Books are a refuge, a sort of cloistral refuge, from the vulgarities of the actual world.

Walter Pater

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Trung Hiền
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1854 / 26
Cập nhật: 2016-06-04 04:54:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
hoảng tháng ba, tháng tư, 1993, Duyên Anh gọi cho tôi. Giọng anh hớn hở:
- Anh vừa viết xong được một tập Nhìn Lại Mình rồi…
- Nhìn Lại Mình là thế nào? Tại sao anh lại đặt cái tựa này?
- Đây là một thứ hồi ký lịch sử, phần tiếp theo của Nhìn Lại Những Bến Bờ. Anh kết hợp cả văn nghệ và chính trị vào trong bộ này. Phải bốn tập mới xong cơ. Xong rồi, thì cũng phải tới hai nghìn trang. Cái tựa, thì anh lấy hứng từ câu nhạc của thằng Trịnh Công Sơn “…nhìn lại mình, đời đã xanh rêu” ấy mà.
- Anh viết về những chuyện gì trong đó?
- Thì cũng chỉ loanh quanh là cuộc đời mình, bắt đầu từ năm 64, 65, và các chuyện trong các giới chính trị, văn nghệ. Trong cuốn này, anh đập một số ông thầy chùa và cha cố ghê lắm. Mấy ông ấy có tội với dân tộc ghê lắm, mà nhiều người không biết đó thôi.
- Ngoài mấy ông kể trên, anh còn viết về những ai nữa?
- Anh cũng điểm mặt những đứa, mà anh gọi là bọn đối lập với tổ quốc. Đây là những đứa ăn cơm quốc gia, nhưng lại ăn cứt của cộng sản. Bọn này bày trò xuống đường chống đối chính phủ vì những lý do chẳng ra gì cả. Chúng nó phá hoại miền Nam, và chỉ làm lợi cho cộng sản thôi. Ngoài ra, anh còn khôi hài hóa những thằng tập tành làm chính trị, theo lệnh của nhà thờ, nhà chùa, mà anh gọi là bọn chính khách nhện nướng.
- Thế còn việc anh nhờ anh N. đi đến đâu rồi?
- Anh chỉ thử nó thôi, để biết nó có còn tốt với mình không. Nhưng nó bảo lương nó có ba mươi sáu ngàn một năm, không thể bảo lãnh mình được. Anh hỏi nó, là hỏi chơi vậy thôi. Chứ mình đâu có thiếu gì bạn bè sẵn sàng giúp mình chuyện ấy. Vậy mà nó định nhờ mình viết hồi ký về cuộc đời nó mới hay chứ!
- Tập 1 này, khi nào anh in?
- Cứ để từ từ, bao giờ có tiền nhiều, rồi in cũng chẳng muộn gì. À, vừa rồi, lại có thằng thầy bói bảo anh năm tới sẽ khá hơn, và năm tới nữa, sẽ kinh khủng lắm. Anh hiện nay, có sáu bảy cuốn, đánh máy cả rồi, nhưng chưa in. Bộ truyện Những Đứa Trẻ Thái Bình, anh Hoàng Mạnh Hùng đánh máy hộ anh. Anh ấy cũng chỉ cho anh những chỗ sai về lịch sử, để anh viết lại cho đúng…
Duyên Anh chợt cười vang thích thú:
- Bộ Những Đứa Trẻ Thái Bình này, anh viết hay lắm cơ. Đ.m, độ rày, không hiểu sao mình lại viết hay như thế! Viết xong Tập 1 của Nhìn Lại Mình cũng vậy. Anh đọc lại cẩn thận, và thấy hay quá, hay quá à! Lại một tin đáng mừng nữa: Tụi nhà xuất bản Fayard vừa bảo anh, chúng nó muốn độc quyền xuất bản các sách viết về tuổi thơ của anh. Thế là, mình viết truyện trẻ con cũng thuộc hạng nhất trên thế giới, chứ còn chó gì nữa? Ở bên Mỹ, đã có thằng nào làm được như thế chưa?
- Đâu có ai, ngoại trừ Mark Twain.
- Mình cũng hồ hởi, phấn khởi chứ. Mình nhìn thấy con đường phía trước mặt mình cũng sáng sủa lắm. Thằng thầy tướng bảo “ tôi chắc chắn sang năm, ông sẽ khá. Rồi thì năm sau nữa, tức là năm ông sáu mươi tuổi, danh tiếng ông sẽ nổi như cồn, và tiền cũng vào như nước. Cái hạn hai mươi năm của ông, lúc đó, sẽ chấm dứt. Cứ yên chí chờ đợi đi. Dạo này, tôi thấy mặt ông tươi lắm đó. ” Thành ra, anh cũng khoái quá đi chứ. Và làm việc cũng chăm chỉ lắm. Mỗi ngày, anh đều cố viết cho được hai trang, ít lắm cũng phải một trang. Cũng có khi được sáu trang. Hôm nào hứng lắm, anh viết được tới tám trang. Đ.m, kinh quá đấy chứ? Anh viết Tập 1 này cũng nhanh lắm đó. Chỉ có hai tháng rưỡi là xong thôi.
Tôi hỏi:
- Tháng mấy anh sang đây?
- Tháng tám. À, không, tháng sáu chứ.
- Chị ấy có đi với anh không?
- Không.
- Hôm nào anh ra mắt cuốn Những Đứa Trẻ Thái Bình với độc giả Tây?
- Chưa biết nữa. Chỉ biết hai mươi tám này, anh sẽ ký sách tặng tụi nhà văn, nhà báo. Còn ngày nào ra mắt độc giả, tụi nhà xuất bản sẽ cho anh biết sau. Nhưng chắc chắn sẽ phải xong trước tháng 5, để tháng 6, anh còn đi Mỹ chứ.
- Những Đứa Trẻ Thái Bình có phải là tiếp nối của Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy không?
