This will never be a civilized country until we expend more money for books than we do for chewing gum.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Tác giả: Thuỳ An
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: ngoc mai nguyen
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1321 / 10
Cập nhật: 2016-04-09 07:25:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ời hẹn của Phương khá sốt sắng, nhưng không biết có thật lòng không. Cái thằng Phác này, lòng dạ thật tiểu nhân. Đối với con gái, chẳng những không ga lăng, mà còn giở thói bạo lực. Nếu không có Nam, chắc cái trò “thọc gậy bánh xe” của Phác đã làm cho Thanh Phương phải u đầu mẻ trán. Hồi nãy, trước khi ra về, Nam nghe Phác bảo với Sa và Hoa: “Hai bạn xem bộ khoái điểm 10 quá nên quên đi mối thù với con Phương rồi phải không?”. Sa nói: “Mối thù gì chớ”. Hoa liếc Phác: “Thôi đừng có nhiều chuyện”. Phác khích: “Nó đã xúc phạm chúng ta, dám chê những tiết mục văn nghệ của chúng ta, phải cho nó một bài học mới được. Hai bạn đồng ý không?”. Hoa lắc đầu: “Không, tui sợ cô Nhung lắm”. Sa lảng ra: “Tui về đây”. Phác tức tối nhìn theo, lẩm bẩm: “Đồ hèn nhát. Tao sẽ cho con nhỏ đó biết thế nào là lễ độ”. Nam thấy Phác đi về phía vườn sinh vật cuối sân trường, lấm lét nhìn trước nhìn sau, rồi rút một cây sào dài trên giàn cây leo, ra khỏi trường bằng lối cửa sau. Linh tính… Sơ Lốc Hôm cho Nam đoán ra rằng, Phác sắp làm một chuyện mờ ám không có lợi cho Phương, nên quyết định bám theo. Nhờ vậy, Nam mới có cơ hội cứu Phương thoát khỏi âm mưu của Phác. Sau vụ “anh hùng cứu mỹ nhân” vừa rồi, không biết Phương có chịu nghe lời cô Nhung mà nghĩ lại cho Nam không?
Mẹ chờ Nam bên bàn ăn.
- Sao con về trễ vậy?
- Dạ… hôm nay có buổi họp với cô chủ nhiệm.
Đành phải nói dối thôi. Không lý cho mẹ biết chuyện Nam suýt đánh nhau với Phác, mẹ càng lo thêm.
- Ăn cơm đi con.
Đầu óc chợt quay cuồng bao ý nghĩ khiến Nam bỗng no ngang. Thời gian không chờ đợi ai, vậy mà đến bây giờ Phương vẫn chưa có được thành quả nào, lại còn gây ra biết bao “ân oán” phiền phức. Muốn giúp Phương, nhất định Nam phải có một tiết mục văn nghệ vượt trội để được chọn. Nam ăn cơm thật nhanh rồi dọn mâm xuống bếp. Ban trưa yên tĩnh, Nam nghe rõ tiếng thở đều đều của mẹ từ buồng trong vọng ra, lòng nhẹ nhõm. Từ hôm ở bệnh viện về, mẹ Nam không còn lên cơn đau tim nữa, sức khỏe bà diễn biến tốt, bà ăn ngon, ngủ được, sắc mặt hồng hào hẳn ra. Ba Nam dạo này cũng khá, tiền bạc tương đối ổn định vì ông chạy xe cẩn thận nên được rất nhiều khách tín nhiệm. Đa số là quí vị phụ huynh nhờ đón đưa các cậu ấm cô chiêu đi học, sau đó là đi giao hàng, lấy hàng… cho những người quen trong xóm hoặc ở các chợ gần nhà. Ba Nam không nhận lời chở mối xa nữa, ông dành thời gian cho gia đình, chăm sóc mẹ Nam nhiều hơn.
Rửa chén bát xong, Nam không ngủ trưa như thường lệ, mà chạy lên gác tìm “cây đàn bỏ quên”. Đã lâu, Nam không đụng đến những phím đàn quen thuộc này bởi nhiều lý do. Ngoài việc bận rộn học hành, ôn thi chuyển cấp, lý do quan trọng nhất là căn bệnh của mẹ Nam cần được chăm sóc, cần được nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, nên Nam tạm quên đi những giây phút thư giãn, không đàn, không hát, dành hết thời gian rảnh rỗi cho mẹ.
