Tôi biết giá trị của thành công: cống hiến, làm việc chăm chỉ, và sự hy sinh không cần bù đắp cho những việc bạn muốn nó xảy ra.

Frank Lloyd Wright

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhật Trường
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 991 / 13
Cập nhật: 2015-09-11 19:48:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
uốt ngày hôm sau, Đaniyar không hề tỏ ra giần dỗi, anh vẫn thảng nhiên và lầm lì, duy chỉ tập tễnh hơn mọi khi, nhất là khi vác tải thóc. Hẳn là sau cái việc hôm qua, vết thương anh lại tấy lên dữ dội. Điều đó luôn luôn nhắc cho chúng tôi nhớ rằng chúng tôi có lỗi với anh. Giá như anh cười hoặc nói đùa thì tình thế sẽ dịu đi, mối bất hòa giữa chúng tôi sẽ nhòa dần.
Giamilia cũng làm ra vẻ như không có chuyện gì khác thường. Bản tính kiêu hãnh, chị vẫn cười, nhưng tôi thấy suốt ngày chị bứt rứt trong lòng.
Lần ấy, khi chúng tôi rời ga về thì trời đã tối. Xe Đaniyar đi trước. Đêm đẹp huyền ảo. Ai mà không biết những đêm tháng Tám, sao trên trời xa xăm muôn trùng mà lại như rất gần, rực rỡ lạ thường! Từng ngôi rõ mồn một. Đấy kìa, một ngôi như viền sương giá, lấp lánh những tia sáng lạnh buốt, từ trên bầy trời tối thẫm nhìn xuống trái đất, đầy vẻ ngạc nhiên thơ ngây. Xe chúng tôi đi trong khe núi, và tôi ngắm nhìn ngôi sao mãi không dứt. Ngựa trên đường về thích thú phi nước kiệu, sỏi rào rạo dưới bánh xe. Gió từ thảo nguyên đưa lại mùi phấn dăng dắng của ngải cứu đang nở hoa lẫn với hương thơm thoang thoảng của lúa mì chín đang nguội đi, tất ca? những cái đó hòa với mùi hắc ín và mùi dây thắng xe đẫm mồ hôi ngựa làm cho đầu óc tôi hơi choáng váng.
Một bên đường, trên đầu chúng tôi lơ lửng những vách đá rợp bóng những bụi tầm xuân, um tùm, còn bên kia đường, xa xa về phía dưới, giữa những bụi liễu và những cây dương nhỏ mọc hoang dại, con sông Kukurêu không hề biết ngừng nghỉ xô sóng ầm ầm. Thỉnh thoảng, ở nơi nào phía sau, có tiếng ầm ầm xuyên suốt không gian:
đấy là những đoàn tầu băng qua cầu và mỗi lúc một rời xa, cuốn theo hồi lâu tiếng gõ đều đều của bánh xe.
Ngồi trên xe lúc trời mát mẻ, mắt nhìn lưng ngựa nhấp nhô, tai lắng nghe đêm tháng Tám, thở hít hương đêm thơm thơm, thực thúc vị biết bao! Xe chị Giamilia đi trớcc. Chị tha? lỏng giây cương, mắt nhìn hai bên và khe khẽ cất tiếng hát. Tôi hiểu chị:
sự im lặng của chúng tôi gây cho chị cảm giác nặng nề. Vào một đêm như đêm nay, người ta tkhông thể im lặng, cái đêm như đêm nay khiến người ta tự dưng muốn ca hát!
Và chị cất tiếng hát. Chị hát có lẽ còn là vì chị muốn làm cách nào cho quan hệ của chúng tôi với Đaniyar trở lại hồn nhiên như trước kia, chị muốn xua tan cái cảm giác chị có lỗi với Đaniyar. Tiếng hát của chị âm vang, sôi nổi, chị hát những bài ngắn vẫn lưu truyền trong bản, đại loại như:
" Em vẫy chiếc khăn hồng nhắn nhỉ anh yêu" hay "Người yêu tôi trên nẻo đường xa xăm muôn dặm". Chị biết vô khối bài ca như thế, và chị hát bằng giọng chất phác, chân tình, nghe thật dễ ưa. Nhưng đột nhiên chị ngừng bặt và gọi to bảo Đaniyar:
- Này, anh Đaniyar, anh hát một bài gì đi chứ! Anh có phải là gighit hay không đấy?
