắp sinh. Hai gia đình lập tức thân thiết với nhau, có lẽ do hoàn cảnh giống nhau giữa những cặp vợ chồng trí thức trẻ: cùng niềm vui hạnh phúc trong nhà mới, cùng chờ đợi đứa con đầu lòng. Sau này Hưng phá nhà cũ xây lên một toà biệt thự lớn. CÒn ông Việt nghèo vẫn giữ nguyên căn hộ cũ kỹ xưa. Hai nhà ở cạnh nhau mà bên thì lộng lẫy, bên thì đơn sơ như gái quê đứng cạnh cô người mẫu thời thượng.
Việt Tú sinh trước Quỳnh ba tháng. hai đứa trẻ lớn lên bên nhau từ tấm bé ở vườn trẻ. Quỳnh bụ bẫm, còn Tú thì gầy nhưng rắn rỏi. Lên ba chúng cùng đi mẫu giáo. Sáng sáng ông dẫn cả hai đứa đến trường, rồi chiều đến ông lại đón chúng về. Những chiều chủ nhật, ngoài hiên khi nắng đã đổ dài ra tận hàng rào, trên bộ xa lông mây, ba ông cháu ngồi bên nhau. Lúc này hai đứa đã lên năm, Quỳnh kéo ghế sát vào ông, gục đầu trên đầu gối ông, còn Tú ngồi nghiêm trang đối diện, mắt nhìn đăm đăm vào ông nghe truyện cổ tích. " Ngày xửa ngày xưa...". Cả hai đứa trẻ lặng đi, theo bước những cô tiên trên sườn núi thoai thoải đầy hoa muôn sắc màu, rồi cởi những đôi cánh trắng muốt treo trên cành cây, rồi nô đùa tắm dưới dòng suối trong vắt...
- Thế chú tiều phu nấp ở đâu hả ông? Tú sốt ruột nhắc ông, câu chuyện này ông đã kể nhiều lần, chúng đã thuộc, nhưng vẫn đòi kể lại. Tú thích đoạn chú tiều phu ăn cắp đôi cánh của cô tiên út.
- À khoan đã nào, phải kể về các cô tiên đã chứ, cô tiên thứ nhất mặc áo hồng như cánh hoa, cô thứ hai mặc áo xanh như mầu lá non, cô thứ ba mặc áo màu vàng như cánh bướm, còn cô út thì mặc áo màu... màu gì nào?
- Mầu ánh trăng. Quỳnh hớn hở kêu lên như thế.
- Màu ánh trăng óng ánh vàng, và trong suốt, khi cô bước đi, tấm áo quấn quanh mình bay bay. Chú tiều phu cứ nhìn theo cô mãi, chú rón rén đi theo cô ra tận bờ suối, chú nấp sau tảng đá to, to lắm mầu xám. Dưới tảng đá có con cóc cụ ở đấy từ lâu, lâu lắm, có lẽ từ khi có tảng đá này. COn cóc cụ kêu: " Khoọc khoọc, trốn đi? " Nhưng chú tiều phu chẳng nghe thấy gì, chú mải nhìn theo....
Tú hớn hở nghe ông kể đến đoạn thú vị nhất, cậu bé chúm môi tròn mắt, chú khe khẽ kể tiếp:
- CHú tiều phu bò len lén đến gần bụi cây, ngước mắt nhìn lên, đôi cánh treo cao quá, mà bụi cây thì đầy gai...
Quỳnh bíu tay chặt vào ông, cô bé rất hồi hộp, cả ba ông cháu như đang lo sợ cô tiên phát hiện họ đang ăn cắp đôi cánh của mình.
Bên kia hàng rào, mẹ Tú gọi:
- Tú ơi, về tắm nào, nước nguội hết rồi.
Cả ba ông cháu giật mình. Nàng tiên bay mất, Tú đứng sững sờ như chàng tiều phu, rồi cậu bé vốn rất vâng lời, lủi thủi đi về nhà để tắm. Không phải tắm ở suối mà tắm trong chậu, mẹ kỳ cọ rất mạnh, rất đau, Tú cứ phải kêu " Ái ái!". Còn mẹ thì bảo: bẩn quá! bẩn quá!
Quỳnh đứng bên này hàng rào kêu to để trêu chọc:
" Ê, con trai ở bẩn, lợn con lợn con"
Mẹ Tuyết cầm tay Quỳnh dắt vào và bảo " Vào tắm, con bẩn quá, như mèo con ấy" - Mẹ gội đầu cho Quỳnh, nước vào mắt cay xè, Quỳnh vùng vẫy ướt hết cả mẹ.
Ông đứng cạnh bật cười:
- Cô tiên út tắm ngoan cơ mà, cô ấy có hét như thế đâu?
