Tài năng thường bộc lộ trong những hoàn cảnh khó khăn và ngủ yên trong hoàn cảnh thuận lợi.

Horace

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Rey
Thể loại: Trinh Thám
Dịch giả: Bản Quyên
Biên tập: Minh Nguyen
Upload bìa: Minh Nguyen
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3957 / 41
Cập nhật: 2015-11-05 09:29:45 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ốn giờ chiều, Mátgiơti đưa Các Đoisơ vào bàn giấy của Hôme Clốp. Ông chủ ngân hàng đứng lên để đón “tiến sĩ”. Sau hai câu mở đầu thuần tuý xã giao, hai người đi thẳng vào vấn đề.
- Xin ông đừng giận vì đã đường đột đến gặp ông. - Đoisơ nói. Tay Hôme phác một cử chỉ rộng lượng.
- Cũng xin ông quên đi cuộc viếng thăm sau khi tôi ra khỏi gian phòng này.
- Tôi có thể mời ông một chút uýtxki chứ? - Clốp hỏi và lấy ở trong ngăn kéo ra cái chai Uốttơmen to tướng.
Họ biết nhau đã gần mười năm và cùng vì nể qua lại lẫn nhau. Gốc Áo, Các Đoisơ đã phải rất vất vả mới làm cho quên được quốc tịch gốc gác của mình ở trong giới tài chính Duyrích. Mặc dù ngôn ngữ chung nhau, ông vẫn không phải là dân “bản địa”. Năng khiếu hoà giải, lòng ham muốn giúp đỡ bẩm sinh cũng như các mối quan hệ quốc tế cao cấp của ông đã làm cho ông được tầng lớp tư sản sở tại chấp nhận. Không hiếm những chức sắc chóp bu của ngân hàng đến hỏi ý kiến ông về những khách hàng mà họ sắp thương lượng trong một vụ kinh doanh. Như nhờ phép ảo thuật, Các Đoisơ đã cung cấp không công cho họ những tin tức họ yêu cầu. Cho đến hôm nay, ông chưa phạm một sai lầm nào về chẩn đoán.
Nhờ thế, người ta gần như tha thứ cho ông đã không đủ chuyên cần thực hành đạo Tin Lành mà ông vẫn yêu sách là tôn giáo của ông.
Trái lại, người ta rất mực trọng thị ông về cái sự đều đặn đáng được nêu gương trong việc hút tư bản nước ngoài về với Liên bang. Trung dung, Các Đoisơ đã thổi tãi chúng, theo ý mình vào các ngân hàng khác nhau của Duyrích, Giơne hay Lôdan, những ngân hàng từng biết cách giành được sự ưu ái của ông. Không trận làm ăn lớn nào mà ông không tỏ tường, không bí mật nào lạ lẫm với ông, không môi trường xã hội nào, dù khép kín nhất, mà ông lại không lọt vào nổi. Cả những tư nhân giàu có lẫn những ngân hàng nước ngoài, những công ty đa quốc gia và những chính phủ một vài nước đang thiếu tiền nóng hay những vụ áp phe tài chính ngắn hạn, thảy đều nhờ vào dịch vụ mối lái của ông. Đoisơ chơi bạc với tiền tệ, biết trước cái ngày chính xác người ta sẽ hạ giá hay bềnh giá lại của một đồng tiền. Đoisơ có thể cấp cho bạn địa chỉ người bán hàng nắm giữ một trăm xe tăng xung kích Con Cọp, mười nghìn súng Mas, một trăm súng máy nhẹ Stein. Bằng những lối nẻo riêng mình ông biết, Đoisơ có thể cho chuyển đi những tư bản đang là mồi săn của ngành thuế háu đói các nước châu Âu hay Mỹ. Bản thân Liên Xô cũng quen thuộc ông, đại diện Liên Xô thường ghé qua ông trong các phi vụ bán những tấn vàng dư thừa của mình.
Không phân biệt đối xử gì cả, ông đem chuyển chúng thành hạt cốc hay đôla. Vụ áp phe cuối cùng ông làm là ở ngay trước mũi những cơ quan thuế vụ châu Âu được giả định phải ngăn ngừa một cơn xuất huyết tiền tệ quốc gia. Một số ngân hàng Ý, Đức, hay Pháp đã lập ra một sở S.I.C.A.V hợp pháp hết chỗ nói để đáp ứng những khách hàng sộp nhất. Với cớ khuyến cáo những nơi đầu tư tốt có năng suất, các ngân hàng này đã đưa cho họ một cuốn sách in, đóng bìa sang trọng, ca ngợi những vụ đầu tư bất động sản nọ kia tại những nước chẳng còn ai dám ngờ vực gì. Đất đai ở bang Florida, xây một làng tỷ phú ở bắc Tây Ban Nha, tham gia làm một cái đập khổng lồ ở Quêbếch. Những tư bản góp được này lại lên đường đi tới Líchxtenxtai để rót vào một công ty ở Vađu được một tổ hợp những viên công chứng điều hành. Được thù lao béo bở bởi chính những ngân hàng đã trả lương cho họ để dùng họ làm cò mồi với các tên tuổi cho mượn của họ, những viên công chứng này đã lập cho khách hàng một hợp đồng tín dụng tiền tệ, bảo đảm cho khách hàng tư cách là người có cổ phần góp vào cái dự án đang được thi công kia. Và tiền lại lọt qua năm sáu cái rây nữa, những cái sẽ đưa nó đi ngao du từ quần đảo Angti thuộc Hà Lan tới Bruxen, Amxtécđam hay Naxau.
Cho tới lúc chúng tuồn về Duyrích, dưới lớp vỏ bọc bí mật một tài khoản có mã số, với dạng những đồng yên Nhật hay đôla Canađa mà chẳng quyền lực nước nào có thể moi ra được điều gì để hoạch hoẹ nó. Trên giấy tờ cũng như trong thực tế, cuộc trốn chạy là hoàn toàn hợp pháp.
