Remember that great love and great achievements involve great risk.

Anonymous

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 9007 / 63
Cập nhật: 2015-06-30 20:58:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ột buổi sáng, dượng Mười và cậu Kỳ ghé lại thăm mẹ, dượng mang theo nào mít, nào chôm chôm làm quà cho anh em chúng tôi. Dượng nắm tay, hỏi han từng đứa. Riêng tôi, dượng tỏ ra ưu ái hơn, nhìn bằng đôi mắt thật trìu mến:
- Con lớn mau quá, mày càng lớn càng đẹp con ơi.
Lòng tôi vui mừng và xúc động lắm, tôi không hề có cảm tưởng dượng Mười và cậu Kỳ chỉ là quen biết vì đã có thời thuê mướn nhà tôi, mà đó là những người ruột thịt, thân yêu đi xa lâu ngày mới về. Cuộc đời quả thật công bằng, bên cạnh cái ác vẫn luôn có cái thiện song hành. Bên cạnh những người vô tâm, vẫn luôn hiện hữu những tấm lòng chan chứa tình người và như một qui luật tự nhiên: Cái ác không bao giờ lấn áp được cái thiện, nếu không muốn nói mọi cái ác rồi sẽ tàn lụi, sẽ bị hủy diệt cho cái thiện vươn lên, đơm hoa, kết trái. Chính vì thế mà cuộc sống mãi mãi tồn tại và phát triển không ngừng. Tôi lờ mờ hiểu rằng dượng Mười và cậu Kỳ ghé lại lần này không chỉ để thăm mẹ và anh em chúng tôi mà còn có ý hỏi mẹ cho tôi lên giúp việc trông em cho cậu Kỳ để mợ Kỳ còn rảnh tay phụ giúp thêm việc nương rẫy. Cậu Kỳ nói với mẹ:
- Cháu Phượng ở dưới này cũng chẳng đi học, đi hành gì, hay là chị cho nó lên Trảng Bom ở với tôi và anh Mười một thời gian cho mấy đứa nhỏ có bạn có bè, rỗi rảnh nhờ cháu phụ mẹ nó trông hộ thằng cu Phong, bao giờ được xuất cảnh thì tôi sẽ đưa cháu về để cùng đi với gia đình.
Vẫn bản tính lạnh lùng cố hữu, mẹ nói:
- Như vậy cũng tiện, ở với ai chứ ở với gia đình mấy anh thì tôi an tâm. Khi nào khám sức khỏe và người ta gọi phỏng vấn thì tôi nhắn mấy anh đưa cháu về giùm.
Tôi nghe như mở cờ trong bụng, có gì đâu mà mẹ phải yên tâm, tôi đã trải qua một chặng đời khổ nhục hơn nữa đối với một con bé vừa qua tuổi lên mười. Được ở với dượng Mười, với Bích Loan, Bích Vân thì tôi cần gì phỏng vấn, xuất cảnh. Mỹ hay ở đâu trên khắp thế giới này chắc gì đã vui bằng Trảng Bom, nơi tôi có thể tìm lại chút tuổi thơ muộn màng của mình. Chưa đi mà tôi đã thầm mong cho cái ngày mẹ hoàn tất mọi thủ tục xuất cảnh cứ kéo dài bất tận để khỏi phải có cuộc chia ly với những người mà tôi sắp được trùng phùng. Quay sang tôi, mẹ hỏi:
- Sao mày có muốn lên trên đó ở với Bích Loan, Bích Vân không?
Tôi hớn hở gật đầu:
- Thích, con thích đi ngay bây giờ, con muốn gặp Bích Loan, Bích Vân lắm.
- Vậy bao giờ mấy anh đi cho nó đi cùng.
Tôi nắm tay dượng Mười thúc giục:
- Bao giờ mình đi hả dượng, trưa rồi có còn xe không?
Biết tôi nôn nóng, dượng Mười vừa cười hồn hậu vừa trả lời:
- Nửa giờ nữa mình đi, từ thành phố lên Trảng Bom có xa xôi gì đâu. Đến chiều vẫn còn xe, con xin mẹ vào xếp quần áo mang theo.
