The longer you wait for something, the more you appreciate it when you get it, because anything worth having is definitely something worth waiting.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Phạm Đan Quế
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Buusan Nguyen
Số chương: 2
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1687 / 54
Cập nhật: 2018-08-01 11:43:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ (1)
Nhà thơ triết lý, danh nhân văn hóa lớn Nguyễn Bỉnh Khiêm thường gọi là Trạng Trình sinh năm Tân Hợi (1491), năm Hồng Đức thứ 21 triều Lê Thánh Tông. Cụ quê gốc ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Cha là Văn Định, học rộng tài cao. Mẹ là con gái quan Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan, quê gốc ở làng Yên Tứ Hạ thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cũng là một người có học vấn và là một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ khác thường. Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng thông minh và được mẹ đem thơ quốc âm dạy cho học. Lớn lên, cụ được theo học người thầy nổi tiếng là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng tinh thông lý học đã đem sở học dịch lý và bộ sách Thái Ất thần kinh ra truyền dạy cho học trò yêu của mình.
Vào năm 1497, vua Lê Thánh Tõng mất, truyền ngôi cho Lê Hiếu Tông. Khi đó mới 7 tuổi, Nguyễn Bĩnh Khiêm đã phải sống một mình với cha vì mẹ đã bỏ nhà ra đi do bất đồng trong dạy dỗ con cái.
Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm vào tuổi trưởng thành thì nhà Lê cũng bắt đầu giai đoạn cực kỳ suy yếu dưới triều Lê Uy Mục (1505 - 1509). Trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết: “Nhà vua thích uống rượu, hay giết người, hiếu sắc, làm sai, hại giết người tôn thất, giết ngầm từ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ oán giận người đời gọi là Vua quỷ, điềm loạn hiện ra từ đấy”. Tiếp đó lại là triều vua Lê Tương Dực (1510 - 1516) mà dư luận gọi là Vua lợn: “Ham chơi mà không quyết đoán, việc thổ mộc bừa bãi, nhân dân thất nghiệp, trộm cướp nổi dậy đến nguy vong là bởi đấy” (Đại Việt sử ký toàn thư). Năm 1513, sứ thần nhà Minh là Phạm Hy Tàng cũng nhận xét: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là Vua lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu”. Chính năm 1515, Lê Uy Mục đã sai Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài làm khánh kiệt tiền của, sức dân.
Trong thời kỳ này, năm 1509, thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Lương Đắc Bằng (đậu bảng nhãn trong kỳ thi tháng tư Kỷ Tị, 1499) đã viết bài hịch thẳng tay kể tội Lê Uy Mục là bạo ngược, chuyên chính, tham lam trong đó có đoạn viết: “Tước đã hết mà lạm thường không biết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng. Phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng như bùn đất, bạo ngược như Tần Chính, đãi công thần như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác”. Và sau đó khi cuộc khởi nghĩa thành công, Lương Đắc Bằng được thăng Tả thị lang bộ lại nhưng ông lại chối từ lấy cớ cử tang thân phụ để về Thanh Hóa dạy học và lúc này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 18 tuổi vào Thanh theo học.
Năm sau 1510, Lương Đắc Bằng lại dâng vua sách lược trị bình gồm 14 điểm nhưng không được sử dụng. Trong bối cảnh cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, dân chúng lầm than đói khổ, Mạc Đăng Dung (sinh năm 1483, hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm 8 tuổi) đứng lên lật đổ triều Lê, lập ra triều nhà Mạc là một sự thay thế khó tránh khỏi, đáp ứng lòng mong đợi của mọi người.