Dĩ nhiên, trong quá trình tiền dạo chơi đó, Các Đoisơ có thu được về cho mình một số phần trăm, nhỏ thôi, chắc chắn như thế rồi, nhưng lại hoá ra to do chỗ khối lượng, những vụ xử lý cực lớn, để bù vào những cố gắng cùng đầu óc sáng kiến của ông. Trung thực đến mức quá ư tỷ mẩn, nhưng hoàn toàn vô luân, hiểu theo cái nghĩa cường điệu mà người nghèo vẫn thường gán cho cái từ này, ông không biết đến bất cứ một cản trở, một ranh giới nào ở trong công việc của mình. Thiên tài của ông là ở chỗ ông phát hiện được ra, trong khu rừng những quy định quốc tế, cái khe hở hợp lý cho phép ông đi vòng quanh pháp luật một cách hợp pháp. Lẽ dĩ nhiên, các nhà tài chính của Công đoàn không thể nào lại không nhòm ngó tới các ưu điểm của một tài năng như thế. Nhiều phen, Các Đoisơ đã tẩy sạch bong những khoản tiền đồ sộ mà chẳng bao giờ ông tìm cách hiểu nguồn gốc của chúng làm gì. Ông thú vị nghĩ rằng chỉ mình ông, vũ trang duy nhất bằng những khám phá của chính ông, mà lại đã đánh bại được cái tổ chức thuế vụ vô cùng hùng mạnh của Hoa Kỳ.
Tình yêu đối với vẻ mỹ học của công việc, điểm thêm đôi chút chất thơ đã đem lại cho phong cách của ông một cung điệu riêng biệt khó ai bắt chước nổi, cái cung điệu được tạo bằng sự kỳ ảo và vẻ phất phơ. Ông đã từng hiến cho các cấp trong chính phủ những viên cai trị được trả lương rất oách.
Cho nên, có đi có lại là lẽ công bằng, những tư bản sinh sôi từ những hoạt động không tiện hở ra đã được dùng để làm cho đầy cái nồi cơm của những kẻ có trách nhiệm chống lại chính ngay chúng. Hoà nhã, tận tụy, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ hay mối lái người này với người kia vì lợi ích của họ, Các Đoisơ giật các sợi dây của con suốt khổng lồ mà tay ông đã dựng lên.
- Chúc sức khoẻ - Clốp nâng cốc nói.
- Chúc! - Đoisơ đáp và uống cạn cốc.
Hôme lại rót tiếp cho ông.
- Thế này, - Đoisơ nói sau một hơi hít dài vào ngực, tôi rất kính trọng ông, thưa ông Clốp, rất vì nể ông. Vì lý do đó, tôi xin ông đừng trả lời lại những gì tôi nói với ông. Và khi tôi rời khỏi bàn giấy này rồi thì thích sao xin ông cứ tự do làm vậy. Đây là một chuyện, dĩ nhiên không liên quan gì với thực tế...
- Dĩ nhiên. - Clốp nói, có phần bối rối, nhưng vô cùng chăm chú.
- Kể với ông chuyện đó, tôi chỉ ý thức rằng có thể giúp được gì ông thôi. Xét tôi thế nào là phần của ông. Chúng ta giả định, tôi nói rõ là giả định, một tư bản lớn đã được giao phó cho một trong những cơ quan của thành phố này, dưới sự bảo vệ của một tài khoản mang số ( Đoisơ thấy rõ mặt Clốp khép lại...). Lại giả định nữa, - ông nói tiếp, - tư bản đó... ta tạm nói là đang được chuyển quá cảnh... tức là tài sản của một nhóm những hội viên công ty, không nhất thiết là người Thụy Sĩ... ta cứ tạm nói là người nước ngoài... chẳng hạn người Mỹ... mà tập quán làm ăn có khác tập quán chúng ta. Ở đó, tôi muốn nói là trong con mắt họ, nhất định là thô thiển rồi, giấy tờ không quan trọng bằng lời hứa...
Clốp đặt ngay ngắn lại chai rượu vào trong ngăn kéo bàn giấy. Ông đã tưởng tượng được ra tất cả về Các Đoisơ, trừ cái điều là thông tin viên của nhà Vônpôn. Nhưng muốn gì, chẳng phải bản thân ông cũng là người quản lý tiền mặt của nhà đó đấy ư?
- Bây giờ giả định rằng vì một lý do nào đó, những người đại biểu đã giao nộp tiền và biết mã hiệu của con số lại không thể đến rút tiền gửi của họ ra được. Nghĩa vụ của người chủ ngân hàng tôn trọng một đạo đức nghiệp vụ nghiêm ngặt lúc đó sẽ là không bao giờ để lộ ra rằng ông ta có nắm giữ số tiền đó với những người tự giới thiệu là được thay quyền.
Nói đến điểm này trong bài diễn từ, Các Đoisơ dặng hắng:
- Thưa ông Clốp, trừ phi nếu những người gửi tiền đó là những kẻ điên hay những kẻ giết người không chịu lùi bước trước bất cứ điều gì để thu lại tiền về. Trong trường hợp rõ rệt đó và chỉ trong trường hợp đó thôi, tốt hơn hết là đặt lý trí lên trên thông lệ, lương tri lên trên quy tắc.
- Ông đã nhận được thiếp mời dự hôn lễ của con gái tôi chưa? - Clốp nói.
- Đã.
- Ông có định đến không?
- Chắc chắn chứ ạ!
Clốp đẩy ghế đứng lên:
- Tôi nghĩ tốt nhất là ông miễn cho, đừng đến. Vậy ông hãy quên lời mời đó đi như tôi cũng đã quên những lời ông vừa nói, mà tôi chẳng hiểu gì hết.
Các Đoisơ cũng đứng lên, rất nhợt nhạt.
- Tôi rất buồn, thưa ông Clốp. Buồn sâu sắc. Vậy mà tôi đã hy vọng rằng ông đã coi những lời nói đó là dấu hiệu của tình bạn.
- Chào tạm biệt. - Tiến sĩ Clốp nói.
- Chào tạm biệt, thưa ông. - Đoisơ nói.
