Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1619 / 37
Cập nhật: 2017-07-24 16:07:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bác Ali Lịch Sử
ọ gồm có tám người, bị bắt vì tội thông đồng trong một vụ án. Người ta giải họ đến nhà tù vào lúc trời đã tối, các buồng giam đã chuẩn bị khóa. Người ta chỉ cho mỗi người một cái giường.
Trong số tám người đó có ông già Ali là khác biệt. Chúng tôi chỉ biết được một điều - đó là tên ông. Ông không nói chuyện với ai, suốt ngày ngủ, hoặc không cũng ngồi gà gật. Những cái giường trong buồng chúng tôi là giường hai tầng. Ông Ali được xếp nằm ở giường trên. Vừa bước vào buồng, ông leo ngay lên tầng trên, ngồi thu lu như con gà ấp trứng.
Ông chỉ tụt xuống dưới để ăn hay cần đi vệ sinh. Thậm chí khi ngồi trên giường ông cũng nhắm mắt. Thỉnh thoảng lại gà gật. Hai mí mắt ông nhắm chặt, môi cũng mím lại.
Cái tên Ali chúng tôi biết được là từ những người bạn của ông. Một tuần sau chúng tôi mới biết nguyên nhân tại sao tám người này bị vào tù.
Họ ngồi trong quán cà phê và trò chuyện. Ngày hôm sau có hai người ở ngoài phố, những người đối lập về chính trị, đi tố giác họ: “Họ tuyên truyền chống chính phủ!”.
Bảy người trong số những người bị bắt, nghĩa là tất cả, trừ ông Ali, đều thề ở đồn cảnh sát là họ không nói gì bôi nhọ chính phủ cả. Còn ông Ali thì không nói một lời nào để bào chữa cho mình.
Cả bảy người đều thực sự thương bác Ali, còn hơn thương chính bản thân họ, vì vào ngày hôm đó thậm chí bác ta không có mặt trong quán cà phê.
Bác Ali mỗi lần chỉ đến quán nhiều nhất một lần. Nhưng khi ngồi trong quán bác cũng giữ thái độ giống như ở đây, trong nhà tù này: bác chỉ ngồi im mơ màng như người bị thôi miên, không nói chuyện với ai, chỉ lạng lẽ uống trà xong rồi ra về.
Bảy người lo lắng hộ cho bác Ali, quên cả tai họa của chính mình. Ông già đáng thương là người đã có tuổi. Đã ngoài bảy mươi, mặc dù bề ngoài trông bác trẻ hơn tuổi nhiều.
Theo lời những người bạn bác ta, thì ông già không bao giờ tham gia vào những tranh cãi và nói chung không quan tâm đến chính trị. Bác không biết đọc biết viết. Người ta gọi bác bằng ông chẳng qua chỉ vì tuổi tác.
- Dù sao đi nữa, ít ra chúng tôi cũng có chân trong đảng đối lập, nhưng còn ông già khốn khổ này, từ bé có biết đảng phái là gì đâu! - Họ thương hại bác ta.
Quần áo của bác Ali cho thấy bác là người nghèo. Hai ống tay áo vá ở chỗ khuỷu, quần vải thô thì sờn cả hai đầu gối.
Ngày và tuần cứ trôi qua. Bác Ali cứ ngồi nguyên một chỗ trên giường trên, nằm ngủ hoặc ngồi mơ màng, bất động và im lặng như tượng Phật. Bác không tham gia vào câu chuyện của chúng tôi, không xen vào các cuộc tranh cãi. Dù trong phòng thỉnh thoảng nổ ra những cuộc tán gẫu vui vẻ và ồn ào, bác Ali vẫn không hề mở mắt.
Một hôm gần nửa đêm, khi Ali chưa chui vào trong chăn mà hãy còn ngồi lim dim, lưng tựa vào gối, bảy người bạn của bác thì trò chuyện ở chiếc giường bên dưới giường bác.
- Có gì mà phải thất vọng? - Một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi trong số họ nói - Chúng ta gặp chuyện chẳng may. Nói thật nhé, tôi thậm chí còn lấy thế làm mừng. Vì trong đời tôi chưa có sự kiện nào quan trọng để tôi có thể kể cho con cháu nghe. Chẳng hạn, bố tôi thường thích nhớ lại những tình huống trong cuộc đời binh nghiệp của mình: chuyện người ta cử ông ra mặt trận Chanakal, ông đã chiến đấu ra sao và bị thương như thế nào. Ông bác tôi thì thích kể những chuyện ông trải qua trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, chuyện ông bị bắt làm tù binh ra sao. Còn tôi đến bây giờ tôi có thể khoe với con cái tôi chuyện gì đây? Không có gì cả! Nhưng từ bây giờ tôi sẽ kể cho chúng nghe chuyện tôi bị bắt vào tù như thế nào và cuộc sống trong tù ra sao.
Nhưng lời nói thành thực đó của ông làm mọi người cười vui. Riêng có bác Ali vẫn tiếp tục im lặng mơ màng trên giường của mình.