Hưng thở dài, chả hiểu sao những hình ảnh xa lắc xa lơ ấy sống lại, ngày đó anh coi những chuyện ấy thật buồn cười, chẳng có ý nghĩa gì. Hồi đó anh đang bắt đầu đi vào công việc kinh doanh, xã hội đã chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Anh làm giám đốc một xí nghiệp điện tử. Công việc bận rộn đã đành, nhưng chính là anh bắt đầu cách suy nghĩ rất thiết thực. Mỗi giờ được tính toán bằng số lãi làm ra, các mối quan hệ được tính bằng lợi ích kinh tế, đầu óc phải luôn luôn tỉnh táo đối phó diễn biến thị trường. Niềm háo hức với cách làm việc mới, sự hối hả và hiệu quả cao. ĐỒng tiền trở thành thước đo giá trị: Giá trị của năng lực làm việc, và giá trị của mỗi con người.
Cách sống chắt chiu từng đồng, lối sống được đánh giá là thanh bạch, bỗng trở lên đê tiện. Cách sống hào hoa phóng khoáng nhanh chóng trở thành thói quen, và tâm hồn bắt đầu khô cứng nguội lạnh từ lúc nào anh không hề nhận biết.
Nhiều lần đi làm về, anh thấy Tuyết ngồi thẫn thờ nhìn sương chiều phủ bạc cây cỏ, tiếng nhạc buồn nhè nhẹ trong căn phòng âm u không bật điện, anh bước vào nói oang oang:
- Sao không bật đèn, tiết kiệm ư? Rồi anh bật đèn sáng choang tất cả các phòng, ngoài cửa sổ bỗng tối đen, tiếng nhạc lẫn trong tiếng bước chân lộp cộp. Tuyết đứng ngơ ngác như vừa tan giấc chiêm bao đẹp. Hưng cười vui vẻ:
- Sao em ngồi ngủ gật ư? Chờ anh về chậm quá phải không? Bận quá không sao dứt ra được.
Tuyết dịu dàng nói:
- Anh vào tắm đi, nước nóng sẵn rồi. Em đi dọn cơm đây, chắc ông và QUỳnh đói lắm rồi đấy.
Những ngaỳ ấy gia đình thật đầm ấm, vậy mà mình đâu có hiểu giá trị của hạnh phúc. Tuyết cô đơn lặng lẽ chịu đựng sự phấn chấn tự mãn của mình. Con người làm ra tiền tưởng rằng mình đã ban phát hạnh phúc cho mọi người, hoá ra mình đã dẫm đạp lên tâm hồn lung linh của người thân.
Ngày ấy, QUỳnh và Tú bắt đầu vào học lớp một. Buổi sáng hôm mùng 4-9 cả nhà rộn rã như Tết. Ông sắp xếp lại cặp cho Quỳnh, có hai quyển vở, một cái bút máy, một cái bút chì, mà ông cứ thử mãi xem mực có chảy đều không? RỒi bỏ vào thêm cái thước, cục tẩy. Còn mẹ Tuyết thì là quần áo cho Quỳnh, bộ đồng phục sơ mi trắng, váy xanh xếp nếp to, đôi giầy bata trắng. QUỳnh ngồi ăn sáng mà hồi hộp đến nỗi nuốt không vào, cứ nhâm nhi mãi cốc sữa, em cầm cái bánh mì lắc đầu:
- Con no lắm, chẳng muốn ăn.
Hưng nghiêm mặt bảo:
- ĂN đi, lớn rồi còn nhõng nhẽo!
Quỳnh bẻ một miếng bánh mì bỏ vào cốc sữa, rồi len lén dấu cái bánh mì dưới ngăn bàn.
Khi Quỳnh đã mặc bộ đồng phục vào, áo hơi rộng, váy hơi dài, nhưng nom cô bé chững chạc hẳn lên. Quỳnh xách cặp đến trước ông chào:
- Ông ơi, cháu đi học đây. Chữ học Quỳnh nhấn mạnh. Bởi vì bây giờ là lớp một, học chữ hẳn hoi chứ có phải như khi còn là mẫu giáo đâu. Quỳnh định xuống chào bố thì Hưng đã xuống ô tô đi làm tự lúc nào. Anh lật đật quên cả chào cô con gái lần đầu tiên vào lớp một. Bây giờ học Trường Trưng Vương xa, ông không đưa Quỳnh đi được nữa, mẹ sẽ đèo xemáy đưa cả hai đứa đến trường.
Tú cũng mặc đồng phục, áo trắng, quần sóoc xanh, vai đeo cặp, vẫn thấy Quỳnh xách cặp ở tay, Tú bảo:
- Quỳnh đeo cặp vào chứ.
