You will know that forgiveness has begun when you recall those who hurt you and feel the power to wish them well.

Lewis B. Smedes

 
 
 
 
 
Tác giả: Thomas Mann
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 97
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2349 / 38
Cập nhật: 2017-09-22 09:37:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ony không chịu ngồi yên. Cô chạy ngược chạy xuôi lo việc của mình. Muốn để cho cô bình tĩnh, yên ổn và thay đổi tâm trạng đó, ông tham tạm thời chỉ yêu cầu cô có một điều: đừng làm rối lên, đừng đi đâu hết, cả cô và Erika. Mọi việc sẽ tốt đẹp thôi... Tạm thời không nên để cho người trong thành phố này biết. Cuộc đoàn tụ ngày thứ năm hàng tuần hãy đình lại.
Nhưng ngay sau hôm về nhà, Tony viết cho luật sư tiến sĩ Gieseke một bức thư mời ông đến phố Meng. Cô tiếp ông trong một căn phòng giữa hành lang gác hai. Cô bảo người nhà đốt lò sưởi, ngoài ra cô còn để trên bàn một lọ mực và một xếp giấy trắng lấy ở dưới phòng giấy lên, không biết để làm gì. Tony và Gieseke mỗi người ngồi trên một cái ghế tựa...
— Thưa tiến sĩ Gieseke! - Tony nói, tay bắt tréo nhau, nhìn lên trần nhà - Bất cứ xét về tuổi tác hay về nghề nghiệp, ông cũng là người am hiểu đời.
Rồi cô kể rành rọt cho ông ta nghe chuyện xảy ra với Babette và chuyện xảy ra trong phòng ngủ. Nghe xong, tiến sĩ Gieseke giải thích cho cô biết rằng ông ta rất lấy làm tiếc, chuyện bỉ ổi xảy ra trên cầu thang hay là lời lăng mạ cô (trước sau cô vẫn không chịu nói rõ Permaneder đã mắng cô câu gì) đều không thể là lý do đầy đủ để ly dị. - Vâng, cám ơn ông!
Tiếp đó, cô đề nghị tiến sĩ Gieseke cho cô biết điều khoản nào trong luật pháp có thể nêu thành lý do để ly dị và điều khoản nào nói về đồ tư trang và của hồi môn. Tony chăm chú nghe ông ta nói, vẻ thú vị lắm. Cuối cùng cô trân trọng cảm ơn ông và tạm thời tiễn ông về.
Cô xuống nhà dưới, gặp ông tham trong phòng làm việc riêng của ông.
— Anh Thomas, - cô nói - bây giờ em muốn anh viết ngay cho hắn ta một bức thư... Em không muốn nhắc đến tên hắn ta. Về số tiền của em, em đã hỏi kỹ lắm rồi. Để xem ý hắn ta như thế nào. Dù sao thì hắn ta cũng đừng hòng nhìn lại mặt em nữa! Nếu hắn ta đồng ý đưa nhau ra tòa thì rất tốt, chúng ta sẽ bảo hắn ta trả lại của hồi môn[119] cho em. Hắn ta từ chối thì chúng ta cũng cứ yên tâm, bởi vì, anh nên biết rằng theo luật pháp, cố nhiên Permaneder là người có quyền sở hữu tài sản của em -, điều đó chúng ta có thể công nhận được, nhưng cảm ơn Thượng đế em cũng có quyền đòi lại quyền sở hữu tài sản của em...
Ông tham chắp tay sau lưng, đi đi lại lại nhún vai liên tiếp. Vì lúc nói chữ “của hồi môn”, sắc mặt Tony có vẻ kiêu kỳ không thể tả được.