Nguyên Mạc Đăng Dung vốn là một người đánh cá rất khỏe ở làng Cổ Trai thuộc vùng Đồ Sơn, khi còn thanh niên đã gặp bà mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tương truyền rằng bà thấy tướng mạo chàng trai thật là đại quí nhưng tiếc là cuộc hôn nhân với ông Văn Định đã lỡ nên buồn rầu hối hận cả đến mấy năm(!). Năm 1508, Mạc Đăng Dung thi trúng võ cử được lên chức Đô chỉ huy sứ phụ trách vệ thần vũ trong cung. Từ đó đến năm 1526, ông được phong Thái sư An Hưng vương và tháng 6 năm này ông từ Cổ Trai trở vào hiếp vua phải nhường ngôi và xưng hoàng đế, đại xá cho dân, đổi niên hiệu là Minh Đức, lấy Hải Dương làm Dương Kinh lập ra nhà Mạc.
Lúc này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 36 tuổi vậy mà vẫn tầm sư học đạo, trau dồi kiến thức, lặng lẽ đóng vai một xử sĩ chờ thời. Qua hai kỳ thi hội năm 1529 và 1532, cụ vẫn không tham dự. Cho đến tận năm 1535, ở tuổi 45, khi thời cuộc đã ổn, cụ mới dự thi và đỗ tiến sĩ cập đệ cùng với Bùi Khắc Đốc, Nguyễn Thừa Hưu. Cùng khoa thi này còn có 7 tiến sĩ xuất thân và 22 tiến sĩ đồng xuất thân.
Triều đình nhà Mạc đã tạm ổn từ việc cho Mạc Đăng Doanh truyền ngôi (năm 1530) để nghỉ ngơi với chức Thái thượng hoàng. Sau khi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm được cử làm Đông các hiệu thư rồi thăng tới chức Lại bộ tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ.
Sau 8 năm tôn phù nhà Mạc đến khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần không được chấp nhận dưới triều Mạc Phúc Hải (Mạc Đăng Doanh đã băng hà từ năm 1540), Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan trở về với chức vị quan tam phẩm ở tuổi năm mươi ba. Nhưng ngay cả khi đã lui về trí sĩ và dạy học, cụ vẫn được các vua Mạc đến hỏi về mưu lược hoặc vời ra giúp nước.
Trong số học trò của Trạng, nhiều người đỗ đạt và trở thành những triều thần danh vọng của nhà Lê.
Trong bối cảnh tình hình chính trị rối ren, đất nước chia cắt, cụ tôn phù nhà Mạc nhưng cả chúa Trịnh, chúa Nguyễn cũng đều không thể không kính phục và nhờ công cụ để hỏi han mưu lược.
Cụ từ trần ngày 28 tháng 11 năm Diêu Thành thứ 8 đời Mạc Mậu Hợp (1585), thọ 95 tuổi. Vua Mạc sai Khiêm vương Mạc Kính Điển truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm Lại bộ thượng thư, Thái phó trình Quốc công. Hai đời tổ khảo tỉ đều được phong ấm. Vua lại phát cho sở tại ba nghìn quan tiền để lập đền thờ và câp một trăm mẫu ruộng tư điền. Đền thờ ấy làm ngay trước cửa dinh Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà vua đích thân viết mấy chữ đề:
“Mạc triều Trạng nguyên, Tể tướng từ”.
Là một người am hiểu sâu sắc Kinh Dịch, tinh thông lý số, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng áp dụng kiến thức về mặt này để nhận định dự đoán mọi việc trong cuộc sống thường nhật cũng như đánh giá dự đoán các đổi thay của thời cuộc. Cụ cũng là một bậc túc nho thông kim bác cổ, một sĩ phu tài danh lỗi lạc, một nhà giáo dục đã từng đào tạo được nhiều vị cử nhân, tiến sĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà thơ, một nghệ sĩ có tâm hồn phóng khoáng với những cảm hứng chân thành. Cụ đã để lại tập thơ chữ Hán nổi tiếng Bạch Văn am Trình quốc Công thi tập gồm gần một nghìn bài và tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, đánh dấu một bước phát triển rất có ý nghĩa trong dòng thơ tiếng Việt sau vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi.