Chỉ chờ có thế, tôi chạy vội vào sau nhà gom hết quần áo được vài ba bộ mà cái nào cũng rách vai, vá đít bỏ vào trong túi ni-lông xong, hồi hộp ngồi chờ phút giây lên đường. Anh Hai tôi dường như không quan tâm đến việc tôi sắp đi xa, ngày mai tôi còn hay sẽ vắng bóng trong căn nhà này, anh cũng không quan tâm đến. Đôi mắt anh ngày càng thẫn thờ, suốt ngày ngoài hai bữa ăn ra, anh chẳng bao giờ nói với ai câu nào, còn các em tôi nãy giờ ngồi nghe lén, thấy tôi cầm túi đồ ra thì cứ tíu tít:
- Chị Ba sướng nghen, mai mốt về nhớ mang thật nhiều mít, nhiều chôm chôm cho tụi em ăn nghen.
Tôi vẫn là một đứa trẻ con, cho nên dù rất thương mẹ, thương các anh em của mình nhưng những ước mơ đơn sơ, khát vọng bạn bè cùng trang lứa và một khung trời êm đềm đã làm tôi quên khuấy tất cả.
o O o
Buổi chiều, khi nắng còn trải màu vàng nhạt trên những vườn cây xanh um thì tôi đã đến Trảng Bom, nói chính xác là xã Trảng Bom 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Xuống xe từ đường cái, dượng Mười và cậu Kỳ dắt tôi đi bộ thêm năm, sáu cây số vào sâu trong rẫy mới đến nơi. Đó là hai căn nhà lá nằm cạnh nhau lọt thỏm giữa một vườn mít mênh mông chen lẫn một ít cây ăn trái khác. Thấy tôi lên, Bích Loan và Bích Vân chạy ra ngõ nắm tay mừng rỡ, hai đứa hỏi tôi thật ngây ngô:
- Sao mày lên đây được? Bộ má mày cho đi hả?
Tôi cười rạng rỡ:
- Dượng Mười với cậu Kỳ xin má tao cho tao đi.
- Mấy ngày thì mày về?
- Tao không về, ở luôn trên này giữ em cho cậu mợ Kỳ.
Bích Loan reo lên như bắt gặp được của:
- Vậy là vui lắm, tao ở trên này không có ai chơi, mỗi Bích Vân mà cứ gây lộn hoài nên chán lắm.
Tôi theo Bích Loan vào nhà, dượng Mười bảo tôi muốn để đồ bên nhà cậu Kỳ hay nhà dượng cũng giống nhau thôi. Dĩ nhiên là tôi chọn nhà dượng, bởi cho đến lúc này tôi vẫn chưa có cảm giác mình là một ô-sin, đến đây làm công việc giữ thằng cu Phong con của cậu Kỳ mà tôi cứ nghĩ mình cũng như con dượng Mười, một đứa con lưu lạc từ lâu vừa mới quay trở về. Không như hồi ra làm ở tiệm phở bà Cúc, ngay phút đầu tiên tôi đã thấy rõ thân phận người ăn, kẻ ở của mình. Tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, anh Hai Hỷ, con trai lớn của dượng Mười hơn tôi một vài tuổi cùng với tôi và Bích Loan, Bích Vân ra sân ngồi chơi.
Sáng mai là ngày chủ nhật được nghỉ nên tụi nó khỏi phải học bài. Tôi ngước nhìn vầng trăng sáng vằng vặc treo lơ lửng trên bầu trời trong vắt đầy những vì sao lấp lánh. Gió mát rượi từ rừng chạy về xôn xao trên những cành lá, chẳng khác nào cảnh trong chuyện thần tiên. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy một bầu trời đầy trăng sao huyền ảo như thế. Đêm ở đây yên tĩnh lắm, từ nhà dượng Mười đến nhà hàng xóm gần nhất cũng đến vài trăm thước hun hút vài bóng đèn dầu leo lét. Không có tiếng động cơ nào vọng tới mà thỉnh thoảng chỉ nghe văng vẳng tiếng chó sủa xa xa. Bất chợt tôi thấy ớn lạnh trong người, cất tiếng hỏi chung cả đám:
- Ở đây có ma không?
