To read a book for the first time is to make an acquaintance with a new friend; to read it for a second time is to meet an old one.

Chinese Saying

 
 
 
 
 
Tác giả: Thuỳ An
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: ngoc mai nguyen
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1321 / 10
Cập nhật: 2016-04-09 07:25:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
nh nắng gay gắt rọi qua cửa sổ, vẽ lên sàn nhà, mặt bàn và cả trên lưng áo học sinh những đường nét lung linh, nóng bỏng. Phương nghiêng mình, ngồi dịch vào trong tránh nắng, đẩy mạnh vào người Trang. Hà ngồi ngoài cùng, níu chặt mép bàn, hét lên: “Té, té…”. Cô Nhung đang viết bảng, dừng tay, quay lại:
- Các em làm gì vậy, ồn ào quá!
Phương nhíu mắt nhìn ra cửa sổ rồi quay vào:
- Thưa cô, tại… nắng…
Cô trừng mắt:
- Thì đóng cửa sổ lại. Em không biết động não sao?
Lớp trưởng Nam đứng dậy, ra tay nghĩa hiệp. Những cánh cửa sổ khép lại, những bóng đèn néon được bật lên, lớp học trở nên ngột ngạt, nóng bức. Lại lao nhao:
- Nực quá, nực quá!
- Nam ơi, bật quạt lên.
- Tối quá, không thấy gì trên bảng hết, cô ơi.
Cô gõ thước lên bàn rầm rầm nhưng vẫn không át được tiếng xôn xao. Cô nhìn xuống lớp:
- Nam, mở cửa ra đi em – Rồi bảo học sinh – Các em chịu khó nhé, viết trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ bị hư mắt lắm.
Im lặng trở lại. Những ánh mắt chăm chú nhìn lên bảng, những nét bút lướt đều trên trang giấy. Viết xong chữ cuối cùng, cô Nhung vẫn cầm viên phấn giữa hai ngón tay, quay lại âu yếm nhìn đám học sinh. Có tiếng gõ nhẹ trên cánh cửa. Thầy Tú xuất hiện, bóng đổ dài trên nền gạch hoa. Cả lớp đứng dậy. Thầy đưa tay cho phép ngồi, rồi nhìn cô:
- Xin chị vài phút.
Cô rời bục giảng, nói với thầy:
- Anh cứ tự nhiên.
Có tiếng xuýt xoa. Hôm nay, thầy ăn mặc thật diện. Quần tây xám đậm, áo sơ mi xám nhạt, cà vạt hoa văn cùng màu. Thầy bước đến giữa lớp, trừng mắt. Những cái miệng vừa mở ra định cười chợt nín bặt, những bàn tay đặt bút xuống, vòng lại ngay ngắn. Thầy tỏ vẻ hài lòng, ánh mắt trở nên thân thiện:
- Thầy vừa đi họp trên Sở về. Năm nay Sở tổ chức cuộc thi văn nghệ giữa các trường cấp 3 trong thành phố. Trường chúng ta đã đăng ký tham dự. Thời gian còn dài, trước mắt sẽ có cuộc tranh tài giữa các lớp để chọn ra những tiết mục đặc sắc nhất, có thể là đơn ca, song ca, tốp ca hoặc là kịch… Lớp trưởng đâu nhỉ?
Nam đứng dậy. Thầy nhìn bao quát lớp:
- Lát nữa lớp trưởng sẽ lên văn phòng đọc kỹ thông báo về cuộc thi, rồi phổ biến chi tiết cho các em – Thầy nói với Nam –Em nhớ động viên các bạn tham dự nhé.
Nam ngập ngừng:
- Thưa thầy, lớp em… lớp em thi… không nổi đâu ạ.
Thầy Tú trợn mắt:
- Em nói cái gì vậy? Chưa đánh đã đầu hàng. Tinh thần phấn đấu của em đâu? Em có xứng đáng làm lớp trưởng không? Hả?
Cô Nhung lắc đầu mỉm cười, rồi đến bên thầy, nói nhỏ:
- Anh bớt nóng, để tôi…
Thầy Tú bối rối, mặt thoáng đỏ:
- Ấy chết, xin lỗi chị. Tôi xin phép.
