Vấn đề không phải ở chỗ bạn đang gặp khó khăn mà chính ở chỗ bạn xem khó khăn là một vấn đề.

Theodore Rubin

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3347 / 44
Cập nhật: 2017-08-30 02:57:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
ôi và dì Hạnh ngồi uống cà phê trong vườn. Đêm nay trăng lên sớm, cùng lúc với gió từ mạn sông thổi về mát rượi. Những giọt cà phê đen sậm từ từ nhỏ xuống đáy lỵ Mùi hương cà phê thơm ngát quanh mũi. Dì Hạnh cầm chiếc muỗng nhỏ xoay xoay trong lòng bàn taỵ Tôi hút thuốc, nhìn ánh trăng tỏa khắp khu vườn nhỏ. Những cái hoa lấp lánh, những chiếc lá rũ buồn. Đêm chưa khuya nhưng đêm yên tịnh. Ngôi nhà cách xa mặt đường, nằm khuất trong bốn phía rào cây xanh như một nơi chốn riêng biệt. Không ai ngoài đó hay tôi và dì Hạnh ở trong này. Và đêm như có hương thơm ngọt ngào. Dì Hạnh bỗng thở dài nói:
- Mười bốn rồi Đông nhỉ. Còn bao lâu nữa mình đi thi?
- Đông còn một tuần, dì còn hai tuần.
- Biết đậu hay rớt?
- Chắc là phải đậu. Đi thi không ai muốn rớt cả.
- Dì sợ quá.
- Đông chả sợ.
- Rớt thì sao, Đông nhỉ?
Tôi cười, ngó mông lung trong khu vườn:
- Rớt thi lại, thua keo này ta bày keo khác.
- Nói thế mà cũng nói.
- Ừ nhỉ, Đông thấy chả lo lắng mấy. Thi khác với không thi một chút thôi.
- Đông nói như giỡn chơi. Người ta lo gần chết, thi rớt chắc khóc sưng cả mắt.
- Dì học nhiều quá coi chừng thi rớt. Học ít thôi.
- Lúc sau này Đông hay đi chơi quá. Một tuần nữa, nhanh lắm.
- Đông chỉ học bài trước một tuần rồi đi thị Đông học cả năm nay rồi. Dư sức.
Dì Hạnh hầu như đêm nào cũng thức rất khuya, ngủ một chút rồi dậy rất sớm. Gần ngày thi trông dì gầy hẳn đi. Đôi mắt tối lại, sâu, và vì thế nên ngó dì thấy một nỗi buồn khôn nguôi. Dì không rời bàn học, không rời cửa sổ, không rời quyển sách. Những ly cà phê làm da mặt dì nổi mụn. Tôi không có gì để khuyên dì, ngược lại dì hay khuyên tôi. Ngày thi gần kề tôi vẫn tỉnh bợ Chán học tôi quăng sách đi loanh quanh ra phố. Gặp bạn bè đi chơi tới khuya mới về. Dì Hạnh mở cổng cho tôi với một cặp mắt lo âu. Tôi thấy mắt dì như hai chiếc lá trong đêm tối.
- Cà phê xuống hết rồi, Đông. - Dì Hạnh nói.
Tôi lấy phin ra, dùng muỗng quậy đều. Tôi uống cà phê sữa, trong khi dì Hạnh uống cà phê đen. Dì bảo cần thức khuya để học bài. Tôi múc muỗng đường bỏ vào ly dì, quậy đều. Tôi nói:
- Dì cần ngọt hơn nữa?
Dì nếm thử, lắc đầu:
- Được rồi, ngọt quá, không ngon.
- Đông mà uống ly cà phê của dì chắc thức tới sáng mai luôn.
Dì cười:
- Thế mà dì vẫn cứ buồn ngủ. Khuya phải uống thêm một ly nữa mới thức nổi.
- Dì có soi gương không?
- Để làm gì, Đông?
- Con gái học thi xấu đi nhiều.
- À, da mặt dì nổi nhiều mụn. Kệ nó, thi xong đã.
- Thấy dì học phát sợ. Đông làm Bộ trưởng giáo dục, Đông cho dì đậu tối ưu.
- Học dở phải lo chứ, dì học dở hơn Thục.
- Trong khi Thục bảo Thục học dở hơn dì. Con gái khiêm nhượng quá, và cũng kiêu hãnh không ai bằng.
- Dì học dở thật mà.
- Dì sẽ đậu.
- Thật không Đông.