Cô Tuyết bảo:
- Không, QUỳnh đưa cặp mẹ để vào giỏ xe. QUỳnh ngồi sau ôm mẹ cho chặt. Tú ngồi sau Quỳnh, ôm Quỳnh nhé. Nhớ cả hai phải giữ cho chắc đấy.
Bố mẹ Tú cũng đứng tiễn ở cổng. Hai bác Đức Việt ôm hôn cả hai đứa rồi nói bằng giọng miền Nam:
- Học giỏi nghe!
Hai đứa đưa tay vẫy vẫy ông và hai bác Việt. Xe rồ máy phóng đi, hai đứa vội ôm chặt lấy lưng mẹ.
Hưng còn nhớ hồi học cấp I, Quỳnh còn học giỏi hơn Tú. Hôm nào về Quỳnh cũng khoe:
- Tập viết của con được điểm 8. Còn Tú chỉ điểm sáu thôi. Cô giáo bảo chữ Tú như giun bò.
Có hôm QUỳnh lại vui mừng hớn hở bảo:
- Tú với con đều được điểm 10 toán.
Cho đến lớp 4, QUỳnh vẫn học giỏi, Tú và Quỳnh thay nhau đứng nhất nhì lớp.
Tuyết thường bảo với Hưng:
- Đi họp phụ huynh, mình cũng tự hào vì có đứa con học giỏi lại ngoan. Khi nào hội trường, QUỳnh cũng được chọn làm học sinh tiêu biểu lên đọc lời chúc mừng đấy.
Hưng cười, anh nói đầy tự đắc:
- DÒng họ Mạc tất nhiên là phải học giỏi thôi.
Kiêu ngạo quá đấy! Tuyết cười mỉm.
Con gái mình đâu phải đầu óc tăm tối, nhưng mà hoàn cảnh khốn khổ như thế, những người thân thiết nhất đều bỏ nó mà đi, trong căn nhà vắng vẻ này với một người bố khốn nạn như mình, một cái máy chứ chẳng phải là người. Mà con bé thì sống tình cảm, tâm hồn nó dịu dàng nhạy cảm như thế. Làm sao nó có thể học hành được, vậy mà mình đã đánh mắng nó dữ dằn như thế. Tội nghiệp con tôi! Tại sao mình không đón ông nội về với nó? Tại sao nhỉ? Tại nó chẳng bảo gì với mình cả, hay là có bảo mà mình không chú ý? Nhưng cái chính là thâm tâm mình ngại sống với ông già. Ông thật hiền hậu, nhưng cách sống quá thanh bạch, cách nghĩ quá trong sạch, khiến mình cứ cảm thấy mình luôn luôn có lỗi. Mình không chịu nổi tâm hồn thơ mộng của ông già, nhất là lòng thương người quá bao dung của ông.
...
Lần ấy trong xí nghiệp mà Hưng làm giám đốc, xẩy ra tình trạng ăn cắp linh kiện điện tử, anh quyết định phải thi hành kỉ luật thật nặng những kẻ lấy cắp.
Bộ phận bảo vệ đã bắt được cô Kiệm, một nữ công nhân có chồng đi tù vì tội lái xe cán chết người. CÔ ta đã ăn cắp và dấu đồ ăn cắp vào cái túi, khâu hai lớp đáy.
Giám đốc đã quyết định đuổi việc.
Ông giáo Thư thấy một người đàn bà gầy tong teo, mặt xanh tái, đội một cái nón rách, tay dắt hai đứa trẻ, đứa lên mười, đứa lên năm đứng trước cổng.
Ông giáo Thư thấy một người đàn bà gầy tong teo, mặt xanh tái, đội một cái nón rách, tay dắt hai đứa bé, đứa lên 10, đứa lên 5 đứng trước cổng. Ông vội vào nhà xúc bát gạo, và lục túi lấy mấy tờ bạc hai trăm đưa ra cổng cho mẹ con người ăn xin. Nhưng khi ông đưa cho, chị ta lắc đầu không nhận mà chỉ khóc. Ông hỏi: vì sao lại đứng đấy mà khóc? CHị ta đã kể hoàn cảnh của mình và chắp hai tay lạy:
- Cụ ơi, cụ thương mẹ con con. chồng đi tù mà một mình con nuôi hai đứa con chẳng đủ ăn, lấy gì để đi thăm nuôi chồng. Lần ấy nhân có người bạn hứa sẽ đèo xe máy đi thăm anh ấy bị giam tận Thái Nguyên. COn trót dại ăn cắp để kiếm ít tiền mua quà cho anh ấy. CỤ ơi, cụ thương mẹ con con, nay giám đốc đuổi việc thì chúng con chỉ biết ôm nhau nhẩy xuống sông mà chết thôi.
Cụ giáo lục ví có mấy nghìn đem cho hết rồi hứa:
- Thôi cô đưa các con về nhà đi, tôi sẽ nói lại với giám đốc.