Ông tham không có thì giờ, công việc của ông bận lắm. Cô nên nhẫn nại hơn tí nữa. Trước hết ông còn phải đi Hamburg một chuyến; ngày mai đã phải lên đường. Ông đi bàn với Christian một chuyện không lấy gì làm vui vẻ lắm. Christian viết thư về yêu cầu ông giúp đỡ, xin rút một số tiền trong di sản bà cụ tham để lại sau này, cứu anh. Công việc buôn bán của anh thảm hại lắm, luôn luôn thua lỗ, nhưng anh vẫn lui tới các nơi như quán rượu, rạp xiếc, rạp hát để ăn chơi phóng túng. Với số tiền hiện giờ anh mắc nợ (những khoản nợ này đều lấy danh nghĩa gia đình mà vay) thì mức sống của anh đã vượt quá xa khả năng kinh tế của anh. Người ở phố Meng, người ở câu lạc bộ, thậm chí cả người trong toàn thành phố đều biết ai gây ra chuyện này. Đó là một người đàn bà sống độc thân, tên là Aline Puvogel. Chị ta có hai đứa con rất xinh. Trong số các thương gia lớn ở Hamburg, không riêng gì một mình Christian có quan hệ mật thiết với chị ta, và phải trả một giá đắt như vậy.
Tóm lại, ngoài chuyện Tony đòi ly dị chồng, còn có những chuyện trái ý khác. Chuyện ở Hamburg rất cần kíp, mà cũng rất có thể là Permaneder sẽ nêu chuyện kia ra trước...
Ông tham đã lên đường. Lúc về, ông rầu rĩ, cơn giận cũ bốc ngùn ngụt. Về phía Munich, không có tin tức gì, ông thấy mình phải đi trước một nước. Ông viết một bức thư hoàn toàn có tính chất sự vụ, lời lẽ lạnh nhạt, có vẻ ngạo mạn nữa là khác: chung sống với Permaneder, Tony thất vọng vô cùng, đó là sự thực không thể phủ nhận được... Hẵng tạm gác những chuyện vụn vặt ra một bên, chỉ xét việc lớn thì trong cuộc hôn nhân này, cô ấy không tìm thấy hạnh phúc mà trước đây cô hằng mong ước... Cô ấy muốn xóa bỏ nó đi. Điều đó, người nào nhìn nhận sự việc bằng lý trí, chắc chắn hiểu được... Cô ấy không muốn trở về Munich nữa, trông cô ấy có vẻ kiên quyết lắm... Vấn đề đặt ra bây giờ là thái độ của Permaneder đối với việc này như thế nào.
Sau mấy ngày chờ đợi căng thẳng, thư trả lời của Permaneder đã đến.
Những điều ông ta viết trong thư trả lời hoàn toàn ngoài sự tưởng tượng của mọi người, dù tiến sĩ Gieseke, bà cụ tham hay Thomas, thậm chí cả Tony nữa, cũng không thể ngờ trước được. Ông ta hoàn toàn đồng ý để bên gái ly dị.
Ông ta viết trong thư rằng ông ta rất lấy làm tiếc về chuyện đã xảy ra, nhưng ông ta tôn trọng nguyện vọng của Antonie, vì ông ta thấy rõ rằng Tony và ông ta, “mãi mãi không bao giờ hợp với nhau được”. Nếu như có một thời gian ông ta đã mang lại đau khổ cho Tony thì ông ta mong cô hãy quên đi, và hãy tha thứ cho ông ta... Vì có lẽ ông ta không còn được gặp lại Tony và Erika nữa, ông ta xin chúc hai mẹ con luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc... Alois Permaneder. Trong phần tái bút cuối thư, ông ta còn nói rõ là sẽ trả ngay số tiền hồi môn cho cô. Không có số tiền đó, ông ta cũng có thể sống không đến nỗi chật vật lắm. Ông ta không cần kéo dài thời gian trả tiền, vì ông ta không cần chờ thanh toán hàng họ gì hết. Ngôi nhà ấy chính là nguồn sống của ông ta, bất cứ lúc nào ông ta cũng có thể lấy tiền ra được.
Hình như Tony hơi xấu hổ. Lần đầu tiên cô cảm thấy Permaneder không coi trọng tiền tài, kể ra thì cũng đáng khen thật!