Quay một vòng, ông thấy như mình già đi mười tuổi trong vòng có vài phút.
Nhưng ông đã làm tất cả những gì có thể làm được để tránh cho cái tồi tệ nhất xảy ra.
*
Đến đầu cầu thang, Angiêla đắn đo không biết có nên bấm chuông hay không. Tim đập rộn, nàng muốn quay về và chạy trốn. Để buộc mình không lùi được trước cuộc viếng thăm này, nàng đã báo trước nửa giờ cho Frăngxétxca biết là sẽ đến. Bây giờ, đến chân tường, nàng thầm hỏi liệu mình có đủ can đảm báo cho người chị dâu biết rằng chồng chị ấy, Đôn Giencô Vônpôn đã chết rồi không.
Nàng bấm chuông.
Frăngxétxca ra mở cửa. Đó là một người đàn bà sắp năm chục tuổi nhưng nom thì nhiều hơn thế. Có lẽ cách ăn mặc giản dị, không trang điểm hay một cái gì đó tinh vi hơn, một vẻ già đến từ sâu nội tâm của bộ mặt. Từ ngày cưới Italô, Angiêla chỉ gặp Frăngxétxca có ba bốn lần. Và mỗi lần họ cũng chẳng có gì để nói với nhau hơn mấy câu giao tiếp nghèo nàn. Tuy hai người lấy hai anh em, nhưng quá nhiều điều ngăn cách họ. Với sự háo hức của tuổi hai mươi lăm, Angiêla không chịu đựng được mà không bứt rứt về sự có mặt bình thản và nhẫn nhục của Frăngxétxca. Cuộc đời đã hành hạ chị ấy những gì để ghi dấu lại cái vẻ tan nát thế kia nhỉ?
- Cô vào đi, Angiêla... Rất mừng cô đã đến.
Gian phòng là chính hình ảnh Frăngxétxca. Tuy rất rộng nhưng chẳng có cái gì phá vỡ đi vẻ mờ xỉn và bằng lặng của nó. Tất cả đều màu xám, dịu, hơi úa tàn, hơi lạc lõng. Vô danh. Vậy mà trên cái nước thời gian của những đồ đạc thô sơ, người ta vẫn cảm thấy bàn tay con người đã chế tạo ra chúng. Tựa như tại chính giữa Đại lộ thứ Tám, thình lình người ta thấy mình ở thôn quê vậy.
- Cô uống cà phê nhé?
Angiêla ra hiệu không.
Frăngxétxca dẫn nàng đến ngồi xuống một cái ghế tựa, hai tay uốn cao, ở bên cửa sổ, còn mình thì ngồi xuống một chiếc ghế thường trước mặt cô em và chờ.
- Thế này. - Angiêla bắt đầu. - Italô vừa gọi cho em từ Duyrích. Em có một tin không lành.
Frăngxétxca hơi cứng người lại, nhưng không để lộ ra.
- Chuyện chồng chị... Đôn Giencô. Anh ấy bị tai nạn.
Không đương nổi cái nhìn đang nuốt lấy nàng, Angiêla cúi nhìn xuống hai bàn tay co quắp của mình, bắt chéo ở trên lớp dạ tuýt của chiếc váy, ngang đầu gối.
- Một tai nạn? - Phrăngxétxca nói.
Mặc dù Italô luôn luôn hà tiện tâm sự, Angiêla vẫn từng mẩu, từng mẩu, thử dựng lại quá khứ người chị dâu.
Chị ta được dậy dỗ theo kiểu xưa bởi bố mẹ có một cửa hàng tạp hoá tại khu người Ý ở New York. Như ở bên quê hồi đầu thế kỷ. Cấm đi nhảy, nói chuyện với con trai, ra khỏi nhà sau bữa tối. Bố chị nuôi người con gái độc nhất này chỉ với mục đích giữ cho con được nguyên vẹn và trong sạch để rồi trao quyền hành của chính ông cho người chồng tương lai của con. Đôn Giencô là người được chọn. Chị đã cho anh ta hai đứa con gái, đứa lớn là Giên cùng tuổi với Angiêla.
- Anh ấy có?... Anh ấy có?... - Frăngxétxca hỏi và đứng dậy.
Bị cảm động lây, Angiêla cắn môi, cúi đầu xuống.
Rồi thình lình bật đứng lên, nhào một bước đến ôm lấy Frăngxétxca. Qua những xương sườn của Frăngxétxca rung lên, nàng biết người chị dâu đã khóc. Mà không một giọt nước mắt nào lăn ra.
- Anh ấy đâu? - Chị ấy hỏi, giọng khác hẳn, rắn đanh lại, đồng thời gỡ ra khỏi tay Angiêla.
Angiêla không biết nói năng ra sao: Thật khó mà nghĩ ra được, nhưng nàng nhớ là Italô chẳng cho nàng biết chi tiết nào cả.
- Tôi hỏi cô, chồng tôi ở đâu? Anh ấy bị làm sao?
- Em không biết. - Angiêla nói, nén giữ những tiếng thổn thức. - Italô chắc sẽ gọi lại. Anh ấy không nói gì hơn với em cả. Anh ấy chỉ báo sẽ lo liệu tất cả.
Frăngxetxca nằm vật xuống đi văng, người co gập lại, đầu vùi vào trong những chiếc gối, hai tay đấm vào chúng trong một tiếng rên không ra tiếng người bật thốt từ ngực chị.
- Tôi biết họ sẽ giết anh ấy! Tôi đã biết như thế! Và bây giờ họ sẽ giết đến Italô!
*
Mỗi lần gã định chậm xe lại thì Vônpôn lại ra hiệu cứ đi bằng những hồi còi gay gắt. Hắn khó lòng mà tiếp tục được nữa. Con đường dừng lại ở đây, mất hút vào một cánh rừng thưa thoai thoải dốc, ở bên trên là một toà nhà xây và những nhà chứa lúa, nhà kho, gian xưởng dựng bằng gỗ nối vào đó. Lanđô tắt máy, xuống xe chờ chiếc Pho đến đỗ bên cạnh. Gã hấp tấp nhào đến mở cửa cho Vônpôn, không dám bắt vào cái nhìn của Inetx ngồi trong đó.