- Chị cứ hát đi, Giamilia, cứ hát đi!
- Đaniyar ghìm ngựa lại, lúng túng đáp,
- Tôi vẫn nghe. chị hát đây, dỏng ca? hai tai lắng nghe đây.
- Thế anh tưởng chúng tôi không có tai chắc? Rõ chán, không muốn hát thì thôi vậy!
- và chị Giamilia lại cất tiếng hát.
Nào ai biết vì sao chị lại bảo Đaniyar hát! Có lẽ đấy chỉ là chuyện bình thường thôi, mà cũng có thể là chị muốn bắt chuyện với anh chăng? Thực ra, chị muốn nói chuyện với Đaniyar thì đúng hơn, bởi vì lát sau chị lại lớn tiếng gọi:
- Này anh Đaniyar ơi, anh đã từng yêu bao giờ chưa?
- và chị phá lên cười.
Đaniyar không tra? lời gì hết. Giamilia cũng nín thinh.
"Lại đi bảo cái anh chàng ấy hát kia chứ, rõ khéo ỡm ờ!"
- tôi cười mỉa.
Tới chỗ con suối nhỏ cắt ngang đường cái, ngựa nện vó lộp cộp trên những phiến đá ẩm ướt, óng ánh bạc, đi chậm lại.
Khi chúng tôi qua chỗ suối cạn, Đaniyar quất roi thúc ngựa và bất chợt cất tiếng hát, giọng anh ngỡ ngàng, giật nảy lên ở những chỗ xe qua ổ gà:
Ôi những giải núi xanh.
ẩn mình sau tuyết trắng.
Đời đời mảnh đất cha ông!
Hát đến đấy, đột nhiên anh ngập ngừng, húng hắng ho, nhưng rồi lại hhát tiếp hai câu sau bằng một giọng sâu lắng phát ra từ lồng ngực, tuy thực ra có hơi khàn khàn:
Ôi những giải núi xanh.
ẩn mình sau tuyết trắng.
Tấm nôi mềm nuôi dưỡng đời ta.
Rồi anh lại nghẹn lời, như sợ hãi điều gì, và im bặt.
Tôi hình dung rõ mồn một anh đang bối rối như thế nào. Nhưng ngay trong tiếng hát rụt rè, đứt đoạn ấy vẫn có cái gì cảm động lạ thường. Hẳn là anh có giọng hát hay, nhưng thực không thể tin được rằng người có giọng hát như thế lại là Đaniyar.
- Lạ thật đấy!
- tôi buột miệng nói.
Còn chị Giamilia thậm chí kêu lên:
- Sao trước đây anh giấu mình thế nhỉ! Nào, hát đi, hát thật hay vào!
Phía trươc hiện ra một khoảng sáng:
đấy là chỗ ra khỏi hẽm núi đi vào thung lũng. Từ nơi ấy một làn gió nhẹ thổi tới.
Đaniyar lại cất tiếng hát. Lúc đầu anh cũng hát rụt rè, ngập ngừng, nhưng rồi giọng anh mạnh dần lên, âm vang khắp hẻm núi, dội tiếng trên các vách đá phía xa.
Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là bản thân điệu hát mới thiết tha, nồng cháy làm sao. Tôi không biết gọi nó là gì, mà ngay đến giờ tôi cũng không biết, hay nói cho đúng hơn là không thể diễn giải cho rạch ròi được:
phải chăng đấy chỉ là giọng hát hay còn là một cái gì quan trọng hơn nảy sinh từ chính tâm hồn con người, một cái gì có thể khiến người khác cũng xúc động như thế, có thể khơi dậy những ý nghĩ thầm kín nhất.
Ước gì tôi có thể làm hiện lại, dù chỉ là ít nhiều, tiếng hát của Đaniyar! Tiếng hát của anh hầu như không có lời, nó phơi mở tâm hồn rộng lớn của con người không cần lời. Trước kia cũng như sau này, chưa bao giờ tôi được nghe tiếng hát nào như vậy:
nó không giống làn điệu Kirghizia, cũng không giống làn điệu Cadakhơ mà dung hợp ca? hai. Nhạc điệu của Đaniyar thấm hút những làn điệu hay nhất của hai dân tộc anh em và hòa thành một bài ca duy nhất, có một không hai. Đấy là bài ca của núi đồi và thảo nguyên, khi thì ngân vang vút lên như những ngọn núi Kirghizia, khi thì trải rộng bao la như thảo nguyên Cadắcxtan.