- Đúng rồi. Hai cuốn này là chấm dứt luôn. Bây giờ thì, thằng Vọng cũng đã trở thành cộng sản rồi. Thằng Luyến bị què chân, trở về. Thằng Vũ cũng trở về, sau khi bị phế thải một trăm phần trăm. Những thằng bạn xưa nói chuyện với nhau, và đi đến kết luận “Cách mạng mà có chủ nghĩa dính vào, thì cách mạng hỏng rồi.” Chúng nó hồi tưởng lại năm 1945, thời còn “Nhanh bước nhanh nhi đồng, theo cờ đỏ sao vàng”, đến nay đã chín năm rồi, chúng nó đều thấy bải hoải. Thằng thì bị thương, thằng thì què chân, thằng thì trốn vào Nam. Chúng nó thấy, rốt cuộc cách mạng chẳng mang lại cái gì tốt đẹp cả. Chỉ là cuối thu hiu hắt đường đời thôi. Đ.m, hay lắm cơ! Truyện này mà về đến Việt Nam, anh chắc, tụi cộng sản sẽ điên lên mất thôi. Cha con chúng nó sẽ cay cú lắm đấy. Nhưng anh chỉ viết tiểu thuyết lịch sử thôi mà. Các anh muốn chửi tôi, cứ việc chửi. Các anh dự phần vào giai đoạn lịch sử đó, thì các anh phải chịu chứ. Thực ra, anh có định coi đó là tiểu thuyết lịch sử đâu? Tụi Tây đọc xong, nhất định cho là tiểu thuyết lịch sử. Thì mình cũng “Ừ, thì đó là tiểu thuyết lịch sử.”
- Ai dịch sang tiếng Pháp cho anh?
- Thì cũng mấy người cũ thôi. Ở đây, đâu phải dễ tìm được người dịch. Bởi vì văn của anh, dịch cũng khó lắm, chứ không dễ đâu. Khi vào cuộc rồi, mới thấy là những người giỏi của mình, không có mấy đâu. À, hôm nọ, MT sang đây, nhờ người nhắn muốn gặp anh, nhưng anh bảo “Tôi không có thì giờ tiếp các anh văn nghệ sĩ đâu”…
- Bởi vì tôi thuộc loại siêu đẳng rồi hả?
- Đ. thuộc loại gì cả. Nhưng mà, mình khá hơn chúng nó, là nhờ mình bị què rồi, chỉ ở nhà suy nghĩ, và viết thôi. Dạo này, em thấy anh đã nói khá rồi, phải không?
- Khá lắm, gần như bình thường lại rồi. Tiếng Pháp của anh lúc này ra sao?
- Anh đang tập đọc lại tiếng Pháp. Còn nói, thì vẫn ngọng ghê lắm. Nhưng mà sẽ giỏi thôi. Mấy hồi? Đ.m, còn hai năm nữa để mình chuẩn bị mà. Em đừng có lo. Bây giờ, anh chẳng còn thân thuộc gì bên đây cả. Chỉ còn có Vũ Trung Hiền là em của anh thôi. Mai đây, anh khá, thì em cũng sẽ khá thôi.
- Dạ.
- Thiên hạ bạc bẽo lắm; nên anh cũng không muốn tiếp xúc nhiều. Anh sẽ cố xây dựng cho em, và cho thằng Nguyễn Đức An nữa, cách viết văn chương trào lộng. Loại văn chương này, không phải ai cũng viết được đâu. Anh đánh cuộc một triệu đô la, đố hai ông VP và MT, viết cho tôi nửa trang hài hước thôi. Các ông ấy không viết được đâu. Cam đoan với em, họ không viết được đâu. Sẽ chỉ ngồi cắn bút thôi. Cái đó, thì anh em mình chỉ ngồi một tí, là viết ra được thôi. Cho nên, chúng nó ghét anh, là chỉ vì vậy thôi. Trong Nhìn Lại Mình, Tâäp 1, anh cho chúng nó biết là từ thời Ba Giai, Tú Xuất, Tú Xương đến giờ, đã có mấy nhà văn, nhà thơ trào lộng? Tú Mỡ cũng cố gắng, nhưng không theo kịp Tú Xương được. Phải đợi đến Tú Kếu, mới xứng đáng được gọi là nhà thơ trào lộng của thời đại. Mỗi thời đại, chỉ sản sinh được vài ba người như vậy thôi. Trong Tập 1 này, anh chửi nhiều đứa lắm. Thời đại anh sống, từ 1963 đến 1975, một thời đại khốn nạn, đã tạo anh thành thằng viết văn trào phúng, đứng về phía quần chúng để diễu cợt bọn thống trị, bọn trọc phú, bọn đội lốt tôn giáo làm chuyện tầm bậy…
Duyên Anh chợt chuyển sang chuyện khác:
- À, còn việc thi vào VOA của em đi đến đâu rồi?
- Em ở trong danh sách được chọn. Chỉ chờ họ gọi thôi.
(Phải hai năm sau, VOA mới gửi thư, đề nghị tôi làm việc theo kiểu tạm tuyển, trong vòng một năm; chi phí di chuyển từ California sang Hoa Thịnh Đốn hoàn toàn tự túc; sau một năm, không có hứa hẹn tiếp tục làm việc gì cả. Tôi cho đó là một lá thư mất dạy, nên xé vụn, và vứt ngay vào sọt rác. Từ đó, tôi bỏ hẳn việc theo đuổi làm xướng ngôn viên cho bất cứ đài nào.)
Duyên Anh tiếp:
- Này, em có biết là em nhảm lắm không?
- Không. Nhảm thế nào mới được chứ?
- Bà cụ mất, mà sao không cho anh biết gì cả?
Tôi lúng túng:
- Thời gian ấy, em buồn lắm. Với lại, anh…ở xa quá…Em tưởng anh Vũ Đức Anh có cho anh biết rồi…
- Anh Anh chẳng cho anh biết gì hết. Còn xa, thì xa cái chó gì. Nhấc điện thoại lên một cái là xong rồi chứ? Nhưng mà cụ về đất như vậy cũng phải thôi. Để cụ ở lại, không có cụ ông rầy rà, bà cụ buồn chết được. Xuống đấy, gặp cụ ông, thì cũng vui thôi…
Tháng 7, 1993, tôi gọi thăm Duyên Anh. Anh nói:
- Thế nào tháng 10 này, anh cũng sẽ sang Cali thăm em. Sang lần này, thế nào anh cũng ở lại, ít nhất là hai năm. Anh đếch về Paris nữa. Anh chán nhà lắm rồi. Khi gặp nhau, anh sẽ nói rất nhiều. Tóm tắt cho em biết thôi, anh đang viết tiếp bộ hồi ký Nhìn Lại Mình. Khi đọc, em sẽ thấy anh viết còn hay hơn hồi xưa nữa cơ. Anh viết hay không thể tưởng được. Đến nỗi, anh còn phải phục anh sao lại viết hay như thế. Anh chỉ muốn sang Cali ngay bây giờ, để cho em xem những cái anh mới viết xong. À, em có nhớ những ngày em đến chơi với anh ở tòa sọạn Con Ong không? Anh nhớ những kỷ niệm ấy ghê lắm. Hình ảnh những người từng thân thiết với mình, anh chẳng bao giờ quên được. Dần dần, anh cố tập quên đi những kẻ và những chuyện đáng ghét. Nhưng mà quên được, thì cũng khó lắm đấy!