- Ông thấy được không?
- Đi xem có người ở không? - Vônpôn nói ngắn ngủn, vẫn ngồi yên tại chỗ.
Chửi rủa bùn và tuyết tan làm bẩn đôi giày da sang trọng của mình, Lanđô đi về phía các toà nhà. Tất cả đều đóng kín. Tất cả có vẻ như chết. Gã đấm quàng vào một cánh cửa. Không có gì hết. Gã dán mắt vào một khe cửa chớp vẫn chẳng nhìn rõ thấy cái gì. Gã đi vòng quanh nhà xưởng, đẩy một cánh cửa mở ra. Nền nhà đất nện, dầy một lóp phoi bào. Những nông cụ khác nhau vất tựa vào những bức tường chống sụt lở: cuốc, búa, rìu, những cọc chèn bằng thép. Ngự chính giữa gian nhà kho là một máy cưa điện. Lanđô liếc một ngón tay vào lưỡi cưa tròn đã gỉ, mạt cưa và bụi bậm phủ đầy.
Xem ra thì không ai đặt chân vào đây từ dạo mùa thu. Gã đi ra, leo một trăm mét lên cái mô đất, cầm chắc rằng đôi giầy đi tong rồi. Tới đỉnh mô đất, gã đưa mắt nhìn khắp khu rừng thông lưa thưa, cây bị chặt đổ xuống hai bờ một con suối. Dưới nữa, giữa con suối và điểm gã quan sát, một đống những thân cây đã được tước bỏ cành lá nằm trên sườn dốc, được các khối gỗ lớn chắn chèn.
Lúc cần đến, chắc những người đốn rừng sẽ cho chúng trượt xuống tận dòng sông để rồi đón nhận chúng ở dưới hạ lưu. Vượt ra ngoài nữa, trong cái ánh sáng đen trắng mờ dần về đằng xa xa mang màu sáng phớt lam là một dẫy đồi và những mỏm núi tuyết trập trùng.
Quay lại, Lanđô nhìn thấy cái nông trại náu mình trong một góc khu rưng thưa, hoàn toàn bị vùi kín bên trong cái khối tối sẫm của những cây thông. Gã lại xuống dốc, bực điên lên vì phải vục đến nửa cổ chân vào tuyết.
- Sao? - Vônpôn hỏi.
- OK!
- Đưa bọn mặt mẹt kia xuống cho tao!
Lanđô ra hiệu cho Piêtrô Bêlidôna đang ra khỏi chiếc P9 ở đằng sau Moóctimơ và Dada Phini. Vonpôn ở trong chiếc Pho bước xuống, đẩy Inetx đi trước. Trong một tích tắc, tất cả đều đứng im. Dada và Moóctimơ, nhợt nhạt, bị Bêlidôna cao to ngất ngưởng gác giữ. Xa hơn, Italô Vônpôn nhợt nhạt không kém, mặt nghiêm và vô hồn, lơ đãng nắm cánh tay Inetx nhoi cao hơn hẳn một cái đầu và có vẻ chẳng nhòm ngó gì ai, con mắt phóng đăm đăm về đằng trước.
Một khoảng im lặng đi trước cuộc hành trình trùm lên cái nhóm nín thít này. Khi tiếng động cơ vọng tới, Vônpôn đang nghe ngóng, khẽ giơ tay lên. Không ai động đậy. Lúc đó, người ta thấy ló ra khỏi cánh rừng thưa chiếc Vônxvaghen màu be của Phôncô Môri. Hắn đến đỗ dọc hai chiếc xe kia, tắt máy, bóp phanh tay và lẳng lặng đến.
- Mày ở đâu ra? - Vônpôn hỏi.
- Tôi ở đằng sau.
- Mà không thấy cậu nhỉ? - Bêlidôna ngạc nhiên.
- Tớ phải đỗ lại.
- Để làm gì? - Bêlidôna hỏi.
- Không làm gì.
Vônpôn hất đầu, đi về phía ngôi nhà gỗ. Lập tức chúng theo liền hắn. Đến trước nhà kho, Vônpôn bảo Piêtrô và Môri:
- Cho chúng vào trong đó!
Và nói với Lanđô:
- Mày, ở lại đây!
Khi Dada, Inetx, Moóctimơ, Phôncô và Bêlidôna đã mất hút vào trong căn nhà, Italô lấy đầu mũi giầy gại gại mặt tuyết.
- Cậu biết anh tớ chứ? - Hắn hỏi mà không nhìn Lanđô.
- Có! Tôi đã gặp ông ấy cách đây ba ngày.
- Ở đâu?
- Ở thành phố. Ông ấy gọi tôi đến quầy rượu của khách sạn Continentơn.
- Để làm gì?
- Đôn Giencô Vônpôn muốn tôi đi cùng ông ấy ra ga.
- Cậu có đi?
- Có!
-Kể lại!
Lanđô nhìn hắn, bối rối ra mặt.
- Kể lại gì ạ?
Các người đi bằng taxi?
- Không. - gã hất cầm về phía chiếc P9. - Cái đó.
- Xe này à?
- Đôn Giencô cho tôi.
- Bao giờ?
- Lúc đi qua cửa hàng. Ông ấy bảo muốn để lại cho tôi một kỷ niệm. Ông ấy mua nó trong có mười phút. Tôi đã chạy mừng nó bằng cách đưa ông ấy ra ga.
- Mày đưa ông lên tàu?
- Ông ấy từ chối. Tôi để ông ấy ở cửa ga.
- Không vào ghi sê mua vé với ông ấy?
- Ông ấy yêu cầu về.
- Mày không biết ông ấy mua một vé đi đâu à?
- Không?
- Ông ấy thế nào?
- Ai?
- Anh tao? - Italô sốt ruột.
- Khá thoải mái. Vui vẻ.
- Ai theo các người?
Lanđô có vẻ ngạc nhiên.
- Theo? Không ai cả. Tôi không biết.