Hai Hỷ nhanh nhẩu trả lời:
- Đâu có ai thấy lần nào đâu mà biết, chỉ nghe người lớn kể lại thôi, mà mỗi người lại kể một kiểu khác nhau thì làm sao mà hình dung được con ma nó như thế nào.
Tự nhiên, không hẹn mà tất cả chúng tôi đồng loạt ngồi xích sát vào nhau và Bích Vân lên tiếng:
- Chẳng lẽ người lớn nói dóc, má em nói ma cũng nhiều thứ khác nhau nên nó hiện ra nhiều kiểu là cái chắc.
Im lặng một thoáng, Bích Loan hỏi Hai Hỷ:
- Anh là con trai có sợ ma không?
- Mày có sợ không mà hỏi tao, tao đâu phải phù thủy mà không sợ. Ba nói đứa nào nhát gan thì không bao giờ gặp ma, chỉ có mấy đứa lì lợm mới bị ma nhát thử coi ngon cơm tới đâu.
Chúng tôi ngồi nói với nhau đủ mọi thứ chuyện chẳng đâu vào đâu, hết chuyện ma đến chuyện xóm cũ nơi mà một thời cả đám cùng sống chung trong nhà tôi với bao kỉ niệm còn nguyên trong trí nhớ. Chưa dứt chuyện xóm cũ lại chuyển ngay sang chuyện ăn trái cây, đứa thích xoài, đứa thích sầu riêng, đứa thích mận… Mãi đến khi dượng Mười kêu đi ngủ, chúng tôi mới ngưng. Tôi leo lên giường ngủ với hai chị em Bích Loan, mới chín giờ mà tưởng chừng như đã khuya lắm, tôi lắng nghe được cả nhịp rơi của những hạt sương từ mái lá nhỏ xuống hiên nhà. Giờ này ở thành phố thì vẫn rộn rịp ngựa xe, riêng quán phở của bà Cúc thì đang quét dọn chuẩn bị đóng cửa, mẹ và các anh em tôi chắc chắn là đang còn thức… Tôi nhớ lung tung nhiều người, nhiều cảnh rồi thiếp vào giấc ngủ bình yên bởi lòng không gợn chút buồn, không chút lo âu.
Sáng hôm sau, khi mặt trời như chiếc nón khổng lồ, đỏ ối vừa nhô lên khỏi tàn mít sau vườn là dượng Mười đánh thức chúng tôi dậy. Đánh răng, rửa mặt xong, tôi được gọi sang nhà cậu Kỳ để nhận nhiệm vụ mới, đó là bé Kỳ Phong vừa tròn một tuổi mà từ nay mỗi ngày tôi phải phụ mợ Kỳ trông giữ nó từ sáng cho đến tối mới được rảnh tay. Thật ra đối với tôi, công việc giữ bé Phong chẳng có gì nặng nhọc so với chuỗi ngày lầm than trong quán phở bà Cúc hay thời gian dài cõng em đi rong để ăn xin mà đến bây giờ nhiều bà con trong hẻm 308 và vài hẻm lân cận trên đường Hoàng Văn Thụ vẫn chưa quên. Nhưng sau những ngày vui vẻ đầu tiên, tôi cảm nhận có một khoảng cách vô hình giữa tôi và Bích Loan, Bích Vân ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể hai bạn tôi không cố tình phân biệt và chúng nó vẫn hồn nhiên chơi đùa với tôi như thuở nào nhưng làm sao tôi có thể không thấy xót xa khi trong mọi cuộc vui, chúng nó thì hoàn toàn rảnh rang để tha hồ tung tăng, chạy nhảy, còn tôi thì luôn vướng bận Kỳ Phong trên vai mà đôi khi mê chơi, tôi vừa thả Kỳ Phong xuống đất là y như rằng sẽ bị cậu mợ Kỳ rầy rà, la mắng. Tất nhiên đó là những chuyện hết sức bình thường nhưng nhiều lần đã làm cho tôi tủi thân. Tôi sợ cậu Kỳ lắm, sợ nhưng không ghét bởi tánh cậu nóng nãy, hay nói lớn tiếng và nhất là thường đánh tôi. May mà còn có dượng Mười, tôi tìm thấy trong ánh mắt, nụ cười, từng lời ăn tiếng nói của dượng dành cho tôi vô cùng cảm thông, vô cùng trìu mến. Dượng lại còn tỏ ra quan tâm, đùm bọc, che chở tôi kể cả những lúc tôi sai sót điều gì. Được sống gần dượng, tôi thấy yên tâm và ấm