Tôi hỏi:
- Anh làm xong giááy tờ chưa?
- Chưa. Nhưng mà thế nào cũng xong trước tháng mười. Kỳ này sang Mỹ, chắc anh không còn về lại nhà nữa đâu. Khổ lắm rồi. Anh thấy là đàn bà, họ giống nhau hết thảy; chẳng khác nhau cái chỗ chó nào cả. Họ có cái nhìn rất ngắn về sự làm việc của người ta, cũng như về đời sống này. Trong khi ấy, là một thằng nhà văn, mình phải nhìn xa mới được. Nếu phải nói thật ra, mà mình lại đếch dám nói, thằng nhà văn nó có thương chó gì ai đâu. Nhà văn chỉ yêu thương tác phẩm của mình thôi. Vợ con chỉ là phụ. Điều đó, mình lại không dám nói! (Duyên Anh vừa nói vừa cười). Nói ra, là sợ nghe chửi um lên thôi. Tại sao lại sợ họ chửi um lên? Là vì anh què quặt rồi, đếch đi đâu được cả. Mỗi lần đi đâu, phải có bạn bè đến chở đi. Mà bây giờ, chẳng thằng nào dám đến tìm mình nữa. Thành thử, mình cứ nằm trơ ra như thế này thôi. Bây giờ, gặp anh, em sẽ thấy anh vẫn khỏe, chỉ trừ ra cái tay phải và chân phải thôi. Tiếng nói, đã rõ ràng rồi. Khuôn mặt anh vẫn trẻ như hồi mấy năm trước. À, còn chuyện này nữa. Anh muốn kỳ này sang, anh em chúng mình sẽ làm lại tờ Người. Sẽ có Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do cộng tác. Thằng này viết văn chương vỗ mặt thuộc loại cự phách. Anh sẽ ghi một hàng chữ ở ngoài trang bìa là Người, Tiếng Nói Bất Khuâát Của Tuổi Trẻ Lưu Vong. Mình sẽ ra mỗi tháng một kỳ, in giống như một quyển sách nhỏ, đem đi đâu cũng tiện. Chỉ cần lấy quảng cáo cho vừa đủ tiền in thôi. Cứ tà tà mà đi. Theo tử vi của anh, đại vận sẽ đến vào năm anh bảy mươi tuổi. Lúc ấy, anh làm gì cũng sẽ thành công hết. Bây giờ, anh cũng gần sáu mươi rồi. Ước muốn của anh chỉ là, trong những năm tháng cuối đời, được sống bên những người thực sự thương yêu mình. Đại khái như vậy thôi. Hẹn em tháng mười nhé.
Tháng mười tôi chờ. Duyên Anh không sang được. Anh cho tôi biết, giấy tờ bảo lãnh trục trặc. Trước đó mấy tháng, Duyên Anh nhờ một người bảo lãnh, nhưng việc này không xong. Tiếp theo, anh bảo tôi là đã nhờ Đặng Xuân Côn rồi, thế nào cũng xong trước tháng mười. Tháng mười tới. Chưa xong. Và Duyên Anh vẫn còn ở Paris.
Cuối tháng mười, tôi gọi điện thoại cho Duyên Anh. Anh nói:
- Bây giờ, cứ vài tuần lại có một tay cộng sản gộc tìm đến, chiêu dụ anh về Việt Nam với họ.
- Họ nói với anh những gì?
- Họ bảo, đại khái “Thôi, bây giờ hận thù làm gì nữa. Anh cứ trở về đi. Đừng ngại. Sẽ chẳng có ai khó dễ gì anh đâu.”
- Rồi anh trả lời họ làm sao?
- Anh nói “tôi không về vì tôi không thích chế độ cộng sản của các anh thôi. Chứ tôi sợ gì các anh? Tôi ghét cộng sản, là tôi không ở với cộng sản được. Trước hay sau gì, tôi vẫn là tôi thôi.” Còn phía quốc gia, anh muốn nói những đứa tự nhận mình là quốc gia, nhưng chỉ là bọn quốc gia giả hiệu, anh cũng ghét chúng nó luôn, nên không thể sống gần chúng nó được. Vì thế mà anh cô đơn đứng giữa, chịu một lúc hai sức ép của cả cộng sản lẫn cái gọi là quốc gia. Thành ra, anh tiếp tục chịu khổ sở, thiệt thòi đủ thứ. Nhưng mà ăn thua gì? Mình có cái sướng là được tiếp tục hướng đi đúng đắn của mình.
- Mấy tay cán bộ gộc đó có nói chuyện gì lạ với anh không?
- Lạ thì không lạ. Họ chỉ nói cho anh biết là Việt Nam đang ở trong thế kẹt. Bị Trung Cộng đe dọa thường xuyên, nên họ phải rải cả trăm ngàn quân để bảo vệ biên giới phía Bắc. Anh nghĩ thế nào Trung Cộng cũng xua quân đánh Việt Nam một lần nữa. Hồi 74, khi hải quân Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Hà nội phải câm miệng, vì lúc ấy, Phạm Văn Đồng đã ký giấy xác nhận chủ quyền của Trung Cộng trên đảo ấy rồi. Thế mới bẩn chứ! À, chuyện này nữa, có lẽ em chưa nghe bao giờ. Chuyện cái chết của thi sĩ Huy Thông. Ở miền Nam, đâu có ai biết vợ Võ Nguyên Giáp yêu thi sĩ Huy Thông, và cứ đến nhà, đi lại với anh này. Huy Thông cũng ngang nhiên thụ hưởng, chẳng coi Võ Nguyên Giáp ra cái củ c. gì cả. Đàn em của Giáp bực mình, đốt căn nhà của Huy Thông ở Phố Hàng Đào. Và Huy Thông chết cháy. Những chuyện như thế, nếu không do những tay kỳ cựu trong đảng cộng sản cho mình biết, làm sao ai dám nói? Báo chí ở Mỹ, làm sao chúng nó biéát những chuyện như thế này?
- Bây giờ anh em mình mà làm báo, thì tha hồ mà khai thác chuyện ngoài Bắc nhỉ?