Người tù lạc quan hài lòng với chuyện giờ đây anh ta có thể kể lại cho con cháu nghe về cuộc sống trong tù như về một cuộc phiêu lưu thú vị, nói tiếp:
- Phải, rồi có ngày các nhà viết sử sẽ viết về chúng ta!
Bỗng bác Ali, mà từ nãy mọi người cứ tưởng đã ngủ, từ tầng trên thò đầu xuống và hỏi với vẻ ngạc nhiên:
- Các nhà viết sử sẽ viết à?
- Tưởng bác ngủ rồi chứ, bác Ali? - Người ta hỏi bác.
- Tôi đang nghe các anh. Chả lẽ người ta sẽ viết về chúng ta thật sao?
- Tất nhiên rồi!
- Và tên tuổi của chúng ta sẽ đi vào lịch sử?
- Đương nhiên! Làm sao có thể khác được?
Người ta trêu ông già.
Ali tụt khỏi giường và cứ đi đi lại lại trong buồng giam. Kể từ ngày ông bị giải đến nhà tù đây là lần đâu tiên trông bác linh hoạt như vậy. Thỉnh thoảng bác lại đến gần các bạn bè và hỏi:
- Các anh nói là tên tuổi chúng ta sẽ đi vào lịch sử?
- Sẽ đi vào lịch sử, bác Ali ạ!
- Nghĩa là sẽ có lúc sử sách viết về chúng ta?
- Thế bác nghĩ thế nào?
Ali lại bắt đầu đi đi lại lại trong buồng giam.
Đến khuya mọi người ai nấy về giường mình và ngủ.
Đêm đó bác Ali không chợp mắt. Bác cứ đi đi lại lại cho đến sáng.
Sáng ra, khi cánh của buồng giam vừa mở bác đã ra sân và cả ngày hôm đó cứ đi đi lại lại từ hàng rào này sang hàng rào kia, thỉnh thoảng lại tới gần chỗ mấy người bạn và hỏi:
- Đúng là người ta sẽ viết về chúng ta chứ?
- Chắc chắn rồi, bác Ali ạ! - Các tù nhân trêu chọc ông già.
- Thật may là hôm đó mình đã vào quán cà phê! Thật may là mình đã ở quán!
Các bạn bè không tài nào thuyết phục được để ông già hiểu rằng ngày hôm đó ông hoàn toàn không có mặt ở quán cà phê, và do đó không có nói chuyện với ai cả.
Ali trở nên hoạt bát và trẻ trung hẳn lên. Hàng mấy ngày liền bác cứ đi quanh sân nhà tù, đầu ngẩng cao một cách kiêu hãnh, ngực ưỡn ra.
Bác không còn im lặng như trước đây nữa, mặc dù vẫn không phải là người hay chuyện. Bác Ali tin tưởng rằng mình là nhân vật lịch sử, đã nói ra những câu như châm ngôn.
- Bác sống có khá không, bác Ali? - Người ta hỏi bác.
- Nhân loại chỉ tốt đẹp khi nào nó khao khát tới điều tốt đẹp! - Ông già đáp một cách nhiều ý nghĩa.
Nếu có ai đó gọi ông: “Ta đi ăn cơm thôi”, bác Ali lại giơ một ngón tay lên và nói như giáo huấn:
- Sống không phải để ăn, nhưng ăn để mà sống!
Có lần, trong lúc đang đi đi lại lại trong sân tù Ali bị vấp phải một hòn đá và lạng người đi một tích tắc, bác lại ưỡn thẳng lưng, giơ tay lên và nói:
- Khi vấp phải đá hãy giữ cái đầu!
Cứ như vậy bác sống mà không cảm thấy buồn phiền với chế độ nhà tù. Bác ít nói chuyện, nhưng đã nói là toàn nói những câu triết lý.
Tại phiên tòa bảy người bạn của bác được tuyên bố trắng án. Còn bác Ali lịch sử thì bị tuyên án. Những người làm chứng giải thích với tòa rằng vào ngày hôm đó ông già không có mặt ở quán cà phê và đương nhiên, không thể nói chuyện với ai được. Song ông già Ali ưỡn ngực phủ nhận lời khai của những người tốt bụng:
- Không, tôi có mặt ở quán cà phê, vì quán cà phê - đó là câu lạc bộ của văn minh! Ở đó tôi đã nói, vì con người là sinh vật biết nói! Tôi đã nói ở đó, vì...
Bác Ali tuôn ra cả một bài diễn thuyết tại tòa. Người ta đã tuyên án bác, vì... bác “hoàn toàn nhận tội”.
Bây giờ bác Ali rất hài lòng với cuộc sống. Bác kiêu hãnh sải bước trong sân nhà tù, trong buồng giam. Bác nói cứ như đang đứng trên bục diễn thuyết và nói ra toàn những câu như châm ngôn. Bác tin tưởng chắc chắn bác sẽ đi vào lịch sử.
Kẻ bất hạnh cảm thấy mình hạnh phúc.
Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ - Aziz Nesin Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