Nghe anh hát, tôi ngạc nhiên:
"Thì ra anh chàng Đaniyar này là như thhế đấy! Ai mà ngờ được!" Chúng rôi đã đi trong thảo nguyên, trên con đường mòn nhẵn đất mềm và bây giờ tiếng hát của Đaniyar thực là mênh mang, làn điệu luôn luôn đổi mới, nối tiếp nhau uyển chuyển lạ thường. Con người ấy mà có tâm hồn phong phú như thế ư? Có chuyện gì đã xảy đến với anh vậy? Dường như bấy lâu nay, anh vẫn chỉ chờ đợi ngày này, giờ này của mình!
Và đột nhiên, tôi bõng hiểu những cái lạ đời của anh đã khiến mọi người băn khoăn và chế nhạo:
tính mơ mộng, ưa lẻ loi, tính lầm lì. Bây giờ tôi hiểu tại sao anh thường ngồi suốt buổi chiều trên cồn canh gác và tại sao anh thường ngủ đêm một mình bên sông, tại sao anh lắng nghe những âm thanh người khác không nghe thấy được và tại sao đôi khi mắt anh bỗng cháy rực lên, đôi lông mày thường ngày vốn có vẻ e dè bỗng cếchh ngược lên. Đây là một con người yêu say đắm. Anh đang yêu say đắm, tôi cảm thấy thế, không phải chỉ là yêu mê một người khác; đây là một thứ tình yêu khác, hết sức lớn lao:
yêu cuộc sống, yêu cõi đất này. Đúng, anh ấp ủ tình yêu đó trong lòng, trong điệu nhạc của mình, nó là lẽ sống của anh. Ngờii nào mang trong mình một tâm hồn tẻ lạnh không thể hát như vậy được, dù có giọng hay đến đâu.
Khi hồi âm cuối cùng của tiếng hát dường như đã tắt hẳn, cảm hứng xốn xang mới mẻ của bài ca như đánh thứcca? thảo nguyên đang thiu thiu ngủ. Thảo nguyên cảm kích nghe tiếng người hát, sung sướng được vỗ về trong điệu hát thân quen. Lúa mì chín biêng biếc đang chờ thu hoạch rập rờn như làn nước mênh mang, và những vệt ánh sáng lúc sắp rạng đông lướt trên cánh đồng. Đám liễu già đông đảo ở cạnh nhà xay rung lá xào xạc, mấy đống lửa của các khu trại đồng bên kia sông đã tàn lụi, một bóng người cưỡi ngựa êm ru bên bờ sông nhằm hướng bản làng, lúc thì biến mất trong những khu vườn, lúc thì lại xuất hiện. Gió từ phía ấy thổi tới dân hương táo chín, hương mật ngọt của ngô đang trổ hoa thơm thơm như mùi sữa tươi mới bắt và mùi nồng ấm của kigiắc đang khô.
Đaniyar mê mải hát. Đêm tháng Tám đắm đuối nín thở nghe anh hát. Ca? đến mấy con ngựa cũng đã chuyển sang đi bước một từ lâu, như sợ làm tan biến mất phút giây huyền diệu này.
Đột nhiên, lên đến một âm thanh cao nhất, vang vọng nhất, Đaniyar bỗng ngừng bặt, không hát nữa và hò lên một tiếng, quất ngựa phi nước đại. Tôi cứ tưởng là chị Giamilia sẽ giục ngựa đuổi theo anh và tôi cũng sẵn sàng cho ngựa phi, nhưng chị không nhúc nhích. Trơcs chị ngồi nga? đầu về một bên vai, giờ chị vẫn ngồi như thế, dường như vẫn lắng nghhe những âm thanh chưa tàn lạnh còn đang bay lượn trên không. Đaniyar đã đi xa, và cho đến lúc về tới bản, hai chị em chúng tôi không thốt lên một lời nào. Va? chăng, cần gì phải nói kia chứ? Lời nói không phải bao giờ cũng bộc lộ được hết nỗi lòng ta....