- Không. Bây giờ chưa phải là lúc mình ra báo. Làm báo ở Paris, chắc chắn là không khá được rồi. Báo chí ở Mỹ thì càng ngày càng đổ đốn ra. Nếu anh sang đó, anh em mình có làm một tờ báo nào gây được tiếng vang, thì hãy làm. Nhưng trước hết, phải tìm ra được nguồn tài trợ tương đối đều đặn, ít nhất là trong sáu tháng đầu, mới được. Hồi ở Việt nam, anh làm báo, toàn là tụi phát hành bỏ tiền ra cho mình, thành ra dễ dàng và hiên ngang lắm, chẳng phải lo lắng gì cả. Nhưng bây giờ, vẫn chưa phải là lúc cho mình ra báo. Ra bây giờ, mình sẽ bị đồng hóa với tụi chúng nó thôi. Đợi vài năm nữa đi. Thế nào thằng Mỹ cũng ký hiệp ước bang giao với thằng Việt cộng. Lúc ấy, Mỹ nó sẽ cho Việt cộng thiết lập tòa đại sứ và lãnh sự quán ở các nơi. Cũng là lúc những thằng nằm vùng và những thằng thân cộng sẽ bắt đầu ló mặt. Chúng nó tưởng bố chúng nó có trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn và các thành phố chính là ngon rồi. Bấy giờ, anh em mình sẽ ra báo chống Cộng.
Duyên Anh chợt ngưng nói. Giọng anh trở nên ngập ngừng:
- Hiện giờ, anh chỉ có một điều băn khoăn thôi…
- Anh băn khoăn cái gì?
- Anh thì sẽ sống dai lắm, bởi vì nếu chết, thì anh đã chết rồi. Nhưng anh cũng ngại, không biết lỡ mai mốt, anh bệnh tật báát ngờ, hoặc là chán đời quá, anh không còn muốn sống nữa, thì em có tiếp tục thực hiện dự tính cuả anh em mình không.
- Có chứ. Nhưng anh yên trí, dái tai anh dài lắm, anh còn sống vài ba chục năm nữa cơ.
Có tiếng cười bên kia đầu giây:
- Mấy thằng thầy tướng cũng nói như thế đấy. Còn sống ngày nào, anh muốn chỉ dẫn em, để em viết thật hách, và vượt xa anh, thì anh hài lòng lắm.
Tôi ngập ngừng:
- Em cũng thích viết, nhưng thì giờ eo hẹp quá. Đi làm về, mệt. Xem báo, TV một chút là hết ngày rồi.
- Em cứ tiếp tục những đề tài quen thuộc về gia đình, về những kinh nghiệm em đã sống qua. Mỗi lần viết, tập trung về một đề tài. Suốt ngày, chỉ suy nghĩ về đề tài ấy thôi. Không được nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Lúc ngồi vào bàn, em phải cố viết cho anh hai trang, có lười lắm thì cũng phải một trang. Cứ chăm chỉ đều đặn như thế, mỗi năm em sẽ có một tác phẩm rồi. Anh đã chọn em để truyền lại tất cả những gì anh biết về kỹ thuật viết văn. Anh đặt hết kỳ vọng vào em. Em không làm được như thế, thì anh buồn lắm đấy…
- Vâng, em sẽ cố gắng.
Tôi nói thế cho Duyên Anh yên tâm; chứ, trong thâm tâm, tôi biết rõ mình lắm. Tôi không có khả năng tưởng tượng, thêu dệt của một nhà văn viết tiểu thuyết. Tôi sống một cuộc đời rất bình thường, không giao du nhiều; đi làm về là chỉ ra vườn tưới cỏ, trồng cây. Tôi biết, sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được kỳ vọng Duyên Anh đặt vào tôi. Suốt thời gian sau đó, ngoài vài bài báo và truyện ngắn tầm thường, tôi chẳng viết được gì cả.
Duyên Anh vẫn say sưa nói:
- Viết văn rồi, em sẽ hiểu thấu triệt thế nào là hai tiếng chữ nghĩa. Và biết giá trị của nó như thế nào. Còn bây giờ, chúng nó múa may như thế nào ở Mỹ, em cứ kệ chúng nó. Em phải nghĩ trong những năm tới, các tác phẩm em viết về tình tự dân tộc sẽ phổ biến ở Việt nam, một Việt nam không còn cộng sản nữa. Bấy giờ, em sẽ thấy chữ nghĩa quý ghê lắm. Em không cần viết nhiều đâu. Chỉ cần mười quyển trở lại, cũng đủ rồi. Chứ viết nhiều quá như anh, nó thành thợ viết rồi. Chỉ cần mười cuốn thôi, là đẹp lắm rồi. Nếu anh có bắt đầu viết văn lại như thuở xưa, thì anh sẽ chỉ viết mười cuốn thôi. Có vậy, nó mới hay.
Ngưng lại vài giây, anh bắt qua chuyện khác:
- Chúng nó bảo thế nào đến năm 95, anh cũng sẽ giầu, bởi vì cái đại nạn hai mươi năm của anh kể từ 1975 sẽ chấm dứt. Anh thấy cũng có thể đúng. Bởi vì lúc ấy, chúng nó đã thực hiện xong phim Đồi Fanta rồi. Thì sách tiếng Tây của anh sẽ bán chạy hơn. Còn sách tiếng ta, anh đã có sẵn mười hai cuốn trong mấy ngăn kéo đây rồi. Thế thì, tụi bên Mỹ đua thế chó nào được với anh?
Trước khi cúp máy, Duyên Anh dặn tôi:
- Nếu có đứa nào hỏi chừng nào Duyên Anh sang, em cứ bảo không biết bao giờ nhé.
*
* *
Ngày mùng một, tháng giêng 1994, tôi gọi sang:
- Em gọi, chúc tết Tây anh đây. Anh đang làm gì vậy?
- À đang viêát thôi. Nhưng ngưng một chút, nói chuyện được.
- Bây giờ đang buổi trưa bên đó. Anh ăn cơm chưa?
- Chưa. Sáng nay, anh thức dậy lúc ba giờ sáng. Ngồi viết đến bẩy giờ. Nằm ngủ tới mười một giờ. Thức dậy, lại viết nữa. Vừa viết được một trang thì em gọi đấy. Bây giờ, sắp ăn cơm rồi lại ngủ nữa…
- Như vậy là, ngủ trưa dậy, lại viết tiếp?
Duyên Anh cười:
- Không, nhiều khi phải có hứng nữa cơ. Viết mà chữ nó không chịu ra, thì cũng phải ngưng thôi. Nhưng có lúc, mình cứ ngồi viết. Cứ viết, thì cái hứng nó mới đến với mình.
