Tài năng thường bộc lộ trong những hoàn cảnh khó khăn và ngủ yên trong hoàn cảnh thuận lợi.

Horace

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 6
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1378 / 5
Cập nhật: 2016-01-26 08:01:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
gày 22- 11.. Lập đông.
Tôi không biết mẹ đã làm điều gì lầm lỗi với cha khiến người nổi giận, để rồi cuối cùng mẹ con tôi phải khăn gói ra đi. Bên cạnh tôi, dáng mẹ yếu đuối, mong manh như cánh diều trắng của tôi mỗi khi gặp trời giông bão. Và đôi mắt mẹ mọng sưng vì đã khóc nhiều. Bất chợt tôi thấy mình như lớn hẳn lên, trưởng thành hơn cái tuổi mười bốn, mười lăm của mình để từ nay mẹ có tôi làm nơi tựa. Vậy đó, tôi biết từ nay mẹ cần có tôi, tôi là nguồn an ủi, động viên là mầm sống là nguồn nghị lực của mẹ và tôi cũng biết nếu từ nay không có mẹ, đời tôi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa".
Đó là những dòng nhật ký mở đầu cho quãng đời gần năm năm vật lộn với cuộc sống bức xúc và đong đầy nước mắt của Lâm Huỳnh Thy.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai tin một cô bé mười bốn mười lăm tuổi thì làm gì có đủ mộng đủ mơ, làm gì có sầu có tủi, có những tình cảm sâu sắc để viết nhật ký. Nhưng không, đó là sự thật, cái gia đình mà Lâm Huỳnh Thy sinh ra và lớn lên rẫy đầy những éo le, trắc trở do người cha mang đến. Cô bé phải làm quen với những giọt nước mắt của mẹ ngay từ thuở nhỏ. Chính cô cũng là người đêm đêm nằm trong vòng tay mẹ, lắng nghe những lời tâm sự nỉ non đầy trắc ẩn.
Từ đó đã tác động vào tư tưởng và tình cảm của cô bé, biến cô thành một thiếu nữ đa sầu, đa cảm để rồi nối tiếp sau đó là quãng đời đong đầy nước mắt.
Đó là cái làng chài nghèo nàn nép mình dưới rặng phi lao và một bên là rừng dương xanh thẳm. Có lẽ nó là hình ảnh nổi bật nhất của miền thôn dã này từ mấy đời nay. Họ gồm một thiếu phụ chừng bốn mươi tuổi, vóc dáng gầy gò, đôi má nhô cao, đôi mắt ẩn sâu buồn thăm thẳm, nhưng tất cả vẻ ngoài khắc khổ ấy không giấu được một phong thái đài các, toát lên từ dáng đi, cách nhìn và trang phục của bà.
Bên cạnh người thiếu phụ là một bé gái cũng giống như mẹ. Cô bé chừng mười lăm tuổi, cô có làn da trắng mịn màng, có sóng mũi thẳng và đôi môi mọng đỏ. Đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt của cô to, tròn, long lanh như có nước. Một đôi mắt đa sầu, đa cảm như lúc nào cũng sẵn sàng rơi lệ.
Hai người họ từ từ men theo dãy cát vàng trước làng chài. Nắng nhẹ đổ trên tóc, trên vai và trải dài quanh họ. Thiếu phụ chuyển chiếc va li to tướng từ tay phải sang tay trái. Cô bé đi cạnh lên tiếng, giọng nói mang âm sắc của người thành phố.
- Mẹ mỏi mệt lắm rồi, để con xách đỡ một đoạn.
Thiếu phụ xoa đầu con, chớp nhẹ đôi mắt buồn:
- Chiếc va li này không có nặng lắm đâu, so với gánh nặng rồi đây sẽ đè trĩu trên vai con. Bây giờ mẹ còn có thể gánh được thì con cứ để mẹ gánh.
Cô bé cầm tay mẹ lắc nhẹ. Tiếng nói dịu dàng thoát ra từ bờ môi mọng ướt của cô:
- Mẹ ơi! Mẹ nói gì mà con không hiểu?
Thiếu phụ lắc đầu, giông thật buồn:
- Rồi con sẽ hiểu, nhưng mà... đó là chuyện sau này.
- Thế sao mẹ không giải thích cho con biết ngay bây giờ đi?
Có tiếng thở dài não nuột từ thiếu phụ:
- Huỳnh Thi, có những chuyện cho dù có nói ngay bây giờ con cũng chẳng hiểu đâu. Rồi thời gian sẽ nuôi con khôn lớn, lúc ấy không cần mẹ giải thích con cũng hiểu.
- Không phải đâu mẹ - Cô bé tranh cãi - Thầy con nói: ta lớn khôn lên được như ngày nay là nhờ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Thế sao mẹ lại nói là thời gian?
Bất giác trên mắt thiếu phụ long lanh hai giọt nước. Giọng bà đau xót lạ:
- Tội nghiệp, con là một đứa bé thông minh, tiếc rằng... từ nay con không còn cơ hội đi học nữa.
Hai mẹ con vẫn bước đi giữa tiết trời đông giá lạnh. Cuối cùng họ dừng lại trước căn nhà cuối. Ngôi nhà không nhỏ lắm so với nhà cửa ở làng chài này. Ngập ngừng một chút rồi thiếu phụ thở than:
- Thật trớ trêu, không biết nơi này có chỗ dung thân cho mẹ con mình không.
Cô bé tròn mắt nhìn mẹ. Tâm hồn thơ trẻ của cô cảm nhận được vẻ bất an trong lời nói và cử chỉ của bà.
Cửa mở, phía sau khung gỗ là một thiếu phụ. Người đàn bà này mang dáng dấp đặc trưng của miền thôn dã. Áo bà ba và quần đen đã sờn cũ, lâu ngày không được là ủi. Bà dừng mắt trên y phục của hai người khách lạ, vẻ ngoài sang trọng của họ làm bà nể vì. Một chút kính trọng trong giọng nói:
- Bà cần gì ạ?
- Chào chị - Thiếu phụ đặt chiếc va li xuống nền cát rồi từ tốn nói - Mẹ con chúng tôi từ thành phố tới đây và muốn định cư. Hiện nay chúng tôi chưa có chỗ ở. Mọi người trong làng chỉ tới đây, họ nói là chị có thể giúp đỡ cho một chỗ ở tạm thời.
Người đàn bà im lặng và tiếp tục quan sát, đánh giá và cân nhắc. Lúc này, thiếu phụ nói thêm:
- Mẹ con tôi không còn chỗ nào để đến nữa, xin chị giúp đỡ cho. Tôi xin chịu mọi phí tổn.
Dường như câu nói ấy đã có tác dụng, một nụ cười nở trên môi chủ nhà:
- Được mà, người trong làng chỉ bà tới đây là đúng, bởi vì lúc trước tôi cũng từng ở thị xã.
- Vậy thì may quá!
- Vào nhà đi. Chà, bé gái xinh đẹp quá! Trên thành phố có khác, chả bù với bọn trẻ ở miền thôn dã này.
Thiếu phụ quay sang con nói bằng giọng âu yếm:
- Chào bác đi con.
Cô gái làm theo lời mẹ:
- Dạ cháu chào bác.
- Nó tên là Huỳnh Thi đó chị ạ.
- Chà cái tên đẹp quá! Người đàn bà lại tiếp tục khen ngợi.
- Năm nay cháu mười lăm tuổi. À tôi tên là Thụy Chi. Còn chị, tôi phải gọi chị bằng gì nhỉ?
- Tôi ấy à? Tên đầy đủ của tôi là Trần Thoại Mỹ. Bà cứ gọi tôi là Mỹ được rồi.
- Chị Mỹ này, chị cứ gọi tôi tên Chi đi, đừng kèm theo tiếng "bà" nữa, nghe như là tôi già lắm vậy.
- Ồ, vậy cũng tiện. Chi ngồi xuống đây đi, cả bé gái nữa, ngồi đi cháu.
Cả ba cùng ngồi quanh bộ ghế bằng gỗ soài đã cũ. Bà Chi quan sát căn nhà. Mọi thứ ở đây đều làm bằng gỗ, đơn giản và mộc mạc. Căn nhà khá rộng, ngoài ra còn có một cái chái nhỏ về hướng Đông và xoay mặt ra biển.
Có tiếng chủ nhà vang lên:
- Chị cũng thấy đó, nhà cửa tương đối rộng rãi, chỉ có mỗi mình tôi và hai đứa con trai sinh sống. Nhưng có điều nó không được tiện nghi lắm.
Đúng là không tiện nghi, nếu không muốn nói là nghèo nàn, Nhưng tất cả những gì gọi là tiện nghi, vật chất cao sang bây giờ đều không còn ý nghĩa gì đối với mẹ con Huỳnh Thi.
Mới trước đó một ngày, họ cất bước ra đi từ một thế giới cao sang hơn nơi này gấp vạn lần. Nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên với thời gian. Nhưng tất cả bây giờ đã trở thành quá khứ. Bà Chi nhận thức được rằng một chỗ ở thế này là điều mong muốn trong tương lai của họ.
- Không sao cả - Bà Chi cố nuốt ngược dòng hồi ức đau thương vào lòng. Chúng tôi tới đây và chấp nhận tất cả. Tôi mong mỏi được hòa nhập vào cuộc sống với bà con làng quê này. Chị Mỹ, nếu có thể được, xin phép chị cho mẹ con tôi ở lại đây làm ăn và sinh sống! Tất nhiên tôi sẽ chịu một phần phí tổn, nhưng điều quan trọng hơn hết là tôi xin chị giúp đỡ cho chỗ ở tạm thời. Bởi vì - giọng người thiếu phụ tự dưng nghẹn lại - bởi vì... chúng tôi không còn nơi nào để đến nữa.
Sao vậy nhỉ? - Bà Mỹ thầm nghĩ - mẹ con họ có vẻ sang trọng quá. Ta có nên đồng ý không, hay là từ chối... lợi hay hại đây? Cuối cùng bà nói:
- Thôi thế này nhé! Chị và cháu cứ tạm thời ở đây. Vấn đề còn lại chúng ta sẽ bàn bạc sau - bà cười rồi nói thêm - để tôi hỏi lại ý kiến thằng con trai. Thôi bây giờ tôi phải đi làm đây, thằng con tôi nó đi học sắp về tới rồi. Nó tên là Trần Gia Bảo.
Bà bước đi rồi chợt quay lại hỏi:
- Chị muốn ở lại đây luôn thật sao?
- Vâng...!
Huỳnh Thi thấy mắt mẹ mờ lệ. Sao vậy... Sao đời mẹ có nhiều nước mắt thế nhỉ?
- Đó là lần đầu tiên họ gặp nhau, nhìn thấy nhau. Lúc đó Lâm Huỳnh Thi đang thơ thẩn bên rừng phi lao cạnh nhà. Lập tức cô gái có cảm giác thân thiện như đã gần gũi với cậu ta từ lâu lắm vậy.
Bảo là cậu bé chừng mười lăm tuổi, nước da trắng ngần đáng ngạc nhiên so với màu da của đa số người dân vùng biển này. Bộ đồng phục trên người cùng với chiếc áo sơ mi trắng toát có đính phù hiệu, cặp táp trên tay, chân mang dép da, mái tóc bồng bềnh và gương mặt sáng lạng biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của một đứa bé có học và được dạy dỗ cẩn thận...
Dáng dấp ấy gợi nhớ trong lòng Huỳnh Thi, và cho cô bé cảm giác gần gũi bởi đây là hình ảnh đã gắn liền với cuộc đời của cô suốt thời thơ ấu.