- Vì không ai nỡ để dì rớt cả. Dì rớt, tỉnh lỵ sẽ ngập tràn nước mắt.
Dì Hạnh cười:
- Chưa chắc, bây giờ ngồi tưởng tượng thi rớt sẽ buồn chết được. Sẽ khóc tỉ tê, nhưng chừng đó chưa chắc đã khóc được. Người ta lạ lắm Đông ạ.
Tôi xoay chuyện:
- Lúc chiều dì nhận được điện tín phải không?
Dì im lặng. Tôi lo ngại:
- Điện tín có gì buồn?
- Không.
- Đông nghĩ là một tin buồn.
Dì cười:
- Ba dì bảo lên Sài gòn gấp trong ít ngày rồi về. Có chuyện cần.
Tôi pha trò:
- Biết ngay, dì lên Sài gòn cho người ta xem mắt đấy. Mau mau cho Đông uống rượu mừng đi.
Dì Hạnh ngượng, la tôi:
- Đông toàn nói mò, dì chưa biết chuyện cần là chuyện gì, nhưng không phải chuyện đó đâu.
- Con gái, lấy chồng bất ngờ lắm.
- Dì còn đi học. Với lại chả ai ngó mặt dì. Con nhỏ ma lem này làm cả tỉnh lỵ buồn lây đấy.
- Dì đi không?
- Chắc sẽ phải đi. Nhưng dì lại không muốn đi chút nào.
- Bao giờ thì đi?
- Ngày mai, sáng sớm.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao dì không cho biết trước?
- Định khi đi sẽ nói với Đông, đã bảo dì không muốn đi cơ mà.
- Nên đi dì à, đi ít ngày về sẽ thấy thoải mái hơn.
- Bỏ mấy ngày học bài, dì lo lắm. Hay là dì không đi?
- Đã có điện tín chắc là chuyện cần, dì nên đi sáng ngày mai. Đông đưa dì ra bến xe.
Dì Hạnh im lặng nhấp từng ngụm cà phê nhỏ. Tôi cúi nhặt một hòn sỏi ném về phía bãi cỏ để nghe tiếng động của hòn sỏi rơi.
Trăng sáng quá, mơ hồ huyền hoặc quá. Tôi hát nhỏ một bài hát mà dì Hạnh rất thích. Dì Hạnh chú ý nghe bằng cả tâm hồn. Một con dơi xám bay ngang và khuất trong bóng lá râm. Phía sau nhà là đường rầy xe lửa, sao không có chuyến xe lửa nào về trong đêm khuya?
Tôi bỗng nhớ ra, hỏi dì:
- Dì đi xe hơi hay xe lửa?
- Xe hơi.
- Đi xe lửa thú hơn. Ngày xưa Đông đi xe lửa đứng đếm cột đèn và ước mơ hái trái cây ven đường.
- Đi xe lửa mệt lắm, dì muốn đi nhanh về nhanh.
Tôi gõ gõ chiếc muỗng xuống cạnh bàn. Dì ngó tôi, nheo mắt:
- Đông không hát tiếp?
- Buồn quá, hát không nổi.
- Đông mà cũng buồn nữa sao? Tưởng Đông đang vui.
- Đời sống nhiều nỗi buồn hơn niềm vui.
- Đêm nay Đông hát hay lắm. Nếu bây giờ có Thục tới chơi thì vui nhỉ.
- Thục bây giờ chắc đang ngồi học bài.
- Mình uống cà phê, nhàn rỗi quá nhỉ.
Tôi và dì cùng cười. Buổi đi chơi xa là một cơ hội để tôi thân thiết thêm với Thục. Bây giờ tôi biết tình cảm của tôi đối với Thục và ngược lại. Tuy nhiên chưa ai nghĩ sẽ viết cho người kia một bức thự Hãy nuôi tình cảm lớn dần đã. Tôi nghĩ thế và hình dung ra một bức thư ngày kia tôi sẽ trao tận tay Thục. Bức thư chắc sẽ dày, và tràn đầy những dòng chữ thương yêu. Dì Hạnh nói đúng. Tôi đang vui. Nhưng niềm vui không lớn như dì tưởng. Trong nỗi vui có nỗi buồn. Và ngày tháng đối với tôi là như thế đó. Mấy hôm nay tôi có ý chờ Thục tới chơi, nhưng hình như Thục ngượng trước dì Hạnh. Ngày xưa Thục tự nhiên bao nhiêu, bây giờ Thục ngượng ngập bấy nhiêu. Gặp tôi đứng ngoài đường Thục hỏi dì Hạnh có biết? Tôi nghĩ dì Hạnh có ngu mới chưa biết tình cảm giữa tôi và Thục. Dì Hạnh lại là một người thông mình. Tôi chắc dì biết từ lúc Thục mới tới nhà, nhìn tôi bằng đôi mắt ngơ ngác. Người ta yêu nhau trong đôi mắt, tìm nhau bằng đôi mắt. Tôi mong ngày mai Thục sẽ tới. Tôi bỗng bàng hoàng nhận ra từ bây giờ tôi có một khoảng thời gian lớn để nhớ tới Thục. Người con gái ấy, thật sự bước vào tình yêu đầu đời của tôi bằng những bước chân nồng nàn nhất.
