When you reread a classic you do not see more in the book than you did before; you see more in you than was there before.

Clifton Fadiman

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1619 / 37
Cập nhật: 2017-07-24 16:07:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Rất Hân Hạnh Được Làm Quen
hư thế không thể được, ông bạn ạ! Ông hỏi tại sao? Đây, để tôi giải thích cho ông. Xin lỗi, nhưng tên ông là gì nhỉ? Ulvi?... Rất sung sướng, thưa ông. Còn tôi tên là Sazi. Rất vui mừng. Phải, chúng ta đang nói về cái gì nhỉ? À, tôi nhớ rồi. Không thể như thế được!
Dù gì thì gì cũng không thể như thế được! Tất cả tai họa là ở chỗ, ông biết không, nền giáo dục phổ thông của chúng ta không có hệ thống.
Tôi biết rất rõ điều này. Bởi vì, kẻ hèn mọn của ông đây đã nhiều năm công tác trong ngành giáo dục. Trong bất cứ hoạt động nào, không có hệ thống, không có chương trình đều không thể được. Xin lỗi, tôi có thể biết tên ông được không ạ? ông Ulvi? Tuyệt quá, rất hân hạnh. Tên tôi là Sazi... Bởi vì, thưa ông, ở nước ta điều trước hết là giáo đục không có hệ thống. Tất cả chỉ vì ông Bộ trưởng này lên thì cho thực hiện mười một lớp ở bậc trung học, nhưng ông khác lên lại đổi thành mười lớp. Người thì cho thực hiện năm kỳ thi mỗi năm, người khác thì nói: “Chỉ cần một kỳ thi là đủ rồi!”. Người thì yêu cầu: “Đừng làm cho thế hệ trẻ bị quá tải, phải thương những đứa trẻ”, người khác lại tuyên bố: “Con người! Con người! Chúng ta cần con người! Phải giữ học trò bằng những bao tay gai! Hãy cho chúng ta mỗi năm chỉ một con người thực sự thôi, thế cũng đủ rồi, thậm chí là nhiều”. Nghĩa là, thưa ông... à, xin lỗi, tên ông là gì nhỉ? Ông Ulvi ạ?... Rất hân hạnh, thưa ông. Tên tôi là Sazi...
Tôi sẽ giải thích với ông tại sao giáo dục nước ta lại lộn xộn như vậy. Kẻ hèn mọn tiếp chuyện ngài đây cách đây hai mươi năm... không, hai mươi sáu năm...
À thôi, tôi không nói dối nữa, có thể là cách đây ba mươi sáu năm, mà cũng có thể hơn một chút... Điều đó không quan trọng lắm. Tóm lại tôi bắt đầu cuộc đời lao động bằng nghề giáo viên. Hồi đó tôi hãy còn là một thanh niên hai bốn, hai nhăm tuổi. Hay nói thật ra là ba nhăm, mà cũng có thể bốn mươi tuổi. Xin lỗi, tôi quên không hỏi ngài tên là gì? Ulvi ạ? Hân hạnh quá. Còn tôi là Sazi... Tôi đang nói về gì nhỉ. A phải!... Nghĩa là nền giáo dục nước ta không có hệ thống. Tôi tuyên bố như vậy với hoàn toàn trách nhiệm, vì đã nhiều năm tôi làm việc trong ngành giáo dục. Hồi đó người ta cử tôi về Kaixeri. Với lại, nói thật, chuyện đó xảy ra lâu rồi... Không giấu gì ngài, có thể không phải ở Kaixeri, mà ở Enclime. Nhưng điều đó không quan trọng. Người thầy giáo thì làm gì? Một thầy giáo tiểu học! Giáo dục trẻ con. Thì tôi đã giáo dục. Những năm đó tôi dạy lớp năm. Một hôm chúng tôi được tin có một thanh tra trên Bộ xuống trường. Các giáo viên ai nấy hoảng hốt. Còn tôi, trái lại, rất vui mừng, vì tôi tin vào các học sinh của tôi. Vì tôi đã giáo dục chúng! Cứ để thanh tra xuống xem! À, mà xin phép được hỏi tên ngài. Ngài nói là Ulvi à? Còn tôi tên là Sazi... Cuối cùng, thưa ngài, viên thanh tra đó đã đến. Ông ta bước vào lớp tôi, vẻ mặt không hài lòng, và lập tức vặn tôi ngay:
- Thế gia cầm đâu?
- Gia cầm nào ạ? - Tôi hỏi.