Từ hôm ấy trở đi, trong đời sống của chúng tôi hình như đã có cái gì đổi khác. Bây giờ tôi luôn luôn mong chờ một điều gì tốt lành, đáng thèm ước. Từ sáng, chúng tôi đóng thóc vào bao ở sân kho, chở ra ga, và chúng tôi nóng lòng cho xe đi thật mau để khi trở về được nghe Đaniyar hát. Tiếng hát của anh thấm vào hồn tôi, theo tôi từng bước:
sáng sáng tôi cùng nó chạy qua bãi cỏ linh lăng đẫm sương đến chỗ cột ngựa, mặt trời tươi cười nhô lên sau dẫy núi đón chào tôi. Tôi nghe thấy giọng hát ấy ca? trong tiếng rào rào êm dịu của trận mưa lúa mạch vàng óng mà các cụ già quạt thóc tung ra trước gió, ca? trong nhịp bay uyển chuyển của con diều hâu đơn độc lượn vòng trên không trung cao vọt giữa thảo nguyên. Nhìn bất cứ cái gì tôi cũng nghe thấy tiếng hát ấy, cũng mường tượng đến điệu nhạc của Đaniyar.
Buổi chiều, khi xe chúng tôi qua hẽm núi, lần nào tôi cũng tưởng chừng như tôi lạc vào một thế giới khác. Tôi lim dim mắt nghe Đaniyar hát và trước mắt tôi hiện lên những cảnh tượng thân quen lạ lùng từ thuở ấu thơ:
có lúc là những đám mây lang thang mùa xuân dịu hiền, mầu khói biêng biếc bồng bềnh lướt rôi ở tầm cao sếu bay, phía trên những nhà lều; có lúc là những đàn ngựa hí vang, nện vó rầm rập trên mặt đất dội tiếng ầm vang, phi như bay ra bãi chăn mùa he, và những con ngựa non bờm chưa xén, mắt rực lên ngọn lửa đen man dại, vừa kiêu hãnh phóng đi vừa như điên như dại chạy quẩn xung quanh mẹ; khi thì là những bầy cừu như làn phún thạch bình thản tỏa xuống các sườn sốc; khi thì là một thhác nước từ vách đá đổ xuống sủi lên từng đám bọt trắng lóa; khi thì là cảnh thảo nguyên bên kia sông, vầng mặt trời nhẹ nhàng lẩn xuống sau bụi cây, và xa xa, một người cưỡi ngựa đơn độc lững thững ở đường chân trời bốc lửa, dường như đổi theo vầng dương, chỉ còn cách nó một tầm tay, rồi cũng chìm nốt trong đám cây bụi và trong bóng tối.
Bên kia sông, thảo nguyên Cadakhơ rộng bao la xô dạt núi non của chúng tôi về hai bên, trải ra oai nghiêm và hoang vắng....
Nhưng vào mùa hè đáng ghi nhớ ấy, khi chiến tranh ập đến, những đám lửa đã bùng cháy trên thảo nguyên, hàng đoàn ngựa chiến dìm ngập thảo nguyên trong đám bụi mờ mịt nóng rực, những người đưa tin phóng ngựa về khắp các nga?. Tôi còn nhớ, từ bờ bên kia, một ngờii Cadakhơ cưỡi ngựa phi nước đại, gào lên bằng cái giọng hầu của người chăn cừu:
- Hãy lên ngựa, hỡi dân chúng Kirghizia:
kẻ thù đã tới!
- rồi người đó tiếp tục lao đi trong cơn lốc bụi và trong lớp sóng hơi nóng bốc lên mờ mịt như sương mù.
Thảo nguyên thôi thúc toàn dân vùng dậy, và những trung đoàn kị binh đầu tiên của chúng tôi từ trên núi kéo xuống, băng qua các thung lũng trong tiếng ầm ầm dữ tợn và trịnh trọng. Hàng nghìn đôi bàn đạp va chạm loảng xoảng, hàng nghìn chàng gighit đưa mắt nhìn khắp thảo nguyên:
phía trước là những lá cờ đỏ dương cao bay phấp phới, phía sau, bên kia đám bụi bốc lên dưới vó ngựa, tiếng khóc trang nghiêm đầy đau xót của những người vợ và bà mẹ dội xuống mặt đất:
"Cầu cho thảo nguyên trợ giúp các anh, cầu xin anh linh tráng sĩ Manax của chúng ta phù hộ cho các anh!" ở đâu nhân dân lâm vào cảnh chiến tranh, ở đấy còn lại những con đường chua xót....