- Mấy ngày nay không có mưa Đông nhỉ?
- Không mưa, trăng mới sáng.
- Đêm đẹp quá. Ước gì không gặp kỳ thi, tha hồ mà thức, ngắm trăng.
- Lại thi.
Dì Hạnh cười, ly cà phê của dì đã hết. Bao thuốc của tôi cũng hết. Tôi nói:
Đông đi mua bao thuốc.
- Gần hay xa.
- Ra phố.
- Có chờ Đông không?
- Sáng mai dì đi, cần ngủ sớm. Đông về mở cổng một mình.
- Uống hết cà phê đi đã.
Tôi cười, uống hết cà phê trong ly rồi lấy xe đạp ra cổng. Con đường vắng xe, chỉ nghe tiếng những đôi guốc gõ ở đầu một ngã tư và tiếng cười vọng lại. Hàng nhạc ngựa lặng im trong bóng đêm. Hương hoa trong chân rào nhà ai tỏa hương thơm ngát. Tôi vừa đạp xe vừa huýt sáo. Tôi thấy hình bóng Thục lởn vởn trước mắt và những gì còn giữ lại của một buổi đi chơi xạ Tôi mua bao thuốc ở hàng thuốc lá ngoài bờ sông. Những quán kem thắp đèn mầu với tiếng nhạc vọng ra. Lâu quá, tôi không vào đó như trước kia tôi vẫn thường vào với dì Hạnh, hay mấy đứa bạn. Bây giờ đã lớn hết rồi chăng, và cà phê là thú vui ngồi quán hơn là những cốc kem lạnh, ngọt xớt mùi nước dừa. Tuy nhiên tôi yêu chỗ ngồi trong quán đó. Vì ngồi ở đó có thể nhìn xuống cả một khúc sông. Đêm trăng sông có sóng bạc đầu. Bóng trăng lồng trong bóng nước, đẹp não nùng. Tôi ngồi một mình, nghĩ về chung quanh. Những ngày tháng về phía trước nghe xa xôi, cổ tích. Tôi bây giờ là một gã thanh niên. Sau kỳ thi, tôi hoặc tiếp tục học nữa hoặc sẽ làm gì. Tôi thấy dửng dưng. Tự nhiên đêm nay tôi yêu thích cái tỉnh lỵ trầm lặng u buồn này quá đổi. Tôi sắp rời bỏ nó chăng, hay nó sắp từ bỏ tôi. Một gã học sinh lang thang trên những con đường phố vào những ngày thi tới gần.
Bất ngờ tôi thấy Thục trong quán kem. Thục cũng vừa trông thấy thôi. Thục vẫy gọi:
- Đông, Đông.
Tôi dựng xe dựa gốc cây bước vào. Thục đang ngồi với vài người bạn.
Bạn Thục mời tôi ngồi. Tôi ngồi chiếc ghế bên kia Thục. Nhưng tôi không ăn kem. Tôi khui bao thuốc lá mới và hút một điếu. Thục và mấy người bạn nói chuyện với nhau sau khi Thục giới thiệu tôi. Hình như mấy người bạn Thục cũng quen, tôi có gặp vài lần, và hình như họ cũng biết tôi. Một lúc, tôi bảo nhỏ Thục:
- Về được chưa?
- Thục đi với tụi nó.
- Muốn đưa Thục về, có chuyện muốn nói.
- Để xem.
- Quyết định ngay đi, còn xem gì nữa.
- Tụi nó chửi chết.
- Chia làm hai, nghe chung. Ăn nhằm gì. - Tôi cười.
Thục cũng cười và đá chân tôi phía dưới gầm bàn. Tôi châm một điếu thuốc nữa, và hút chậm rãi chờ đợi Thục. Một lúc, Thục ghé vào tai tôi nói nhỏ.