Thi nhìn cậu bé, môi nở nụ cười làm quen thật tươi và đầy thiện cảm. Nụ cười rất đẹp và vô cùng duyên dáng. Ô kìa! Thế mà cậu ta lại lạnh lùng bỏ đi, không buồn đáp lại, cũng chả đưa mắt nhìn Huỳnh Thi lấy một lần nữa.
Thi tức tối nhìn theo, ấm ức đến đỗi mắt óng ánh nước. Có đôi lúc cô bé tức cho đôi mắt của mình, làm sao mà nó dễ dàng rơi lệ đến thế nhỉ. Nhưng biết làm sao hơn khi mà Huỳnh Thi vốn là cô bé đa sầu đa cảm.
Trần Gia Bảo bước vào nhà, khẽ liếc nhìn thiếu phụ lạ mặt ngồi trên bàn, lạnh lùng gật đầu chào rồi đi vào nhà bếp. Ở đó bà Mỹ đang dùng đôi đũa trở lát cá chiên trên chảo.
- Mẹ - Bảo gọi rất thân mật - mẹ xem con đã về rồi nè.
- Ồ, con trai cưng của mẹ - bà Mỹ vẫn bận rộn với công việc của mình - Con tắm rửa rồi lên nhà chờ mẹ một chút! Mẹ sắp xong rồi.
Bảo vẫn đứng đó nói:
- Hôm nay con vẽ hình sinh học được mười điểm, mẹ phải thưởng cho con mới được đấy nhé!
- Con học thì ngày nào mà chẳng có điểm mười.
Bảo cười thật tươi khác hẳn với vẻ mặt lạnh nhạt lúc nãy:
- Con đùa thôi, mà nè, ai ở nhà trên vậy mẹ?
- Suýt chút nữa thì mẹ quên, con rửa mặt rồi vào phòng riêng, mẹ có chuyện muốn nói.
Bảo không hỏi gì thêm. Cậu ta lẳng lặng đi rửa ráy rồi thay bộ đồng phục bằng cái áo thun và quần sọc ngang gối. Xong cậu vào phòng riêng ngồi chờ mẹ. Đây là căn phòng dùng để ngủ và cũng là để học của Gia Bảo. Khắp nhà dường như chỉ có nơi này là khá hơn hết. Điều đó cũng cho thấy bao nhiêu tình cảm bà Mỹ dành cả cho đứa con trai này.
Cửa mở, bà Mỹ bước vào ngồi bên cạnh con trai trên chiếc giường của nó. Bà nhìn con âu yếm:
- Sao rồi, đi học về có mệt không con?
- Mẹ cũng biết mà, chuyện học đối với con đâu có gì là mệt mỏi.
- Mẹ biết! Biết con học giỏi, nhưng chỉ ngần ấy không thôi thì chưa đủ. Năm sau con đã lên lớp mười, cần phải ra thị xã học mà điều ấy thì rất tốn kém. Con cũng biết đó, nhà mình đâu có dư giả gì. Cuộc sống chỉ trông mong vào chiếc tàu đánh cá của thằng Nguyên Ngữ. Cho nên việc học sắp tới của con sẽ là vấn đề nan giải.
Bảo hỏi, giọng cậu ta trưởng thành hơn hẳn cái tuổi của mình:
- Mẹ nói với con chuyện đó trong lúc này chắc hẳn là có lý do?
- Đúng là như vậy, con cũng thấy mẹ con người khách lạ trong nhà mình rồi chứ gì?
- Có phải cái bà ngồi ở trong phòng khách và con bé có mái tóc dài thắt bím không mẹ?
- Đúng là họ - dừng lại một chút bà tiếp - họ muốn mướn nhà mình để ở. Gia Bảo, con thấy như thế có tiện không?
Bảo nhăn mặt:
- Cho con gái vào đây ở hở mẹ?
- Nếu con không thích thì thôi. Nhưng mà mẹ nghĩ, làm như vậy chúng ta sẽ có thêm một món tiền để sang năm cho con ra thị xã học.
Gia Bảo đứng lên, quanh qua quẩn lại trong phòng ra dáng vẻ suy nghĩ y hệt như một người lớn thật sự. Bên ngoài có tiếng ì ầm của gió biển vọng vào. Bảo đã chán ngắt cuộc sống tẻ nhạt ở miền quê này rồi. Trong lòng cậu đang nuôi một tham vọng, quyết tâm học thành tài để thoát khỏi cuộc sống lam lũ này. Đối với Bảo, chuyện học hành rất là quan trọng, dù đánh đổi bằng bất cứ giá nào, cậu ta cũng đồng ý chấp nhận. Và thế là Bảo quyết định, mặc dù viễn cảnh sống chung với một con bé gái nhiều chuyện không mấy làm Bảo thích thú. (Đối với Bảo, đàn bà bao giờ cũng rắc rối và nhiều chuyện. Trên thế gian này chỉ có mỗi mình mẹ Bảo là người phụ nữ tốt bụng duy nhất mà thôi).
- Mẹ muốn sao cũng được. Nhưng mà mẹ dặn trước với họ là không được bén mảng vào phòng của con.
- Ồ được mà - bà Mỹ đứng lên - mẹ sẽ dặn họ chuyện này.
Người đàn bà bước ra ngoài, không để ý đến thái độ khác thường và giọng nói trịch thượng của con. Đối với bà Gia Bảo bao giờ cũng là đứa con ngoan, học giỏi và thành đạt.
Bữa ăn đã gần xong, vậy mà Huỳnh Thi không thấy Bảo ngẩng lên nhìn mẹ con nàng đến một lần. Người gì đâu mà cao ngạo, lạnh lùng đến mức khó ưa thế? Nhưng mà sao cái dáng vẻ lạnh nhạt cộng thêm với gương mặt đẹp trai, biểu lộ sự thông minh của cậu ta cứ cuốn hút lấy Thi. Cô bé cố gượng để không phải lên tiếng làm quen với hắn.
Cuối cùng bà Mỹ trở lại vấn đề của mẹ con nàng:
- Chị Chi này, hoàn cảnh của chị và cháu đây tuy chưa biết được một cách rõ ràng, chính xác nhưng mà tôi vẫn tin chị là người tốt.
Mẹ nàng có vẻ xúc động:
- Cảm ơn chị đã tin tưởng.
- Chị ở lại đây thì cũng được, không có gì bất tiện cả. Nhưng mà thú thật với chị, thằng con của tôi đây sang năm sẽ phải ra tận thị xã học, vần đề chi phí rất tốn kém.
- Chị Mỹ - bà Chi xen vào - tôi hiểu chị. Vấn đề tiền nong xin chị cứ nói ra một cách thẳng thắn để chúng ta cùng thương lượng.
Và thế là cuối cùng họ cũng thương lượng xong. Mẹ con Huỳnh Thi được ở lai đây. Giang sơn của họ là cái chái nhỏ nằm về hướng Đông của ngôi nhà. Ở đây chật hẹp, tồi tàn, thiếu thốn đủ mọi thứ nhưng mà cái thiếu lớn nhất của họ là tiền nong. Rồi họ sẽ phải sống ra sao đây? Làm gì đây ở cái làng chài heo hút này? Đêm đó Huỳnh Thi ghi thêm vào nhật ký của mình:
" Ngày 23- 11...
Trời vẫn se lạnh, cái lạnh càng rét buốt hơn với từng cơn gió biển cứ lùa qua kẽ vách. Vậy là tôi sẽ ở lại đây, sinh sống tại làng chài này. Theo như lời mẹ nói thì tương lai của mẹ và tôi sẽ cùng đen tối. Tôi không hình dung được cuộc sống thế nào, nhưng có lẽ sẽ nhiều nước mắt hơn..."
Huỳnh Thi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, lúc Gia Bảo lui vào phòng học của mình và Huỳnh Thi thì được dặn dò là không nên phá rối Bảo... Lúc ấy họ đã nhìn thấy nhau lần đầu tiên.
Nguyên Ngữ với chiếc quần cộc và cái áo ngắn tay đã rách vài chỗ. Cậu ta xăm xăm bước về từ phía biển, trên vai là cuộn lưới to tướng, thứ mà lần đầu tiên Huỳnh Thi mới thấy.
Trái với Gia Bảo, Thi nhìn Ngữ bằng ánh mắt e dè, xa lạ bởi dáng dấp hoàn toàn lạ lẫm của cậu ta đối với cô bé. Nước da ngăm đen, đôi tay và chân trần cứng rắn, gương mặt phong trần gió sương làm cho Nguyên Ngữ có dáng vẻ như đã lớn lắm, mặc dù cậu ta cũng không hơn gì Gia Bảo.
Còn Nguyên Ngữ thì sao? Đôi chân cậu ta dường như có dừng lại một chút khi đối diện với Huỳnh Thi. Đôi mắt Ngữ nhìn nàng đầm ấm chứ không lạnh nhạt như Gia Bảo. Nhưng Huỳnh Thi không cảm giác được điều ấy. Cô bé cũng chẳng thèm để ý Nguyên Ngữ làm gì. Mấy cái vỏ sò nằm lăn lóc trên bãi cát trắng với những màu sắc rực rỡ quyến rũ hơn. Và những ngày tháng tiếp nối, cảm giác ấy đeo đuổi theo nàng mãi cho đến khi quá khứ sôi động của cô bé được dựng ngược lại như một cuốn phim...
Còn bây giờ thì Huỳnh Thi co rúc lại vì lạnh. Cái lạnh ở miền biển quả thật là đáng sợ, càng đáng sợ hơn đối với một cô bé quen được ngủ trên chăn êm nệm ấm, trong những căn phòng tiện nghi có máy điều hòa nhiệt độ. Vậy đó cuộc sống bây giờ đã thay đổi, thay đổi đến không ngờ.
Có tiếng gõ cửa lộc cộc, rồi một giọng nói xa lạ vang lên:
- Tôi vào được không?
Tự dưng Huỳnh Thi thấy sợ, cô co vai lại:
- Mẹ, có ai gọi cửa kìa mẹ?
Mẹ cô trở mình ngồi dậy:
- Chờ một chút.
Cửa mở, trước mặt Thi là anh chàng đen đã gặp buổi chiều trên bãi biển. Cậu ta có vẻ lúng túng:
- Dạ... Chào bác...
- Chào cháu - Mẹ nàng hỏi - Có chuyện gì không vậy Nguyên Ngữ?
À thì ra tên hắn là Nguyên Ngữ, cũng đẹp lắm - Thi nghĩ - Nhưng mà sao mình không hề nghĩ đến hắn ta nhỉ?
Cậu bé khẽ liếc về phía Huỳnh Thi rồi nói:
- Cháu đã từng ngủ ở đây nên biết chỗ này lạnh lắm. Buổi chiều lại thấy bác không có mang theo chăn màn, cháu nghĩ là bác cần cái này.
Ngữ đưa ra cái chăn đã cũ, cử chỉ ấy làm mẹ Thi xúc động, bà từ từ nói:
- Cám ơn cháu, nhưng đưa cho bác rồi, cháu lấy gì mà dùng.
Ngữ cười, nụ cười có vẻ ngượng ngập nhưng không dấu được nét trong sáng và sự chân tình:
- Dạ không sao, cháu còn cái khác, hơn nữa cái lạnh ở đây đâu có thấm tháp gì so với con người khỏe mạnh của cháu. Nhưng bác và... cái chị kia thì khác.
- À, cháu chưa biết tên nó ư? Nó là con gái bác tên Huỳnh Thi đấy.