Tuy đương thời, cụ được mọi người trọng vọng vì đạo đức, tài năng nhưng các triều đại phong kiến lại cho rằng cụ không tuân theo luân lý Khổng Mạnh, lỗi đạo làm tôi, vì đã tôn thờ một kẻ “tiếm ngôi”, phản lại nhà Lê. Do đó sau khi mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm không được đưa vào thờ ở Văn miếu, là nơi tế lễ đức Khổng Tử và các môn đệ cua ngài, cùng với các bậc danh sĩ đại khoa. Rõ ràng đấy là lời buộc tội khắc nghiệt và cố chấp - nhất là khi việc nhà Mạc lên nắm chính quyền đã mở ra một giai đoạn phát triển cho đất nước, đáp ứng được lòng mong mỏi của các tầng lớp nhân dân.
II. NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHÀ THƠ TRIẾT LÝ
Như trong phần Sơ lược tiểu sử đã trình bày, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại tập thơ chữ Hán và một tập thơ chữ Nôm. Về mặt văn học, đặc biệt tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi cho thấy cụ đã duy trì và tiếp tục được công việc phát triển thơ văn quốc âm đã có từ hồi Hồng Đức: Vua Lê Thánh Tông với Hồng Đức quốc âm thi tập và Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập. Trong buổi giao thời chi phối bởi hoàn cảnh chiến tranh liên miên và thế lực kim tiền, cụ vẫn giữ bản lĩnh của một nhà hiền triết luôn luôn tự trau dồi, thâu thái vốn kiến thức để trở thành Ông Trạng - nhà tư tưởng, vừa là người đóng vai trò sáng tạo có khả năng nắm vững thời thế lại lý giải được sâu sắc thời cuộc. Từ những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống, cụ đã đúc kết và nâng chúng lên trình độ triết lý khiến người đương thời cũng như các thế hệ hậu sinh còn mãi tiếp tục thảo luận và nghiên cứu.
Về phương diện giáo dục, cụ được coi là bậc Quốc sư, là “phu tử” với danh hiệu Tuyết Giang phu tử do các học trò tôn vinh. Cụ đã đào tạo trực tiếp nhiều nhần tài cho đất nước, nhiều người đỗ cử nhân, tiến sĩ.
Nhân sinh quan của cụ gồm những quan niệm về chính trị và đạo đức, xuất phát từ một triết lý vũ trụ biến dịch theo lẽ tự nhiên, có qui luật, có mâu thuẫn, xuất khi thuận tiện, xử khi thấy mình bất lực. Nhưng trong cái xử ấy vẫn còn phần thức đẩy tự nhiên sao cho có lợi cho quần chúng nhân dân.
Ngay trong thơ văn, cụ đã ý thức được sâu sắc vai trò của nhân dân trong sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc:
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân
(Cảm hứng)
Dịch nghĩa là:
Xưa nay nước lấy dân làm gốc
Được nước là nhờ có được dân.
Cũng trong bài này, cụ đã lên án cuộc chiến tranh tàn khốc thời bấy giờ:
Cổ lai nhân giả tư vô địch
Hà tất khu khu sự chiến tranh.
Dịch nghĩa:
Xưa nay nhân giả (người có nhân) là vô địch
Theo đuổi chiến tranh có nghĩa gì?
Còn trong thơ Nôm thì ngoài phần triết lý sâu xa cùng tinh hoa của chữ nghĩa, ta còn thấy rõ tính mộc mạc mang đầy tính dân dã trong thơ cụ:
Thịt chó, chó ăn loài chó dại
Lông chim, chim tiếc ấy chim khôn
Bò đàn, những bạn cùng bò cái
Cá cả mong ăn con cá con.
Và:
Người hàng thịt nguýt người hàng cá
Đứa bán bò gièm đứa bán trâu
Bé vú thở than người cả vú
Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu!
Hay:
Thớt có tanh tao ruồi đổ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi.