Và toàn bộ thế giới những vẻ đạp trần gian này cùng những nỗi lo âu khắc khoải này, Đaniyar đã phơi mở ra trước mắt tôi trong bài ca của anh. Anh đã học được ở đâu? Ai dạy cho anh những câu ca đó? Tôi hiểu rằng tình yêu quê hương như thế chỉ có thể có ở một người đã nhiều năm ròng mong nhớ quê nhà, đã đau khổ vì tình yêu quê hương. Nghe anh hát, tôi nhìn thhấy chính anh còn là một chú bé nhỏ tuổi lang thang trên các nẻo đường thảo nguyên. Có lẽ chính khi ấy, tâmhồn anh đã thai nghén ra những bài ca quê hương chahwng? hay có lẽ những bài ca ấy đã ra đời khi anh băng qua những dặm đường khói lửa của chiến tranh?
Nghhe Đaniyar, tôi muốn sà xuống đất ôm ghì lấy nó như đứa con ôm hôn mẹ, chỉ vì một lẽ cõi đất đã có thể làm cho con người yêu nó đến thế. Khi ấy lần đầu tiên tôi thấy trong tôi bừng thức dậy một cái gì mới mẻ mà tôi không biết gọi là gì, nhưng đó là một cái gì không thể cưỡng lại nổi, là nhu cầu bộc lộ tâm tình. Phải, bộc lộ, khôn gphải chỉ là chính mình nhìn thấy và cảm nhận thế giới, mà còn phải làm cho người khác nhìn thấy cái mình nhìn, truyền cho họ những ý nghĩ và cảm giác của mình, kể với mọi người về vẻ đẹp của đất nước, như Đaniyar đã làm với tình cảm thắm thiết nồng hậu. Tôi lặng người đi, bất giác cảm thấy sợ hãi và vui sướng trước cái gì chưa từng biết. Nhưng hồi ấy tôi vẫn chưa hiểu rằng tôi cần cầm lấy bút vẽ.
Tôi thích vẽ từ bé. Tôi thường vẽ lại những bức tranh nhỏ trong sách giáo khoa, và bạn bè vẫn bảo tôi vẽ "giống hệt". Ở trường các thầy cũng khen tôi mỗi khi tôi đưa tranh của tôi lên báo tường. Nhưng rồi chiến tranh xảy đến, các anh tôi đi bộ đội, tôi bỏ học vàđi làm ở nông trang cũng như tất ca? các bạn cùng lứa tuổi. Tôi đã quên ca? bột mầu cùng bút vẽ và không hề nghĩ rằng rồi đây sẽ có lúc tôi lại nhớ đến những thứ ấy. Nhưng tiếng hát của Đaniyar đã làm tâm hồn tôi xao xuyến. Tôi như sống trong chiêm bao, tôi nhìn thế giới bằng con mắt ngạc nhiên như thể cái gì cũng mới thấy lần đầu.
Còn chị Giamilia đột nhiên thay đổi mới lạ làm sao! Dường như chị chưa bao giờ là cô gái hay cười, hoạt bát, hay trêu chọc. Nỗi buồn tươi sáng của mùa xuân vương vấn trên đốimăt thẫn thờ kia. Dọc đường, chị luôn luôn mãi mê nghĩ ngợi điều gì. Nụ cười mơ màng, khắc khoải phảng phất trên môi chị, chị thầm lặng vui sướng chuyện gì không rõ, điều đó chỉ riêng mình chị biết. Đôi khi, vác tải lên vai, chị cứ đứng ngây ra, rụt rè đến khó hiểu, dường như trước mặt chị là một thác nước cuồn cuộn và chị không biết có nên đi tiếp hay không. Chị tránh mặt Đaniyar, không nhìn vào mắt anh.
Có lần, ở sân đập, Giamilia nói với Đaniyar, giọng cố làm ra vẻ bực bội nhưng vẫn yếu đuối:
- Này, cỡi chiếc áo va-rơi ra đi. Đưa tôi giặt cho.