Thầy bỏ ra ngoài một nước. Nam vẫn đứng yên. Cô Nhung lừ mắt:
- Ngồi xuống, định đứng đây ăn vạ sao. Em phát ngôn bừa bãi làm cho cô mất mặt quá. Có gì vướng mắc cứ bàn với cô và bạn Phương. Phương là trưởng ban Văn Nghệ lớp, em quên rồi sao?
- Thưa cô, bạn Phương… đâu có làm được gì ạ.
- Im đi, lại nói sai nữa rồi. Sao em thiếu tự tin vậy?
Cô đưa tay xem đồng hồ:
- Thôi, chuyện này để bàn sau. Sắp hết tiết rồi, các em chép bài nhanh lên.
Chuông reng báo giờ ra chơi. Cô nhắc Nam lên văn phòng xem thông báo về cuộc thi. Một vài bạn tò mò chạy theo Nam, nói cười ầm ĩ. Vừa bước xuống cầu thang, Nam chựng lại vì một tiếng kêu chát chúa:
- Nam, đứng lại coi.
Tiếng chân dồn dập phía sau, rồi một gương mặt đằng đằng sát khí dí sát vào Nam:
- Nam lập lại một lần nữa xem.
Chưa bao giờ Nam thấy Phương giận dữ như lúc này. Tim Nam đập mạnh:
- Lập lại… lập lại cái gì cơ?
Cô trưởng ban Văn Nghệ hét lớn:
- Thôi đừng giả nai nữa. Tại sao Nam nói tôi là “vô tích sự” hả? Hả?
Từ “hả” sao nghe quen quá. Đúng rồi, thầy Tú cũng vừa nạt vào mặt Nam đấy thôi. “Em có xứng đáng làm lớp trưởng không? Hả?”! Nam nghĩ là xứng đáng. Nam “đắc cử” chức vụ lớp trưởng 10A1 cũng nhờ các bạn thương mến, tin yêu. Từ đầu năm đến giờ, Nam đã giúp cô chủ nhiệm làm biết bao nhiêu việc, đạt khá nhiều thành tích. Nam đã không phụ lòng tín nhiệm của các bạn, như vậy, Nam đâu có lỗi gì. Nam thu hết can đảm:
- Tôi nói bạn vô tích sự hồi nào? Đừng vu khống à nghen.
Bạn bè hiếu kỳ đứng lại xem. Phương không thèm mắc cỡ, nắm lấy áo Nam:
- Nam nói tôi “không làm được gì” có nghĩa là “vô tích sự”, đúng chưa?
Nam giật mạnh tay áo:
- Chưa đúng.
Nam chạy thật nhanh về phía văn phòng. Phương tức tối nhìn theo. Bạn bè giãn ra, bàn tán theo hai chiều ngược nhau:
- Con gái gì mà chằn quá.
- Thằng Nam không có nghĩa khí gì cả. Nam nhi đại trượng phu, tại sao biết nói mà không biết nhận chứ.
- “Không làm gì được”, tức là “vô tích sự”, chớ còn gì nữa.
- Thằng Nam không có ý đó đâu.
Ban Văn nghệ họp trên chiếc ghế đá dưới gốc phượng, tán lá dày tỏa bóng mát một khoảng sân. Nét mặt Phương vẫn còn khó đăm đăm. Trang lên tiếng:
- Mày giận làm gì. Hãy chứng tỏ cho tên Nam biết thế nào là trưởng ban Văn nghệ chứ.
Hà uốn mình kêu răng rắc:
- Ôi mỏi quá – Rồi ngồi thẳng dậy, tựa lưng vào ghế – Đúng đó Phương, mày hát hay thấy mồ. Chỉ cần một tiết mục đơn ca chứ gì? Chuyện nhỏ!
Trang đập vào vai Hà:
- Mày đừng có mà huyên thuyên. Chờ tên Nam đi xem thông báo về phổ biến xem sao.
Phương đứng dậy:
- Không thèm chờ. Chúng mình cùng lên văn phòng đi.