- Mày có biết cái lão mày túm không?
- Moóctimơ Ô Broi. Luật sư.
- Mày không thấy gã với anh tao?
- Không. Khi tôi gặp thì Đôn Giencô có một mình.
- Mày tên là Baretô?
- Lăngđô Baretô Lanđô.
- Mày ở trong nhà bao lâu rồi?
- Sắp chín năm.
- Được trả tốt chứ?
- Tử tế.
- Từ hôm nay, tao tăng cho mày. Tao trả gấp đôi.
- Kìa ông chủ!... - Lanđô bối rối phản đối.
- Không bằng lòng?
- Bằng chứ? Nhưng...
- Cầm lấy! - Vônpôn ra lệnh, nhét vào tay gã một tập giấy bạc. - Mười nghìn đôla.
- Chết cha?...
- Một khoản đưa dần trước. Mày yêu anh tao chứ?
Lanđô hất mạnh đầu từ dưới ngược lên.
- Anh ấy chết rồi. - Italô nói. - Mày có biết đứa nào giết không?
Quai hàm Lanđô như rụng ra. Gã trợn mắt lên:
- Giết?
- Cái thằng đểu Ô Broi đó! Nghe tao đây! Tao có một hai câu hỏi đặt ra cho nó. Khi nào tao hỏi xong là nó sẽ không trở về Duyrích đâu. Mày hiểu chứ?
- Có - Lanđô vốn đã ngờ chuyện đó rồi, nói.
- Cả con bồ nhí tóc vàng của nó nữa, mày có sẵn sàng giúp tao không?
- Có.
- Cái sào dài, con mọi đen ấy là ai thế?
- Chúng tôi ở với nhau.
- Mày có thiết không?
- Thế nào chứ ạ? - Lanđô ú ớ, ngạc nhiên vì tiếng mình lại trở nên khàn như vậy.
- Không được để nó trở về.
- Nhưng ông chủ!
- Tao sẽ bồi thường cho mày.
- Nó không làm gì cả. Nó không dính líu gì cả.
- Có thể. Nhưng không may.
- Nhưng...
- Tao không muốn có nhân chứng! Mày sẽ tìm được một con khác. Có thiếu điếm đâu mày.
- Ông chủ, ông nghe tôi!...
Vônpôn nhìn gã hằn học.
- Tao đã bảo là tao sẽ bồi thường cơ mà!
- Ông chủ, tôi biết, tôi biết! Không phải chuyện đó. Như thế sẽ lộ ra. Nó có quan hệ với tất cả những ông cốp của thành phố! Quan toà, chủ ngân hàng... Ở cái nơi ông bảo tôi đến nhặt lão Ô Broi sáng nay đó, cái ngân hàng...
- Ngân hàng nào?
- Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích! Ả xài lão chủ.
- Ai?
- Inetx!
- Clốp?
- Vâng! - Lanđô hấp tấp nói, mơ hồ cảm thấy, vì một lý do gã không hiểu, rằng gã vừa nói mở ra một cửa đột phá. - Lão mê mệt ả! Thằng rồ nặng!
Vônpôn nghĩ hết sức nhanh.
- Mày nói con mọi xài thằng Hôme Clốp hả?
- Vâng, Clốp, đúng thế?
- Mày thích giữ nó ngon lành?
- Nó chơi đúng luật.
- Mày rất muốn đưa nó về Duyrich nguyên vẹn hả?
- Nếu ả mà hé ra, tự tôi làm lông ả, chứ không để đến ai đâu!
Vônpôn nhìn từ đầu đến chân gã, vẻ khinh bỉ.
- Mày tin vào một con phò à? Mày ấy?
Lanđô chỉ thoáng ngập ngừng.
- Nó thì vâng.
- Tao thì không! Trừ phi đã làm cho nó cháy nước dề dề ra thôi? Nghe này, Baretô... Nếu nó giở thối thì mày đem đầu mày ra trả cho nó đấy nhá! Đồng ý chứ?
- Đồng ý!
*
Cuốc Hanh chán nản nhìn bố mẹ mình: ông bà ấy không hiểu gì hết! Với anh, tất cả đều có vẻ thảm hại, cũ rích ở căn hộ ba buồng núp kín trong cái thành phố cổ xưa này. Ngày xưa, khi anh còn bé, khu phố hiện ra sáng sủa, đầy vẻ đáng yêu và bí ẩn trong con mắt anh. Ngôi nhà có ba tầng. Cuốc đẻ ở lầu một. Bố mẹ sẽ chết ở đó.
Đường Kiêcgátx bắt đầu từ góc quảng trường Đơvinhli, leo lên nhà nguyện cổ kính Grốtxmunxtơ rồi hết ở Hiếckhengraben, không xa giếng nước cho ngựa bao nhiêu.
Nhiều năm ròng, cái ngã tư đó đã là toàn bộ chân trời của Cuốc. Nó đánh dấu những cột mốc của thế giới anh ở, ngoài đó ra, hơi ấm che chở của tế bào gia đình bị tắt ngấm.
Anh chua chát nhớ lại những cố gắng anh đã phải có để cắt đứt được với cái truyền thống về sự tầm thường muốn rằng mỗi người của họ Hanh, vô danh trong những kẻ vô danh, lại lấy những đứa vô danh khác mà sự tồn tại chẳng để lại chút dấu vết nào trong trí nhớ của bất cứ ai bao giờ. Theo hiểu biết của anh thì anh là người đầu tiên ra khỏi cái kén. Bố mẹ anh đều thất kinh về chuyện đó. Ý nghĩa về việc con trai độc nhất của mình có thể lấy làm vợ một cô gái mà bố mẹ cô ta chiếm một địa vị cao đến thế ở bậc thang xã hội và trong sự giàu sang, lẽ ra khiến họ phổng phao lên vì tự hào thì lại làm cho họ cúi rạp xuống vì một cảm giác phạm tội nặng nề. Bằng một giọng bùi ngùi, ông bà đã báo trước cho Cuốc những mối nguy hiểm nằm trong cuộc cưới xin khập khiễng này.