- Sao lại “gia cầm nào”? Chả lẽ trường các anh không nhận được chỉ thị à?
Sau lưng ông thanh tra là hiệu trưởng của chúng tôi.
- Thưa ngài, chúng tôi đã nhận được chỉ thị, - Ông nói - chỉ có điều...
- Có điều làm sao?! - Ông thanh tra cắt lời ngay.
Ông hiệu trưởng ấp úng.
- Vùng chúng tôi rất lạnh, nên nuôi gia cầm tưong đối khó...
Ông thanh tra cau mày.
- Như thế không được! Phải đọc chỉ thị! Cả cái báo cáo của tôi gửi kèm chỉ thị nữa! Phải làm thật đúng theo chỉ thị. Ngay từ trên ghế nhà trường lũ trẻ cần được làm quen với cuộc sống. Các anh có dạy chúng theo sách vở bao nhiêu cũng vô ích. Trẻ con cần tự tay chúng nuôi gà, vịt, và các thứ gia cầm khác. Học sinh sẽ được tận mắt nhìn thấy gia cầm sống và sinh sôi nảy nở như thế nào. Chúng ấp trứng ra làm sao và từ những quả trứng ấy sẽ nở ra những cái gì. Các anh rõ chưa? Lần sau đến tôi phải được tận mắt nhìn thấy tất cả những cái đó. Hãy tiến hành nuôi gia cầm và các loài chim khác!
Ông thanh tra ra về. Thật khó diễn đạt cho ngài hiểu tôi buồn như thế nào. Bao nhiêu công sức cố gắng dạy dỗ, làm việc, sáng tạo, đùng một cái ông thanh tra đến thế là đổ xuống sông cả! Tôi lập tức tìm bản chỉ thị và báo cáo để đọc. Và hiểu ra thực chất vấn đề.
Hóa ra Bộ Giáo dục nhận thấy các phương pháp giáo dục hiện hành là sai lầm, và quyết định thay đổi chúng. Ông thanh tra mà người ta phái xuống trường chúng tôi được cử đi Pháp một tháng để nghiên cứu hệ thống giáo dục của Pháp. Sau khi ở Pháp về ông viết báo cáo cho Bộ kể lại tất cả những gì ông thấy tại một trong các trường tiểu học Pháp mà ông đến tham quan. Một trong các giáo viên của trường là người yêu thích gia cầm. Theo quan điểm ông này, việc nuôi gia cầm cũng như các loại chim cảnh rất có lợi cho việc giáo dục trẻ con.
Tôi hăng hái bắt tay vào việc. Tôi ra lệnh cho mỗi học sinh phải mang đến trường một con vật thuộc gia cầm. Một em thì mang đến con gà mái, em khác thì gà trống, đứa thứ ba là một con gà tây, đứa thứ tư thì con vịt. Trong khu vườn trường người ta rào hẳn một khoảnh để nuôi chúng. Lớp học thì treo đầy các lồng chim sẻ, sáo, vành khuyên... Bọn trẻ háo hức lắm. Cứ mỗi sáng lại thấy chúng xách đến lúc thì một con quạ, lúc thì con chim cút. Còn những loài chim nào vùng chúng tôi không có chúng tôi đặt mua ở nơi khác. Có một ông nhà giàu có con học trường chúng tôi còn đặt mua từ Angcara và gửi đến chỗ chúng tôi những con chim ruồi. Cuối cùng trong lớp không còn đủ chỗ treo lồng chim nữa. Ngoài hành lang, trong hội trường chỗ nào cũng thấy lồng là lồng. Vườn trường biến thành cái sân chim. Hàng chục con gà mái và gà tây ấp trúng. Người ta phải đào cả hồ cho ngan và vịt.
Bỗng, ngài biết không... à, xin lỗi vì câu hỏi không khiêm tốn, tên ngài là gì nhỉ? Ngài Ulvi ạ?... Rất sung sướng, thưa ngài. Còn kẻ hèn mọn này tên là Sazi... Sau đó, ngài biết không, có tin đồn đến trường chúng tôi. Ngài thanh tra sắp đến. Đến thì đến sợ gì! Chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo. Và thế rồi vào một ngày nọ ông thanh tra xuất hiện ở trường chúng tôi. Trong vườn trường chúng tôi gà, vịt, chim chóc thi nhau hót và gáy. Tóm lại là mọi thứ đều rất tuyệt! Viên thanh tra bước vào lớp tôi. Ở đây ồn ào, vui vẻ. Những con chim gáy hót vang. Các con chim khác cũng hót theo.
