I would never read a book if it were possible for me to talk half an hour with the man who wrote it.

Woodrow Wilson

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Doc Co
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2109 / 55
Cập nhật: 2017-08-18 15:50:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9: Cái Gọi Là “Tư Tưởng Hồ Chí Minh”.
ài học “dối dân, bán nước” từ người thầy Lê-nin được một kẻ học trò xuất sắc thâu nhận và áp dụng “nhuần nhuyễn sáng tạo như một sợi chỉ hồng xuyên suốt”. Chúng ta hãy xem “tư tưởng hồ chí minh” hiện thực qua hành động như thế nào.
Hai trăm ngàn quân Tàu vào đất Việt sau ngày Nhật đầu hàng Mỹ ở mặt trận Châu Á-Thái Bình Dương (15 tháng 8, 1945), không làm cho Hồ quan tâm lo lắng bằng mấy trăm cây súng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Vũ Hồng Khanh và lực lượng quân sự của Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội, Nguyễân Hải Thần, những hậu thân của Khởi Nghĩa Yên Bái, 1930; Việt Nam Phục Quốc Quân, Việt Nam Kiến Quốc Quân... Những tổ chức cách mạng có chiều dài chiến đấu, lẫn bề dày uy tín từ các vị minh chủ lãnh đạo, Phan Bội Châu, Cường Ðể, Trần Trung Lập... Sự lo lắng của Hồ xác chứng, “thực lực quân sự dưới quyền chỉ huy của bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp” chỉ là một đám quân ô hợp, không vũ khí, gồm một đội “vũ trang tuyên truyền”, quân số không quá một đại đội bộ binh thành lập vội vàng từ 22 tháng 12, 1944. Mối lo sợ của Hồ cũng bày ra phần dối gạt về phương diện chính trị- bởi, tổ chức đảng lấy “giai cấp công nhân” làm thành phần chủ đạo chiến lược thành hình từ 3 tháng 2, 1930 kia thực tế là một “đơn vị khủng bố, chuyên nghiệp vụ ám sát” các nhân vật lãnh đạo những đoàn thể quốc gia, hơn là đấu tranh chính trị cùng đối thủ, thực dân Pháp hay quân phiệt Nhật. Cũng bởi một điều rất giản dị: Lấy đâu ra một “giai cấp công nhân giác ngộ cách mạng vô sản” nơi một nước nông nghiệp thuộâc địa chỉ với tổng số 2500 thợ, bao gồm những nông dân bị “thất nghiệp mùa”” phải tiến ra thành phố kiếm việc làm chân tay không chuyên môn. Tuy nhiên, Hồ không hề chậm chạp trong thủ đoạn tranh đoạt, kiến tạo quyền lực... “Tuần Lễ Vàng” được mở ra từ 16 đến 22 tháng 9, 1945 với lời kêu gọi của chính phủ cách mạng, “mua vũ khí giữ gìn độc lập dân tộc!!”. Người Việt, những người Việt giản dị và chân thật nhưng không kém phần hào hiệp, hy sinh, dốc hết túi tài sản nhỏ bé, khiêm nhường của mình để “cụ Hồ mua súng giữ nước”. Kết quả vượt khỏi mức dự tính: Hơn tám trăm cân vàng và hai chục triệu đồng tiền Ðông Dương. Hồ đem hết khối lượng giá máu của toàn dân tộc nầy trao tặng, mua thuốc phiện và trả lương, nuôi ăn lính Lư Hán. Tại văn phòng Phủ Chủ Tịch, Hà Nội, mỗi ngày, Hồ để dành một lon gạo để “cứu đói cho dân!!”-Sự bịp bợm nhẫn tâm không loại trừ đến cả việc lợi dụng xác thân người dân chết đói!! Bù lại, Lư Hán làm ngơ để mặc Hồ mật lệnh cho thủ hạ thanh toán các lãnh tụ, cán bộ quốc gia, cũng là đồng chí kháng Nhật của họ ở những năm trước... Khái Hưng, Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, Lý Ðông A, Trương Ðình Chi... ở Bắc Việt; Phạm Quỳnh, Ngô Ðình Khôi ở Huế; Tạ Thu thâu ở Quảng Ngãi; Trương Tử Anh ở Phú Yên; Huỳnh Phú Sổ, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm... ở Nam bộ và biết bao cán bộ cơ sở của các tổ chức cách mạng quốc gia đồng lần bị thanh toán trong khoảng thời gian gấp rút của hai năm 1945, 46 khi người cộng sản củng cố quyền lực.