Cụ đã từng viết:
Nhưng trong mọi việc đã ngoài hết
Nhàn một ngày là tiên một ngày…
Quan niệm cuea cụ về nhàn và tiên khác hẳn với tiêu kiểu Lão Trang. Cụ vẫn chủ trương:
"Xưa nay xuất xứ đâu là phải
Ở ắt nên, về cũng ắt nên”...
Cho nên thái độ xuất xử linh hoạt của cụ đầy tính biện chứng. Khác hẳn một số nhà nho bảo thủ đến cố chấp, cụ tuy có làm quan dưới đời nhà Mạc nhưng không bao lâu trao ấn từ quan, lui về ẩn dật. Dù đỗ Trạng nguyên, cụ chưa bao giờ là đại thần, tướng quốc của một triều nào cả. Cụ đã vượt lên trên tầm mức của nhiều nhà nho và trở thành một nhân cách Việt Nam tiêu biểu để mãi mãi các thế hệ sau còn ngưỡng mộ.
Tính chất nhàn tản của thơ cụ thực chất không phải là yếm thế, ích kỷ hay hoàn toàn hưởng lạc như có người nhầm tưởng. Cái nhàn của cụ là một lối phản ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực trước thời cuộc, phản ứng bằng hình thức tiêu cực nhưng vẫn bao hàm một nội dung đấu tranh bằng phương pháp riêng. Để hiểu rõ được bản lĩnh và chí khí của cụ, chúng ta có thể đọc thêm bài viết của cụ coi như lời nói đầu trong tập thơ sau đây của cụ:
BÀI TỰA BẠCH VÂN AM THI TẬP
Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới, vậy mà thơ lại là để nói chí.
Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già thì chỉ thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui, rất là vụng về trong nghề thơ. Tuy nhiên, cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả một nghìn bài (2) biên tập thành sách tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân.
Cái tội mà kẻ học trò già này để lại, cố nhiên là không thế chối được, mong các bậc quân tử về sau tha thứ cho.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(Theo bản dịch của Đinh Gia Khánh)
III. TRẠNG TRÌNH - NHÀ TIÊN TRI
Ở Việt Nam, nếu nói đến các bậc tiên tri thì trước hết phải kể hết đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những câu chuyện về tài tiên tri của Trạng chủ yếu là còn lại dưới hình thức các giai thoại. Theo sưu tầm của chúng tôi, những giai thoại đó gồm ba loại chính. Đó là các giai thoại về tài tiên tri của Trạng:
I. Khi Trạng còn sống gồm 9 chuyện chính:
1. Về bà mẹ Trạng: Từ Thục phu nhân.
2. Về thầy học Trạng: Quan Bảng nhãn Lương Đắc Bằng.
3. Với vợ: Lấy số tử vi cho cái quạt.
4. Với học trò: Sắt ngắn, gỗ dài.
5. Với anh học trò nghèo: Vớt người được phú quý.
6. Với người làng: “Ngựa đá qua sông”.
7. Với chúa Nguyễn: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
8. Với nhà Mạc: “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế”.
9. Với chúa Trịnh: “Lê tồn, Trịnh tại, Lê bại, Trịnh vong”.
II. Sau khi Trạng mất có 8 chuyện chính:
1. Cha con thằng khả.
2. Thánh nhán mắt mù.
3. Cây xà nhà đổ.
4. Minh Mạng thập tứ, thằng trứ phá đền.
5. Biện lại vị vương: Nguyễn Nhạc.
6. Đầu cha lộn xuống chân con: Vua Quang Trung và Cảnh Thịnh.
7. Chim bằng cát cánh về đâu: Nguyễn Hữu Chỉnh.
8. Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê: Nhà Nguyễn.
III. Những suy diễn của người sau ứng với các sự kiện của thế kỷ XX, gồm những giai thoại chính như:
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học.
- Chiến tranh Thế giới lần Thứ hai.
- Cách mạng tháng Tám 1945 và vua Bảo Đại thoái vị.
- Giải phóng thu đô năm 1954...