Trả lời cho những ý nghĩ thầm kín của anh, bố mẹ anh đã nói thêm:
- Thôi thì... Coi là xong... Nhưng chớ tưởng rằng tôi sẽ chịu đâu.
- Cuốc, con là giáo sư. Nếu con làm cái điều con đã nhìn thấy trước thì con sẽ bị nhiều người chê cười đấy!
Cuốc nhún vai cáu kỉnh. Trong thâm tâm, anh biết bố mẹ mình đúng. Chính anh giận bố mẹ hơn lên cũng là vì thế. Như thường lệ, cái ý đã nảy mầm sau một lời thách ngu ngốc của Rênata. Một trong vài lời thách hiếm hoi mà anh nhận. Quá muộn để lùi bước được nữa.
Anh và nàng đã nói chuyện về những hoạ sĩ siêu thực.
Rênata bị choáng lên bởi những tư tưởng ngông càn của họ. Cuốc ra sức chứng minh với nàng rằng những tư tưởng đó đã lỗi thời, rằng hiện thực quan trọng hơn những trò hề héo tàn của họ, rằng có nhiều cái phải làm hơn là dìm chết một con ruồi trong bát sữa, ở cái thời điểm mà hai phần ba hành tinh đang chết đói.
- Anh không có khả năng mơ ước? - Rênata nói. - Tệ hơn nữa, anh quá bé nhỏ để có thể nuôi sống được các mơ ước của anh. Anh Cuốc tội nghiệp, ở anh thiếu một chút xíu điên rồ! Anh có biết Đali ([38]) một hôm đã bảo với em, với Rênata đây này, như thế nào không? Ông ấy muốn tổ chức một cuộc đấu bò mà các con bò bị đâm và những đấu sĩ chiến thắng đều được đưa ra khỏi đấu trường bằng những máy bay trực thăng phủ đầy vải màu hồng!
- Rồi sao?
- Rồi chẳng sao hết! Thế đã là quá “máu' còn gì.
- Yếu!
- Không phải anh bắt cóc em đi trong một cái trực thăng đâu!
- Quá đi chứ, em cưng, quá đi chứ! Tại sao lại không là ngay tại hôn lễ?
- Tại sao không nhỉ? - Rênata đáp, mắt sáng lên.
- Đúng thế. Tại sao không chứ...
- Anh luôn luôn bảo em là anh ị vào những tên tư sản bẩn thỉu của cái thành phố này. Hãy chứng minh đi! Chơi?
- Chơi!
- Không xì hơi chứ!
- Anh ấy à?
Đấy, thế là thành cái trò con khẹc, do đùa chơi, vì một câu nói. Hết sức nghiêm túc, cả hai đã dựng lên một chương trình hưởng lạc có đặc điểm là chướng tai gai mắt đến tối đa các bậc danh giá của Duyrích được mời tới dự buổi lễ. Mỗi phen Rênata đề xuất một ý mới Cuốc lại bằng sự thách thức ngu xuẩn, đẩy nàng đến giới hạn tột cùng, tỉa tót các chi tiết, thêm thắt vào chương trình. Chủ đề chọn lựa: Tất cả lộn tùng phèo. Còn ba ngày nữa đã làm lễ cưới, chẳng còn chuyện lùi hay cải chính nữa rồi.
Cuốc phiền muộn tưởng tượng ra mình đang đứng trong một khoang rọ kết hoa móc lơ lửng vào một chiếc máy bay lên thẳng, cất bổng lên trời. Chắc chắn một số sinh viên sẽ không để hụt mất cảnh tượng đã được báo tin om sòm trên báo chí địa phương đó, trong con mắt nhẫn nhục và bối rối của cả gia đình hai họ. Sau vụ triển lãm tội nghiệp đó, anh chỉ còn có việc xin từ chức. Để rồi làm cái gì? Anh không biết gì hết. Có thể là thủ quỹ ngân hàng, như bố.
- Cuốc, bố đã bảo con rồi. - Giôxép Hanh đay thêm.- Con đẩy bố mẹ vào trong một tình thế khốn khổ.
- Bố chẳng có chút đầu óc hài hước nào! Cuốc nghiến răng nói.
- Ngộ cái dây cáp nó đứt thì sao? Bà mẹ lo lắng.
Bà cao, to, lì và không thích ra mắt, ngại ngùng khi nghĩ là mình sẽ quấy rầy ai đó.
Bà có hai bàn tay khỏe như tay nông dân, ngón dầy với những móng nhỏ tý mà cái hình lưỡi liềm ớ chân móng thực tế không nhìn thấy được. Những bàn tay dùng để giặt giũ, khâu vá, vồ chụp hay vắt sữa bò. Buổi tối, bà đi ngủ sau cùng, để tự mình xem cho đèn đóm đều tắt hết, bếp núc gọn gàng, cửa khoá kỹ. Ông hút tẩu sau bữa tối và đều đặn đi ngủ vào khoảng giữa tám giờ và tám giờ mười. Không thiếu một lệ bộ nào ở những nhân vật vẽ trên lịch đó, cho đến cả con chim cu trên tường từng khắc, từng khắc một chua loét, điểm nhịp cho cuộc trốn chạy của thời gian mà nó chẳng hiểu vân mòng gì ở đó cả.
- Bố mẹ không thể hiểu được đâu, Cuốc nói. - Rênata nhiều sức sống, Rênata ấy.
- Mẹ sợ là con sẽ mất việc. - Bà Utê cúi xuống nói.
- Thì đã sao, - thầm chia sẻ mối lo của mẹ, nhưng Cuốc huyênh hoang.
- Tất cả những sự hy sinh bố mẹ đã chịu đựng - Bà Utê than thở. - Bố mẹ đã hy vọng... đã muốn...
- Gì?
Cuốc suýt hết lên với bố mẹ: “Các người lại muốn tôi giống như các người chứ gì?” Anh đã giữ lại không buột ra, qua tiếng bố thở dài sườn sượt, hiểu rằng ông đoán được câu mình định nói. Một hành tinh khác, một kích thước khác. Nói cái gì được nhỉ?
- Thôi được... Con phải đi... Váy mẹ đã xong chưa, mẹ?
Bà ra hiệu đã xong.
- Mẹ sẽ thấy! Mẹ sẽ là người đẹp nhất!
Anh sợ cái lúc bà được thả vào trong phòng khách lớn của nhà Clốp, kềnh càng và vụng về như một cỗ cần cẩu, trong một bộ gì đó màu xanh táo gớm ghiếc, lụng thụng may bằng một thứ hàng rẻ tiền. Cái lúc khốn khổ, khốn nạn...
- Chào bố!...
Anh hôn lướt vào hai má ông đỏ gắt và nhẵn mịn.
Cặp má của đứa bé già nua mảnh dẻ không bao giờ trở thành đàn ông được. Và anh, Cuốc, anh có là một đàn ông không đấy?
Dẫu sao anh cùng mặc một cái quần và một trong những cô gái kế thừa giàu nhất thành phố đã chọn anh làm chồng. Anh loạng choạng đi xuống mười bậc thang gác. Khi còn bé, anh thường ngồi lên tay vịn bằng gỗ nhẵn bóng để tụt xuống tận dưới, khoái trá kêu ầm.
*
Trông thấy Vônpôn, ông muốn co rúm người lại. Nhưng bị kích động bởi cái chết cầm chắc và những đau khổ chịu đựng trước khi chết, Moóctimơ Ô Broi liều đương đầu:
- Italô? Tôi thề cả cuộc đời với anh là tôi không hiểu gì về thái độ của anh! Đây là một lầm lẫn kinh khủng!
Vẻ mơ màng, Vônpôn đưa mắt đảo quanh gian nhà kho, trìu mến nhìn những phoi bào, cái cưa, những bức tường đầy mạng nhện, những cái xà to đùng đỡ chống thượng lương mái nhà. Không xa cái cưa, một tấm kim loại đặt trên nền đất nện. Vônpôn ra hiệu cho Pietrô Bêlidôna nhấc nó lên, để lộ ra một cái hố hai mét, sâu tám chục phân. Nó che động cơ chiếc cưa và một đồng hồ điện có cầu dao.
- Để hở cái hố này! - Hắn ra lệnh cho Piêtrô đang xoa xoa bàn tay lấm lem gỉ sắt.
- Italô! - Ô Broi kêu to, thân hình tháp bé dướn hết sức lên. - Tôi được quyền nghe giải thích!
Vônpôn quay lại, tựa như mới thấy ông lần đầu.
- Tao sẽ cho mày lời giải thích!
Hắn dịu dàng cầm lấv cánh tay ông, kéo ông đến cuối gian nhà kho, xa mọi người. Trong lúc đi xe đến đây, máu lại bắt đầu chảy ra ở cái miệng bị thương của Moóctimơ.
Nhưng ông chẳng thiết lau sạch.
- Thế này nhé! - Vônpôn nói bình thản. - Người ta đã ám sát anh tao.
Ô Broi lấy ở trong dự trữ thần kinh cuối cùng của mình ra cái sức mạnh để nhìn thẳng vào Italô.
- Anh nói cái gì với tôi thế nhỉ? - ông nghẹt thở.
- Câm! - Vônpôn quát, cố kiềm chế. - Tao đang nói đấy! Mày cho tao mã hiệu và con số tài khoản mà Giencô sẽ dùng nó để chuyển tiền.
- Italô! Tôi không thể! Thế là phản bội lại Giencô!
Để không giết ông ngay lúc đó, Vônpôn nhắm mắt lại, đưa hai tay lên ôm đầu mình và ra sức bóp cho đến khi dấu cái ngón tay in hằn lên da thịt nhợt nhạt của hắn.
- Nghe tao, thằng thối tha kia, nghe rõ tao nói này! Trước khi tao giết mày, tao đề nghị với mày một cuộc buôn bán. Nếu mày nói ngay ra thì tao sẽ giết gọn mày bằng một viên đạn vào đầu, như một con người. Và tao hứa với mày là con đĩ kia không làm sao cả.
- Thế nào! Anh muốn...
- Nếu mày lần lữa thì rồi thế nào mày cũng phải nói thôi! Nhưng tao sẽ dứt từng mảnh thịt ra để cho mày chết dần dần! Mày quyết định thế nào?
- Italô! Tôi thề với anh là anh nhầm rồi! - Moóctimơ run rẩy nói. - Tôi thề với anh...
- Piêtrô! Đặt cái tấm sát vào chỗ cũ và đưa con tóc vàng lên đấy!
- Không! Như thế không được! - Dada Phini phản kháng. - Tôi dính gì đến các cuộc ẩu đả của các ông đâu. Lão kia, tôi mới biết thôi mà!...
Bêlidôna vặn hai tay ả ra sau lưng và đẩy ả tới tấm kim loại.
- Tôi làm gì bây giờ? - Hắn hỏi.
- Mày treo nó lên, - Vônpôn nói bình thản.
- Lũ đểu! - Dada rú lên.
Ả định đá Piêtrô đang ghì ả đến nghẹt thở ở trong hai cánh tay gấu của gã. Inetx có một phản ứng đáng kinh ngạc:
- Cái trò cứt đái của các ông còn lâu không? Tôi rét. Tôi muốn về.
- Đến đứng cạnh lão kia. – Môri bảo ả, tay chỉ vào Ô Broi.
- Tôi không hiểu họ cần ở ông cái gì? - Inetx nói với Moóctimơ. - Nhưng ông cứ nói với họ đi, ông không thấy là ông nhét tất cả chúng tôi vào thùng cứt đấy ư?
Làm theo cái chớp mắt của Vônpôn, Phôncô Môri nhặt một cuộn dây thừng đưa cho Lanđô. Gã cầm lấy một đầu, ném cuộn dây lên trên xà nhà. Rồi làm một nút thòng lọng, dưới con mắt thích thú của Bêlidôna.
- Quàng vào cổ nó - Vônpôn nói.
Hai con mắt mở to kinh hoàng, với vẻ ngơ ngác trên mặt, Dada đưa mắt cầu cứu một ai đó.
- Moóctimơ! - Ả kêu to lên. – Moóctimơ!
- Để yên cô ta! - Ô Broi tru tréo. - Nhưng để yên cô ta!...
Bẻ ngoặt một cái, Bêlidôna đã trói hai cổ tay Dada ra đằng sau lưng trong khi Lanđô buộc đầu dây thừng vào một cái móc đóng ở trên tường.
- Moóctimơ! - Dada hét toáng lên.
Ả trông thấy ông giẫy giụa thảm hại trong tay Phôncô Môri đang ôm chặt lấy ngang lưng ông.
- Tấm sắt? - Italô nói.
Hết sức kinh hoàng, Dada như một con ngựa mang tròng cổ bắt đầu quay thành một vòng tròn chóng mặt, mù loà, gót một chiếc giày còn lại ở chân ả nện đập xuống tấm sắt. Bêlidôna đưa hai tay nắm lấy rìa tấm sắt kéo ra. Thình lình bị hẫng, Dada quay tít thò lò trên không.
- Bọn ma bùn! - Inetx kêu lên.
Ả định cúi nhặt một cái gì đó làm vũ khí nhưng đã bị một bàn tay chém mạnh vào gáy, rên rỉ ngã khuỵu xuống.
Trong khi Môri buông vội Ô Broi ra để đánh, ả quàng chặt lấy ông. Inetx bắt đầu nôn khe khẽ, môi ghé sát đất, nhờ thế mà ả không thấy hai tròng mắt Dada bật lồi ra trước khi thân hình ả giật lên lần cuối cùng rồi nhũn như một mảnh giẻ lõng thõng.
- Piêtrô! - Vônpôn ra lệnh. - Đi ra giỡn với con mọi đi!
Bêlidôna liếc ngang về Lanđô đang tái mặt, nắm tay lại quan sát Italô mà cánh tay thình lình dài thòng ra một khẩu Mauxơ.
- Baretô! - Không trực tiếp doạ gã, Vônpôn nói. - Cho cái cưa chạy!
Giọng của hắn toát ra một mối nguy hiểm cụ thể đến độ Lanđô đã không hề nhúc nhích khi Bêlidôna bồng Inetx lên để mang ả nửa tỉnh nửa mê ra đằng sau một đống gỗ rồi vất ả xuống một lớp vỏ bào.
- Baretô! - Vônpôn nhắc. - Tớ đã bảo cậu đấy nhé!
Lanđô nhảy xuống cái hố, đẩy thân hình Dada ra để vào được chỗ cầu dao. Gã đóng sập lại. Một tiếng vo vo nhẹ cất lên. Lưỡi cưa bắt đầu quay từ từ, rồi nhanh tít mù.
Để trước hết không nghe thấy điều đang xảy ra ở sau lưng mình, Lanđô ra khỏi hố, bất giác cầm một thanh gỗ đưa vào lưỡi cưa. Lập tức miếng gỗ bị cắt đứt như một que diêm.
- Dẫn nó đến! - Italô bảo Môri.
Phôncô đẩy Moóctimơ đi, vẫn giữ hai tay ông bẻ quặt ra sau lưng. Vônpôn vờ không thấy gì cả. Người ta nghe thấy Bêlidôna gầm: “Con đĩ”, những tiếng đánh, đấm và vật lộn huỳnh huỵch.
- Baretô, đặt nó nằm trước lưỡi cưa và giữ chặt lấy nó.
Sợ mê đi, Ô Broi muốn nói lắm, tuyệt vọng làm hiệu mà không thốt ra được một lời nào. Bị Phôncô Môri và Lanđô túm chặt lấy, ông thấy mình nằm dài trên mặt thép của bàn cưa, cổ cách lưỡi cưa rung bần bật có mười phân. Vônpôn túm tóc ông nhấc đầu lên:
- Tao nghe mày nói đây!
Nôn ra mật xanh mật vàng, Moóctimơ muốn sống, đã cố vượt qua nỗi kinh hoàng để nói ra được hai âm tiết của cái tên mã hiệu Đôn Giencô đã chọn:
- Mama! Mama!
Nhưng Vônpôn không biết rằng ông ta vừa giao nộp cho hắn một nửa cái câu trả lời hắn hằng mong ước. Hắn ngỡ chữ đó đến từ ruột gan Ô Broi, vì quá sợ, chỉ là một tiếng kêu cứu cuối cùng, một lời cự tuyệt cuối cùng. Tất cả đổ nhào trong người hắn. Trong chớp mắt, mặt hắn ướt đẫm mồ hôi, những vệt trắng dài loa loá hiện ra trước mắt hắn, kéo rất nhanh theo những hình ảnh... Anh hắn bảo hắn sau khi ngã xe đạp: “Đừng sợ... Không đau đâu...!, và Angiêla, vợ hắn, mà hắn ngỡ cảm thấy ở lưỡi cái mùi vị ấm áp của đầu vú, và Giencô nữa, còn sống hay đã chết, chết, cái chân...
- Thằng khốn - Hắn thét. - Khốn... - thình lình hắn quên phắt mình là ai và tại sao ở đây, đến chỗ này làm gì...
Khi những tia lấp loá ngừng nhảy múa quay cuồng, hắn thấy mình vẫn túm đầu Ô Broi, với nắm tóc ông ở trong tay. Vẻ ngu ngơ, thẫn thờ, hắn ngước mắt lên, Lăngđô Baretô và Phôncô Môri đang lúng túng quay mặt đi.
Hắn nhận ra người hắn đầy máu.
Lúc ấy hắn mới thấy chẳng còn cái gì gắn liền cái đầu máu me hắn cầm trong tay với cái thân người của Ô Broi nữa.
Cùng với cái đầu, hắn vừa cắt mất sợi dây cuối cùng nối hắn với hai tỷ đôla.
Đồng Tiền Thấm Máu Đồng Tiền Thấm Máu - Pierre Rey Đồng Tiền Thấm Máu