Tối đó ông giáo Thư vào phòng con trai, ông kể lại chuyện gặp ba mẹ con cô Kiệm, công nhân bị đuổi việc, và bây giờ cả nhà sắp chết đói. Ông nói:
- Hưng, ba hiểu con giữ nguyên tắc quản lý. Nhưng con phải hiểu con người. Nguyên tắc nào cũng không thể nào hơn lòng nhân đạo. Ba yêu cầu con nhận lại cô ấy vào làm việc. Nếu không con sẽ phạm tội giết người đấy.
- Không được, không bao giờ. Hưng kiên quyết lắc đầu.
- Ba xin con, hãy vì mấy đứa trẻ thơ mà tỏ ra rộng lượng. Con không thể đẩy họ vào con đường cùng, không chết cũng thành cầu bơ cầu bất, và họ sẽ trở thành kẻ phạm tội.
- KHông được ba ạ. Con phải giữ kỷ cương. COn xin ba đừng can thiệp vào công việc của con.
- CÔng việc của con thì con làm, ba chẳng can thiệp làm gì. Nhưng đạo đức làm người thì ba phải nhắc nhở con.
- Đạo đức của con là phải làm cho xí nghiệp phát đạt, công nhân giữ được phẩm chất trong sạch. Ba đưa đạo đức Khổng Tử vào để quản lý xí nghiệp hiện đại thì sẽ tan nát hết.
Ông giáo đứng dậy, ông nghiêm khắc nói:
- Lòng nhân đạo tồn tại muôn đời chừng nào còn có loài người. COn là loại người chỉ nhìn thấy tiền mà không nhìn thấy người. Ba chẳng còn gì để nói với con nữa.
Ông giáo đi ra khỏi phòng, lưng còng lại như gánh nặng cuộc đời bỗng trĩu xuống. Sau cuộc nói chuyện ấy, ông giáo luôn tránh mặt con trai, ông không muốn nói chuyện với Hưng nữa.
Còn Hưng vẫn giữ nguyên quyết định của mình, đuổi việc cô công nhân ăn cắp và sau đó quên hẳn chuyện ấy.
Mấy năm sau Hưng gặp một mụ điên đi ngoài đường miệng lảm nhảm: " Thằng giám đốc Hưng độc ác, nó giết con tôi, nó bỏ tù con tôi. Tao nguyền rủa nó phải khốn đốn! ". Hưng ngạc nhiên đến gần nhìn xem và nhận ra đó là cô công nhân bị đuổi việc. Anh sững sờ, lạnh gáy, mồ hôi lạnh toát ướt sống lưng.
Ngày hôm sau anh cử người đi điều tra và biết được: Khi bị đuổi việc, chị ấy phải đi bán rau nhưng đứa trẻ bị ốm không có thuốc đã chết. Đứa lớn bỏ học rồi đi ăn cắp và bị bắt. Thế là bố đi tù chưa về, con đã vào trại cải tạo. Người mẹ phát điên.
Hưng không dám nói chuyện ấy với cha, anh lẳng lặng tìm cách xin cho người chồng chị Kiệm và con trai được ra tù, rồi Hưng nhận anh ta vào xí nghiệp của mình cho vào tổ sửa chữa xe, và cho đứa con đi học nghề. Nhưng cái gia đình ấy đã tan vỡ. Chị vợ phải vào trại điên, bệnh tình quá nặng khó có thể phục hồi được. Nỗi ân hận ấy đè nặng lương tâm anh. Anh hiểu cha mình đã đúng. Và vì vậy anh càng ngại ở gần cha. Anh muốn mình thoải mái trong các quyết đoán của mình. Thời đại ngày nay cần quyết đoán mới giành thắng lợi trong cạnh tranh được.
Anh tránh cha như tránh sự phán xét của lương tâm, như anh chàng người gỗ Pinôkioo tránh con dế lương tâm.
Anh ngồi ôm đầu, nhớ lại mọi điều và đau đớn thì thầm với hương hồn người cha: " Ba ơi, con thật sai lầm: mất ba, mất Quỳnh và Tuyết cũng mất nốt. "
Anh chợt nghe bên tai tiếng lảm nhảm của bà điên: "... Tao nguyền rủa thằng giám đốc Hưng phải khốn đốn".
Người mẹ ấy đã chịu nỗi đau mất tất cả: mất chồng, mất con, và mất cả bản thân nữa.
Anh cũng đang trải qua nỗi đau ấy và tự nhiên anh cảm thấy giá mất trí đi, thì lúc này đỡ khốn khổ hơn.
Lời nguyền của người mẹ đau khổ đã ứng nghiệm.
Hoa Và Nước Mắt Hoa Và Nước Mắt - Nhật Hạnh