- Anh viết đến đâu rồi? Sắp xong chưa?
- Chắc còn khoảng hai mươi trang nữa sẽ xong cuôán Nhìn Lại Mình, tập 4 này.
- Như vậy là đến năm nào rồi?
- Mới chỉ đến năm 1965 thôi. Anh đã viết xong phần nhóm Dương Văn Đức biểu dương lực lượng. Đang viết đến chỗ Nguyễn Cao Kỳ đá Nguyễn Khánh ra khỏi Việt Nam.
- Thế là trí nhớ anh lúc này tốt quá rồi.
- Dĩ nhiên. Có những cái tên của một số thằng, mình tưởng là quên. Nhưng viết rồi, thì lại dần dần nhớ ra hết. Anh dự trù là phải viết đến hai mươi quyển, hay hơn nữa, mới xong trọn bộ hồi ký của mình. Bộ hồi ký này, không phải chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử, mà còn viết ra những điều rất ít người biết về bộ mặt thật của những thằng chính trị gia nữa. Cho nên, anh còn sống ngày nào, chúng nó còn sợ anh ngày đó.
Tôi hỏi:
- Anh sắp sang Mỹ chưa?
- Sắp rồi. Anh đang chuẩn bị hành lý đây. Quần áo, chỉ đem theo vài bộ thôi. Nặng nhất là tất cả những gì anh đãviết trong mấy năm qua.
- Anh sẽ đến thành phố nào trước?
- Dallas. Anh ở đó vài ngày rồi sẽ bay qua Cali. Anh rất mong gặp lại em. Mình xa nhau đã năm sáu năm rồi còn gì? Kỳ này sang đó, anh sẽ xuâát bản lấy sách của mình, chứ không viết thuê cho chúng nó nữa. Có dư tiền, mình sẽ giúp đỡ được nhiều người. Anh chỉ ao ước một cuốn sách của mình trúng mối vào thị trường phim ảnh Mỹ, mình sẽ có phương tiện làm bao nhiêu chuyện.
- Em thì chỉ mong ước anh sẽ được giải Nobel văn chương thôi.
Duyên Anh cười:
- Anh cũng đã từng nghĩ láo nghĩ lếu đến chuyện ấy rồi. Nhưng mà, em phải biết, cái giải đó là một giải thưởng nặng về chính trị thôi. Anh đọc mấy tác phẩm của những thằng được Nobel rồi. Chúng nó viết, có cái gì gọi là hay ho đâu? Nếu được cái giải ấy, thì anh chỉ nghĩ, mình sẽ có một thế đứng quốc tế để nói chuyện với tụi Hà nội, cho chúng nó bớt lỗ mãng đi thôi. Bây giờ mà nói chuyện chúng nó thay đổi, thì còn phải lâu lắm. Chỉ khi nào những thằng già ở đó chết hết đi rồi, mình mới nghĩ đến chuyện trở về được. Cho nên, phải làm việc ngày hôm nay, thì mới nghĩ đến chuyện trở về ngày mai được. Lúc trở về, mình đâu có thể về tay không được?
Tôi hỏi:
- Anh sang Mỹ lần này, có định đóng đô tại đâu chưa?
Duyên Anh cười:
- Ừ, cứ để từ từ rồi tính. Thực ra, bây giờ nếu sống một mình ở bên Mỹ, cũng khó cho anh. Mình có mọät tay, giặt quần áo làm sao được? Nấu ăn, thì mình biết nấu, nhưng khi cầm dao, muốn cắt cái gì, không có tay kia đè lên, cũng chẳng cắt được. À, em đã bắt đầu viết chưa?
Tôi lúng túng:
- Viết thì cũng ngày đực ngày cái thôi. Em sợ sẽ không có khả năng đáp ứng kỳ vọng của anh đâu. Em không muốn làm anh thất vọng…
- Không, em lầm rồi. Anh chơi với em gần ba mươi năm rồi, anh biết em có khả năng chứ. Em cứ viết đi. Bền chí mà viết. Rồi thiên hạ sẽ phải biết đến em thôi. Em nhớ chuyện Erskine Caldwell, anh kể cho em mấy năm trước chứ? Trong tác phẩm Call It Experience, ông ta kể là hồi mới viết văn, những truyện ngắn ông ấy gửi đến một tạp chí nọ đều bị thằng chủ bút ở đó đọc xong rồi quẳng đi vào một xó, chẳng chịu đăng cho ông ta bao giờ cả. Đến khi một chủ bút khác lên, tình cờ thấy bản thảo của Caldwell, đọc thử, thấy hay quá, bèn phát luôn cho ông ta một giải thưởng. Em đừng ngại gì cả. Cứ tiêáp tục viết đi.
Tôi đánh trống lảng:
- Anh sắp sang, có cần em chuẩn bị gì cho anh không?
Duyên Anh cười:
- Không phải chuẩn bị gì cả. Đến đâu hay đến đó thôi. Cuộc đời này, em cứ coi như nó là một cuộc chơi vậy. Em không cần lo trước làm gì. Cái mà anh muốn em lo, là tiếp tục viết đi thôi.
- Còn anh, anh vẫn tiếp tục viết Nhìn Lại Mình chứ?
- Ừ, anh đang viết về việc ông Diệm sử dụng bồi bút. Thí dụ, cho Nguyễn Văn Trung viết sách chửi Phạm Quỳnh. Ông Diệm, thì cũng phải phê bình một số khuyết điểm của ông ấy mới được. Ông ấy không có hoàn toàn tốt như một số người nghĩ đâu. Ông ấy thù ghét hai người, Phạm Quỳnh và Nhất Linh. Khi Nhất Linh từ giã dòng suối Đa Mê ở Đà lạt, về Saigon, định làm sống lại tờ Phong Hóa Ngày Nay, anh em ông Diệm sợ uy tín của Nhất Linh, nên dùng bồi bút để chửi Nhất Linh. Chính MT là người đã tổ chức một buổi hội thảo để đánh đấm Nhất Linh…
- Vậy sao?