- Đông ra trước rạp hát chiếu bóng chờ. Có Đông ở đây khó nói quá.
- Rạp chiếu bóng giờ này đông lắm, làm sao nhìn thấy nhau.
- Đông đứng chỗ hàng thuốc lá.
Tôi cười:
- Không mua mà đứng kỳ lắm. Hàng thuốc lá đó lại của con nhỏ học đệ ngũ Lê Ngọc Hân. Nó tưởng Đông chọc nó thì nguy.
- Không có giỡn.
- Thật chứ, ai giỡn chi chuyện tình cảm.
- Đông đi nhanh đi, tụi nó sắp về rồi. Thục sẽ tới ngay đằng đó.
- Ở gốc đa đằng công viên được không.
- Ở đó có nhiều người quen.
- Giờ này người quen ngủ hết rồi, chỉ còn có người lạ không. Thục đừng lo.
- Cũng được.
Tôi đứng dậy chào mấy người bạn của Thục. Họ nhìn tôi bằng những cặp mắt kỳ lạ chưa từng thấy. Tôi bước ra khỏi quán, nhún vai đạp xe tới thẳng công viên. May quá, giờ này công viên thưa người, nhất là gốc đa già thơ mộng kia không có một cặp tình nhân nào chiếm ngự trước. Tôi dựng xe, tới ngồi xuống băng đá, chân dẫm lên những chiếc lá đa rụng từ bao giờ. Tôi ngạc nhiên thấy từ khi quen Thục tôi hút thuốc nhiều. Đêm nay sóng vẫn đánh dưới sông, cây lá vẫn xanh thẳm mấy hàng bên kia cồn cát. Những ngọn đèn ở xa, phả xuống mặt sông cho thấy những lượn sóng đang cuộn chảy. Tuy nhiên chỗ tôi ngồi sóng vỗ nhé. như tiếng ru vào bờ đá xanh. Công viên không đẹp, chỉ lưa thưa những bóng cây, thiếu những con đường sỏi. Công viên chỉ toàn cỏ, và một cái cổng rào quanh bờ hồ bằng bông giấy đỏ. Nhưng tôi yêu những bóng cây lẻ loi trong công viên này. Nhất là một cây dương liễu nằm bên bờ đá xanh thả bóng xuống mặt nước. Một người câu cá ngồi phía kia. Bóng ông ta đổ dài như một thân cây chết khô lâu đời trên mặt nước. Hút vừa hết điếu thuốc thì Thục tới. Tôi nhìn chân Thục bước nhé. trên cỏ, nghĩ tới bài thơ nói về mùa thu của một thi sĩ, có những bước nai vàng trên lá khộ Chân Thục bước còn nhé. hơn như thế nữa. Tôi cười. Thục đứng ở một đầu ghế đá hỏi:
- Chuyện gì Đông, tại sao lại hẹn ra đây kỳ quá.
- Gì mà kỳ?
- Người quen thấy được thì chết. Ông già sẽ đánh bằng búa tạ, cạo đầu như chơi.
- Không gặp ai hết, có gặp mình cũng lờ đi.
- Nói như thế mà cũng nói.
- Thục ngồi xuống được không.
Thục lắc đầu cười. Nàng ngó ra sông:
- Không ngồi được.
- Tại sao?
- Không tại sao hết.
- Ghế đá có kiến à?
Thục ngó tôi:
- Đông đừng hỏi, ai lại ngồi ngoài này nói chuyện bao giờ.
- Không nói chuyện bao giờ nhưng nói chuyện bây giờ - Tôi cười, pha trò - Mình mở một kỷ nguyên hẹn hò cho những cặp tình nhân.
Thục nhăn mặt:
- Đông ăn nói chi kỳ vậy, mình đâu phải là họ.
- Ừ, thì chưa.
- Vậy đừng ngồi.
- Không ngồi người ta tưởng Đông đang tán Thục, còn kỳ hơn nữa.
Thục ngần ngừ một lát rồi mới chịu ngồi xuống. Cái băng đá dài, Thục ngồi đằng đầu bên này. Hai đứa phải nói chuyện lớn mới nghe được. Tôi bảo Thục:
- Thục ngồi xích lại một tí, chừa khoảng giữa này cho ma ngồi hả?
Thục ngó dáo dác nói:
- Đông đừng nói gỡ. Cây đa này có ma đó.
- Thì Thục ngồi xích lại cho con ma không có chỗ ngồi.
- Ngồi như vậy được rồi.
- Nói chuyện lớn mới nghe được. Người ta lại tưởng hai đứa gây lộn.
