Bạn bắt đầu từ đâu không quan trọng, quan trọng là kết thúc ở chỗ nào.

Dorothy Fields & Coleman

 
 
 
 
 
Tác giả: Mạc Thụy
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 65
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 997 / 3
Cập nhật: 2017-08-25 13:40:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Mấy Thú Vui Vặt Vãnh
ột bữa nọ, một người bạn chợt hỏi ngang: “Mày thương bản thân tới mức nào?”. Tôi ngắc ngứ. Chà, phải thừa nhận rằng ai cũng rất thương bản thân mình, và đinh ninh như thế, nhưng để hỏi thương cỡ nào, thương ra làm sao thì không tài nào nói được. Chỉ biết thương là thương vậy thôi, mà cũng không chắc vậy là có thương thật không, hay chỉ là lầm tưởng.
Chuyện lầm tưởng là nhiều. Nếu thật sự thương thân-ta-này, thì sẽ không để nó phải quay quắt quá lâu trong sầu não và buồn bã, sẽ không để nó phải bám bụi rong rêu của ủ rũ và nhếch nhác, sẽ không để nó phải gồng lên cùng nhiều gò bó…
Nếu thật sự thương bản thân, người ta sẽ có những thú vui thật đáng yêu để chiều chuộng bản thân. Những thú vui đáng yêu như một liệu pháp dung dưỡng tâm hồn và giúp người ta chẳng hề thấy lẻ loi trong tinh cầu của riêng mình. Thỏa thuê với bản thân một mình cũng là một nghệ thuật của những cảm xúc.
Một bữa nọ, tôi nghe chàng Lê Hiếu hát ngân nga buổi sáng: “Ðôi lúc tôi hay ngồi một mình và hát vu vơ”. Giật mình, rồi tự dưng phì cười như thể ai đó đã đọc vị được bản thân vậy. Tôi chợt nghĩ, khi chúng ta ở bên cạnh nhiều người, chúng ta sống cuộc đời của đời sống chung; chỉ khi chúng ta một mình, chúng ta mới được là chúng ta và sống đời sống riêng của chính chúng ta. Muốn thấu cảm về một ai đó, chỉ cần nhìn xem lúc một mình, anh ta thường làm những gì. Bởi, khi một mình, người ta có thể dễ dàng cởi bỏ tấm áo khoác vẫn khoác lên mình, có thể chẳng cần nhọc lòng gồng gánh cái thân xác mệt nhọc này.
Tôi thích ngồi viết tay lúc được một mình. Những khi đi cà phê hay thảnh thơi ngóng chờ, sẽ thường mân mê giấy bút, viết ra vài câu thơ, lời nhạc mà mình rất yêu thích; có khi chỉ là những suy tưởng phiêu diêu nhất thời nảy ra trong đầu bởi chất men đắng. Những con chữ uốn lượn cũng là một cách bộc hiện cảm xúc thật hay. Người đang buồn bã, cô quạnh thì nét chữ thường sẽ rời rạc, mỏng manh, yếu ớt. Người đang vui mừng, phấn khích thì nét chữ sẽ nhanh nhảu, phóng khoáng, còn người đang hạnh phúc thì nét chữ sẽ uốn lượn nhiều, bay bướm nhiều.
Tôi cũng thích viết thư tay nữa. Những lúc không quá gấp gáp, tôi thường viết giấy nhắn hay vài dòng nắn nót gửi lại cho ai đấy. Và, cũng thích thú vô cùng khi nhận được thư tay từ ai đó. Cảm giác mân mê cái bì thư bằng giấy còn rõ mùi keo dán, lần mò mở nó ra và lần giở bức thư kín những con chữ mà ai đó đã kiên nhẫn ngồi viết cho mình. Và yên tâm rằng, cảm xúc và chữ nghĩa trong ấy là rất chân thật, không phải được soạn thảo sẵn để gửi trong vài giây; và vì ngồi thầm thì lâu bên trang giấy nên cảm xúc người ta cũng bình tĩnh, cân bằng trở lại, chứ không phải là những phấn khích, hân hoan nhất thời.