Ngữ lập lại, trông cậu ta có vẻ vui lắm:
- Dạ cháu nhớ rồi, Huỳnh Thi... Thôi cháu phải đi ngủ đây, sáng cháu còn phải đi biển.
Nguyên Ngữ đi rồi, mẹ Thi lại giường với cái chăn cũ trên tay. Bỗng dưng Thi thấy mắt mẹ long lanh lệ, cô bé hốt hoảng ngồi bật dậy:
- Mẹ, sao mẹ lại khóc?
- Mẹ không sao, có lẽ cậu bé này làm cho mẹ xúc động.
Tự dưng Thi thấy giận Nguyên Ngữ. Cô bé giận tất cả những ai làm cho người mẹ quí yêu của cô phải buồn, phải rơi nước mắt. Và thế là cả đêm đó cô bé không thèm đắp chăn của Nguyên Ngữ, cái chăn đã làm cho mẹ cô phải khóc.
Khó khăn lắm bà Thụy Chi mới chợp mắt được một chút, vậy mà giấc ngủ cũng chẳng được yên lành. Bà nằm mộng, thấy những hình ảnh đã qua trong quá khứ. Đầu tiên là người cha với cái chết bí ẩn của ông. Sau đó là những ngày tháng sống dưới sự dằn vặt của người chồng Lương Hiếu Thành. Cuối cùng bà lại mơ thấy cái giờ phút hãi hùng ấy, giờ phút đau thương, uất hận nhất trên đời bà.
Có một bóng đen, bóng đen ấy đột nhập vào phòng bà, hắn hung tợn vồ lấy bà, cấu xé cuồng loạn... Không hiểu sao lúc ấy bà chẳng có chút sức lục để phản kháng, mặc dù bà biết rằng bóng đen ấy chẳng phải là chồng mình.
Cuối cùng thảm kịch xảy ra. Ông Lương Hiếu Thành xuất hiện với cương vị là người chồng (có hai chữ không đọc được), bắt quả tang vợ mình với kẻ khác. Lúc đó bà tỉnh táo trở lại, nhận thức được hiện tại nhưng sự việc đã muộn màng mất rồi. Bóng đen tội lỗi ấy bị bắt, bỏ tù và cuối cùng hắn bị kết án. Nhưng người đau khổ nhất, mất mát nhiều nhất trong chuyện này chính là Lâm Thụy Chi, là bà chứ không phải một ai khác.
Tòa án chấp nhận đơn ly dị của ông Thành, bà phải ra đi cùng đứa con gái và số tiển ít ỏi do người chồng ban phát. Đến lúc này bà mới giật mình khi thấy rằng toàn bộ tài sản, giấy tờ nhà cửa của cha để lại đã sang tên cho Lương Hiếu Thành rồi. Bà lờ mờ cảm thấy như có một âm mưu được sắp đặt từ trước. Nhưng dù cho có biết chắc chắn như thế bà chũng chẳng làm gì được. Luật pháp đã công nhận bà là một người đàn bà lăng loàn, trắc nết...
Có lẽ giấc mơ sẽ còn kéo dài nữa, cho đến khi bà muốn quyên sinh, ý nghĩ thương con kéo bà trở lại với cuộc sống... Có thể nếu như không có cơn gió đêm lạnh lùng thổi lên từ biển cả, len vào tổ ấm đơn sơ của mẹ con bà.
Người mẹ mệt mỏi ngồi dậy chống tay nhìn con gái co ro trong giấc ngủ say nồng. Tội nghiệp, con bà nào có tội tình gì đâu mà phải bỏ mái ấm giàu sang để theo bà đến cái nơi đìu hiu hút gió thế này? Đúng ra thì nó có quyền ở lại, nhưng nghĩ lại càng thấy thương hơn bởi vì con bé cứ nằng nặc đòi theo mẹ cho bằng được.
Bà Thụy Chi bỗng nhớ tới Gia Bảo. Phải rồi, con gái bà cũng đâu có thua gì thằng bé đó. Nó cũng học giỏi và rất thông minh. Bà thấy mình cần phải cho con ăn học bằng mọi giá, bà phải tạo cho con một tương lai sáng lạng như mẹ Gia Bảo, bà Thoại Mỹ đang làm. Chỉ cách ấy mới có thể cứu con bà khỏi cuộc sống tối tăm này.
Người mẹ từ từ nằm xuống bên con, một bàn tay quàng qua vai non trẻ ấy như muốn chở che, ấp ủ. Bà chợp mắt, giấc ngủ kéo về đầy mộng mị đau thương.
Lần đầu tiên Huỳnh Thi được nghe tiếng gà gáy báo thức. Âm thanh ấy vươn cao, ngân vang trong màn đêm cô tịch. Lạnh quá, trời lạnh đến cắt da, xé thịt. Cũng may là trong chiếc va li hành lý của mẹ có cái áo ấm bằng lông cừu quí giá của ông ngoại tặng nhân mùa Giáng Sinh và cũng là sinh nhật của Huỳnh Thi.
Nhà trên dường như đã có ai thức giấc. Tiếng lục đục len qua kẽ vách vào tận chỗ ngủ của hai mẹ con. Huỳnh Thi cũng trở dậy, cố không gây tiếng động, sợ làm mẹ thức giấc. Cô bé ngồi thu mình trong chiếc áo lông nhìn ra bầu trời dần dần hửng sáng. Một bóng đen đi ngang qua, trên vai là bó lưới quen thuộc. Cô bé nhận ra bóng đen ấy là Nguyên Ngữ. Ngữ cũng nhìn thấy, cậu ngập ngừng bước chân rồi tiến về phía Huỳnh Thi:
- Không ngủ được à? - Ngữ hỏi - Ở đây lạnh lắm phải không?
Thi cũng chẳng hiểu sao mình lại nặng giọng với anh ta:
- Anh nói nhỏ một chút, mẹ tôi còn ngủ.
- À... - Ngữ bối rối - Xin lỗi, tôi không biết - Rồi Ngữ hạ giọng thấp hơn - Thi vào nhà đi, ở đây gió lớn lắm.
Cô bé nhíu mày "ai cần quan tâm làm gì chứ". Ngữ lại nói tiếp:
- Thôi tôi đi đây, chiều về sẽ có quà.
Ngữ nhìn cô bé lần nữa rồi sải chân bước đi, những bước chân dài, vững vàng in trên cát trắng.
Huỳnh Thi lặng lẽ quay vào, thầm bực mình vì đã bị phá rối một cách vô cớ.
Đó là chiếc ghe chài nhỏ với một cánh buồm màu xám nhạt. Chủ nhân của nó là hai cậu bé bằng tuổi nhau. Khi Nguyên Ngữ với bó lưới trên vai bước về phía ghe thì có giọng nói vọng ra:
- Ê, mày làm gì mà mãi tới giờ mới mò ra vậy thằng quỉ sứ?
Ngữ quẳng lưới lên sàn ghe, cậu cười trừ:
- À, không có gì.
- Còn nói không có gì nữa. Mày nhìn quanh xem mấy ghe khác đã đi hết trơn rồi.
Thằng bé vừa nói vừa bước vào vùng ánh sáng của chiếc đèn bão treo trên ghe. Thân hình nó rắn chắc cùng với nứớc da màu đồng đen bóng bẩy. Thằng bé tiếp tục càu nhàu:
- Lẹ lên thằng quỉ sứ, trễ mất rồi đó.
- Ừ, thì lẹ.
Hai đứa loay hoay đẩy ghe ra biển rồi giương buồm lên. Chiếc ghe thuận theo chiều gió, từ từ lướt ra khơi. Không hiểu Nguyên Ngữ nghĩ gì mà bất giác nó cười khan một mình.
- Mày cười cái gì vậy Ngữ?
- Đạt này, nhà tao vừa có thêm hai thành viên mới.
Thằng Đạt hỏi tới:
- Là ai vậy?
- Mày không tưởng tượng được đâu. Một con bé rất là dễ thương, còn bà mẹ thì xinh đẹp và hiền hậu.
- Con bé ấy... có giống anh Hai mày không?
- Mày hỏi tao mới nhớ, sao mà họ giống nhau quá.
Thằng Đạt nói gọn lỏn:
- Vậy thì tao không thích chơi với loại người đó.
- Nhưng mà con bé này thì khác - Ngữ nói với vẻ mơ màng - Con bé này trông hiền hậu và dễ thương làm sao. Nó không có cái vẻ lạnh lùng như anh Hai của tao. Mày biết nó tên gì không? Lâm Huỳnh Thi đó.
Chiếc ghe vẫn lướt sóng lao tới phía trước chân trời mở rộng, với màu hồng của bình minh vừa ló dạng.
Gia Bảo đã mặc đồng phục trước khi ngồi vào bàn ăn sáng. Cũng như hôm qua, cậu ta lầm lì ăn phần thức ăn của mình, còn Huỳnh Thi thì thỉnh thoảng lại liếc về phía Gia Bảo như chờ đợi một cái nhìn của cậu ta.
Lúc Bảo chuẩn bị đi học, bà Thụy Chi bỗng hỏi:
- Gia Bảo, có phải năm nay cháu học lớp chín?
Bảo thoáng nhìn lên đáp gọn:
- Vâng...
- Vậy thì tôi muốn gởi Huỳnh Thi theo cháu đi học, cháu thấy như vậy có được không?
- Mẹ, con không đi học đâu.
Bà Chi lừ mắt ra dấu im lặng. Bảo đáp nhát gừng:
- Cái đó tùy bác, theo cháu thì... Cậu ta liếc nhìn sang Thi như đánh giá. Cháu sợ là cô ấy không đủ sức học.
Bà Thụy Chi âu yếm nhìn con gái:
- Huỳnh Thi, vậy thì con phải chứng tỏ khả năng của mình mới được.
Huỳnh Thi nghe tức ấm ách trong bụng "hắn là cái thá gì mà dám xem thường ta đến thế". Thi dĩ nhiên muốn chứng tỏ khả năng của mình. Nhưng mà cô bé biết hoàn cảnh của hai mẹ con không cho phép. Nhìn mẹ Thi nói:
- Mẹ, con không muốn đi học, con muốn ở nhà phụ giúp mẹ làm việc.
Mẹ Thi cười gượng:
- Con xem con có thể làm gì mà đòi ở nhà giúp mẹ?
Thi chớp mắt bối rối:
- Con cũng không biết, nhưng mà đi học sẽ tốn kém nhiều lắm, con không muốn mẹ cực nhọc vì con.
Bà Mỹ bỗng xen vào:
- Cháu khờ quá! Mẹ muốn cho cháu đi học dĩ nhiên là mẹ có khả năng rồi. Bác xem tư chất của cháu không kém gì Gia Bảo, hai đứa đi học với nhau chắc vui lắm.
Bảo nói:
- Con trễ giờ học mất rồi, ở nhà bàn bạc lại, như muốn đi học thì cứ tới trường đăng ký.
Huỳnh Thi nhìn theo bóng dáng Gia Bảo xa dần. Thú thật trong lòng cô rất muốn đi học. Ở trường có bạn, có thầy, có tiếng cười đùa thơ dại... Đó mới chính là môi trường, là nếp sống đã định hình trong lòng cô bé. Nhưng hơn ai hết, Thi hiểu rằng mẹ cô đang đi dần vào con đường gay go nhất của đời sống cam khổ. Nếu mà Thi đi học, cũng có nghĩa là gánh nặng sẽ chồng chất cả lên đôi vai gầy của mẹ.