- Ừ, anh còn sẽ nói ra nhiều điều đáng sợ hơn nữa trong cái hồi ký Nhìn Lại Mình này. Vì tờ Sáng Tạo đã lấy tiền của Mỹ để làm. Ông Diệm không tiếp xúc thẳng với MT, nhưng nhờ bác sĩ Lý Trung Dung đưa tiền cho MT. Thuở xưa, trong cuộc bút chiến về thơ cũ thơ mới, báo Phong Hóa Ngày Nay đã từng chửi Tản Đà ghê lắm. Nhưng khi Tản Đà chết, Phong Hóa Ngày Nay lập tức làm số báo tưởng niệm Tản Đà. Còn Sáng Tạo, mấy chục năm sau, chửi Nhất Linh chán chê, khi ông ấy chết, không được một dòng chữ phân ưu. Rồi khi đổi đời, tiếp tục nhận tiền của Nguyễn Cao Kỳ để làm tờ Nghệ Thuật, tờ báo này có bao giờ nhắc tới Nhất Linh đâu? Trong lịch sử khốn nạn của chúng ta, đã có những thằng như thế. Vậy mà thiên hạ cứ ôm lấy nó xưng tụng, hít hà. Còn anh, anh cho là tất cả tác phẩm phòng trà tửu điếm của nó góp lại, không bằng một góc Xóm Cầu Mới của Nhất Linh đâu.
Tôi hỏi:
- Làm sao anh biết chuyện này?
- Thế Nguyên, trên tờ Trình Bày, đã nêu ra hai trường hợp nhận tiền của Mỹ làm báo: Sáng Tạo của MT, và Hiện Đại của NS. Sau bài viết của Thế Nguyên, NS phản tỉnh, viết bài công nhận là mình có lấy tiền của Mỹ. Còn MT thì vẫn im lặng. Bây giờ, em hiểu vì sao chúng nó ghét anh rồi chứ? Chỉ vì anh biết quá nhiều, và biết hết những việc làm khốn nạn của chúng nó thôi. Chắc chắn, chúng nó đang mong anh chết đi. Bởi vì, chỉ khi nào anh chết rồi, mới không ai nhắc lại tội lỗi của chúng nó thôi. Cái khôi hài là ở Việt nam, hai anh MT, NS chửi nhau như chó. Sang đến Mỹ, hai anh lại xưng tụng nhau, mỗi người ngồi thôáng lĩnh một ngọn núi văn học. Trong hồi ký của anh, anh cũng nhắc tới hai ông Duy Dân: một là NXH, đi theo hầu Nguyễn Khánh; hai là TLN, người dâng kế hoạch Nước Lụt lên cho anh em họ Ngô để diệt tan phong trào Phật Giáo. May cho Phật Giáo là ông Diệm thấy kế hoạch này tàn độc quá, nên không dùng. Vậy mà sau này, ông Diệm đổ rồi, mấy anh ở Phật Giáo lại quay ra tung hô TLN ghê quá. Họ xưng tụng chính cái kẻ đã định tiêu diệt mình.
- Anh có viết về các ông tướng không?
- Dĩ nhiên có chứ. Anh sẽ nhắc tới các anh tướng dốt và bẩn, tàn tích của chế độ thực dân, mà anh đặt vào giai cấp trung sĩ, bởi vì các anh ấy đều là trung sĩ thời Tây cả. Qua thời ông Diệm, các anh âáy mới mò lên tướng. Ông Diệm cay các anh tướng gốc lính Tây này lắm, nên đã cho cải biến Trường Võ Bị Liên Quân Đà lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia, để đào tạo một lớp sĩ quan mới có trình độ và tư cách hơn. Còn bọn tướng gốc trung sĩ, nhiều đứa là con nuôi ông Diệm, về sau đã trở mặt, giết bố nuôi của mình. Xây dựng Trường Võ Bị Quốc Gia là việc làm đáng khen của ông Diệm. Một việc đáng khen nữa, là ông ấy đã thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh, để đào tạo một tầng lớp mới, thay thế giai cấp đốc phủ sứ của Pháp để lại. Có thể nói, đem gom tất cả bọn lãnh đạo quốc gia kể từ 1963 trở đi, so với ông Diệm, thì chúng nó chỉ bằng cái lông chân của ông ấy thôi. Ít nhất, ông Diệm cũng cho mình chút tự hào về chủ quyền và lý tưởng quốc gia. Còn bọn lãnh đạo sau này của miền Nam chỉ là tay sai của Mỹ thôi. Thế thì, những người sống trong cái thời đại chó đẻ sau 1963, làm sao không trở thành những kẻ bất mãn được? Vì thế, Duyên Anh đã biến thành Thương Sinh, chửi bới loạn cả lên. Nếu có ai chửi Thương Sinh vì nó hay công kích, diễu cợt cay độc, thì họ hãy chửi cái thời đại ấy. Chính cái thời đại khốn nạn lúc đó đã tạo ra một Thương Sinh bất mãn như thế đấy. Sau khi ông Diệm đổ rồi, anh thấy mình như một thứ Bá Di Thúc Tề không ăn thóc của nhà Châu, tuy rằng anh không đến nỗi cực đoan như vậy. Điều khôi hài là, một số tay chân cũ cuả ông Diệm, miệng nói “không ăn thóc của nhà Châu”, nhưng đêm đêm, vẫn lẻn về ăn lúa của cách mạng tháng 11. Anh muốn nói đến cái bọn đã được hưởng mưa móc của ông Diệm khi trước, bây giờ lại mon men ra ứng cử dân biểu, nghị sĩ, hay cố chạy một chân bộ trưởng. Chúng nó đều là bọn khốn nạn hết!
° ° °
Một ngày đầu tháng ba, năm 1994, Duyên Anh ở Texas gọi về cho tôi. Anh nói:
- Anh gọi từ giã em?
- Anh đi đâu?
- Anh phải về Paris có chút việc.
- Anh sẽ đi bao lâu?
- Có lẽ chừng vài tháng. À, anh đọc mấy truyện em viết rồi. Anh hài lòng lắm. Cứ như thế mà tiến tới.
- Anh có gì khuyên em không?
- Viết hồi ký, em cứ nhớ đến đâu, viết đến đấy. Đừng thắc mắc mình đã viết gì. Viết cho xong cái đã. Rồi đọc lại, mình sẽ sửa chữa, và sắp xếp sau. Nếu có thể được, em nhớ bỏ hẳn mấy cái “thì, mà, là” đi, là kể như trình làng được rồi. Một số đoạn, anh đọc thấy xúc động lắm.
- Vâng, em sẽ nhớ lời anh dặn.
- Thôi nhé, Hiền, anh đi nhé.
- Vâng, anh đi bình yên. Mong sớm gặp lại anh.
Duyên Anh cười ha hả:
- Yên chí, bình yên mà. Từ đây về Paris, có gì là ghê gớm đâu. Em ở lại ngoan nhé.
Mấy hôm sau, tôi gọi sang Paris. Duyên Anh nói:
- Bữa nọ, đang ở nhà anh Côn, anh không tiện nói với em. Anh Côn không muốn anh từ Texas bay thẳng sang Cali. Anh ấy bảo “ Mày muốn qua bên Cali, thì đi về Paris trước đã. Tao không muốn chịu trách nhiệm nếu mày từ đây sang Cali, mà có chuyện gì xảy ra cho mày, như lần trước.”
- Như vậy, anh Côn cũng lo cho anh lắm đấy chứ? Thế là anh chưa ăn Tết ở Mỹ lần nào nhỉ?
- Úi dào, còn nhiều dịp mà. Với lại tháng 3 này, anh còn phải ra mắt hai cuốn trong bộ Những Đứa Trẻ Thái Bình của anh. Một số ông tướng Pháp vừa viết thư, mời anh ăn cơm với họ…
- Tại sao vậy?
- Vì họ đã đọc bộ tiểu thuyết, trong đó anh thuật lại những trận đánh giữa Pháp và Việt Minh, mà họ có tham dự. Cho nên họ khoái, muốn có dịp gặp anh.
° ° °
Sinh nhật thứ năm mươi chín của Duyên Anh, 16 tháng 8, 1994, tôi gọi sang chúc mừng anh. Duyên Anh vui vẻ cho tôi biết, anh vừa viết xong một số sách về ca dao, và một cuốn tiểu thuyết. Tôi hỏi về tình trạng sức khỏe của anh, Duyên Anh nói:
- Lúc này, anh khá hơn rồi. Sắp sang thăm em được rồi. À, hôm nọ, bọn FBI sang đây. Chúng nó hỏi anh về vụ anh bị đánh mấy năm trước. Anh nói “Đaõ sáu năm rồi. Các ông giỏi quá, mà không biết được ai đã đánh tôi! Nay phải sang tận đây tìm tôi để điều tra thêm, có ích lợi gì đâu? Chuyện đó, tôi cũng quên đi rồi. Các ông tiếp tục điều tra, ví dụ có tìm ra được người đó, rồi bắt họ vào tù, thì cũng tội nghiệp cho họ thôi. Chứ đâu có thể làm cho tôi lành lặn lại như trước nữa? Vậy thì, tôi xin các ông, đừng điều tra tôi nữa. Lần sau các ông đến đây, tôi không tiếp các ông nữa đâu.”
- Họ đến tìm anh bao lâu rồi?
- Cách đây chừng một tháng thôi. Nghe anh nói vậy, chúng nó cám ơn và ra về luôn.
- Và không hề trở lại thêm lần nào nữa?
- Ừ. Anh đã nói không tiếp, là sẽ không tiếp. Bây giờ, anh cũng đã sáu mươi tuổi ta rồi. Phải tập trang trải lòng mình ra, để không còn vướng bận những chuyện buồn trong quá khứ nữa. Anh cũng quyết định tha thứ cho thằng đã đánh anh rồi. Không thèm nghĩ đến nó nữa.
- Anh vẫn tiếp tục viết?
- Ừ. Anh đang viết bộ Nhìn Lại Mình, một thứ hồi ký văn nghệ và chính trị. Đã xong được bốn cuốn rồi. Đỗ Tiến Đức đang đánh máy hộ anh. Chữ anh độ này đẹp lắm rồi, không còn cua bò như vài năm trước nữa. Anh bằng lòng về mình lắm. Vì anh đã hơn chúng nó rồi. Anh què quặt tay chân, nhưng đầu óc anh vẫn lành mạnh; vẫn sáng tạo được. Còn chúng nó, tay chân lành lặn, nhưng đầu óc chúng nó què cụt rồi. Chúng nó đâu có viết được như anh.
- Anh có hay đi đâu chơi không?
- Lâu lâu mới có bạn đến chở đi uống rượu. Nhưng anh thích ở nhà hơn. Ở nhà, mình mới viết nhiều được. Anh đang viết về Tản Đà, và cuộc chiến giữa thơ mới thơ cũ.
- Anh còn chữa bằng châm cứu không?
- Thôi rồi. Châm cứu mãi cũng chẳng hết, anh chán, bỏ luôn rồi. Nhưng nói chung, sức khỏe anh tốt. Độ này, anh mập ra mới chết chứ! Hơn sáu mươi ký rồi.
- Như vậy cũng đâu có nhiều?
- Nhưng mà lên ký, đi lại sẽ khó khăn hơn. Anh ăn uống cũng đâu có nhiều gì. Vậy mà cứ tiếp tục lên cân. Đành chịu vậy thôi. Nhưng lạ lắm, tay chân bên phải của anh, lẽ ra nó teo lại, nhưng mà không. Vẫn lớn như bên trái. Có đêm, anh mơ thấy mình thức dậy, giơ hai chân hai tay như bình thường vậy. Nên anh tin Thượng Đế thương anh, và sẽ làm phép lạ…
- Anh tin vào phép lạ?
- Anh vẫn tin đấy chứ. Anh bị đánh trọng thương như thế, các bác sĩ Tây cho rằng anh sẽ chỉ ngồi yên một chỗ, không hoạt động gì được nữa. Vậy mà, chỉ một thời gian ngắn sau, anh hồi phục, tay trái viết trơn tru; nói năng dễ dàng, và có thể nhớ lại từng chi tiết những gì đã xảy ra hơn năm mươi năm trước. Tụi bác sĩ Tây phải phục lăn ra. Đấy không phải phép lạ, thì là gì nữa? Nghĩ lại cho cùng, mình phải cám ơn Thượng Đế. Ông ấy cho mình bị liệt, có khi lại tốt cho mình. Thứ nhất, là mình chỉ ngồi nhà, không đi chơi lung tung như trước nữa. Thứ nhì, là mình viết chậm, nhưng viết chậm thì mình có thì giờ suy nghĩ nhiều hơn, gọt dũa câu văn kỹ càng hơn…
- Anh nói vậy nghĩa là trước khi găëp nạn, anh nghĩ nhanh viết vội, không cần sửa chữa?
- Đúng vậy. Bây giờ đọc lại những cái anh viết lúc trước, anh thấy hồi đó, mình viết ẩu thật, chấm phẩy chẳng cẩn thận gì cả. Gần đây, anh cố gắng viết cho thật giống Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Anh cho viết được như thế là mình đạt rồi đó.
- Thế còn mấy cuốn sách vừa viết xong, anh có cho nhà Nam Á in không?
- Không. Anh in lấy.
- Vẫn là nhà xuất bản Tam Thiên?
- Không. Nhà xuất bản Tuổi Ngọc.
- Anh sẽ in ở Pháp chứ?
- Không. In ở Pháp đắt lắm. Rồi lại phải chở sang Mỹ, tốn thêm cước phí. In ở Mỹ rẻ hơn. Lại tiện việc đem bán các nơi.
- Anh có giao cho cháu Chương làm việc này không?
- Không. Chắc anh sẽ nhờ Đặng Xuân Côn.
- À, còn tiếng Pháp của anh lúc này khá hơn chưa?
Tôi hỏi thế, vì tôi nhớ khoảng giữa tháng ba, 1988, bác sĩ Hoàng Văn Đức tổ chức một buổi nói chuyện ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp, khu vực gần Santa Monica, giới thiệu tác phẩm Một Người Nga ở Saigon, bản tiếng Pháp, để Duyên Anh tiếp xúc với các độc giả người Pháp. Trong buổi đó, Duyên Anh ứng khẩu một bài nói chuyện bằng tiếng Pháp, và trả lời trực tiếp, trơn tru, cũng bằng tiếng Pháp, những câu hỏi của thính giả. Trước đó một năm, Duyên Anh viết một bài báo bằng tiếng Pháp, về việc Doãn Quốc Sĩ bị đầy đọa nơi quê nhà, đăng trên tờ La Croix.
Sau tai nạn tháng tư 88, trong mấy năm đầu, Duyên Anh không nói tiếng Pháp được nữa.
Duyên Anh trả lời:
- Tiếng Pháp thì nó vẫn chưa trở lại. Cả tiếng Anh cũng thế. Nói chung là ngoại ngữ, anh quên hết rồi. Nhưng như thế cũng tốt thôi. Vì mình khỏi phải đọc văn chương nước ngoài nữa, chẳng bị thằng nào ảnh hưởng đến mình cả. Mình sẽ có dịp đào sâu những cái hay trong văn chương của đất nước mình. Nhưng anh nghĩ, từ từ rồi ngoại ngữ nó cũng trở về, và mình sẽ nhớ lại. Ví dụ có đi sang Mỹ, muốn nói tiếng Mỹ đại khái, chắc anh chỉ học chừng dăm sáu tháng, là nói được thôi. Anh chỉ cần nói phất phơ là đủ rồi. Với lại, anh cũng già rồi. Cần đếch gì phải học nói tiếng Tây, tiếng Mỹ mới sống được? Bây giờ, anh chỉ thích ngồi một chỗ, suy nghĩ và viết thôi. Anh cũng chẳng muốn đi chơi đâu hết. Anh đã tập bằng lòng với những sự bạc bẽo của đời này rồi.
- Thế còn cuốn tiểu thuyết anh định viết về những con chó trong đơn vị quân khuyển Gò Vấp, có lần anh nói với em?
- À, cuốn Của Người và Chó, trong đoù những con chó anh đặt tên Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter… Anh nhớ chứ. Thế nào anh cũng sẽ viết về mấy con chó này. Còn nhiều chuyện khác nữa, cũng thú vị lắm. Chỉ sợ mình lười biếng, không chịu viết thôi.
Tôi nhớ lại câu chuyện không đầu không đuôi, anh em tôi nói với nhau, những đêm tháng 2, 1988, bên ly rượu, lon bia, hay cốc cà phê ngoài hiên nhà. Duyên Anh kể cho tôi nghe về cuộc phiêu lưu của mấy chú quân khuyển ở Gò Vấp, sau khi đơn vị bị giải tán, các chú bị những chiến sĩ quân đội nhân dân bắt nhốt, định biến các chú thành rựa mận, chả chìa. Bầy quân khuyển đã trốn thoát ra sao, và đi giang hồ, hành hiệp như thế nào… Duyên Anh tin cuốn tiểu thuyết này, khi viết xong, chắc chắn sẽ là một best-seller, và nếu làm thành phim, sẽ thành công lớn.
Tôi hỏi:
- Cuốn phim Đồi Fanta đi tới đâu rồi?
- Chúng nó thực hiện xong rồi. Tháng 10 này, anh sẽ dự buổi chiếu ra mắt cuốn phim ở trung tâm Paris. Sau đó, sẽ tung ra thị trường các nước. Nhưng mà, chúng nó không lấy tên Đồi Fanta nữa. Tựa của cuốn phim sẽ là Poussières De Vie. Chúng nó phải về tận Mã Lai quay phim này.
- Trong thời gian mấy tháng tới, anh dự tính viết gì chưa?
- À, nhà xuất bản Tây khoái Đồi Fanta quá, nên chúng nó bảo anh viết tiếp về đề tài này. Anh vừa nghĩ ra cốt truyện mới, tựa đề Người Về Từ Đỉnh Ngọn Fanta.
- Nội dung như thế nào?
- Thằng bé nhân vật chính của anh được thả, biết bố nó là sĩ quan cải tạo đang bị nhốt ở vùng Hoàng Liên Sơn. Nó làm cuộc phiêu lưu từ miền Nam ra tận cao nguyên xứ Bắc, trong túi không có một đồng bạc. Ấy thế mà nó làm đủ mọi cách để từng chặng, từng chặng, vừa đi nhờ xe, vừa hỏi đường, ra đến tận chỗ giam bố nó. Đến nơi, bố nó đã chết mấy năm rồi. Thằng bé đem xương bố nó về miền Nam. Truyêän này cảm động lắm. Anh cam đoan độc giả sẽ vừa đọc vừa khóc, thương cho thằng bé và những người tù cải tạo. Anh vừa hỏi chuyện một sĩ quan câáp tá, từng cải tạo ở vùng đó, để biết đường đi nước bước, và các chi tiết địa dư. Truyện mình viết, tuy là tưởng tượng, nhưng phải có những chi tiết thật đúng về điạ lý. Chứ không, nó sẽ thành một câu chuyện bịa, người ta cười cho.
- Anh định đến bao giờ sẽ viết cuốn này?
Tuần sau, anh đi Luân Đôn. Khi về, sẽ bắt đầu viết. Có lẽ cuối năm nay, sẽ xong. Cái khó là nghĩ ra cốt truyện. Chứ viết thì tương đối dễ với anh thôi.
Duyên Anh Và Tôi Duyên Anh Và Tôi - Vũ Trung Hiền Duyên Anh Và Tôi