Ðôi lúc khi một mình, tôi hay mở một đĩa nhạc ưa thích, ôm lấy quyển sách ưa thích, nằm dài thõng thượt bên cửa sổ hiu hiu gió, vừa đọc sách, vừa nghe nhạc, và miệng nhấm một thanh sô-cô-la đắng. Tôi gọi đây là thú vui quá sức nuông chiều bản thân. Những lúc ấy, mường tượng mình là con mèo mướp lười biếng sưởi nắng bên khung cửa mùa đông. Con mèo mướp lim dim đầy mơ màng đợi chờ người đến đánh thức nó, đợi chờ người đến bế thốc nó lên và ôm sát vào lòng với đầy những ve vuốt, âu yếm.
Một thời, tôi nhớ, người ta hay hỏi han nhau cuốn sách gối đầu giường của bạn là gì. Một thời, tôi nhớ, văn hóa đọc vẫn còn ở đỉnh cao, trước khi cuộc xâm lăng của công nghệ nghe nhìn diễn ra. Tôi vẫn giữ cho mình thói quen đọc sách, vẫn để một cuốn sách mến thương cạnh chỗ ngủ. Có khi là một cuốn thư tình của Trịnh Công Sơn, hay là tiểu thuyết đầy những góc khuất bí ẩn của Haruki Murakami, hay là những mảnh truyện đời buồn, lạnh băng của Nguyễn Ngọc Tư. Ðây, chính là nó, một góc nhỏ của nghệ thuật cảm xúc mà tôi đã nói khi người ta một mình.
Ðôi lúc khi một mình, tôi thường thong dong đi dạo dưới những hàng cây tăm tối, để nhìn nghiêng trông đời buồn rũ rượi tới chừng nào; hay đi dạo về miền giáo đường, nhìn tượng chúa buồn dõi theo nhân loại, chờ tiếng chuông chiều ngân vang, hỏi lòng chộn rộn nhớ ai không.
Tôi sẽ đi một mình và mặc cho những suy tư nhảy nhót trong tâm óc, nhưng chân vẫn bước đi hoài, bước đi đầy ngẫu hứng và không chủ đích, bước đi trong khắc khoải với chút hi vọng về một cuộc hạnh ngộ nào đó. Thầm mơ tưởng sẽ gặp được một kẻ đồng điệu thi vị lạc mùa. Là hai con người lạc mùa tìm thấy nhau giữa đông đúc và nhanh hun hút. Nhưng mà, tôi thì vẫn đi mà đường thì vẫn hun hút.
Ðôi lúc khi một mình, à không, khi đã chán một mình vào những lúc nhàn rỗi như vậy, tôi sẽ tìm gặp vài con người bên bàn trà. Tôi thích tiệc trà lắm. Nhìn những li tách được bày biện sạch sẽ, tươm tất bên ấm trà nóng và khói bốc nghi ngút; hay là những chiếc bánh con con đầy màu sắc thật là nhiều mê đắm. Thực ra thì, đến một lúc nào đó, trà hay bánh cũng chỉ là một cái cớ để người ta bên nhau và có dịp chuyện trò.
Tôi chọn uống trà vì nó kìm mình lại theo sự chậm rãi của nó. Chẳng phải đời sống ngoài kia đã đủ nhanh rồi hay sao? Tôi chọn uống trà vì những công phu và ý nhị ẩn chứa đằng sau, từ cách rót trà đến thưởng hương và nhấp môi từng ngụm một. Ðầy hồ hởi trong nhẹ nhõm. Với tôi, đây cũng là một phần thưởng lớn khác dành để chiều chuộng bản thân.
Ðôi khi, một mình chưa hẳn đã là một nỗi buồn mang tên cô đơn. Nó cũng có thể là một chuỗi nhiều thương mến cho riêng ta. Tôi gấp lại quyển sách vừa đọc và thì thầm với gió lời Trịnh viết:
“Có những hạnh phúc không bao giờ mình đến gần được. Bình thường thôi. Anh sống một mình và cố tìm một niềm vui của riêng anh” (Trịnh Công Sơn).
Độc Thoại Hai Mươi Độc Thoại Hai Mươi - Mạc Thụy Độc Thoại Hai Mươi