Những giai thoại khi Trạng còn sống chắc có một phần sự thật, tất cả đều đã được ghi chép lại trong bài tựa Tập gia phả của gia đình cụ Trạng, được chép trong tập Công dư tiệp ký của Tiến sĩ Vũ Phương Đề mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong PHẦN TƯ LIỆU.
Tám câu chuyện giai thoại khi Trạng mất, cũng như những suy diễn của người sau về các sự kiện của thế kỷ thứ 20 chỉ là những lời truyền tụng và được ghi chép lại hoặc là được suy diễn gần như sau khi các sự kiện đó đã xảy ra.
Bốn chuyện đầu trong tám câu chuyện trên thì lạ lùng đến mức khó tin. Theo chúng tôi, ở đây có thể do người sau thêu dệt một phần, cũng có thể sự việc xảy ra đúng như vậy nhưng là sự bố trí bí mật nào đó của một số người quá yêu mến Trạng làm ra để câu chuyện về Trạng trở thành huyền thoại.
Nói về các nhà tiên tri, thuật sĩ trên thế giới thì ở Trung Quốc ta phải kể đến Quỷ Cốc tử với các học trò của ông như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên thời Chiến Quốc. Rồi Phạm Tăng, Trương Tử Phòng đến Khổng Minh... nhưng đấy mới chỉ là trong tiểu thuyết. Còn sự thực tài tiên tri của các vị đạt được đến mức nào thì còn là một dấu hỏi lớn và chắc chắn trong đó có rất nhiều chuyện do thêu dệt mà thành. Ở Tây phương thì phải kể đến nhà tiên tri nổi tiếng nhất là Nostradamus, với quyển sách tiên tri đã được xuất bản khi tác giả còn sống vào năm 1555 mà đến cuối thế kỷ thứ 20 này người ta vẫn còn tiếp tục nghiên cứu. Chúng tỏi sẽ giới thiệu về nhà tiên tri số một của Tây phương này ở cuối sách trong PHẦN PHỤ LỤC với đầu đề: Trạng Trình của phương Tây.
Tuy nhiên phải nói rằng tiên tri cũng rất nhiều lần trật quẻ. Theo các nhà tiên tri phương Tây, ngày 5 tháng 2 năm 1962 sẽ là ngày tận thế. Thế giới tư bản kinh hoàng bởi các nhà tiên tri nổi tiếng của hầu hết các nước từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Pakistan đến Pháp, Đức, Ý đều báo động cơn tận diệt loài người này. Nhiều người cả tin hoảng hốt lo trữ gạo muối kéo nhau lên rừng ẩn thân lánh nạn. Rốt cuộc ngày 5 tháng 2 năm 1962 lại trôi qua một cách bình thường.
Số là ngày 4 tháng 2 năm 1962 một hiện tượng kỳ lạ nhất đã xảy ra trong Thiên văn học. Cả năm hành tinh (Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh và Ngân tinh) cùng sáp lại với nhau trong một cung (maison). Đặc biệt hơn nữa là năm hành tinh ấy lại che khuất mặt trăng lúc đó và tạo nên hiện tượng nguyệt thực chưa từng có trong lịch sử chiêm tinh và thiên văn học. Chính vì thế nên các nhà chiêm tinh thế giới mới lầm.
Về việc này, báo Comtell atron tháng 11 năm 1962 cho rằng các nhà tiên tri Á Đông “trật quẻ” là bởi họ đưa vào mấy câu sấm của Trạng Trình. Báo đó viết như sau:
“Les astroloques asiatiques annoncèrent uniformément la fin du monde, en se fondant sur une frophétic du 15e siècle de l’erc chétienne par l’as trologue Viet Nam Ten Nguyền Bỉnh Khiêm...”.
Dịch nghĩa là: “Các nhà chiêm tinh châu Á đều thống nhất báo tin ngày tận thế vì đã dựa trên lời tiên tri từ thế kỷ thứ 15 sau công nguyên (3) của nhà chiêm tinh Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm...”.