Nam thận trọng gỡ tấm nylon bọc ngoài bám đầy bụi, cuộn tròn lại cho vào thùng rác, rồi dựng cây ghi ta vào tường, lùi xa ra, ngắm nghía. Một cảm giác thân quen ấm áp lòng Nam. Cây đàn này là phần thưởng dành cho Nam trong một lần dự thi văn nghệ cấp phường, thành quả sự dìu dắt của bác Chu suốt mấy tháng trời. Từ đó, Nam có mỹ danh là “ngôi sao nhỏ” với tài nghệ vừa hát vừa tự đệm ghi ta cho mình. Gần hai năm qua, ngôi sao xưa đã lớn, đã nhạt nhòa, biết còn cơ hội tỏa sáng nữa không? Nam nâng đàn lên… Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu… (bài Phượng Hồng của Vũ Hoàng phổ thơ Đỗ Trung Quân). Tay Nam bỗng nhói đau. Không xong rồi, những sợi dây đàn bị sét lam nham, làm sao tiếp tục được? Phải mua bộ dây khác thôi.
Nam ra đến đầu hẻm, vừa lúc gặp Trang chở Hà trên xe đạp đi ngược chiều. Nam quay xe chạy theo:
- Hai bạn đi đâu vậy?
- Tới nhà Phương.
- Họp ban Văn nghệ hả?
- Đâu có, tới chơi thôi.
- Cho tôi tháp tùng với.
Hà bấm lưng Trang. Trang nói:
- Không biết nhỏ Phương có chịu không.
Nam cười:
- Phương đuổi thì tôi về, có sao đâu.
Phương vui vẻ mở cổng mời cả ba vào nhà. Lòng Nam bỗng vui khi thấy Phương không nhìn mình bằng đôi mắt ác cảm nữa. Hà nói nhỏ:
- Hiện tượng lạ.
Trang gật gù:
- Chắc lát nữa trời mưa to.
Nam cười thầm, tại vì hai bạn không biết vụ án “thọc gậy bánh xe” vừa mới xảy ra hồi trưa nay đấy thôi. Phương đem ra 3 ly nước mát, nhìn Nam rồi bảo với Trang và Hà:
- Sẵn có trưởng lớp, chúng mình họp luôn đi. Trước mắt, mỗi bạn phải cứu Phương bằng một tiết mục văn nghệ. Cố gắng lên, mình tin là sẽ không tệ đâu.
Nam hăng hái:
- Tôi xin đăng ký bài Phượng Hồng, vừa hát vừa tự đệm ghi ta.
Ba cái miệng xinh xinh há hốc vì khâm phục:
- Nam… Nam… được hả?
Nam gật đầu:
- Được, nhưng để tôi dượt lại đã. Bỏ lâu quá, e hơi bị quên.
Phương phấn chấn lấy giấy bút ra, tay thoăn thoắt, mồm liếng thoắng:
- Nam… bài Phượng Hồng, Trang… bài gì? Hà nữa, nhanh lên.
Trang để tay lên cổ, ho khan. Hà lấy khăn giấy xịt mũi. Phương trừng mắt:
- Chúng mày giở trò gì thế?
Trang nhìn Nam, Nam nói đỡ:
- Phương để Hà và Trang đăng ký sau, được không?
Phương chần chừ. Hà vỗ vai Phương:
- Mày yên tâm đi. Hôm nay bất ngờ quá, đâu có định họp hành gì.
Phương gật đầu:
- Thôi cũng được. Chúng mày hứa rồi đó nha.
Nam hỏi:
- Còn Phương? Bạn có định tham gia mục gì không?
Phương ấp úng:
- Tui định hát bài Tuổi Đời Mênh Mông…
- Hay đấy.
- …Nhưng bị đụng hàng.
- Đụng thì đụng, sợ gì chớ. Phương cứ tập hát cho thật nhuyễn, tui sẽ đệm cho.
Hà nói:
- Hình như có ban nhạc của nhà trường lo phần đệm.
Nam lắc đầu:
- Làm gì có, tôi hỏi kỹ rồi. Chỉ khi nào tiết mục lớp mình được thầy Tú chọn kia.
Trang lo lắng:
- Vậy biết làm sao đây? Nam có đệm nổi cho cả ba đứa tui không?
Nam đứng dậy:
- Yên tâm. Bây giờ tôi phải đi mua bộ dây đàn, tập dượt lại một chút. Các bạn chuẩn bị bài đi nhé.
Nam vừa đạp xe vừa run. Khó khăn lắm mới giảng hòa được với đám con gái, bây giờ mà từ chối: “Tôi đệm không nổi, các bạn tự lo đi!” thì mặt mũi Nam biết để đâu? Phải nói cứng thôi. Một mình Nam không kham nổi, nhưng có quí nhân ở cạnh nhà, còn lo gì nữa! Thay bộ dây mới xong, Nam hăng hái xách cây ghi ta qua nhà bác Chu. Bác đang chăm sóc vườn, hai tay lấm lem đất cát.
- Bác trồng cây gì thế ạ?
- Trồng gì chớ. Bác đang nhổ cây đây nè, không biết lá lốt đâu mà mọc tùm lum ra, hái để mai làm bò cuốn lá lốt rủ ba cháu qua nhậu một bữa.
- Ba cháu bỏ rượu rồi bác ơi.
- Bỏ với ai chứ với bác thì phải nể mặt chứ. Nam vô tửu như kỳ vô phong ha ha ha…
Bác dừng tay nhìn Nam, ngạc nhiên khi thấy cây đàn:
- Chà, lâu ngày dữ.
Nam cười, so dây, dạo một giai điệu nhẹ nhàng. Bác Chu nhăn mặt, lắc đầu lia lịa:
- Phô quá cậu bé ơi, nghe đau tai quá.
Nam mất hứng, tẽn tò:
- Tại cháu bỏ đàn lâu quá.
Bác Chu gật gù:
- Nói vậy còn nghe được. Thôi vào nhà chơi, chờ bác tắm một lát, bác sẽ giúp cháu lấy lại phong độ xưa.
Bác Chu tỏ ra vui mừng khi biết Nam sắp dự cuộc thi hát. Bác chỉnh lại dây đàn rồi bảo Nam hát thử cho bác nghe… Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…
- Khá lắm, giọng cháu vẫn tốt như xưa.
Nam ngập ngừng:
- Cháu muốn tự đệm đàn, có được không ạ?
- Được quá đi chứ. Nhưng phải tập kỹ à nghen. Bác đã soạn hòa âm mới cho bài Phượng Hồng này, hay hơn trước nhiều.
Nam hoảng:
- Thôi bác ạ, cháu đệm theo bài cũ được rồi.
- Thằng nhỏ này, sao không có chí cầu tiến gì cả vậy?
- Thời gian cấp bách lắm.Vả lại, cháu còn muốn nhờ bác… bác có đồng ý không ạ?
- Đồng ý… cái gì mới được chứ. Cháu có khùng không hở Nam?
Khi người ta hưng phấn quá thì có thể trở thành khùng điên một chút. Tâm trạng Nam bây giờ đang vui. Niềm vui vừa tràn đến bất ngờ khi mọi hiểu lầm giữa Nam và Phương đã được hóa giải, Nam lại còn được ba cô bạn nhỏ tin tưởng nhờ đệm đàn cho các tiết mục sắp tới nữa. Phải nhờ ông nhạc sĩ này thôi.
- Ý cháu là… nhờ bác soạn hòa âm cho ba người bạn của cháu, rồi bác… dạy cháu đệm những bài mới này.
- Bài mới là bài gì? Đưa cho bác xem trước.
- Dạ để ngày mai…
- Cũng được. Bây giờ cháu lo phần của cháu đã.
Bác Chu mở hộc bàn, tìm bản nhạc Phượng Hồng có ghi phần hòa âm rõ ràng, trải lên bàn, bảo Nam:
- Cháu đánh thử xem.
Nam luống cuống:
- Cháu quên…
Bác Chu sửa những ngón tay Nam:
- Không sao. Quên thì cố nhớ lại. Bác giúp cháu mà.
Bác dùng bút chì đánh dấu thêm một vài chỗ. Nam theo đó bấm nốt, ban đầu chập choạng, sau nhanh dần. Bác Chu mỉm cười hài lòng:
- Cháu thông minh lắm.
Nam say sưa đàn, quên cả thời gian. Bóng tối tràn vào phòng, bác Chu đứng dậy bật đèn. Nam đứng lên theo:
- Cháu xin phép về kẻo mẹ cháu trông.
- Ừ, cũng trễ lắm rồi.
- Thưa bác, cháu đàn như vậy, đã tự đệm để hát được chưa ạ?
Bác Chu gật đầu:
- Cháu thử tập đi. Ngày mai hát cho bác nghe, bác sẽ góp ý.
Tối nay, ba Nam về muộn nhưng mẹ Nam vẫn chờ bên mâm cơm đạm bạc.
- Nam à, con có đói thì ăn trước đi.
- Dạ không, con chờ ba về cùng ăn cho vui.
Nam lên gác, ra bao lơn nhìn suốt con hẻm, mong chờ bóng xe quen thuộc của ba. Đèn đường bật sáng, soi lên những mái nhà chen nhau san sát, những hàng hiên nhô ra thụt vào lộn xộn và những dáng người mệt mỏi trở về nhà sau môt ngày làm việc nhọc nhằn. Vẫn chưa thấy ba. Nam quay vào, lấy đàn tập lại bài hòa âm mới… Mối tình đầu của tôi, là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp, là áo ai bay trắng cả giấc mơ…
Có tiếng mẹ Nam:
- Nam ơi.
Rồi tiếng ba dựng xe nơi góc nhà. Ba về hồi nào Nam cũng không hay. Nam có cái tật sửa hoài không được. Đó là khi chú tâm vào một việc gì là Nam không còn biết mọi sự cố xảy ra chung quanh, cho dù trời có sập xuống! Nam để đàn lên sàn gác, nhảy xuống những bậc thang. Gia đình quây quần dưới ánh đèn néon ấm cúng. Mẹ Nam giở lồng bàn. Ba Nam nói:
- Anh đã dặn, em quên rồi sao. Đừng nấu canh rau muống, em đang bị nhức mình mà.
Mẹ Nam cười dịu dàng:
- Không sao đâu. Em bớt rồi.
Nam xới cơm cho ba:
- Mẹ biết ba thích canh rau muống, con cũng thích nữa.
Ba Nam nhìn mẹ:
- Vậy thì để cha con anh ăn thôi nhé. Ý quên…
Ba Nam đứng dậy:
- Có quà cho hai mẹ con đây.
Ba Nam đến lấy một gói nhỏ treo trước đầu xe:
- Hồi nãy chở khách ngang qua chợ Cũ mua thịt quay, thấy ngon quá nên anh cũng mua luôn hai lạng – Ba cười, âu yếm bảo Nam – Xới cơm nhiều nhiều lên cho mẹ nhé.
Chuông điện thoại reo. Ba Nam dừng ăn. Nam bỏ đũa xuống:
- Để con nghe cho.
Nam chờ chuông reo lần thứ ba mới nhấc máy:
- A lô.
- Thưa, có phải nhà của bạn Nam không ạ?
Tim Nam đập rộn ràng trong lồng ngực khi nhận ra tiếng Phương. Nam reo:
- Phải Phương không? Nam nè. Có chuyện gì vậy?
- À… có. Chủ nhật Nam có bận gì không?
- Không. Nam rảnh mà.
- Hai nhỏ Trang và Hà chọn được bài hát rồi. Ngày mai, Nam đem đàn đến nhà Phương đệm cho tụi này nhé.
Trời Phật! Có chết Nam không. Bài hát của Nam còn lo chưa xong, nói gì đến chuyện tập tành cho người khác. Mấy năm trời không cầm đến cây đàn, tay chân cứng ngắt, giờ muốn dượt lại phải cần thời gian, đâu thể nhìn vào nhạc là đệm ngay được. Ai biểu Nam tài lanh, nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy. Làm sao bây giờ?
- Nam, Nam… Nam còn ở đó không?
- Ờ… còn… ngày mai Nam sẽ qua.
- Cám ơn Nam trước. Chào.
Nam và lẹ chén cơm rồi nhảy lên gác. Cây guitare nằm im trên sàn, nước gỗ ánh ngời, kết quả một ngày Nam ra sức lau chùi, đánh bóng. Nam nâng đàn lên, những sợi dây mới tinh, mềm mại không làm dịu bớt bao nhiêu nỗi thắc mắc tràn ngập hồn Nam. Chả biết Trang và Hà chọn bài hát gì? Khó hay dễ? Liệu Nam có đệm theo được không? Cầu cứu bác Chu là cái chắc rồi, nhưng bác cũng chỉ giúp Nam soạn hòa âm thôi, phần còn lại là tùy thuộc vào “tài nghệ” của Nam thôi.
Nam không ngủ được vì lo. Trăn qua trở về, lại ngồi dậy tập đàn… Cánh phượng hồng ngẩn ngơ, mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ lên cây…. Khung trời ngoài cửa sổ đen thăm thẳm.
Nam dậy thật sớm, chạy qua nhà bác Chu nhờ cứu viện. Bác sốt sắng:
- Được, được. Bảo chúng nó đến đây, bác cố vấn cho.
Đôi Bạn Đôi Bạn - Thuỳ An Đôi Bạn