Quan thanh tra nhíu mày:
- Cái gì thế này?
- Thưa, ngài hỏi về cái gì ạ? - Tôi hỏi.
- Đây là góc nuôi chim à? - Viên thanh tra hỏi.
- Thưa, góc nuôi chim ở tầng trên ạ. Còn đây là lớp học.
Quan thanh tra tức giận:
- Không còn là trường học, mà là cái trại gà! Lớp học biến thành vườn chim rồi! Các anh đã đọc báo cáo của tôi chưa?
Chúng tôi cùng nhau đọc bản báo cáo của ông ta do Bộ Giáo dục gửi về. Ngài Bộ trưởng mới không thích những phương pháp giáo dục đang áp dụng ở trường chúng tôi. Quyết định phải thay đổi chúng, ngài bèn cử một chuyên viên của mình sang Đức để học kinh nghiệm. Ông chuyên viên này ở Đức hai mươi ngày, đến thăm một trường học Đức và sau khi về nước làm báo cáo tường trình lại tất cả những gì ông ta thấy.
- Dẹp tất cả những con vật này đi ngay! - Viên thanh tra ra lệnh - Đây là trường học hay trại nuôi gà?! Giáo dục trẻ con ngay từ bé phải để chúng làm quen với các kỹ năng thực hành. Các xưởng mộc và nguội đâu? Tất cả các thứ xưởng khác đâu! Lần sau tôi đến các anh phải chỉ cho tôi xem!
Tôi cảm thấy buồn vô cùng. Bao nhiêu công sức bỏ ra thế là tiêu tan hết! Vĩnh biệt gà, vịt, chim muông! Chúng tôi cũng cho dỡ bỏ hết các lồng chim. Người ta bắt học sinh phải mua kìm, búa, cưa, khoan, tô-vít, và các loại dụng cụ cơ khí khác. Trường học biến thành xưởng cơ khí, nơi có tất cả các phân xưởng, bắt đầu từ nguội cho đến đúc. Lớp học bắt đầu sôi nổi hẳn. Người thì bào, người thì đóng đinh, người thứ ba thì đục...
Hoạt động của trường chúng tôi đang lúc sôi nổi nhất thì bỗng... Xin lỗi, ngài vừa nói tên ngài là gì nhỉ? Ulvi? À, rất hân hạnh thưa ngài Ulvi - Còn tôi là Sazi... Phải thưa ngài, sau đó lại một thanh tra khác đến trường chúng tôi và làm đảo lộn hết cả.
- Tôi rơi vào đâu thế này? Trường học hay nhà máy đây?!
Hóa ra vị này vừa đi Rôm một tháng để nghiên cứu các trường học của Italia. Sau khi trở về ông trình lên Bộ báo cáo của mình.
- Các bộ sưu tập đâu?! Tại sao tôi không thấy học sinh của ông có bộ sưu tập?
Tại một trường học của Italia nơi ông chuyên viên kia đến thăm mỗi học sinh có một bộ sưu tập - tem, bưu thiếp với cờ các nước, bướm, lông chim v.v...
Ông chuyên viên cho chúng tôi một bài giảng dài về ích lợi của việc sưu tập.
- Dẹp ngay những máy móc này đi! Lần sau tôi đến mỗi học sinh phải có một bộ sưu tập gì đó!
Chúng tôi bắt đầu công việc sưu tập. Lúc ấy đang là mùa đông, nên không thể nói đến chuyện sưu tập bướm được. Nhưng các loại sưu tập khác được chúng tôi làm trong thời hạn rất ngắn - sưu tập sâu, cánh cam, sưu tập đá, cây cỏ, tem. Các bức tường trong lớp được trang trí bởi những giá trưng bày các bộ sưu tập.
Bỗng, thưa ngài... Xin lỗi, tôi quên không tự giới thiệu, tôi là Sazi. Còn ngài? Ngài Ulvi có phải không ạ?... Rất sung sướng, thưa ngài. Sau đó... Xin lỗi, tôi đang nói về gì nhỉ? À, phải!... Một viên thanh tra mới đến trường chúng tôi. Ông này vừa đi tham quan tháng rưỡi ở Mỹ về. Trong trường học mà ông đến tham quan có một bể cá vàng. Học sinh ở đó nuôi cá vàng, tôm và các sinh vật dưới nước khác. Nói tóm lại, thưa ngài... Xin lỗi, tên ngài là gì nhỉ? Ngài Ulvi ạ?... Kẻ hèn mọn này tên là Sazi. Vì ở vùng chúng tôi không có cá và sinh vật nước khác nên chúng tôi bắt đầu cho nuối trong bể những con ếch và đỉa.