Nội dung bản tin không khác lời thầy Tú bao nhiêu, nghĩa là mỗi lớp phải có ít nhất là một tiết mục văn nghệ, bắt buộc phải đăng ký trước ngày…
Giờ sinh hoạt, Nam phổ biến thông báo rồi nhìn về phía Phương:
- Bây giờ, xin mời trưởng ban Văn Nghệ cho ý kiến.
Cô Nhung nhìn Phương khích lệ. Phương cầm cây bút và tờ giấy trên tay, đứng dậy, bước ra, đi dọc theo hai dãy ghế:
- Các bạn ơi, mình có ý kiến là, bạn nào có khả năng ca hát, múa hoặc là biết đánh đàn, đóng kịch… hãy ghi tên. Chúng ta sẽ họp lại, chọn tiết mục rồi cùng nhau tập dượt.
Cả lớp im re. Những ánh mắt chiếu vào Phương như quan sát một sinh vật lạ từ ngoài hành tinh lạc vào lớp 10A1 này. Phương muốn khóc quá. Cô Nhung đến bên Phương, để tay lên vai Phương xoa nhè nhẹ. Cô nhìn đám học sinh:
- Các em lên tiếng đi chứ. Cô báo tin vui nè, em nào đăng ký tham gia văn nghệ sẽ được 10 điểm hạnh kiểm.
Bông hoa điểm mười có tác dụng đánh thức lòng nhiệt tình cống hiến, kích thích những cái đầu ngọ ngoạy, nghiêng qua nghiêng về nghe ngóng tình hình, xem bạn nào can đảm đăng ký đầu tiên. Một cánh tay, rồi nhiều cánh tay thi nhau đưa lên cao:
- Phương, ghi tên tui nè.
- Phương ơi, tui biết hát.
- Ngâm thơ được không Phương?
- Tui múa dân tộc nghe Phương.
Phương vui mừng, ghi lia lịa. Gần một nửa lớp bỗng trở thành nghệ sĩ. Cô Nhung gõ thước lên bảng:
- Các em phải thành thật, không được ghi tên ẩu đâu nhé.
Nam dội một gáo nước lạnh:
- Thưa cô, em đề nghị, trò nào nói xạo, cô sẽ cho số không hạnh kiểm…
Phương trừng mắt:
- Nam không được phá hoại.
- Phá hoại gì chứ. Ví dụ cho Phương nghe nè, bạn Phác một nốt nhạc bẻ đôi không biết mà hát hò gì, bạn Sa thì đọc thơ chua như giấm, bạn Hoa thì đầu đuôi như hột mít mà cũng đòi múa…
Phương hét:
- Nam im đi.
Cô Nhung nhìn Nam, lắc đầu:
- Em sai rồi, em không được xúc phạm đến Phác, Sa, Hoa. Quan trọng là nhiệt tình của các bạn. Bạn Phương sẽ biết mình phải làm gì, và trách nhiệm lớp trưởng của em là giúp đỡ cho Phương. Nào, Phương, em hãy làm việc đi nhé.
Danh sách dài thòng trên giấy làm lòng Phương không khỏi lo âu. Lời nhắc nhở và nhận xét của Nam chắc cũng… hơi đúng vì Phương chưa bao giờ nghe Phác hát, giọng Sa nói đã the thé rồi, ngâm thơ làm sao được? Riêng Hoa trông cũng nhỏ nhắn dễ thương, nhưng biểu diễn một bài múa theo điệu nhạc đâu có dễ? Thật ra, chúng có nhiệt tình không, hay chỉ vì điểm 10? Dù sao, cũng phải tỏ ra bản lãnh của một trưởng ban Văn nghệ, Phương tằng hắng:
- Các bạn đã ghi tên hãy cố gắng tập dượt. Chiều nay nhớ đến nhà tui họp nhé.
- Phương ơi, mấy giờ? Mấy giờ?
- Nhớ chờ tui nghe.
Phương cảm thấy vui. Xem ra chúng nó cũng nhiệt tình quá chứ.
Đôi Bạn Đôi Bạn - Thuỳ An Đôi Bạn