Ðến một lúc, đầu năm 1946, khi Hồ qua được giai đoạn thập tử nhất sinh, do đã loại trừ hầu như gần hết các đối thủ chính trị thuộc các đảng phái quốc gia và cũng quá mệt mõi với đòi hỏi vô độ từ quan viên tướng Tầu, hơn thế nữa, Hồ đã có quá đủ kinh nghiệm với người Trung Hoa, cho dẫu Tàu vàng hay Tàu đỏ. Ông ta tâm sự với những đồng chí thân cận: “... Các chú đừng có điên!! Các chú không biết Tàu nó ở lại thì như thế nào sao? Các chú không nhớ bài học lịch sử sao, lần cuối cùng, Tàu nó sang đây, nó ở lại đến cả ngàn năm! Tôi thà ngửi “cứt Tây” năm, ba năm còn hơn hít “cứt Tàu” đến trọn đời!!”. Có thêm một điều Hồ không tiện nói ra, nếu có một cuộc sống mái giữa các lực lượng quân sự Quốc-Cộng, đạo quân của viên “đại tướng, bộ trưởng quốc phòng chuyên mặc veston cà-vạt” (cách ăn diện quê kệch được Giáp rất đắc ý) đi duyệt binh kia ắt phải tan vỡ ngay vì chúng không thể nào đương cự với những sư đoàn (các đơn vị Nam bộ) đã quen trận mạc từ thời Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng 11, 1940 hoặc binh đội của Trần Phước An, Trần Trung Lập, Vũ Hồng Khanh đã đánh chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng từ những năm đầu thập kỷ 40.
Ðể cứu lấy sinh mệnh chính trị, tổ chức quân sự của mình, Hồ chọn biện pháp “mượn dao giết người”- Thuận để quân đội Pháp vượt vĩ tuyến 16, đổ bộ Hải Phòng, vào Hà Nội, thay thế quân Tàu chiếm đóng những vị trí xung yếu ở đất Bắc. Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, 1946 được ký kết mau chóng. Giáp lại được mặc veston, đội mũ phớt bắt tay Leclerc, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Ðông Dương dịp Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong. Bù trừ việc “mất mặt” nhượng cho quân Pháp trở lại Bắc Việt, Hồ kỳ kèo với Leclerc để thâu đoạt một “thắng lợi to lớn”- xe nhà binh Pháp khi di chuyển có trương thêm cờ Việt Minh. Hồ cũng biết cách đáp lễ để chào đón viên Cao Ủy Cộng Hoà Pháp tại Ðông Dương, khi Ðô Ðốc Thierry D’Argenlieu đến thăm thú Hà Nội- Ra lệnh dân chúng treo cờ mừng “ngày sinh 19 tháng 5 của Hồ chủ tịch”. Phận nước, máu dân còn đem đổi chác huống gì bày đặt thêm một ngày sinh vô nghĩa tùy nghi.
Nhưng thuận để Pháp đổ quân lên đất Bắc, rút quân Tàu đi cốt dẹp mối lo lâu dài về việc các đảng phái quốc gia lấn lướt, vị thế Hồ vẫn chưa được ổn định, bởi cái chính phủ gọi là “Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” kia chưa hề được hợp thức hóa của bất cứ chính quyền quốc gia nào, cho dù đấy là đàn anh Nga sô-viết. Bởi, điều khoản quan trọng nhất của Hiệp Ðịnh 6 tháng 3 với Sainteny cũng chỉ là một định nghĩa vô dụng, “Việt Nam là một Quốc Gia Tự Do (Free State) có Chính Phủ và Nghị Viện riêng, thành viên của Liên Bang Ðông Dương trong khối Liên Hiệp Pháp”, và vấn đề của Nam Kỳ không bao gồm trong định nghĩa nầy, về một Quốc Gia thống nhất tên gọi Việt Nam. Bởi không thể có một biện pháp tốt cho một vấn đề đã vốn xấu, nên Hội Nghị Hiệp Thương Ðà Lạt khai diễn ngày 18 tháng 4 không thể nào giải quyết được những vấn đề nêu từ Hiệp Ðịnh Sơ Bộ. Ngày 31 tháng 5, 1946, Hồ đi Pháp với đám tùy tùng do Phạm Văn Ðồng làm trưởng đoàn thương thuyết. Người Pháp, từ thắng lợi của sau thế chiến, không nôn nóng và cũng