Rồi, giặt xong chiếc áo ở sông, chị trải ra phơi và ngồi cạnh đấy, lấy tay vuốt tấm áo hồi lâu cho phẳng, cẩn thận từng li từng tí, soi đôi vao áo đã mòn ra nắng, lắc đầu, rồi lại bắt đầu vuốt tấm áo, lặng lẽ buồn rầu.
Suốt trong thời gian ấy, chỉ có một lần chị Giamilia cười vang, tiếng cười dễ lôi cuốn của chị, và mắt chị lại ngời sáng như trước. Một đám đông ồn ào tạt vào sân đập, đấy là những thiếu phụ, những cô gái và những chàng gighit đã phục viên vừa ở cánh đồng linh lăng về.
- Này, các cô ả, không phải chỉ các cô mới có quyền ăn bánh mì tiểu mạch đâu nhé, đem ra thết chúng anh đi, không thì chúng anh quăng các cô xuống sông bây giờ!
- Các chàng gighit vừa giơ chàng nạng lên dọa.
- Đừng có hòng giơ chàng nạng ra dọa chúng tôi! Bạn gái với nhau thì chúng tôi sẽ có món ngon thết đãi ngay, còn các anh thì xin tự kiếm lấy mà ăn!
- Giamilia lanh lảnh đáp lại.
- A, đã thế thfi cho tất ca? các a? xuống thăm thủy cung!
Thế là các cô gái và các chàng trai xô vào túm lấy nhau. Họ la hét, kêu ré, cười đùa xô đẩy nhau xuống nước.
- Túm lấy, lôi đi!
- Giamilia cười to hơn hết thảy nhanh nhẹn và khéo léo lẩn tránh những người xấn đến bắt mình.
Nhưng lạ một điều là các chàng gighit dường như chỉ thấy có một mình chị Giamilia. Anh nào cũng cố túm cho bằng được chị để ôm ghì lấy. Rồi ba chàng trai cùng vồ được chị và khiêng ra bờ sông.
- Hôn đi, không thì cho ùm xuống sông!
- Nào, lăng lấy đà đi!
Giamilia khéo léo thoát được, chị ngửa mặt cười to, vừa cười vừa gọi các bạn gái đến cứu. Nhưng các cô bạn cũng đang nháo nhào chạy trốn trên bờ sông, vừa chạy vựa lượm những chiếc khăn choàng rơi xuống nước. Giamilia bay xuống sông giữa tiếng cười rộ của các chàng gighit. Chị lóp ngóp bò lên, tóc ướt đẫm, xõa tung, nhưng lại càng đẹp hơn trước.
Chiếc áo dài vải hoa ướt dính sát vào người, làm lẳn lên bộ đùi tròn trĩnh khỏe mạnh, đôi vú gái tơ rắn chắc, còn chị chẳng để ý gì hết, vẫn cười nghiêng ngả, và nước chảy ròng ròng vui vẻ trên khuôn mặt bừng bừng của chị.
- Hôn đi!
- các chàng gighit nài ép.
Giamilia hôn họ, nhưng rồi lại bay xuống nước và lại cười, hất đầu hắt những mớ tóc ướt dính nặng ra phía sau.
Mọi người trên sân đập đều cười vui trước trò tinh nghịch của lớp trẻ. Các cụ già quạt thóc cũng buôn xẻng xuống, lau những giọt nước mắt ứa ra, những nếp răn trên khuôn mặt nâu sạm của các cụ ngời lên niềm vui sướng khiến các cụ trẻ hẳn lại trong giây lát. Còn tôi cũng cười thật lòng, lần này tôi quên bẵng mất bổn phận của mình là phải sốt sắng bảo vệ chị Giamilia không cho các chàng gighit chòng ghẹo.
Chỉ riêng Đaniyar là không cười. Tình cờ tôi nhìn thấy anh và tôi im bặt. Anh đứng một mình ở cuối sân, hai chân choãi ra. Tôi có cảm giác như anh sắp lao vọt tới, giằng giật chị Giamilia khỏi tay các chàng gighit. Anh nhìn chị không dứt, cái nhìn buồn rầu, đắm đuối, trong đó niềm vui lẫn với nỗi đau đớn. Đúng, ca? hạnh phúc cũng như nỗi đau khổ của anh đều do sắc đẹp của chị Giamilia mà ra. Khi các chàng gighit ôm ghì lấy chị, bắt chị hôn từng anh một thì Đaniyar cúi đầu xuống, dáng bộnhư chực bỏ đi, nhưng anh vẫn không đi.
Lúc đó, chị Giamilia cũng nhận thấy anh. Lập tức chị không cười nữa và cúi gằm mặt xuống.
- Thôi, đú đởn thế đủ rồi!
- đột nhiên, chị đẩy phắt những chàng gighit chớt nha? ra.
Có anh chàng lại toan ôm lấy chị.
- Thôi đi chứ!
- chị xô anh chàng ra, ngẩng đầu lên đưa mắt nhìn về phía Đaniyar một thoáng cái nhìn ngượng ngùng như biết lỗi, ròi chị chạy vào bụi cây vắt nước cho khô áo.
Tôi vẫn chưa hiểu rõ quan hệ giữa hai người, và thú thật là tôi không dám nghĩ đến chuyện ấy. Nhưng không hiểu sao tôi áy náy trong lòng khi thấy chị Giamilia buồn rầu vì bây giờ chính chị lại tránh mặt Đaniyar. Chẳng thà chị cứ vui cười và trêu chọc Đaniyar như trước còn hơn. Nhưng đêm đêm, khi chúng tôi trở về bản và nghe tiếng hát của Đaniyar, tôi lại cảm thấy vui mừng cho hai người, niềm vui không thể nói rõ duyên cớ vì sao.
Lúc đi trong hẽm núi, chị Giamilia ngồi xe, nhưng ra đến thảo nguyên thì chị xuống đi bộ. Tôi cũng xuống đi bộ, đi bộ nghe hát thú vị hơn. Thoạt đầu chúng tôi người nào đi cạnh xe người ấy, nhưng dần dà chúng tôi đi lại gần xe Đaniyar lúc nào không biết. Một sức mạnh bí ẩn nào không rõ lôi cuốn chúng tôi đến với anh, chúng tôi muốn nhìn cho rõ vẻ mặt và ánh mắt anh trong bóng tối. Người đang hát là anh đấy chăng, anh chàng Đaniyar ưa lẻ loi, lúc nào cũng càu quạu ấy!
Lần nào tôi cũng thấy Giamilia bàng hoàng xúc động, từ từ chìa tay ra cho anh, nhưng anh không nhìn thấy, mắt anh nhìn tận đâu đâu ở trên cao, nơi xa xăm, gáy tựa vào lòng bàn tay, người lắc lư, còn tay Giamilia mềm nhũn rơi thõng xuống thành xe. Thế là chị giật mình, rụt phắt tay lại và dừng bước. Chị đứng giữa đường, ủ rũ, ngơ ngác, nhìn theo anh hồi lâu, rồi lại đi tiếp.
Đôi khi tôi có cảm giác rằng tôi với chị Giamilia cùng chung một nỗi khắc khoải khó hiểu. Có lẽ tình cảm ấy đã nương náu trong tâm hồn chúng tôi từ lâu và bây giờ đã đến ngày nó bộc lộ ra chăng?
Lúc làm việc, chị Giamilia vẫn còn hăng say mải miết, nhưng những phút nghỉ hiếm hoi, khi chúng tôi dừng lại ở sân đập, chị đứng ngồi không yên. Chị đi vơ vẩn đến chỗ những người quạt thóc, tự nguyện giúp họ một tay xúc mấy xẻng thóc, hất cao và mạnh, tung ra trước gió, rồi đột nhiên chỉ bỏ chiếc xẻng xuống, đi đến chỗ mấy đống rơm. Ở đây chị chọn một chỗ mát ngồi nghỉ, và dường như sợ cảnh cô đơn, chị gọi tôi:
- Lại đây, kichinê bala, lại đây ngồi với chị!
Tôi vẫn mong chờ chị nói với tôi điều gì qua trọng, giải thích cho tôi rõ cái gì làm xáo động tâm hồn chị. Nhưng chị không nói gì ca?. Chị lặng lẽ đặt đầu tôi lên gối chị, mắt nhìn tận đâu đâu, chị xoa ngược mái tóc rễ tre của tôi và những ngón tay nóng hổi run run của chị dịu dàng ve vuốt mặt tôi. Tôi ngước mắt lên ngắm nhìn khuôn mặt xao xuyến bồn chồn, và tưởng chừng như nhìn thấy chính mình. Chị cũng đang bị dày vò bởi một nỗi niềm chi đó, một cái gì đang tích tụ và chín mọng trong tâm hồn chị, đòi một lối thoát. Chị sợ cái đó. Chị khổ tâm, vừa muốn lại vừa không muốn thú thật với lòng rằng chị đã yêu say đắm, cũng như tôi vừa muốn lại vừa không muốn chị yêu Đaniyar. Bởi vì dù sao chị cũng là con dâu của bố mẹ tôi, là vợ của anh tôi!
Nhưng những ý nghĩ như vậy chỉ len vào óc tôi trong giây lát. Tôi xua đuổi nó đi ngay. Đối với tôi lúc ấy, không gì vui thú hơn là được nhìn thấy đôi môi dễ rung cảm hé mở một cách ngây thơ của chị, được nhìn thấy đôi mắt mờ lệ của chị.
Chị xinh đẹp biết bao, gương mặt chị ánh lên niềm cảm hứng và say mê trong sáng biết bao! Hồi ấy tôi nhìn thấy tất ca?
những cái đó nhưng không hiểu hết. Ngay bây giờ tôi cũng thường tự hỏi:
có lẽ tình yêu là một cảm hứng cũng hư cảm hứng của họa sĩ hay của nhà thơ chăng? Nhìn chị Giamilia, tôi muốn chạy ra thảo nguyên, hét vang lên hỏi đất xem tôi phải làm gì, làm cách nào chế ngự được nỗi xao xuyến khó hiểu ấy, niềm vui sướng khó hiểu ấy. Rồi một hôm, hình như tôi đã tìm ra câu tra? lời.
Như mọi lần, chúng tôi đánh xe từ ga về. Đêm đã xuống, sao chi chít từng đám trên trời, thảo nguyên thiu thiu ngủ, chỉ có tiếng hát của Đaniyar phá tan sự yên tĩnh, ngân vang và tắt lặng dần trong bóng tối xa xăm mịn màng. Tôi và chị Giamilia đi bộ theo sau anh.
Nhưng lần này có chuyện gì xảy đến với Đaniyar vậy? Điệu hát của anh chứa chan một nỗi bônf êm dịu, thấm thía, một cảm giác cô đơn đến nỗi người nghe nghẹn ngào thương cảm muốn ứa nước mắt.
Chị Giamilia bước đi, đầu cúi thấp tay bám chặt lấy thành xe. Khi tiếng hát của Đaniyar lại vút cao, chị ngẩng đầu lên, nhảy lên xe ngồi cạnh Đaniyar. Chị ngồi như hóa đá, tay khoanh trước ngực. Tôi đi bên cạnh, hơi vượt lên trước một chút và liếc nhìn hai người. Đaniyar vẫn hát, dường như không để ý thấy chị Giamilia ngồi cạnh mình. Tôi thấy hai tay chị Giamilia thẫn thìw buông xuống, và chị áp sát vào Đaniyar, nga? nhẹ đầu lên vai anh. Chỉ một thoáng, như sự đổi nhịp phóng của con ngựa bị quất roi, giọng anh giật nảy lên và lại vang dội với sức mạnh mới. Anh hát về tình yêu!.
Tôi bàng hoàng sửng sốt. Thảo nguyên như tưng bừng nở hoa, rung rinh, đẩy lùi bóng tối, và trong thảo nguyên mênh mông ấy tôi thấy cặp tình nhân say mê. Hai người không để ý đến tôi, dường như không có tôi ở đây. Tôi vừa đi vừa nhìn họ:
họ quên hết mọi sự đời, cùng nhau lắc lư theo điệu hát. Và tôi không nhận ra họ. Vẫn chỉ là Đaniyar ấy với tấm áo lính đã cũ sờn không cài khuy, nhưng mắt anh hình như cháy rực trong bóng tối. Đấy vẫn là chị Giamilia của tôi ngồi áp sát vào Đaniyar, nhưng sao mà trầm lặng và bẽn lẽn, hai hàng mi long lanh giọt lệ. Đấy là những con người mới, vô cùng hạnh phúc. Đó chẳng phải là hạnh phúc sao Tất ca? điệu nhạc đầy cảm hứng ấy, Đaniyar hoàn toàn dâng tặng chị, anh hát là vì chị, anh hát về chị.
Giamilia Giamilia - Tchinguiz Aïtmatov Giamilia