áp, dượng đã đối xử với tôi bằng tấm lòng của một người cha, thứ tình cảm thiêng liêng mà cả đời tôi thiếu thốn. Là một y sĩ về chiều, suốt đời dượng Mười sống rất nhân ái, luôn sẵn sàng chia sẻ với nỗi bất hạnh của người khác đúng với hai tiếng “lương y”. Dượng Mười rất thương con và thương luôn cả tôi. Tôi không bao giờ quên được những ngày đầu mới đặt chân lên đây, tôi đã bị sốt rét hành hạ, dượng Mười đã lo lắng, chạy chữa cho tôi còn hơn cả lo cho con dượng. Dạo đó đời sống còn nhiều khó khăn lắm, nhà không có tiền dư dả. Thế là mỗi sáng, dượng thức dậy sớm hơn mọi ngày, sau khi chuẩn bệnh cho tôi, dượng lặng lẽ ra vườn hái mít non gánh ra chợ bán, lấy tiền mua thuốc để chữa dứt bệnh cho tôi. Tôi thầm nghĩ trong lòng, dù buồn vui thế nào, tôi cũng không muốn rời xa chốn này, rời xa cha tôi, rời xa một quãng đời có lẽ là êm đềm nhất tuổi thơ của mình.
Tôi sợ nhất là những buổi sáng, bởi Hai Hỷ, Bích Loan, Bích Vân đều đi học hết, người lớn thì lo vật lộn với nương rẫy, chỉ còn tôi và bé Phong, vì thế cảnh nhà trở nên trống vắng, buồn tênh, tưởng chừng như thời gian kéo dài lê thê. May mà tụi nó chỉ đi học mỗi buổi sáng, còn buổi chiều thì đủ mặt ở nhà nên cả đám luôn bày ra đủ trò chơi mà chắc chắn lũ trẻ con thành phố không thể nào có được. Quanh nhà của dượng Mười và cậu Kỳ toàn là nương rẫy, phần lớn không có nhà mà chỉ là những chòi canh hoa màu để ban ngày người ta vào làm rẫy có chỗ che mưa, che nắng. Ở đâu cũng chỉ thấy toàn mít là mít, xen lẫn giữa những vườn mít bạt ngàn, tùy theo mùa mà chủ rẫy trồng bắp, trồng khoai, sắn hay chỉa đậu. Trò chơi mà chúng tôi thích nhất là bán hàng và rủ nhau đi hái trộn mít, bẻ bắp đem về nhà nói dối là mót được trong các rẫy đã thu hoạch. Thường chúng tôi chỉ dừng chân lại dưới những gốc có những trái đã chín muồi, tỏa hương thơm ngào ngạt trong không khí. Sau khi quan sát thấy không có ai canh giữ là một mình Hai Hỷ nhanh như sóc trèo lên cây, còn lại lũ con gái chúng tôi đứng dưới nhìn lên, thấy trái nào trước là xí phần rồi chỉ cho Hai Hỷ hái xuống. Bao giờ tôi cũng là đứa xí được ít nhất bởi không nhanh nhẹn bằng Bích Loan, Bích Vân lại còn vướng bận Kỳ Phong làm trở ngại chân tay. Thế nhưng trò chơi hấp dẫn này không thể kéo dài vì cậu Kỳ nhiều lần phát hiện được chúng tôi nói dối, bởi lẽ bắp thì còn mót được chứ mít thì làm sao mà mót. Thế là lòi mặt hái trộm, cậu Kỳ bắt chúng tôi nằm xếp hàng sắp lớp, lấy roi mây quất vào mông từng đứa, nhưng bao giờ tôi cũng bị đòn đau nhất và nhiều nhất. Từ đó, cậu Kỳ cấm ngặt chúng tôi không đứa nào được vào rẫy người khác để hái trộm mít và bẻ bắp. Không như cậu Kỳ, sau mỗi trận đòn đau như thế, dượng Mười thường ôn tồn dạy dỗ chúng tôi một cách nghiêm khắc:
- Các con biết không, ăn trộm là một hành động hết sức xấu xa và thiếu lương tâm. Trái mít, trái bắp tuy nhỏ nhưng cũng do công sức người ta làm lụng vất vả từng ngày, từng tháng mới có được. Vậy mà chưa kịp thu hoạch thì đã bị kẻ khác hái trộm mất thì ai mà không tiếc, không buồn, không căm giận. Giả dụ có ai đó lén vào vườn mình hái trộn như thế các con có vui không?