Đúng lúc đó ở Angcara người ta làm mối cho em gái tôi. Người ta báo cho tôi tin đó bằng một bức thư đặc biệt, vì sau khi bố tôi mất tôi được coi là trụ cột gia đình. Tôi tiến hành điều tra làm rõ tình hình. Hóa ra người hỏi cưới em gái tôi là một cố vấn của Bộ Giáo đục. Qua các người quen tôi báo cho ông ta biết: “Tôi chỉ gả em gái với điều kiện nếu người ta cho tôi đi nước ngoài để tham quan các phương pháp dạy học ở đó. Nếu không sẽ không có đám cưới nào hết!” Tôi nhận được trả lời:
“Đồng ý. Thế anh muốn đi đâu?”. Tôi thông báo:
“Đi Thụy Sĩ!”. Tôi chọn nước này là vì: kẻ hầu chuyện ngài đây không biết ngoại ngữ. Như ngài biết đấy, trong các tỉnh của Thụy Sĩ người ta nói các thứ tiếng khác nhau. Nếu người ta cử tôi đến cái tỉnh nói tiếng Pháp, tôi sẽ bảo tôi chỉ nói được tiếng Đức; còn nếu rơi vào tỉnh nói tiếng Đức tôi sõ bảo tôi chỉ nói được tiếng Ý. Và cuối cùng tôi đã có chuyến đi sang Thụy Sĩ hai tuần, và khi trở về tôi được cử làm thanh tra Bộ Giáo dục. Cho tới trước thời điểm này mọi chuyện đều diễn ra rất suôn sẻ. Nhưng ban lãnh đạo Bộ yêu cầu tôi: “Phải viết báo cáo ngay!”. Nhưng viết gì bây giờ? Tôi có thể nhìn thấy gì ở đất nước xa lạ trong có hai tuần lễ?
Tôi ngồi vào bàn và viết một bản báo cáo rất hay, trong đó tôi chứng minh rằng những phương pháp dạy học hiện đang áp dụng tại các trường học của ta đã lỗi thời từ lâu. Tôi viết: “Sau khi làm quen với hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ, tôi đi đến kết luận rằng cần phải bắt tất cả các học sinh của ta mua gậy trượt tuyết và đi trượt tuyết...”.
Sau đó, thưa ngài, tôi kể tỉ mỉ những lợi ích của môn trượt tuyết đối với giáo dục nói chung và việc giảng dạy phổ thông nói riêng. Nhưng than ôi, ngài biết không, sau khi viết báo cáo đó sự nghiệp của tôi ở Bộ coi như chấm dứt. Hơn thế nữa, người ta còn không cho tôi được đi dạy học nữa. Tôi rất thắc mắc, học sinh phải nuôi gà, trồng cà rốt, bắp cải, nuôi đỉa, nuôi ếch - thì tốt, còn trượt tuyết thì lại coi là tồi!
Ông cố vấn Bộ từ chối em gái tôi, mà cũng may là đã từ chối, vì ông ta đã bị thôi làm ở Bộ Giáo dục và cử làm sếp của một ga đường sắt. Kẻ tội nghiệp đó trong lúc đang cố gắng tìm hiểu xem các đầu máy hơi nước chạy như thế nào, đã bị rơi vào giữa hai toa tàu và bị cán chết.
Nói ngắn gọn, thưa ngài, tôi muốn nói rằng ở nước ta giáo đục không có hệ thống gì cả. Bây giờ kẻ hầu chuyện ngài đây đang làm công việc nuôi bò. Tôi có cả một đàn bò sữa khá lớn. Tất cả chỉ vì trong chuyến đi Thụy Sĩ tôi có quan tâm tìm hiểu ngành chăn nuôi ở đây. Như ngài biết đấy, bò Thụy Sĩ nổi tiếng khắp thế giới. Thụy Sĩ là nước tiên tiến về lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất sữa và bơ. Xin lỗi tôi quên không tự giới thiệu, tôi là Sazi, còn ngài tên gì nhỉ? Ngài Ulvi ạ? Rất hân hạnh. Một vinh dự lớn cho tôi. Rất hân hạnh được quen biết ngài!
Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ - Aziz Nesin Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