không biï ràng buộc với Hiệp Ðịnh 6 tháng 3, trưởng phái đoàn Pháp Max André lập lại những điều khoản không thể chấp thuận được từ hội nghị Ðà Lạt. Thông cáo chung ngày 12 tháng 9 là một thất bại toàn diện đối với phái đoàn Phạm Văn Ðồng. Max André nói thẳng thừng, “...Chỉ có vài nhượng bộ về kinh tế, tài chánh mà thôi.Nếu không nhận thì cứ về đi”. Hồ kêu lên cùng Sainteny: “Các ông chớ đối xử với tôi theo cách nầy, tôi không thể trở về với tay không, hãy cho tôi một khí giới gì để chống với bọn người ở đấy (Hà Nội) đang rình chờ truất phế tôi...” Cuối cùng, nửa đêm 14 tháng 9, 1946 Hồ đến gõ cửa phòng ngủ nhà Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Ðịa Hải Ngoại, một Tạm Ước (Modus Vivendi) được ký kết cấp thời, qua đó Hồ nhượng bộ cho Pháp tất cả đòi hỏi, để có được hai “lời hứa”: 1/ Sẽ tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ýù về vấn đề Nam Kỳ. 2/ Tái xét lại việc hai bên tiếp tục thương thảo, tháng Giêng năm 1947 là chậm nhất. Ngày 19 tháng 12, mặt trận kháng chiến toàn quốc bùng nỗ. Toàn bộ cơ quan đầu não đảng cộng sản đã ở chốn an toàn nơi chiến khu Việt Bắc, để trống những mặt trận nguy nan nhất cho Dân Quân Tự Vệ thành phố suốt từ Bắc chí Nam. Chắc chắn một điều: Những Chiến Sĩ thuộc Trung Ðoàn Thủ Ðô ôm bom lao vào xe xích sắt Pháp nơi dường phố Hà Nội những ngày Tháng 12 năm 1946 kia KHÔNG HỀ LÀ ÐẢNG VIÊN ÐẢNG CỘNG SẢN, QUYẾT TỬ ÐỂ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Cuộc chiến kéo dài chín năm dẫn đến hậu quả: Ðất nước bị chia đôi bởi Hiệp Ðịnh Genève cũng do Pháp và người cộng sản ký kết, 20 tháng 7, 1954, và phải chịu đến 21 năm sau mới thống nhất với giá máu, mà chỉ tính đến 1973, sau Hiệp Ðịnh Paris, tổng kết tổn thất cũng đã tới những con số đáng sợ: Miền Nam chết 183. 528 lính, bị thương nặng 499.026; Miền Bắc và lính Mặt Trận vong mạng 924.048, chưa kể đến số lượng 415.000 thường dân Miền Nam tử thương và 935.000 bị thương trận (Số liệu Year Book 1974, NXB Grôlier, Canada). Ðêm Giao Thừa Mậu Thân, Tết 1967 sang 1968, Hồ đọc bốn câu “Thơ Chúc Tết” trên đài Hà Nội:“Xuân nầy hơn hẳn mấy Xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua dánh giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta”. Bài thơ bốn câu hai mươi tám chữ đọc lên không quá mấy phút, tính đến cuối tháng Ba 1968, dẫn ngay tới một kết quả: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chết và bị thương 20.977; Ðồng Minh tử thương 4124; riêng về dân chúng Miền Nam chịu một tổn thất gồm 14.300 chết, bị thương 24.000, và 627.000 người mất sạch nhà cửa, tài sản ( Khối Quân Sử/ BTTM/QLVNCH). Người cộng sản cũng không hề nhắc lại (do không hay biết, hoặc không muốn biết), phiá họ thiệt hại đến 67.834 người gồm chết, bị thương và bị bắt. Thế nên, họ có thể đã có phần thành thực khi nói về 170 xác chết bị chôn sống sau lưng trường học Gia Hội Huế (một trong hai mươi vị trí mộ tập thể), chỉ là những “thiểu số” không đáng kể bởi so sánh với tổn thất gần bảy mươi vạn người mạng vong, thương tật kia chăng?! Ðáng sợ thay, chỉ một quá trình vài phút khi hiện thực hai mươi tám chữ ngắn ngủi của cái gọi là ”tư tưởng hồ chí minh”.
Gởi Người Bạn Lính Gởi Người Bạn Lính - Phan Nhật Nam Gởi Người Bạn Lính