Vì sợ ngọn roi của cậu Kỳ và thấm thía lời giáo huấn của dượng Mười, từ đó chún tôi chấm dứt hẳn trò chơi này để xoay qua chơi trò bán hàng. Bao giờ cũng thế, hễ có thứ gì ăn, tôi đều nhín lại đợi đến chiều tụi nó đi học về, rủ nhau dọn hàng ra bán. Sẵn có tập vở, Bích Loan và Bích Vân cắt ra làm giấy bạc rồi viết lên những con số mệnh giá đủ loại từ một đến mười đồng. Hai chị em nó và cả Hai Hỷ dùng những tờ bạc giả đó để mua những món ăn thật của tôi cho đến khi sạch nhẵn. Lắm lúc cao hứng, chúng nó còn phá lên cười, chọc tức tôi là ngu dại, thế là gây lộn là thề thốt không bao giờ chơi nữa. Nhưng rồi chỉ được một bữa, tôi lại tiếp tục làm người bán và chúng nó vẫn là những người mua mà không thấy chán. Dường như trời sinh tôi ra để chịu mọi thua thiệt, nên bất cứ trò chơi nào tôi cũng đều lép vế hơn Bích Loan, Bích Vân. Từ nhỏ cho đến bây giờ, tôi có một niềm đam mê lớn nhất là âm nhạc, thiên phú cho tôi một giọng hát khá hay, một trí nhớ khá tốt và một cái tai thẩm âm thật nhạy bén dù chẳng được học hành gì cả. Chính vì thế mà mỗi lần hai chị em Bích Loan và Bích Vân hát bài nào, tôi học lóm vài lần là hát được ngay mà lại hát hay hơn tụi nó nên về sau tụi nó giấu tiệt, có bài nào mới cũng không cho tôi biết, hoặc đang hát thấy tôi lần tới là im ngay. Thế là máu trẻ con nổi lên, tôi cay cú:
- Tụi bây biết nhiều bài nhưng hát dở ẹt ai mà thèm nghe, tao biết ít bài nhưng hát hay hơn tụi bây trăm lần nên đâu cần học thêm nữa.
Bích Loan cũng chẳng vừa:
- Mày hát hay lắm, học lóm mà làm phách.
Tôi cải:
- Ai thèm học lóm, tự hai đứa mày hát để tao nghe được chứ ai thèm học lóm.
Bích Vân bênh vực chị nó:
- Không thèm mà cứ nghe lén, biết thế chả ai thèm hát.
Được cái chẳng bao giờ chúng tôi gây gổ, giận hờn nhau lâu, nghĩ cho cùng hai chị em nó cũng là những đứa bạn tốt dù đôi khi cũng tỏ ra mình là con nhà chủ còn tôi chỉ là người ăn kẻ ở trong nhà. Nhưng tuyệt nhiên chẳng bao giờ có lời lẽ nào xúc phạm tôi. Có lẽ một phần do sự dạy bảo của dì dượng Mười, dì dượng luôn coi tôi như một đứa con trong gia đình và ngược lại tôi cũng mong được như thế. Nói đến dượng mà không nhắc tới dì là một điều thiếu sót, dù khao khát tình cha từ thuở bé nên tự đáy lòng tôi yêu quý dượng Mười vô cùng, nhưng thật ra dì Mười cũng là một mẫu người mẹ hết sức nhân từ và đầy ắp tình người. Là cô giáo suốt đời gắn liền với bục giảng và bảng đen phấn trắng, dì Mười không đẹp nhưng có một khuôn mặt phúc hậu đúng kiểu “tướng cầm tâm sinh” và một mái tóc dài, óng mượt tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ thuần chất Việt Nam. Có lẽ vì có mẹ là một nhà mô phạm nên Bích Loan, Bích Vân cũng ảnh hưởng. Do đó mà chúng nó rất thích sắm vai cô giáo dạy cho tôi học, còn tôi thì luôn luôn tỏ ra là một học sinh chịu khó và chăm chỉ. Giá như chỉ có một cô giáo với hai học trò thì lớp học sẽ quy cũ hơn, đàng này chỉ một học trò mà có đến hai cô giáo tranh nhau dạy theo tùy hứng, nhớ đâu dạy đó. Nhiều khi cô này đang bắt viết chính tả thì cô kia xoay qua bắt tôi học toán, học văn mà chẳng cần biết trình độ học sinh tới đâu, có tiếp thu được hay không? Nhiều bài mới học buổi sáng, buổi chiều tụi nó đã vội vã lên lớp cho tôi, cứ y như để lâu sẽ nguội, khiến tôi chẳng hiểu gì cả.
Ngày tháng cứ lặng lẽ đi qua mà chẳng bao giờ tôi biết nghĩ đến tương lai rồi sẽ về đâu, cứ y như đã rất hài lòng với cuộc sống ở đây nên cũng chẳng mấy khi thấy nhớ nhà. Dường như suốt ấu thơ và cả tuổi niên thiếu, tôi chỉ có một ước mơ duy nhất là được làm ca sĩ. Không biết người khác nghe có hay không, riêng tôi nhiều lần ngồi trông bé Phong trong căn nhà vắng lặng, tôi đã hát cho mình nghe và thấy hay đáo để. Thế là lắm khi, tôi tưởng tượng mình đang đứng trên sân khấu ngập ánh đèn màu, trước một rừng khán giả cuồng nhiệt mà vừa cất giọng oanh vàng là hàng tràng pháo tay tán thưởng cuồng nhiệt vang lên không dứt. Rồi khi tôi mới bước xuống bục diễn đã có hàng trăm người chen chúc nhau, vây lấy xin chữ ký, xin chụp hình chung. Tôi hồn nhiên trong mộng mị bằng nụ cười rạng rỡ trước hạnh phúc hoàn toàn hư ảo để mặc Kỳ Phong la lết dưới đất, cho đến khi cu cậu cất tiếng khóc vang, tôi mới giật mình tỉnh giấc, nhanh chóng nhận ra thân phận ô-sin của mình. Sau này, có lần tôi đã ghi tên dự thi “Tiếng Hát Truyền Hình” và đã được phát số báo danh đàng hoàng, nhưng đến phút cuối cùng trước khi vòng loại diễn ra, vì quá khớp và thiếu tự tin nên đã bỏ cuộc.
Thấm thoát mà đã cuối năm, cô dượng Mười và cậu mợ Kỳ hỏi tôi có muốn về ăn tết với mẹ và các anh em hay không? Tôi trả lời là không bởi chẳng muốn rời xa nơi chốn này, cái nơi chốn mà nghĩ cho cùng thì thực tế tôi vẫn là một con ở nên cho dù cô dượng Mười có độ lượng và thương yêu tôi đến mấy vẫn không thể sánh với con ruột của họ là lẽ đương nhiên. Nhưng so với những chặng đời trôi nổi đã qua thì không nơi nào cho tôi những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bằng nơi này. Gần đến tết, vì không có tiền nên dì Mười đã cắt tấm màn bằng vải bông may cho Bích Loan, Bích Vân mỗi đứa một bộ đồ giống nhau y hệt. Riêng tôi, vì là người giúp việc cho cậu mợ Kỳ nên được cậu mợ ra chợ mua cho một bộ đồ mới đẹp hơn hai bộ đồ may bằng tấm vải màn của chị em Bích Loan nhiều. Thế mà tôi buồn lắm, tôi không thích đồ mua ở chợ, tôi muốn một bộ đồ như của tụi nó, tôi không thể khác những đứa con của dì dượng Mười, tôi phải giống như con của dì dượng nên bằng mọi cách đòi cho bằng được. Chẳng ai có thể hiểu được tại sao tôi lại kỳ quặc như thế, mọi người cho tôi là đứa dỡ hơi. Nhưng cuối cùng họ cũng chiều tôi, lấy miếng vải màn còn lại may cho thêm tôi bộ đồ phường tuồng chẳng giống ai nhưng đó lại là bộ quần áo đã mang lại cho tôi niềm vui và hạnh phúc lớn lao nhất.
- Dượng Mượi ơi, bây giờ dượng ở đâu? Dượng có hiểu cho lòng con khao khát tình cha đến dường nào không và con đã tìm thấy ở dượng cái bóng mát thiêng liêng của cây tùng, cây bách để nương tựa tinh thần. Suốt đời con dù ở chân trời góc bể nào, dù thành công hay thất bại, con cũng không bao giờ quên, dượng luôn theo con trên vạn nẽo đường đời. Dượng luôn ngự trị trong tâm hồn con bằng hình ảnh của một người cha kính yêu mà không ai có thể thay thế được.
Sau tết chẳng bao lâu thì dượng Mười ngã bệnh. Sức khỏe của dượng sa sút thật nhanh, người gầy hẳn nhưng bụng thì phình lên và nước da ngã màu vàng sậm.
Là y sĩ, từ lâu dượng biết mình bị xơ gan nhưng hoàn cảnh nhà khó khăn nên không đủ điều kiện điều trị đến nơi đến chốn mà dượng chỉ mua thuốc uống cầm hơi cho qua ngày, đoạn tháng. Bây giờ đã lớn khôn, mỗi lần nhớ về dượng ở thời kỳ này, tôi càng thương dượng đến xót xa. Có nỗi đau nào hơn bằng nỗi đau của một người thầy thuốc biết rõ căn bệnh đang tàn phá cơ thể mình từng ngày và cũng thừa hiểu phải điều trị bằng cách nào để giành lấy sự sống, nhưng đành bất lực chỉ vì bi kịch: không tiền. Có lẽ dượng đã đau khổ lắm, đã thấm thía lắm nhưng vẫn cố tỏ ra bình thản đợi chờ biến cố quan trọng nhất của kiếp người. Khi tôi bị sốt rét, dượng đã vất vả, tận tụy khiêng từng giỏ mít non ra chợ bán để chữa chạy cho tôi. Thế mà khi dượng bị xơ gan thì tôi chẳng làm được gì cho dượng ngoài những giọt nước mắt khóc thầm, thương xót. Những ngày dượng nằm liệt giường ở nhà, chúng tôi không còn lòng dạ nào để vui chơi như mọi khi mà đứa nào cũng tỏ ra buồn bã, lo lắng. Dù không nói ra nhưng cứ nhìn vào thân xác của dượng và sự lo âu của dì, của cậu mợ Kỳ, tôi mơ hồ hiểu rằng tình trạng của dượng chẳng sáng sủa một chút nào cả. Cuối cùng thì dì cũng chạy vạy khắp nơi để có tiền đưa dượng lên một bệnh viện ở thành phố mà tôi không nhớ là bệnh viện nào, bởi có ai nói rõ chi tiết cho tôi biết đâu. Tôi chỉ nhớ buổi sáng dượng đi, lòng tôi cứ rưng rức mà không dám khóc khi nhìn thấy dượng quá hốc hác, tiều tụy, nét tinh anh mới hôm nào đã không còn nữa. Cậu Kỳ dìu dượng ra sân bằng những bước đi xiêu vẹo, dượng không còn đủ sức quay nhìn lại nơi chốn thân yêu này lần cuối trước lúc đi xa. Từ đó, tôi không bao giờ được gặp lại dượng thêm một lần nào nữa, không còn được nghe những lời chỉ dạy ôn tồn đầy thương yêu và trìu mến của một người dù không sinh thành ra tôi, dù chỉ sống gần tôi những tháng ngày ngắn ngủi nhưng lại đầy ắp ân tình.
Dượng Mười đi bệnh viện được mấy ngày thì tin dữ đưa về, dượng đã hóa thành người thiên cổ, ranh giới giữa sự sống và cái chết sao quá mong manh, cũng như chuyện biển dâu giữa chốn trần ải là chuyện quá bình thường. Biết đâu dượng đã dứt nghiệp như lời Phật dạy và cõi mà dượng tìm về là cõi bình yên, là miền cực lạc, không còn lo toan cơm áo gạo tiền đến phiền não. Thế mà dạo đó, tôi nghĩ đến cái chết là sự hủy diệt hết sức kinh khủng cứ như thế gian là chỗ vĩnh hằng nên cho dù khốn khổ đến mấy vẫn mong mãi mãi sống trọn kiếp người. Tôi đã òa khóc theo Bích Loan, Bích Vân và càng khóc lớn hơn nữa khi cả nhà vội vã lên thành phố để lo tiễn đưa dượng Mười về nơi an nghỉ cuối cùng, chỉ còn lại tôi, mợ Kỳ và bé Phong ở lại. Tôi rất muốn được đến với dượng nhưng chẳng ai cho đi, một kẻ không có quan hệ huyết thống, một con ô-sin như tôi thì chắc chắn không cần thiết phải có mặt trong tang lễ của dượng. Đâu có ai biết được tôi rất thương dượng Mười và tự đáy lòng tôi đã âm thầm nhận mình cũng là một đứa con của dượng. Tội nghiệp, thi hài dượng không được đưa về quàng ở nhà. Vì không tiện nên dì quyết định để dượng nằm tại nhà xác bệnh viện để tẩm liệm rồi đưa đi an táng tại Bình Hưng Hòa. Vậy là dượng đi thẳng, đi âm thầm không kèn không trống, không vòng hoa phúng điếu như đã sống đơn sơ, chân thành, chan chứa tình người và chịu thương, chịu khó. Một đời tha phương cầu thực, mệt nhoài với cuộc mưu sinh, khi chết phải nằm nơi lạnh lẽo, cam đành gởi nắm xương tàn nơi đất khách, quê người. Nhưng có lẽ giờ đây ở dưới suối vàng, dượng Mười vẫn mĩm cười mãn nguyện vì dì là người vợ thủy chung đã thủ tiết thờ chồng và tần tảo nuôi dưỡng các con học hành đến nơi đến chốn. Và nếu như còn nhớ đến tôi, một đứa con tinh thần của dượng, dượng cũng sẽ an lòng ngủ yên bởi tôi đã vượt qua mọi gian truân, thử thách dù mỗi lần ngồi ôn lại quá khứ cứ tưởng đời mình là một câu chuyện cổ tích.
Không còn dượng Mười, nơi chốn êm đềm này trở nên buồn tênh và hoang vắng lạ thường, nỗi đau mất cha làm cho Bích Loan, Bích Vân không còn hồn nhiên vui đùa như xưa nên không khí đã ảm đạm càng thêm hiu hắt. Vậy là từ nay, hai đứa nó cũng mồ côi cha như tôi, tự nhiên tôi thấy thương xót bạn mình vô cùng và nhớ nhà, nhớ anh em của mình quá! Nhìn bóng dáng dì Mười bước đi liêu xiêu với nét mặt ủ dột và đôi mắt lúc nào cũng như sắp khóc, lòng tôi xót xa vô cùng. Chợt tôi thấy thương mẹ nhiều lắm. Dì Mười còn có nước mắt để làm vơi đi nỗi đau trong lòng, còn mẹ, rất ít khi cười nhưng chưa bao giờ tôi thấy mẹ khóc, biết đâu mẹ đã cố nuốt nỗi đau trong lòng lâu ngày để trở thành chai lì cảm xúc. Sau này, tôi mới hiểu đời người buồn nhiều hơn vui và bất cứ ai cũng có nỗi niềm riêng của mình. Tôi linh cảm mình sẽ không còn lưu lại nơi đây lâu hơn nữa, tôi sẽ trở về với người ruột thịt của mình, với căn nhà thân yêu cho dù có phải tiếp tục gồng gánh gian truân trên đôi vai bé bỏng. Ở với dì dượng Mười và cậu mợ Kỳ chẳng sung sướng gì nhưng tôi không sợ đói, những cơn đói đã in hằn trong kỷ niệm ấu thơ nhục nhằn của mình. Nhưng còn anh em của tôi nữa, tôi bỏ đi như thế là đã quá lâu, biết mẹ có kiếm đủ cơm mỗi ngày hay anh em tôi phải bữa đói, bữa no?
Hạt Bụi Còn Vương Hạt Bụi Còn Vương - Ngô Thị Bích Phượng Hạt Bụi Còn Vương