Bàn tay ai đó đặt lên vai Thi, rồi giọng nói êm đềm:
- Mẹ biết là con rất muốn đi học, có phải không?
Bất giác mắt Thi rướm lệ. cô bé vội lau nhanh hai giọt nước mắt rồi chối:
- Không có đâu mẹ...
- Con đừng có giấu mẹ. Mẹ biết con là một đứa trẻ thông minh, hiếu học... Môi trường thích hợp của con chính là sách vở, là trường lớp. Vậy thì - Giọng mẹ nhỏ dần - Huỳnh Thi, mẹ bây giờ còn có thể lo lắng được cho con thì con hãy để mẹ làm tròn trách nhiệm của mình, nghe Thi...!
Huỳnh Thi không kềm được lòng mình nữa, lệ cứ lăn tròn, tuôn nhanh trên má cô bé không dứt. Ôm mẹ vào lòng, cô bé nức nở:
- Mẹ ơi! Sao mẹ con mình không về nhà cũ chứ? Con sẽ năn nỉ cha, van xin cha, chắc là người không nỡ xua đuổi đâu, mẹ ơi!
Bà Chi cũng khóc, hai mẹ con ôm nhau khóc ngon lành. Nước mắt như được khơi đúng nguồn, lăn tròn không dứt...
- Mẹ muốn con biết rằng, từ nay mẹ con mình phải tự lực cánh sinh, đừng trông gì ở cha con hay bất cứ một người nào khác.
Bà Chi ôm con vào lòng, lau lệ trên má, bà tiếp:
- Huỳnh Thi, cuộc sống từ nay sẽ cam go và đầy gian khổ. Đời mẹ kể như không còn gì nữa, nhưng còn có con, mẹ trông mong vào con đó Huỳnh Thi ạ. Con phải đi học, học cho thật giỏi, đó là con đường thoát thân duy nhất của con, con có biết không?
- Nhưng mà con đi học sẽ là một gánh nặng cho mẹ...
- Mẹ có thể chịu được...
- Nhưng mà con không chịu được - Cô bé rúc đầu vào lòng mẹ nói - Con biết mẹ ra đi không có mang theo tiền bạc nhiều, lại còn trả tiền thuê nhà cho bác Mỹ nữa. Nếu mà phải đóng tiền học phí rồi sắm sửa cho con đi học sẽ rất là tốn kém. Mẹ, hay là mẹ để con ở nhà, con sẽ tìm việc làm giúp mẹ, bao giờ dư dả rồi con đi học cũng không muộn mà.
Bà Thụy Chi có vẻ giận:
- Huỳnh Thi con không nghe lời mẹ sao?
- Mẹ...
- Mẹ muốn con phải đi học và học cho thật giỏi, con có hiểu chưa?
Thi tròn mắt nhìn mẹ, cô bé biết rằng không thể lay chuyển ý định của mẹ được nữa rồi. Thi đứng lên, giọng thật buồn:
- Con không muốn sống bám vào mẹ.
- Huỳnh Thi...
Bà Thụy Chi ngỡ ngàng kêu lên. Thi biết mình lỡ lời nên vội quì xuống ôm gối mẹ, vừa khóc vừa nói:
- Mẹ, con xin lỗi mẹ, con không muốn nói thế đâu... Nhưng mà mẹ xem, mẹ gầy ốm thế này, nếu mà mẹ phải lao động để nuôi con ăn học thì liệu mẹ có chịu nổi không? Con thà thất học chứ không muốn mất mẹ.
Bà Chi xúc động đến nghẹn ngào. Cuộc đời bà đã mất tất cả, cái quí giá nhất trong đời vẫn còn đó là Huỳnh Thi, con gái của bà.
Thi lại nói tiếp:
- Mẹ xem, ở làng chài này có biết bao nhiêu người không cắp sách đến trường. Vậy mà họ vẫn sinh sống từ đời này sang đời khác, họ có sao đâu.
- Thôi được rồi - Bà Thụy Chi quyết định giả vờ giận dỗi - Nếu như con thấy rằng mình có suy nghĩ đúng đắn hơn mẹ thì thôi vậy.
- Kìa mẹ...
Thi hoảng hốt kêu lên, nhưng bà Thụy Chi đã giận dỗi bỏ đi.
Bà Mỹ đang ngồi vá lại mấy mảnh lưới rách, bà Chi ngồi kế bên, chăm chú nhìn vào đôi bàn tay thoăn thoắt của người bạn già:
- Chị Mỹ, chị xem tôi có thể làm cái nghề này được không?
Bà Mỹ dừng tay nhìn lên rồi nói:
- Nói thật nha, theo cách nhìn của tôi, chị sinh ra không phải để làm lụng cực nhọc.
Bà Chi cúi đầu lảng tránh, giọng bà thật buồn:
- Ở đời ai mà không phải làm lụng hả chị?
- Chị thì khác, cả cháu Thi cũng vậy. Nói thật nha, chị có đứa con gái thật là đích đáng...
- Nhưng mà... chị xem tôi có thể học nghề của chị được không?
- Hỏi thiệt nha - bà Mỹ lại bắt đầu bằng câu hỏi quen thuộc của mình - Tại sao chị phải tới đây và muốn sống ở nơi này?
- Tôi...
- Chỗ này không hợp với con người của chị đâu chị Chi à.
- Có nghĩa là...?
Bà Mỹ nói giọng dứt khoát:
- Nghề đan lưới hay bất cứ nghề nào khác, chị cũng không có làm được đâu.
Bà Chi nói như than oán:
- Chẳng lẽ ông trời đoạn tuyệt mẹ con tôi sao?
- Chị giấu tôi chứ làm gì chị lại khổ đến như vậy.
Bà Chi cúi đầu buồn bã, còn bà Mỹ thì nghĩ:
"Có lẽ bà ta muốn giấu, chứ vẻ bề ngoài sang trong như vậy, làm gì không có của chìm. Lại còn muốn cho con đi học nữa, chắc chắn là dư dả nhiều lắm".
Bóng Huỳnh Thi thấp thoáng xa xa, cô bé đang đi về phía hai người đàn bà. Bà Chi vì đang làm ra vẻ giận con nên hấp tấp bỏ đi. Huỳnh Thi bước lại gần, ngập ngừng chút rồi ngồi xuống chỗ của mẹ ban nãy:
- Bác Mỹ...
Bà Mỹ ngẩng lên, nhìn cô bé từ đầu đến chân. Phải công nhận là con bé đẹp thật, vẻ đẹp càng nổi bật hơn, lộng lẫy hơn giữa cái làng chài heo hút này. Bất giác bà có ý nghĩ so sánh cô bé với thằng con trai của mình, chúng nó là một cặp xứng đôi đấy chứ!
Huỳnh Thi nói tiếp:
-... Mẹ cháu giận cháu vì chuyện đi học, cháu muốn nhờ bác nói giúp cháu một tiếng.
- Cháu không muốn đi học sao?
- Dạ muốn, nhưng mà
- Cháu sợ mẹ không có tiền?
- Dạ phải. Bác Mỹ, bác nói chuyện với mẹ dùm cháu nha.
- Khờ quá, mẹ cháu đã muốn cho cháu đi học thì dĩ nhiên mẹ cháu có cách để lo mà.
Huỳnh Thi cúi đầu thật buồn:
- Bác không biết đâu, mẹ cháu làm gì có cách nào, đó chẳng qua chỉ là khát vọng, là ước mơ của mẹ cháu mà thôi.
Bà Mỹ tò mò hỏi:
- Gia đình cháu có phải là giàu lắm phải không?
Huỳnh Thi chớp mắt, làn mi dài ướt nước, tiếng thật não nùng:
- Cháu không biết, chỉ biết là hiện tại mẹ con cháu rất khổ.
Bà Mỹ trầm ngâm suy nghĩ. "Có lẽ họ khổ thật, nhưng mà thôi, chuyện của họ thì cứ mặc kệ, miễn họ thuê nhà và trả đủ tiền hàng tháng là được rồi".
- Bác Mỹ, bác giúp cháu nghe.
Cô bé lại nài nỉ.
- Mẹ cháu muốn sao thì cháu cứ làm vậy đi, ít ra cũng tạo cho bà ấy một niềm vui.
Huỳnh Thi lặng lẽ cúi đầu, nghe nỗi buồn mơn man trong lòng.
Dường như mẹ vẫn còn giận nên bữa cơm trưa mẹ không nhìn và cũng chả thèm nói với Huỳnh Thi tiếng nào. Điều đó làm cô bé đau khổ không ít. Xưa nay hai mẹ con bao giờ cũng thương yêu nhau, sống với nhau thật đầm ấm. Mẹ mặc dù là mẹ nhưng chưa bao giờ to tiếng hay đánh Thi dù chỉ là cái tát tai. Một phần cũng nhờ Thi là đứa con ngoan, vậy mà...
Thái độ giận hờn của mẹ làm cô bé đành phải lên tiếng cầu cứu Gia Bảo lúc cậu ta sắp sửa bước vào phòng học của mình. Đó là lần đầu tiên họ nói chuyện với nhau và Huỳnh Thi là người lên tiếng trước:
- Anh Gia Bảo.
Bảo dừng lại hỏi với giọng không mấy thiện cảm:
- Có chuyện gì vậy?
Thi ngập ngừng:
- Về chuyện đi học của tôi...
- Muốn đi học à?
- Không, ngược lại...
- Vậy thì đâu có gì để nói.
Cô gái giải thích một cách khó khăn:
- Nhưng mà mẹ tôi... Người cứ khăng khăng bắt tôi phải đi học.
- Vậy thì hãy đi học, bởi vì đó là ý muốn của bà.
Bảo nói nhanh rồi bước vào phòng cũng nhanh không kém. Huỳnh Thi ngỡ ngàng nhìn theo, con người lạ lùng thế này, cô bé mới gặp đây là lần đầu tiên.
Mười bốn tuổi đầu phải theo mẹ rời xa tổ ấm (có hai chữ không đọc đưọc) như là hai bàn tay trắng. Mười bốn tuổi, cái tuổi đủ để nhận thức thế nào là những bức xúc của cuộc sống khó khăn, thế nào gọi là tương lai hiện tại và quá khứ. Thế cho nên trong nhật ký của cô bé có đoạn viết:
"Ngày...
Mẹ nói quá khứ của mẹ con tôi là ngõ cụt. Hiện tại khó khăn và tương lai thì vô cùng mờ mịt. Thật vậy, con đường phía trước của mẹ và tôi là một dấu hỏi to tướng và vô vàn những chông gai, hiểm trở. Thế mà mẹ muốn một mình bước đi trên con đường chông gai ấy, thử hỏi tôi làm sao đành lòng đứng nhìn mẹ một mình vật lộn với cuộc sống bức xúc này?
Khổ quá! tôi không bao giờ muốn làm mẹ buồn lòng, vậy mà bây giờ đây rõ ràng là mẹ đang giận tôi. Mẹ ơi, con không muốn làm trái ý mẹ đâu, nhưng mà để mẹ phải khổ nhọc vì con thì thật là không nỡ..."
Huỳnh Thi một mình thơ thẩn đi về phía biển. Cát mềm ôm lấy chân cô, vài hạt cát trắng phau bám gót chân mềm cũng trắng một màu không kém. Phía trước là biển, bao la với những con sóng bạc đầu dâng cao bất tận. Gió biển dậy lên bay đùa thổi tung mái tóc còn xanh màu non trẻ. Huỳnh Thi một tay giữ mái tóc, tay còn lại khép vạt áo lông, mắt hướng nhìn ra biển cả mênh mông, nơi có những cánh trắng hải âu lượn bay vỗ cánh. Cô bé thầm ước, ước gì mình như một cánh chim tung cao và bay xa đến tận góc biển, chân trời, tìm hạnh phúc mang về cho mẹ...
Thi ngồi nhìn những con sóng nối tiếp kéo nhau lao vào đá rồi vỡ tung, trắng xóa. Cô ngồi thật lâu, cho đến khi có tiếng ai đó vang lên ngọt mềm:
- Trời ơi, cô ngồi lâu đến hòn đá cũng phải chau mày đấy Huỳnh Thi à!
Thi không nhìn lại cũng biết đó là ai rồi. Bỗng cô bé ngạc nhiên, không hiểu mình phân biệt từng giọng nói của mỗi thành viên trong ngôi nhà mới này tự lúc nào rồi. Riêng tiếng của Nguyên Ngữ là dễ nhận ra nhất. Tiếng nói ấy nhiệt tình, sôi nổi và rất chân thành.
Ngữ lại nói, vẫn với chất giọng nhiệt thành của mình:
- Cô hai định giận dỗi đến bao giờ nữa đây?
- Ai nói với anh là tôi giận?
- Mẹ cô, là bác gái.
- Sai rồi, chính mẹ giận tôi đấy chứ.
Ngữ nói bằng giọng thản nhiên:
- Cũng phải thôi bởi vì cô đáng giận thật.
Thi quay lại trừng mắt nhìn Ngữ, cậu ta cười phá lên:
- Đấy, cuối cùng Thi cũng phải quay lại nhìn tôi.
- Anh...
- Đừng làm ra vẻ giận dữ nữa, bởi vì - Ngữ hạ giọng - gương mặt của Thi không dữ tợn chút nào cả.
Thi thở dài chịu thua. Cô bé không ngờ cái anh chàng trông có vẻ cục mịch thế này mà lại lắm mồm lắm mép đến như vậy. Cô hỏi:
- Thôi được, tôi chịu thua. Anh đến đây không phải để gây sự chứ? Trong nhà mẹ thì giận hờn, Gia Bảo lạnh lùng, còn bác Mỹ thì...
Bất giác nước mắt đã lăn trên má cô bé, những giọt nước mắt lóng lánh ấy làm Ngữ hốt hoảng:
- Kìa... kìa... sao lại khóc chứ?
Thi hờn dỗi:
- Mặc kệ tôi.
- Nhưng mà tôi đến đây không phải là để chọc giận cho Thi khóc đâu. Thi xem nè...!
- Tôi không xem...
- Ái chà, lại còn nói lẫy nữa chứ!
- Ai mà thèm nói lẫy với anh.
- Thôi được rồi, tôi chịu thua cô luôn. Nè, Thi nhìn xem, nếu mà Thi không khen đẹp thì tôi chịu đánh đòn.
Bất giác Huỳnh Thi bật cười. Cô bé là như vậy, đa sầu, đa cảm nên dễ khóc rồi cũng dễ cười.
Ngữ xoè tay ra, trên tay cậu ta là một con (có một chữ không đọc được nên hổng biết con gì luôn) còn sống hẳn hoi. Bất giác Thi không kềm được giọng:
- Á, đẹp quá!
- Tôi đã nói mà, Thi nhất định là phải thích nó. Cho Thi đấy.
Thi săm soi con vật bé nhỏ trên tay với sự thích thú. Cô bé tò mò hỏi:
- Anh bắt nó ở đâu vậy?
Ngữ cười hồn nhiên:
- Hôm qua, lúc gặp nhau lần đầu tiên tôi thấy Thi đi bắt mấy con ốc, mấy con ốc trên bãi biển xấu xí ấy mà. Thi còn nhớ không? Hồi sáng này tôi có hứa là sẽ mang quà về cho Thi.
- Tôi nhớ rồi.
- Vậy bây giờ hết buồn chưa?
- Ừ...
- Chưa... có phải không?
Thi tròn mắt hỏi:
- Sao anh biết?
- Bởi vì tôi biết lý do làm Thi buồn - Rồi cậu bé hạ giọng tiếp - Thiệt ra bác gái muốn Thi đi học là đúng. Ở đây, những người dân chài cục mịch như chúng tôi thì không nói gì, Thi không thể so sánh được bởi vì con người của Thi khác.
- Khác ư? Tôi thấy mình có khác gì đâu?
Giọng Ngữ thoáng chốc trở nên buồn lạ:
- Tại Thi không nhìn thấy đó thôi. Ở làng chài này, Thi và anh Hai tôi là hai vì sao sáng, không, không phải ở đây thôi mà hai vì sao này còn tỏa sáng khắp mọi nơi. Thi nhìn xem - Ngữ chỉ tay lên bầu trời lấp lánh ánh sao đêm. Sao sáng thì phải ở đâu (?), nó ở tít trên cao chứ không phải trong cái làng chài hẻo lánh này.
Thi đỏ mặt vì ngượng:
- Anh làm gì đưa tôi lên cao thế?
- Không đâu, sự thật là như vậy. Cho nên Thi cần phải đi học.
- Thì ra anh đến đây để khuyên tôi đi học. Anh tưởng tôi không muốn thế sao? Nhưng mà anh đâu có biết mẹ tôi yếu đuối đến nhường nào. Cuộc sống trước mắt của mẹ con tôi không biết có đủ cho mỗi ngày hai bữa cơm không nữa là, đừng nói gì đến chuyện đi học. Không được, tôi đã nguyện là đi theo mẹ để giúp đỡ mẹ chứ không phải biến thành gánh nặng cho mẹ.
Thi nói một hơi dài, để rồi ngạc nhiên thấy Nguyên Ngữ chăm chú lắng nghe, với vẻ thành kính của một con chiên nghe lời rao giảng. Cuối cùng cậu ta cười hỏi:
- Thi nói hết chưa?
- Anh trả lời đi, tôi nói thế có đúng không.
- Không sai chút nào cả. Nhưng mà tôi có cách để giúp Thi vừa đi học vừa giúp mẹ.
Cô bé bỗng háo hức:
- Anh có cách ấy thật sao?
- Thật chứ. Nhưng mà Thi có chịu đựng được khổ cực không nè?
- Tôi chịu được... chịu được.
- Cái đó còn phải xem lại đã.
- Nhưng mà... anh giúp tôi bằng cách nào?
Ngữ vốc một nắm cát ném ra biển rồi mới nói:
- Này nhé, buổi sáng Thi đi học, thường thì mùa này chiều tối ghe tàu sẽ trở về. Lúc ấy Thi ra phụ giúp chúng tôi lựa cá, phân loại cá, làm như vậy Thi sẽ có một số tiền. Không nhiều lắm nhưng cũng có thể tạm gọi là giúp đỡ mẹ. Còn bác gái, bác có thể lấy cá đem ra chợ bán, chợ cá cũng gần đây thôi.
- Anh thấy... liệu có được không?
- Được chứ! - Giọng Ngữ chắc nịch - điều quan trọng là Thi phải chịu khó và phải có lòng tin ở mình.
Bất giác Huỳnh Thi thấy lòng vui lạ. Con đường trước mắt đã mở ra, tuy không sáng rực nhưng ít ra đó cũng là một con đường có để mà đi. Thi nhìn sang Ngữ, bao nhiêu ác cảm ban đầu đều tan biến. Con người Ngữ chân thành, giản dị và dễ gần gũi. Cậu ta chân thành đến mộc mạc, giản dị đến đơn sơ... Tất cả ở cậu ta là một bài toán dễ đã có sẵn đáp số. Điều ấy biến Ngữ thành con người bình thường, giản dị và tất nhiên là không gieo ấn tượng... Đó chính là yếu điểm và cũng là ưu điểm của Ngữ...???
Thi bỗng nhớ tới Gia Bảo, một con người khó hiểu nhưng cũng đầy ấn tượng, có sức quyến rũ lạ kỳ. Cô bé không kềm được nên hỏi:
- Anh là em ruột của anh Bảo hả?
- Không... Ngữ đáp gọn, khác hẳn với tính tình của cậu ta.
- Hèn gì hai người không có giống tính nhau.
Thi mơ màng nghĩ tới Bảo. Một gã con trai đáng ghét bởi tính tình lạnh nhạt nhưng cũng vô cùng quyến rũ. Cậu ta luôn là một dấu hỏi gợi trí tò mò và lòng háo hức muốn tìm hiểu của đối phương.
Bây giờ thì Huỳnh Thi chưa định hình được tình cảm của mình nhưng cô bé cảm thấy thích thú hơn cái vẻ lạnh lùng đầy ẩn số của Bảo.
Và thế là Lâm Huỳnh Thi được đi học, nhưng nếu mọi dự tính của Nguyên Ngữ đều đựơc như ý thì không còn gì để nói nữa và cuộc đời vô cùng phẳng lặng, đầy hạnh phúc.
Ngày đầu tiên Huỳnh Thi đi học, Nguyên Ngữ đưa cô một đoạn đường nên quyết định ra khơi trễ hơn mọi hôm. Cậu ta trông có vẻ háo hức hồi hộp như chính mình là người đi học không bằng.
Hôm đó trong tổ ấm nghèo nàn của mình bà Thụy Chi chính tay cài nút áo cho con, chiếc áo dài trắng tinh khôi được mang theo từ nhà cũ. Bà vừa làm việc ấy vừa nói:
- Mẹ cũng không ngờ là cậu Nguyên Ngữ giỏi thuyết phục đến như vậy.
- Mẹ, mẹ không biết miệng anh ấy có đường sao?
Bà Chi gài nốt chiếc nút sau cùng:
- Cậu ấy là người tốt, có cậu ấy bên cạnh con, sau này mẹ sẽ yên tâm hơn.
- Mẹ, mẹ nói vậy là sao, con không hiểu?
Bà Thụy Chi lắc đầu lảng tránh. Thật ra bà cũng không hiểu được mình. Chỉ biết là bà có một cảm giác mơ hồ về cái chết. Bà sợ mình sẽ chết sớm, bỏ lại Huỳnh Thi một mình trên cõi đời này. Nhưng đó chỉ là ảo giác thôi, rất mơ hồ và không có thật.
Có tiếng Gia Bảo càu nhàu ở bên ngoài:
- Xong chưa, trễ giờ mất thôi.
Tiếng Nguyên Ngữ:
- Anh đừng có hối thúc nữa, ngày đầu tiên đi học, Huỳnh Thi cần phải có thời gian chuẩn bị chứ.
- Con gái thì lúc nào cũng lề mề.
Cửa vụt mở, Huỳnh Thi cùng với mẹ đứng song song ở đó, cô bé có vẻ ngượng trong tà áo mới, lạ lẫm:
- Tôi... tôi xong rồi nè.
Mọi người cùng quay lại nhìn, bà Mỹ kêu lên:
- Ồ, cháu đẹp quá Huỳnh Thi ạ!
Gia Bảo thì vẫn với gương mặt lạnh lùng, còn Nguyên Ngữ, cậu bé không biết đang nghĩ gì mà cứ ngẩn ra nhìn Huỳnh Thi.
Một làn da trắng mịn màng, trắng như muốn đua tranh cùng màu áo. Mái tóc dài chải ngược ra sau được cột bằng chiếc nơ màu tím, đôi ngực non trẻ hơi nhô lên sau làn vải mỏng và chiếc lưng ong thon thả đổ dài theo chiều áo được cắt may khéo léo. Tất cả... tất cả là một vẻ đẹp hoàn thiện, đài các, kiêu sa và sáng rực như muốn vỡ tung căn nhà chật hẹp này.
Ngữ lúc ấy đang nghĩ gì? Không phải những tạp niệm xấu xa mà là một sự ngưỡng mộ thành kính. Cũng như giờ phút ấy, trong lòng Ngữ định hình thành một ý chí sắt đá là từ nay cậu sẽ luôn luôn ở bên cạnh Huỳnh Thi, bảo vệ cô, che chở cho cô như một vệ sĩ, như một nhiệm vụ bất khả kháng mà không cần đòi hỏi một ân huệ nào. Và cũng từ đó, hình ảnh Lâm Huỳnh Thi cứ in mãi trong lòng Nguyên Ngữ không bao giờ phai nhạt.
Còn Gia Bảo cậu ta đang nghĩ gì? Đơn giản thôi bởi vì con người Gia bảo vốn đơn giản. Cậu ta sinh ra có một thể chất hoàn mỹ, một bộ óc thông minh và lòng hiếu học, nhưng lại hiếu học đến mê cuồng. Bảo lúc nào cũng chỉ có học, học để tiến thân, để thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này. Nói tóm lại, đầu óc Bảo lúc nào cũng có học và sự nghiệp. Cậu ta không biết xúc động trước cái đẹp và tệ hại hơn thế nữa, tâm hồn Bảo đang dần xơ cứng...
Còn mẹ Bảo, bà Trần Thoại Mỹ...? Ngay từ lúc đầu vừa nhìn thấy Lâm Huỳnh Thi bà đã có ý định của mình. Lập tức bà thấy rằng cô bé này rất xứng đôi với thằng con trai cưng của mình là Trần Gia Bảo. Con bà thông minh, đẹp trai, học giỏi, tương lai nó rất có triển vọng và chỉ có người vợ như thế này mới xứng với con bà. Nhưng là một người mẹ, hơn ai hết bà hiểu Bảo sống khô khan, thiếu tình cảm và sự chân thành... Thế là bà bắt đầu sắp đặt một kế hoạch, cái kế hoạch đưa Huỳnh Thi về với con bà một cách vô điều kiện...
- Có thể đi được chưa?
Giọng Bảo vang lên, vẫn với vẻ lạnh lùng vô cảm của mình.
- Vâng, chúng ta đi.
- Tôi đưa Thi đi một đoạn.
- Đâu cần phải mất công như vậy anh Ngữ.
Ngữ giang tay nói như phân bua:
- Thi thấy đó, dù gì bây giờ tôi vẫn còn ở nhà mà.
- Vậy thì mình đi.
Bà Thụy Chi đứng dựa cửa nhìn theo con, lòng không vui mà cũng chẳng buồn. Huỳnh Thi nói đúng. Đó chẳng qua chỉ là khát vọng của bà, bây giờ thành ý nguyện. Bà tự hỏi không hiểu viễn cảnh tươi đẹp này sẽ kéo dài được bao lâu?
Họ phải đi bộ một đoạn đường khá xa. Huỳnh Thi bỗng thấy xót xa cho hoàn cảnh hiện tại của mình. Ngày xưa, lúc còn ở nhà ông ngoại. Mỗi bước chân cô bé đi là có xe đưa đón, vậy mà bây giờ đến một chiếc xe đạp cũng không có mà đi. Hoàn cảnh thay đổi phũ phàng đến không ngờ.
Cũng may, khung cảnh hai bên đường phút chốc cuốn hút lấy cô bé. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây quả là một liều thuốc kỳ diệu xóa tan bao nỗi muộn phiền, đưa Huỳnh Thi về với tuổi mộng mơ của mình. Thật vậy, khung cảnh tuyệt diệu với một bên là rừng dương ngút ngàn cây lá xanh tươi, một bên là rặng phi lao già rủ mình với khí trời se lạnh... Tất cả... tất cả là một bài thơ không dứt.
Gia Bảo một mình đi trước. Nguyên Ngữ và Huỳnh Thi từ từ theo sau. Được một đoạn Ngữ nói:
- Huỳnh Thi đi học, ở đó có rất nhiều bạn bè, dĩ nhiên là sẽ rất vui, nhưng mà Thi nên nhớ mục đích của mình là đi học, là thành đạt, là tương lai...
Thi cười ngắt lời Ngữ:
- Anh trở thành thầy giáo của tôi bao giờ vậy?
Ngữ bối rối:
- Ờ, tôi quên, nhưng mà...
Thi tội nghiệp cho vẻ lúng túng của Ngữ:
- Thôi được rồi, tôi sẽ ghi nhớ những lời dạy của anh - Thi nói vọng lên - Gia Bảo sao anh không nói gì hết vậy?
Bảo bỗng dừng bước quay lại, lần đầu tiên mắt cậu ta nhìn thẳng vào Thi. Đôi mắt thật lạ, làm cô bé như run từng thớ thịt. Giọng Bảo trầm ấm, lúc này rất là lôi cuốn:
- Thi sẽ là người nổi bật nhất trong lớp học, ồ không! Trong trường học của chúng ta.
Không hiểu sao Huỳnh Thi xúc động mãnh liệt. Bảo nói, câu nói của cậu ta ngắn gọn nhưng rất đầy đủ ý nghĩa. Con người này quả thật là lạ lùng, vẻ lạ lẫm đầy lôi cuốn.
- Anh Hai - Ngữ lại dặn dò - em nghe nói ở lớp anh có băng thằng Toàn mập rất là ngổ ngáo, sợ rằng chúng nó sẽ ăn hiếp, anh phải trông chừng mới được đó.
- Đủ rồi anh Ngữ à, anh đã lo lắng cho tôi nhiều. Anh làm tôi áy náy quá.
Chẳng hiểu sao Ngữ vẫn không yên tâm:
- Tôi không có đùa đâu. Huỳnh Thi dễ thương như thế này, e rằng...
Thi đỏ mặt như gấc chín, cô bé gắt:
- Thôi... thôi anh đừng nói nữa...
Ngữ lại gãi đầu bối rối:
- Ừ thì không nói nữa. Thôi hai người đi tiếp đi, tôi phải trở về để ra biển đây.
Ngữ dừng lại, vẻ lưu luyến hiển hiện trên mặt cậu ta. Riêng Huỳnh Thi cô bé bỗng nghe có cái gì đó trống trải trong tâm hồn, cảm giác lơ lửng không định hình được, nhưng mà rõ ràng là không bình thường chút nào.
Nhìn theo bóng Ngữ một chút rồi Huỳnh Thi theo Gia Bảo đi tiếp. Ra khỏi rừng dương, con đường trở nên tấp nập hơn. Đi thêm một đoạn nữa thì tới trường học, đó là trung tâm thị xã bao gồm những người dân sống bằng nghề đi biển. Chợ cách đó cũng không xa lắm.
Những ngày đi học ngắn ngủi. Đúng như lời Gia Bảo nói, Huỳnh Thi nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng của trường cấp hai này. Và cũng như lời Nguyên Ngữ, trong lớp của Gia Bảo có một đứa tên là Toàn mập.
Toàn là đứa học sinh lớn nhất trong lớp, bởi vì nó đã từng lưu ban ba năm. Có thể nói cha Toàn là người giàu nhất vùng này. Cậu quí tử của ông cũng nổi tiếng không kém cha. Có điều nó nổi tiếng nhờ vào thành tích ăn chơi phá phách của mình.
Run rủi, người đầu tiên Huỳnh Thi gặp ở trường lại chính là Toàn mập và đám bạn của nó. Cả bọn lập tức hau háu, mắt nhìn như muốn nuốt chửng cô bé. Cặp mắt thằng Toàn cứ dán vào bờ ngực dưới lớp áo trắng mong manh bằng loại vải đắt tiền mà ít đứa con gái nào ở đây có được.
Có tiếng xì xầm:
- Ồ, ở đâu mọc ra một con bé dễ thương thế này?
- Không khéo nó là hoa hậu của trường mình đấy.
Rồi giọng Toàn mập vang vang:
- Ê, Gia Bảo, mày dẫn theo ai thế?
Bảo quay lại, nhìn Toàn rồi nhìn Huỳnh Thi, cậu ta đáp gọn:
- Người hàng xóm.
Bất giác Huỳnh Thi nghe má nóng ran. Có cái gì đó tức uất trong lòng làm đôi mắt ướt càng thêm ướt.
Có tiếng trêu đùa của lũ bạn Toàn:
- Em gái ơi, nhập băng với bọn này đi nhé, đi chơi vui lắm.
- Em là hoa hậu của nhóm Toàn công tử.
-.................
Huỳnh Thi run bắn người vì sợ. Cô bé vội vàng chạy đuổi theo Gia Bảo phía trước, lòng vô cùng kinh khiếp. Thật là không thể tưởng tượng được những học sinh cấp hai lại có thể quỉ quái và quá quắt đến như thế.
Suốt buổi học hôm đó Huỳnh Thi là mục tiêu của bọn thằng Toàn... Cô bé còn thấy bốn đứa lớn nhất trong bọn rù rì cái gì đó rồi nhìn cô phá lên cười với vẻ mặt rất lạ. Bên cạnh Thi, Gia Bảo vẫn lạnh lùng nhìn lên bảng đen, tiếp thu từng lời giảng của cô giáo. Phải nói là Bảo học giỏi thật, cậu ta có một bộ óc thông minh và vô cùng nhạy bén.
Cuối cùng rồi giờ học cũng hết. Huỳnh Thi thấy thằng Toàn và ba đứa bạn vội vàng rời khỏi lớp, không hiểu là chúng nó đi đâu? Trên đường về nhà, Thi lẳng lặng không nói gì. Bây giờ chính Gia Bảo gợi chuyện, lần đầu tiên cậu ta là người chủ động:
- Ê, sao không nói gì hết vậy?
Một cảm giác thật lạ len vào lòng Huỳnh Thi...
- Có chuyện gì mà nói.
- Bộ giận tôi hả?
- Anh thấy mình có lỗi sao mà hỏi như vậy?
Bảo nói sang chuyện khác:
- Cô học cũng khá lắm đấy chứ! Ban nãy cô giáo hỏi mấy câu rất khó mà cô vẫn trả lời được.
Huỳnh Thi biết Bảo rất tự hào về chuyện học của mình, cô cố tình châm chọc:
- Ít ra tôi cũng không thua anh.
- Cái đó thì chưa chắc - Giọng Bảo cao ngạo - Nhưng ít ra từ nay tôi cũng có một đối thủ.
- Anh tự cao dữ.
Bảo cười như công nhận, cậu ta tiếp:
- Cô giận tôi vì câu trả lời với bọn thằng Toàn mập: "Người hàng xóm"?
Thi thầm phục đầu óc thông minh của Gia Bảo, cô còn chưa nói gì thì Gia Bảo lại tiếp:
- Những gì của tôi thì không bao giờ kẻ khác đoạt được. Cô không phải là gì của tôi cả, nhưng một người hàng xóm cũng đủ để tôi bênh vực cô.
Thi im lặng trước cách nói chuyện rất lạ của Gia Bảo. Ở con người này cái gì cũng lạ, từ hình thức cho đến tâm hồn và cả cách sắp xếp một câu nói cũng vậy, nó có cái gì đó rất khác đời.
Họ bắt đầu đi vào rừng dương. Huỳnh Thi men theo những gốc dương râm mát. Tiết trời mùa đông vào giữa trưa vẫn ấm lạ. Bỗng giữa cái không khí đầm ấm ấy, có giọng nói ai đó thật là khó nghe:
- Ê, xin chào.
Huỳnh Thi run bắn người khi thấy bọn thằng Toàn mập lù lù chắn giữa lối đi. Bất giác cô bé nép vào người Gia Bảo theo phản ứng tự nhiên. Đến lúc này mới thấy Gia Bảo có bản lĩnh của một con người bình tĩnh, tự tin:
- Tụi mày muốn gì đây? - Bảo nói.
Cả bọn thằng Toàn phá lên cười. Bốn cặp mắt vẫn dán chặt vào Huỳnh Thi. Một thằng nói:
- Muốn người hàng xóm của mày, có được không?
Bảo nhìn thật lạnh, giọng dứt khoát:
- Không.
- Cái thằng học trò nghèo này, mày học giỏi thật đấy. Đánh lộn thì mày không có giỏi đâu.
Bảo quắc mắt:
- Câm cái miệng thúi của mày lại đi.
Phía sau cậu ta, Huỳnh Thi run giọng:
- Anh Bảo mình chạy đi, tụi nó... tụi nó...
Cô bé chưa dứt tiếng thì bốn thằng trời đánh đã cùng lúc ào tới. Gia Bảo quăng cặp rồi bắt đầu đấm đá nhưng với sức vóc thư sinh ấy, chỉ cần một thằng trong bọn đã đủ quật ngã Bảo rồi.
Huỳnh Thi lập tức lọt vào tay thằng Toàn mập. Cô bé vùng vẫy, la hét, cào xé nhưng đó chỉ là những phản ứng vô dụng. Ba tên tiểu quỉ lẳng lặng không nói một lời. Chúng để một thằng đánh Gia Bảo còn lại ba đứa ôm xốc Huỳnh Thi vào rừng dương.
Giữa lúc ấy có một tiếng hét thật là hùng dũng:
- Buông cô ấy ra.
Huỳnh Thi còn kịp thấy bóng Nguyên Ngữ và một thằng bé nữa lao vào bọn thằng
Toàn mập. Trận hỗn chiến giữa một bên ba và một bên bốn diễn tra rất ác liệt. Một mình Nguyên Ngữ chọi với hai thằng. Sức vóc của cậu ta quả thật là đáng nể. Thằng Toàn mập mạp là như vậy mà chịu không nổi một cú đấm của Nguyên Ngữ, cuối cùng bốn thằng ôm đầu lủi chạy mất. Ngữ vội vàng quay sang Huỳnh Thi, cô bé lúc này đang ngồi bệt dưới đất khóc rấm rứt:
- Huỳnh Thi - Ngữ lay vai cô bé - cô không sao chứ?
- Em... em sợ quá...!
Tiếng em vang lên lúc này dường như làm Ngữ rất xúc động. Cậu ta đỏ mặt nói:
- Em... không sao là tốt rồi - Cậu ta quay ra sau nói - Đạt mình dìu họ về đi.
Thế là Nguyên Ngữ đỡ Huỳnh Thi, Đạt dìu Gia Bảo. cả bốn lếch thếch trở về nhà.
...........
Gia Bảo trông thật là tệ hại, mặt mày cậu ta bị đánh sưng lên từng chỗ, bầm tím. Có điều đáng nói là cậu ta không rên la một tiếng, gương mặt lúc này trông càng lạnh lùng hơn. Bà Mỹ thì cứ liên tục xuýt xoa vì thương con, Nguyên Ngữ và thằng Đạt mỗi đứa cũng sưng vài chỗ. Riêng Huỳnh Thi, cô bé là người đáng thương nhất. Vừa về tới nhà, cô đã lao vào lòng mẹ khóc nức nở:
- Mẹ ơi, con không đi học nữa đâu, không đi nữa đâu.
Cuối cùng rồi mọi chuyện cũng qua. Huỳnh Thi cũng không còn khóc nữa. Người đầu tiên cô nghĩ tới là Gia Bảo. Lúc ấy cậu ta đang được mẹ săn sóc mấy vết thương, Thi bước lại gần nhỏ nhẹ hỏi:
- Cảm ơn anh đã bảo vệ tôi, nếu không...
- Không cần cảm ơn - Giọng Gia Bảo làm mọi người ngạc nhiên - bọn nó ăn hiếp cô cũng có nghĩa là xem thường tôi. Tôi không bao giờ chấp nhận để kẻ khác coi thường.
Huỳnh Thi có vẻ bỡ ngỡ, cô quay sang Ngữ:
- Anh Ngữ, cám ơn anh và anh Đạt đã giúp em.
Ngữ im lặng, cậu chỉ cười chứ không nói gì, trong khi thằng Đạt liến thoắng:
- May cho cô lắm đó Huỳnh Thi ạ. Thằng Ngữ dường như có linh tính báo trước vậy. Chúng tôi đã ra khơi rồi, vậy mà nó nói là không yên tâm nên đã hạ buồm rồi bắt tôi cùng nổ máy đưa ghe trở lên bờ. Kết quả là chúng tôi đến thật kịp lúc.
Giọng thằng Đạt làm Huỳnh Thi đỏ mặt, cũng may bà Thụy Chi đã lên tiếng:
- Bác không biết nói sao để cảm ơn các cháu đây... Gia Bảo, Nguyên Ngữ và Đạt ba cháu là ân nhân của mẹ con bác.
Bảo đứng lên:
- Con đi ngủ đây.
Huỳnh Thi lo lắng:
- Anh không sao chứ, Gia Bảo?
- Không.
Bảo đáp gọn lỏn rồi vào phòng đóng cửa lại. Ở nhà này chỉ có mỗi mình Bảo là có phòng riêng.
Bà Mỹ nhìn Thi vẻ không vui:
- Huỳnh Thi, tôi nghĩ là cháu không nên đi học nữa.
Chưa có ai phản ứng gì thì Ngữ đã vọt miệng:
- Không được.
Bà Mỹ lừ mắt:
- Con vừa nói gì?
- Con nói là Huỳnh Thi phải đi.
- Hứ, đi học để gieo tai họa nữa hay sao chứ?
Bà Chi bước tới nói:
- Chị Mỹ, thật là xin lỗi vì đã làm liên lụy cho cháu Bảo.
- Tôi không có nói vậy, nhưng mà...
- Bác gái - Ngữ nói - má hai cháu không có ý đó đâu, chỉ vì má cháu lo cho em Thi mà thôi.
Bà Chi nhìn Nguyên Ngữ bằng ánh mắt trìu mến. Bà thấy được trong mắt cậu bé này là cả một tấm lòng nhân hậu và sự chân thành cao cả.
Ngữ nhìn sang cô bạn gái đang đứng khép nép ở góc nhà nói:
- Huỳnh Thi chắc là mệt rồi, đi ngủ một giấc đi.
Thi bước tới, được một đoạn cô quay lại nói:
- Anh Ngữ, chiều nay em muốn đi làm.
- Đi làm à? Được rồi, ngủ dậy đi rồi hãy tính.
Huỳnh Thi không ngủ được. Cô bé nằm trong lòng mẹ trên chiếc giường đơn sơ, mắt vẫn còn vương nét hãi hùng. Cuộc sống thay đổi, cùng với những lo toan, những đe dọa đã và sắp xảy ra làm lung lay ý chí, tinh thần của hai mẹ con.
Giọng Huỳnh Thi lúc này yếu đuối:
- Mẹ ơi, sao mẹ con mình lại tới đây, phải sống khổ thế này hở mẹ?
- Tại sao ư? - Mắt bà Chi như dại hẳn đi, có lẽ nỗi đau này làm lòng bà xót xa - mẹ cũng không biết tại sao nữa.
- Hay là mình trở về đi mẹ?
- Không được - Bà Chi hốt hoảng, người bà co lại - Chúng ta không thể trở về nơi đó được nữa.
- Nhưng mà chuyện gì đã xảy ra giữa cha và mẹ, mẹ cho con biết đi.
Bà Chi mơ màng về quá khứ. Câu chuyện thương tâm xảy ra. Huỳnh Thi không được biết là bởi vì bà đã van xin chồng giữ kín, không, chuyện này bà nhất định không thể nói cho con biết được. Vết đau tinh thần này không thể làm lem luốc tâm hồn non trẻ còn sáng tinh khôi của con bà.
Huỳnh Thi lại lay tay mẹ nài nỉ:
- Mẹ, mẹ nói cho con biết đi, con đã lớn rồi, con có quyền được biết sự thật, mẹ nghĩ xem có phải như thế không?
- Đừng, Huỳnh Thi... Con đừng có ép buộc mẹ...
- Nhưng mà mẹ không thể giấu con mãi được.
Bà Thụy Chi đau khổ ôm đầu gục xuống. Cảnh tượng hãi hùng đã qua theo từng lời nói của con trẻ vụt hiện về, xé nát lòng bà. Huỳnh Thi hốt hoảng ôm mẹ vào lòng:
- Mẹ... mẹ làm sao vậy?
- Mẹ... không thể nói được đâu, con đừng hỏi, đừng ép buộc mẹ, hiểu chưa?
- Vâng, con hiểu... Con hiểu. Con không đòi mẹ phải nói nữa đâu. Mẹ không sao chứ?
Bà Chi từ từ ngẩng lên, đôi mắt nhìn con mờ lệ. Ôi đứa con thân thương của bà, tội nghiệp vì bà mà khổ cực.
- Xin lỗi con, mẹ xin lỗi con! Nhưng mà chuyện này mẹ không thể nào nói ra được.
Huỳnh Thi cúi đầu buồn bã:
- Con cũng biết là mẹ có nỗi khổ tâm... thì thôi vậy. Nhưng mà mẹ, từ nay con không muốn đi học nữa.
Bà Chi thở dài não nùng:
- Như vậy có nghĩa là cuộc đời con sẽ mãi mãi chôn vùi ở đây.
- Có thể như vậy nhưng mà cũng có thể sẽ khác đi mẹ ạ - Huỳnh Thi nói một cách nghiêm túc - Cuộc đời đầy biến động, chắc gì mẹ con mình sẽ ở mãi như thế này.
Bà Chi đau xót nhìn con, đứa trẻ còn xanh mái đầu đã có những ý tưởng vượt hẳn tuổi của mình. Phải chăng vì thực tế cuộc sống xót xa đã khiến con bà trưởng thành hơn, cũng có nghĩa là già trước tuổi.
Nguyên Ngữ bước vào lúc trời đổ chiều, nắng thưa và yếu dần, bầu trời có những sắc mây hồng thơ mộng. Vừa thấy Ngữ, Huỳnh Thi đã nhổm dậy:
- Anh Ngữ, em muốn đi làm.
Bà Chi ngồi gần đó vội nói:
- Đâu cần gấp vậy con.
- Không, con muốn bắt đầu ngay từ bây giờ. Con muốn làm quen với cuộc sống ở đây.
- Em muốn làm quen với cuộc sống ở đây ư? - Ngữ hỏi với chất giọng của một người anh - Cũng được, vậy thì đi theo anh?
Thi ngồi dậy, vẻ lúng túng:
- Có cần phải thay đồ không anh?
Ngữ ra vẻ ngắm nghía rồi cười nói:
- Không cần đâu.
Bà Chi bỗng nói:
- Nguyên Ngữ, bác muốn nhờ cháu một chuyện.
Ngữ sốt sắng một cách chân thành:
- Xin bác cứ nói, cháu có thể làm được rất nhiều chuyện.
Bà Chi nói bằng giọng u buồn:
- Nhờ cháu chỉ đường cho bác ra chợ, bác muốn bán tất cả những thứ quần áo xa xỉ này.
- Mẹ... - Huỳnh Thi kinh ngạc kêu lên, còn Ngữ thì hỏi:
- Bác cần tiền lắm sao?
- Không phải, nhưng mà bây giờ những thứ này không thích hợp với mẹ con bác nữa. Bán nó bác sẽ lấy tiền mua đồ vải mặc, cháu thấy được không?
- Cháu... cháu không biết nữa. Nhưng mà... quần áo sang trọng như thế này, mặc vào ở đây quả là bất tiện.
Bà Chi cười gượng:
- Vậy thì cháu giúp bác nhé!
- Vâng ạ!
- Bây giờ hai đứa đi đi.
Bà Chi dõi mắt nhìn theo hai đứa trẻ. Chợt yên lòng khi thấy dáng vẻ chân thành, giản dị của Nguyên Ngữ.
Họ đi dọc theo bờ biển, cát trắng xào xạc dưới chân. Ngữ chợt nhìn hai hàng dấu chân in dài trên cát nói:
- Em xem, bàn chân của em nhỏ hơn chân anh nhiều.
Huỳnh Thi nói tự nhiên:
- Bởi vì em là con gái mà.
- Nhưng mà con gái ở vùng biển này, chân không có đẹp như chân của em đâu.
Cô bé thoáng buồn:
- Em ước gì mình có bàn chân to hơn,vững chãi hơn...
- Để làm gì?
- Để cũng như anh, em sẽ ra biển, sẽ làm, kiếm thật nhiều tiền để nuôi mẹ. Anh Ngữ, em không muốn mẹ phải đi làm khổ cực đâu, nhưng mà...
- Nhưng mà em không đủ sức chứ gì?...
- Vâng. Em... vô dụng quá.
- Nếu em muốn giúp mẹ sau này thì bây giờ em cần phải đi học.
- Không - Nét hãi hùng trên mặt cô bé - Em không đi học nữa đâu.
- Yên tâm đi, anh có cách mà.
- Anh có cách?
- Phải, em cứ tin anh đi.
Thi nhìn sang Ngữ, trông cậu ta rất chững chạc, điều đó khiến cô bé yên tâm. Lòng tin Ngữ đã định hình trong Huỳnh Thi.
Phía trước hiện ra cảnh tàu thuyền tấp nập. Giờ này ghe, tàu đánh cá trở về nên bến tàu rất đông người. Ngữ nói:
- Hôm nay anh đưa em tới đây để làm quen với khung cảnh nơi này. Đó, em nhìn xem kìa, công việc của em mai đây là như vậy đó.
Ngữ đưa tay chỉ mấy cô thôn nữ miền biển đang ngồi chọn cá. Có vài người ngẩng lên nhìn rồi cất giọng gọi cậu ta. Thằng Đạt từ trong đám đông bước ra, nó tươi cười nói:
- Thấy từ xa, tôi đã biết ngay là Huỳnh Thi rồi.
Thi cười bẽn lẽn:
- Bắt đầu từ ngày mai em sẽ giống hệt như những người dân ở đây.
Ngữ tiếp lời:
- Không đâu, dù em có thay đổi đến đâu em vẫn khác hẳn. Nhìn thấy em là anh biết ngay.
- Vì màu da, phải không? - Đạt hỏi.
- Chỉ vài hôm thôi, nước biển sẽ làm biến đổi. Chừng đó không khéo các anh nhìn không ra nữa là khác.
Từ giã Đạt, bước chân họ xa dần bến tàu. Ngữ đưa Huỳnh Thi đi về phía rừng dương nơi có bóng cây cao rợp mát một màu xanh thẳm. Hai người thơ thẩn ở đó cả buổi chiều, cho đến khi hoàng hôn xuống... Trăng lên và sao mọc chi chít ở bầu trời, bỗng Huỳnh Thi nói:
- Mình về thôi anh Ngữ, em muốn thăm coi anh Bảo có bớt chưa.
Bất chợt Ngữ nghe lòng mình thoáng buồn. Cậu ta cũng không giải thích được vì sao có nỗi buồn ấy? Chỉ biết rằng kể từ lúc đó, cuộc đời Nguyên Ngữ có nhiều thay đổi. Cậu ta vui lúc Huỳnh Thi vui, buồn chung nỗi buồn của cô bé và sẵn sàng làm tất cả vì Huỳnh Thi.
Đêm ấy Ngữ bắt gặp một bóng người cô đơn ngồi trên bãi biển, dáng lạnh lẽo với cái áo vải đơn sơ. Trước đó Ngữ đã giúp bà Thụy Chi bán tất cả trang phục đắt tiền của mình. Chỉ chừa lại cái áo da thú, món quà sinh nhật của ông ngoại Huỳnh Thi. Ngữ bước lại gần, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà vẫn ngồi bất động mặc dù có cậu ta xuất hiện.
- Thưa bác...
-............
- Bác ơi...!
Ngữ phải gọi đến tiếng thứ ba mới làm thức tỉnh bà Thụy Chi. Người đàn bà giật mình nhìn lên:
- Là cháu đấy à?
- Dạ, sao bác lại ngồi đây?
Ngữ nhìn lên trời đêm chi chít sao, gió biển cũng nhiều không kém, cậu tiếp:
- Gió biển độc lắm, bác coi chừng bị cảm lạnh đó.
- Bác không sợ cảm, chỉ sợ cuộc đời này thôi.
- Bác nói gì cháu không hiểu?
Bà Chi thở dài:
- Phải rồi, dù có nói cháu cũng không hiểu.
- Nhưng có một điều cháu biết là bác đang buồn, rất buồn.
- Sao cháu biết được?
- Bởi vì mỗi khi cháu buồn, cháu cũng thường ra biển ngồi một mình thế này.
- Cháu thường hay buồn lắm sao?
- Chỉ thỉnh thoảng thôi, bởi cháu là con trai mà.
Bà Chi cũng bắt gặp một mối đồng cảm, một người đồng bệnh tương lân, mặc dù tuổi Nguyên Ngữ còn rất nhỏ. Bà cởi mở hơn:
- Nếu cháu không sợ gió đêm thì hãy ngồi xuống đây với bác.
Ngữ làm cử chỉ phủi cát, mặc dù xung quanh chỉ toàn là cát, rồi cậu ngồi xuống.
- Cháu chỉ lo cho bác thôi, chứ gió biển thì nó làm gì nổi cháu.
Bà Chi hỏi khi Ngữ đã ngồi yên:
- Cháu buồn vì chuyện gì?
Ngữ không trả lời mà hỏi lại:
- Cháu rất muốn biết vì sao bác và Huỳnh Thi lại tới đây?
Câu hỏi dường như động mối thương tâm, Ngữ thấy thân hình người đàn bà run lên, rồi chừng như có nước mắt dưới ánh trăng lấp lánh, Ngữ xúc động:
- Cháu... xin lỗi, cháu không biết là...
- Không sao đâu, Nguyên Ngữ à, cháu là một người tốt.
Ngữ ngạc nhiên, không hiểu sao bà Chi lại khen mình trong lúc này, nhưng rồi cậu vẫn im lặng.
- Đáng lẽ bác sẽ kể, nhưng mà tuổi cháu còn nhỏ quá, cũng như Huỳnh Thi vậy...
- Có nghĩa là em Thi cũng chẳng biết chuyện của bác?
- Phải, nói ra chỉ làm nó đau lòng mà thôi.
Bà Chi tiếp bằng chất giọng thê lương:
- Có điều bác cho cháu biết là từ nay bác và Huỳnh Thi sống chết tại nơi đây - rồi bà ngẩng mặt nhìn trới - Chỉ sợ ông trời thử thách nhầm người.
Hôm nay Nguyên Ngữ và Đạt, hai đứa đưa Huỳnh Thi đi học. Đứng giữa trường, Ngữ hùng hổ tuyên bố:
- Huỳnh Thi là em gái của tao, từ nay đứa nào ăn hiếp nó thì hãy coi chừng - Ngữ chỉ tay vào mặt thằng Toàn mập - Toàn mập, tao biết mày cầm đầu nhóm du côn trong lớp này, tao cảnh cáo mày trước, nếu Huỳnh Thi có chuyện gì thì tao và thằng Đạt sẽ lôi đầu mày ra biển nhận nước cho đến chết.
Thằng Đạt vỗ ngực nói:
- Tụi bây liệu có chơi nổi bọn tao không hở?
Nhờ vậy mà Huỳnh Thi được yên ổn đi học. Băng Toàn mập tuy đông nhưng chúng toàn là đám con nhà giàu, công tử bột. Vả lại danh tiếng Nguyên Ngữ và thằng Đạt không phải nhỏ. Hai đứa tụi nó nổi tiếng khỏe mạnh và lì lợm từ làng chài ra đến thị xã.
Từ trường học trở về, Ngữ chạm phải bà Mỹ, người đàn bà hơi với vẻ giận dữ:
- Con nghỉ đi biển hai ngày, thử hỏi ngày mai nhà này lấy gì mà ăn đây.
Ngữ liếc về phía bà Chi:
- Má hai nhỏ tiếng một chút.
- Ta không cần phải nói nhỏ, nhà này là của ta, ta không sợ ai hết - Rồi bà lại nói bằng cái giọng vang vang của mình - Con tưởng ta dư dả lắm sao chứ? Tháng sau ta cần phải may cho Gia Bảo một cái áo mới để nó ra thành phố thi học sinh giỏi, thử hỏi tiền ở đâu ra bây giờ?
Ngữ dịu giọng:
- Thôi được, cùng lắm là con sẽ đi thêm vài chuyến biển.
Bà Thụy Chi bước ra với xấp tiền trên tay, gương mặt bà vẫn phảng phất buồn:
- Chị Mỹ, tôi đưa trước tiền nhà tháng sau. Chị cầm tiền này đi mua sắm cho cháu Bảo.
Bà Mỹ vui vẻ ngay:
- Vậy cũng được, tháng sau chị không phải trả tiền nhà, còn tiền cơm thì...
- Tôi sẽ phụ tiền mỗi ngày với chị, mình chia đôi, có được không?
- Ờ được, được chứ.
- Không được - Ngữ bất bình kêu lên.
- Con biết cái gì mà nói chứ?
- Con nói là không được, như vậy là không công bằng. Nhà mình có ba người...
Không đợi Ngữ nói hết, bà Chi cắt lời:
- Cháu Ngữ, mẹ cháu cho bác ở đây đã là tốt lắm rồi, dù bác có chịu thiệt thòi một chút cũng không sao.
Ngữ nhìn bà Mỹ vẻ không vui rồi bỏ đi. Ra tới ngoài thằng Đạt nói:
- Tao thật là không ưa nổi cái tính lợi dụng và gương mặt lúc nào cũng lạnh như nước biển của mẹ con bà má hai mày.
Ngữ im lặng lầm lũi bước, Đạt tiếp:
- Mày bây giờ cần gì phải sống trong gia đình đó để mà nuôi hai mẹ con họ nữa hở Ngữ?
- Nói vậy thì không được, má hai đã nuôi tao từ nhỏ, nếu không có bả, bây giờ tao đã chết mất xác rồi.
- Nhưng mà bả bất công quá. Gia Bảo thì cho đi ăn học tử tế, còn mày...
Ngữ ngắt lời bạn:
- Bởi vì anh ấy thông minh, xứng đáng được đi học.
- Nhưng mà...
- Thôi, đừng có nói nữa, tóm lại tao thích biển hơn là trường lớp.
Hẹn Gặp Lần Cuối Hẹn Gặp Lần Cuối - Lê Duy Phương Thảo