Bây giờ tiến sĩ Gieseke mới lại đứng ra giải quyết. Ông ta liên hệ với bên trai, bàn về lý do ly hôn, cuối cùng nhất trí là “tình cảm hai bên sứt mẻ cản trở cho việc tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng”. Thế là đơn xin ly dị lần thứ hai của Tony gửi tòa được đưa ra xét xử. Cô hết sức cẩn thận và chăm chú theo dõi sự tiến triển của vụ án với con mắt của người sành sỏi. Suốt ngày, cô nói đến chuyện đó, đi đâu cũng nói làm cho ông tham mấy lần không kìm được, phải nổi giận. Lúc đầu, cô không hiểu được tại sao ông tham lại bực bội như vậy. Trong đầu óc cô toàn là những danh từ luật pháp như “sinh trưởng”, “tiền đồ”, “điều kiện kèm theo”, “quyền về của hồi môn”, “nhân chứng”, “vật chứng”. Hơi một tí là cô vênh mặt lên, nhún vai nói một cách say sưa và lưu loát những từ đó ra. Có một lần, khi cô trao đổi các vấn đề với tiến sĩ Gieseke, ông ta đã nói những lời để lại cho cô ấn tượng rất sâu. Những lời đó là: “Trong số đồ tư trang, có những thứ như châu báu có thể coi là một phần của hồi môn, khi không lấy nhau nữa, phải trả lại cho bên gái”. Về khoản châu báu, vốn chẳng có gì thì gặp ai cô cũng nói. Chị Ida Jungmann, cô Klothilde đáng thương, ba chị em họ Buddenbrook ở phố Breiten đều biết chuyện này cả. Nhân tiện nói qua về ba chị em ở phố Breiten một tí. Sau khi các cô biết vụ ly dị này, các cô vòng tay lại, nhìn nhau, vừa mừng vừa lo, không thốt ra được lời nào cả. “Trời có mắt, thế nào cũng ly dị!”. Quả là họ đoán đúng... Tất nhiên, Tony cũng nói cho cô Therese Weichbrodt biết chuyện châu báu đó, (hiện giờ Erika Grünlich lại học ở chỗ cô ấy), thậm chí cô còn nói với bà Kethelsen nữa; đáng tiếc là vì nhiều nguyên nhân, bà Kethelsen không hiểu gì hết!
Chuyện ly dị đã được xử chính thức. Ngày có hiệu lực về mặt luật pháp đã đến. Hôm ấy Tony làm xong thủ tục cần thiết cuối cùng. Cô lấy ở Thomas quyển sổ ghi chép những chuyện xảy ra trong gia đình, tự tay viết thêm chuyện này vào... Việc cần làm bây giờ chỉ là thói quen sẵn có mà thôi! Cô đã làm việc đó rất dũng cảm. Những lời châm chọc như một mũi dao con của ba chị em họ Buddenbrook, cô chỉ cho là gió thoảng ngoài tai. Vẻ mặt của cô vẫn ngạo nghễ như cũ, không hề thay đổi chút nào. Khi gặp những người trong gia đình Hagenström và Möllendorpf, cô vểnh mặt lên, lạnh lùng nhìn qua đỉnh đầu họ. Cô bỏ hết mọi hoạt động xã giao. Tiện đây cũng xin nói là mấy năm nay, những hoạt động xã giao đó không tổ chức tại tòa nhà cũ ở phố Meng nữa mà chuyển sang ngôi nhà mới của ông tham. Cô chỉ có mấy người thân ở trong gia đình: bà cụ tham, Thomas, Gerda, chị Ida Jungmann và cô Sesemi Weichbrodt, một người bạn cô coi như mẹ hiền và Erika. Cô vẫn quan tâm đến việc dạy bảo Erika để nó được hấp thụ một nền giáo dục “cao quý”. Chưa biết chừng niềm hy vọng thầm lặng cuối cùng của cô gửi gắm vào tiền đồ của Erika cũng nên. Cô sống như thế, và thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua.
Sau đó, không hiểu bằng cách nào, có người trong nhà biết được “câu nói” trí mệnh kia, tức là câu Permaneder buột miệng chửi ra hôm ấy. Rốt cục ông ta đã chửi như thế nào? “Chui xuống địa ngục đi, đồ con đĩ”.
Cuộc hôn nhân thứ hai của Tony đã kết thúc như vậy.
Gia Đình Buddenbrook Gia Đình Buddenbrook - Thomas Mann Gia Đình Buddenbrook