- Ai mà tưởng gì kỳ vậy?
- Sao không.
- Kỳ chết.
- Người ta vẫn ngồi như thế.
- Người ta khác, mình khác.
- Như vậy không nói chuyện nữa.
Thục nhăn mặt có vẻ khổ tâm. Tôi phì cười:
- Ngồi xích vào Thục mất mấy ký lô mà có vẻ khổ não thế?
- Đông kỳ quá, người ta thấy được thì chỉ có nước trốn nhà mà đi.
- Mình ngồi nói chuyện, ăn nhằm gì. Bộ không thể vào đây ngồi nói chuyện được sao?
Ngồi đây như ngồi trong quán nước, quán kem, trong phòng khách ở nhà.
- Khác chứ, ở đây là công viên, là chốn công cộng.
Tôi bực bội dẫm nát mấy xác lá vô tội dưới chân:
- Ừ, thì công viên.
- Đông nói gì nói nhanh lên rồi đi về, Thục chưa học bài gì hết.
- Bộ nghỉ học bài một hôm rồi chết sao?
- Không chết, nhưng trợt vỏ chuối đau ghê lắm, trợt té không ai đỡ.
- Thiếu gì người đỡ, Thục mà té khối anh chàng tình nguyện đỡ không công.
- Đông nói bậy quá trời.
- Nói đúng.
- Nói bậy.
Tôi ném một hòn sỏi ra bờ sông. Cả hai im lặng, không ai nói với ai một lời nào. Thục hình như cũng giận dỗi. Tôi nghe những cơn gió lạnh cuốn lá khô bay, làm dạt những cọng tóc mình. Thục ngồi im bất động như một pho tượng dựng trong công viên. Một lúc sau tôi quay qua hỏi nhỏ:
- Thục giận hả?
- Đông nói bậy ghê, muốn không giận cũng không được.
- Thục ngồi gần vào trong này đi.
- Không ngồi được.
- Sao bữa di chơi Thục ngồi trên xe đạp dựa sát vào Đông được?
- Bữa đó khác, bây giờ khác.
- Thời gian thay đổi chóng nhỉ?
Thục im lặng một lúc rồi ngượng nghịu nói:
- Tại bữa đó Thục sợ té, xe cán chết chứ bộ.
- Như vậy là Thục dối lòng mình.
- Không biết nói dối đâu à nghe.
Thục ngó tôi cười. Nụ cười làm tôi ứa gan thêm. Tôi đá mấy hòn sỏi lăn lung tung dưới chân. Tôi ước chi có một con chó nào đó chạy ngang tôi sẽ đá cho nó một cái mạnh. Nhưng chân tôi vô tình đá nhẹ vào băng đá, chân tôi thấm đau. Thục cười khúc khích:
- Ở nhà Đông hay giận Hạnh lắm hả?
- Ít khi, không bao giờ…
- Đông mà không giân. Đông trẻ con lắm.
Tôi tức Thục quá. Nãy giờ Thục hoàn toàn tấn công tôi, kê tôi những đòn thật đau. Tôi nghèn nghẹn trong cổ họng. Tuy nhiên Thục cũng hơi xích vào gần một chút. Tôi bỗng tức cười:
- Thục có biết bài thơ này không?
- Bài gì?
- Đọc cho nghe nhé.
Thục ậm ừ trong miệng. Tôi đọc:
- Có một bận em ngồi xa anh quá…
Thục bịt hai tai lại, lắc đầu lia lịa:
- Thôi, biết rồi, đừng đọc nữa.
Tôi nhìn sang thấy mặt Thục đỏ rừ, và ngượng. Tôi không đọc nữa, nhưng sung sướng cười một mình. Thục bảo:
- Thôi, ngồi ở đây được rồi. Đông nói chuyện đi.
- Thế hãy còn xa lắm đấy.
- Được rồi, Đông. Đừng bắt Thục phải khổ sở hơn nữa.
Thục luống cuống thực sự. Đôi mắt to đen ấy cứ láo liên ngó chung quanh như sợ ai nhìn thấy. Tôi thương Thục quá. Tôi cười:
- Ừ, như vậy cũng được. Nhưng mai mốt nhớ xích lại gần hơn chút nữa nhé. Bây giờ thì ráng mà nghe. Người ta khan cả cổ vì gây lộn nãy giờ rồi nên nói nhỏ lắm.
Đường Phượng Bay Đường Phượng Bay - Từ Kế Tường Đường Phượng Bay