Thực ra, tác giả bài báo đã lầm vì trong Sấm Trạng Trình đâu có chỗ nào như vậy, mà ngay chính Sấm Trạng Trình cũng đâu phải là của Trạng, như chúng ta biết tập Sấm này chỉ mới xuất hiện vào khoảng năm 1930 và những điều suy đoán cho thế kỷ 20 này chỉ hoàn toàn có tính chất suy diễn mà thôi.
Cũng cần nói thêm rằng ngay từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đã có những câu sấm ra đời như câu:
Đỗ Thích thể Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Chỉ vào việc Đỗ Thích giết hại cha con Đinh Tiên Hoàng và nhà Lê lên nối ngôi.
Nguyễn Trãi muốn phò nhà Lê cũng cho chép câu: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” bằng mật lên lá cây để kiến đục lá, nhân dân tin vào mệnh trời ủng hộ sự nghiệp của Lê Lợi.
Nguyễn Nhạc sắp khởi nghĩa cũng tạo ra tấm bia để trên núi Quy Nhân đề hàng chữ: “Tây Sơn Nguyễn Nhạc vi vương” rồi đêm đêm cho người lên đốt lửa.
Phan Bá Vành khởi nghĩa cũng đưa ra câu nói là sấm Trạng Trình:
“Trên trời có sao tua rua
Ở dưới hạ giới có vua Bá Vành”
Để dân chúng tin theo...
Câu chuyện Sấm ký Trạng Trình đã trải qua nhiều thời đại và đã bị các giai cấp thống trị lợi dụng, xuyên tạc để củng cố quyền thống trị của mình. Và ngay cả những người chống lại các triều đại đó cũng dùng sấm ký là hình thức mê tín để tuyên truyền cho mục đích chính trị của mình, như trường hợp Phan Bá Vành kể trên.
Chính vì thế mà nhà Nguyễn đã từng có đạo luật cấm lưu truyền Sấm Trạng.
Sự linh nghiệm của lời sấm truyền nhiều khi chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, không nên vì thế mà mắc vào vòng mê tín dị đoan. Chính là để răn người đời mà trong một bài thơ của mình, cụ đã khuyên người ta không nên tin nhảm vào việc cố công đi tìm đất tốt của các thầy phong thủy. Bài thơ đó như sau:
GIỚI BẤT VONG CẦU ĐỊA
(Răn không nên tin nhảm tìm đất tốt)
Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu (4)
Được chăng run rủi bởi cơ màu
Ở lành, chẳng sấp nên hay gặp (5)
Nẻo dữ, tuy tìm lại phải âu (6)
Quí Nộ phân kim (7) ai khéo bấy
Cao Biền (8) ưa thủy phép sai đâu.
Ngẫm xem dám... (9)
Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu.
Chú thích:
(1) Xem thêm tiểu sử ở phần Tư liệu.
(2) Hiện nay chỉ còn trên dưới 700 bài.
(3) Đúng ra là thế kỷ thứ 16.
(4) Cưỡng cầu: Cầu mong một cách gượng gạo. không chính đáng.
(5) Chẳng sấp nên hay gặp: chẳng có ý tìm mà lại gặp.
(6) Âu: tiếng cổ nghĩa là lo.
(7) Phân kim: Một thủ tục của thấy đia lý dùng la bàn lấy 60 giáp tý phối hợp với ngũ hành rồi chia thành 12 phương vị để tìm cho biết phương vị nào thuộc về hành nào: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Sở dĩ gọi là phân kim vì kim đứng đầu ngũ hành, tìm phương vị để đạt huyệt cho đúng hướng. Quy nộ: chưa rõ tiểu sử.
(8) Cao Biền: Quan đô hộ đời Đường, kiêm thầy phù thủy.
(9) Câu này bản nôm bị rạc mất mấy chữ không tra cứu được.
Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình - Phạm Đan Quế Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình