Most books, like their authors, are born to die; of only a few books can it be said that death hath no dominion over them; they live, and their influence lives forever.

J. Swartz

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhân Hi
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1041 / 3
Cập nhật: 2017-11-12 09:03:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
HƯƠNG MƯỜI HAI
Mỹ Hạnh quyết định rời khỏi nơi ẩn náu. Đêm qua Lê Văn Tư không đến. Cô cũng không mong hắn đến. Mỗi đêm hắn lén lút mò tới đây, Mỹ Hạnh thấy hắn không phải là người nữa, mà là một con quỷ dâm dục đang điên loạn. Cô sợ hắn, cô ghét hắn, nhưng cô chưa làm sao thoát khỏi tay hắn được- Mấy lần cô định trốn, nhưng đường 13 từ Chơn Thành về Sài Gòn đã bị cắt đứt ở Bàu Lòng. Đường bộ duy nhất từ Sài Gòn tới được Chơn Thành. là một con đường vòng vèo từ Bàu Bàng qua Phước Vinh, lên Đồng Xoài. quặt trái qua cầu Nha Bích, chạy vào phía đông Chơn Thành. Con đường đá ấy đi qua nhiều vùng kiểm soát của du kích. Họa hoằn mới có đôi đoàn xe quân sự liều mạng phóng hết tốc lực, còn xe đò không dám chạy.
Mỹ Hạnh dằn vặt mình suốt đêm. Cô tự hỏi: Cô cần tiền chăng? Không. Lê Văn Tư không phải là đứa nhiều tiền- Ở Sài Gòn. nhiều tay tư sản, nhiều lão chủ hiệu Hoa Kiều còn giàu bằng mấy vạn Lê Văn Tư. Nằm trong vòng tay tụi đó. Mỹ Hạnh muốn gì được nấy, giường đệm lại trắng tinh, nước hoa thơm lừng, đồ ăn, đồ nhậu đầy ắp Còn ở đây, một gian nhà kho, vừa hôi hám, vừa lắm chuột bọ, giường gỗ, cơm lính. Cô cần khoái lạc nhục dục chăng? Không. Mỹ Hạnh vừa sợ, vừa chán ngấy. Về chuyện này, bọn tư sản Sài Gòn không có đứa nào hung dữ như Lê Văn Tư. Vậy cô cần gì mà cô lên đây. để mắc kẹt ở đây? Mỹ Hạnh lần mò, tìm kiếm, gạn lọc. Cuối cùng cô nhận ra rằng, cô lên đây vì cô quá chán chường, quá mệt mỏi, quá thất vọng! Cô chán chường cuộc sống cô đang sống, một cuộc sống đầy rẫy nhơ bẩn, nhưng khi cô nhận ra nó. hiểu được nó thì đã quá muộn. Hàng chục năm cô nhắm mắt ném vào cuộc sống ấy tài hoa, sắc đẹp, tuổi thanh xuân. Cũng có đôi lần cô mở mắt, cô giật mình. cô cố chống chọi lại sức cuốn hút của nó. Nhưng cô không chống nổi, cô lại nhắm mắt buông tay. Cô mệt mỏi vì cuộc sống quá phức tạp, một cuộc sống phải tính toán chi ly. phải đua chen, phải giành giật,. mạnh được yếu thua, khi thất thế lập tức bị ném vào đáy xã hội. Cô thất vọng vì những ước mơ, những ôm ấp cứ ngày một xa tắp, ngày một tàn lụi đi.
Cuộc chiến sôi động. Báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình. đưa tin dồn dập. Tin chiến sự nóng bỏng xuyên qua cuộc sống, đi thẳng vào vị trí óc từng người. Thủ đô kêu gọi phong trào "yểm trợ tiền tuyến - đánh bại giặc Cộng". Mỹ Hạnh không lưu tâm mấy tới những khẩu hiệu đó. Cô lên tiền tuyến vì sự tò mò, vì muốn thay đổi không khí đã quá nghẹt thở Từ ngày các sư đoàn chiến đấu Mỹ lần lượt rút đi. chưa lần nào cô ra những vùng đất có lửa đạn, những vùng đất mấy năm trước cô đã nhiều lần nhìn thấy. Cô không trực tiếp tham gia vào sự thắng bại của cuộc chiến tranh này. Nhiều lần. những tên lính Mỹ say rượu, nắm tay cô đặt vào dây giật cò của khẩu pháo, nhưng cô đã rút tay ra, nhún vai, quay mặt đi. "Pháo đĩ". Không biết cô đã đọc hai chữ ấy ở đâu, nghe hai tiếng ấy lúc nào, nhưng hai chữ ấy, hai tiếng ấy làm cô ghê tởm. Với cuộc chiến tranh này, cô cho mình là người đứng ngoài cuộc. Mỗi lần đến các căn cứ quân viễn chinh Mỹ, ra các vùng có lửa đạn chỉ là vì tiền, vì những nhu cầu cho cuộc sống cô đang sống. Nhân tiện cô xem chiến tranh qua cảnh máy bay quần đảo, bổ nhào, qua cảnh xe pháo hành quân, tác xạ, qua cảnh khói lửa ngút trời. Cô muốn xem cảnh thực hơn là xem cảnh giả trên màn bạc. Lúc đầu thì cô chỉ là người đi xem, xem một cách vô tư. Nhưng rồi những cảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi, xe pháo Mỹ bị đốt cháy, binh lính Mỹ khiếp sợ, khóc lóc, rên rỉ, đã mỗi ngày gợi tính tò mò của cô về sự thắng bại của cuộc chiến tranh này. Những sư đoàn Mỹ không làm gì được phía bên kia, cuối cùng đã cuốn gói, để cuộc chiến tranh lại cho các sư đoàn Việt Nam Cộng hòa. Cuộc chiến trở lại dữ dội từ đầu năm trước. Mỹ Hạnh tin sẽ có một bên thắng, một bên bại. Mỹ Hạnh không hiểu gì về những chuyện của chiến tranh. nhưng chỉ mỗi chuyện người Mỹ ra đi, những người đồng minh khác ra đi, để lại cho quân lực Việt Nam Cộng hòa nguyên vẹn cả cuộc chiến tranh, thì nhất định cuối cùng cuộc chiến sẽ ngã ngũ.
Lên Chơn Thành vì sự tò mò về thắng bại chiến tranh cũng có. Nhưng cái chính là sự tuyệt vọng, sự chán chường cuộc sống cô đang sống. Mỹ Hạnh không có gan uống một liều thuốc ngủ mạnh. không có gan nhảy từ tầng lầu cao xuống đường, không có gan đút đầu vào một vòng dây như bao nhiêu người cùng cảnh, cùng lứa đã làm. Cô muốn tìm cái chết kiểu khác, đỡ phải đấu tranh suy nghĩ. Chẳng hạn như một trái đạn pháo kích rớt đúng chỗ ở, hoặc giả một luồng đạn bắn thẳng- Cái chết bất thần ập đến, chẳng phải đắn đo, chẳng phải sợ hãi. Cho nên trận pháo kích của bên kia hôm đầu ở Chơn Thành cô không chạy tìm nơi ẩn núp như những người khác. cô ngồi hát và đợi. Thế nhưng những viên đạn pháo kích không rơi trúng chỗ cô ngồi. Gần đây binh lính trong sở chỉ huy Sư đoàn 25. cả Lê Văn Tư nữa, xì xào bàn tán về khẩu pháo lạ ớ tây bắc Tàu Ô. Cô cũng đã nghe tiếng rít của viên đạn phóng đi, nghe tiếng nổ của viên đạn từ khẩu pháo đó lao xuống một vài nơi trong quận lỵ Chơn Thành Nhưng cũng lại chưa có trái đạn nào rơi xuống nơi cô ẩn náu.
Đêm qua Lê Văn Tư không đến. Cũng cả đêm qua khu vực sở chỉ huy Sư đoàn 25 rậm rịch, ồn ào. Tiếng quát tháo, tiếng la mắng. tiếng chửi thề tục tĩu, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác, thường xuyên lọt vào tai Mỹ Hạnh. Có chuyện gì đó khác thường đang xảy ra? Hình như người ta đang thu dọn mọi thứ, đang sửa soạn, đang chuẩn bị ra đi. Hình như có sự vội vã, hốt hoảng.
Mỹ Hạnh choàng tỉnh lúc tiếng bom B. 52 nổ dậy lên ở phía bắc. Cô mặc vội bộ quần áo chẽn bình thường, đi giày, gói ghém các thứ đồ đạc cho vào chiếc túi xách, chụp chiếc mũ lưới, kiểu mũ đi rừng lên đầu. Cô ngồi đợi một biến cố, cô tin thế nào cũng xảy ra. Lúc trời sáng rõ, cửa mở, tên lính hầu của Lê Văn Tư như thường lệ, đem cơm nước vào cho cô, cô hỏi tình hình, hắn lắc đầu không nói. Cô gạn mãi, hắn giận dữ thốt lên một tiếng "Dù" rồi bỏ đi. "Dù" tức là vù, là chuồn, là rời khỏi nơi đây, nhưng không phải "dù" chậm rãi, từ từ, mà phải "dù" nhanh. Mỹ Hạnh không còn muốn ăn uống gì nữa. Bụng dạ cô rối bời. Xe đò không có, làm sao về Sài Gòn? Ở lại Chơn Thành thì chết đói. Từ mươi năm lại đây, lần đầu tiên cô rơi vào cảnh hoang mang, lâm vào tình trạng bí đường bí lối. Viên đạn pháo kích chưa thấy, luồng đạn bắn thẳng chắc gì đã gặp. Cô thấy phải bám chặt lấy Lê Văn Tư. may ra có đường thoát, không thì sẽ bị bỏ rơi lại thị trấn Chơn Thành trong cảnh thân cô, thế cô, không tiền bạc, không nơi bấu víu, không chỗ nương thân.
Khoảng mười giờ sáng, có tiếng máy bay trực thăng phành phạch trên đầu. Mỹ Hạnh bước ra cửa nhìn lên trời. Cô nhận ra chiếc máy bay chỉ huy Lê Văn Tư thường đi. Chiếc máy bay đang hạ dần độ cao đáp xuống khoảng trống trước nhà Lê Văn Tư ở. Mỹ Hạnh quay vào giường, mang túi du lịch lên vai, cô ngó lần nữa gian nhà kho, ngó chiếc giường gỗ xem còn bỏ quên thứ gì không. Đôi mắt cô dừng lại ở cây đàn ghi ta. Cô suy nghĩ. đắn đo, cuối cùng cô quyết định mang theo. Biết đâu cây đàn sẽ có ích cho cô trong những ngày khó khăn, gay go sắp tới. Mỹ Hạnh vác đàn lên vai. sửa sang lại quần áo, đi thẳng sang ngôi nhà trước mặt. Lê Văn Tư vừa bước vào nhà, chưa kịp lột mũ, lau mồ hôi đã thấy Mỹ Hạnh lừ lừ bước vào. Lê Văn Tư sững sờ, mở to mắt nhìn Mỹ Hạnh. Hắn chợt hiểu, vội ra cửa chặn lại. Lê Văn Tư hất hàm.
- Em đi đâu?
Mỹ Hạnh không có lối vào, buộc phải đứng lại trước mặt Lê Văn Tư. Sắc mặt cô bình tĩnh, kiên quyết, giọng nói cô chắc nịch:
- Thưa chuẩn tướng, em tìm đến chuẩn tướng. Ngài đi đâu cho em đi theo với.
- Đi đâu? Em bảo anh đi đâu? Anh vẫn còn ở đây.
- Thưa chuẩn tướng, ngài nói dối em làm gì. Suốt đêm qua các ngài đã chuẩn bị, suốt đêm qua em không ngủ, em biết hết. Các ngài định "dù" khỏi Chơn Thành. Chuẩn tướng, ngài đừng bỏ em lại
Lê Văn Tư vẫn vẻ ngạc nhiên trong đôi mắt đang mở to, hắn đổi giọng:
- "Dù"! Ai bảo cô chúng tôi "dù" Cô nhớ cho ở Chơn Thành không có sân bay cho các loại máy bay khác. " Dù" bằng máy bay trực thăng thì "dù" làm sao được cả một sư đoàn. Đúng, chúng tôi được lệnh bỏ Tàu Ô, bỏ cả Chơn Thành để về bảo vệ vùng ngoại vi Thủ đô. Cộng quân đã cắt đứt nhiều đoạn đường từ Chơn Thành xuống Lai Khê. Sư đoàn được lệnh về bằng đường bộ, vừa đi vừa đánh.
- Đó là chuyện của cán binh dưới quyền chuẩn tướng, còn chuẩn tướng, ngài sẽ đi bằng máy bay trực thăng chứ?
Lê Văn Tư nhún vai:
- Tất nhiên tôi sẽ đi bằng máy bay trực thăng.
- Vậy thưa chuẩn tướng, ngài cho em đi cùng.
Lê Văn Tư trợn mắt lên:
- Cô đòi gì lạ vậy? Chuyện đi máy bay trực thăng tôi đã trả lời cô hôm nọ rồi. Tôi chưa biết từ đây về Lai Khê, sư đoàn phải đi mất mấy ngày. Một sư đoàn Cộng quân đang rình phục trên quãng đường đó, biết sẽ xẩy ra những chuyện gì? Tôi còn phải bay để chỉ huy không thể nào cho cô đi được.
Cứ nghe giọng nói, cách xưng hô, điệu bộ và những gì lộ ra trong đôi mắt Lê Văn Tư. Mỹ Hạnh hiểu thêm viên tướng đang đứng trước mặt mình, nhưng cô vẫn cố nài nỉ:
- Thưa chuẩn tướng, em đã vì ngài, em đã hiến dâng tất cả những gì em có cho ngài - Ngập ngừng một chút. Mỹ Hạnh nói tiếp
- Em đã làm theo mọi yêu cầu của ngài. thưa chuẩn tướng, con mãnh hổ (1) của lòng em.
Lê Văn Tư nhún vai. lắc đầu, môi hắn bĩu ra:
- Tôi chịu!
Mỹ Hạnh không chịu được nữa. Mọi lời ngọt nhạt không ăn thua. Mỹ Hạnh quắc mắt, ánh mắt như lửa chiếu thẳng vào mặt Lê Văn Tư, khiến Lê Văn Tư không dám mở to mắt nữa. Mỹ Hạnh giằn từng, tiếng:
- Vậy ông định bỏ rơi tôi, phải không ông chuẩn tướng?
Đôi vai Lê Văn Tư động đậy, nhưng không dám động đậy mạnh.
- Tuỳ cô hiểu.
- A...a..a.. - Mỹ Hạnh giậm gót giày xuống đất làm Lê Văn Tư giật mình. Cô muốn đập cả cây đàn vào mặt Lê Văn Tư, nhưng cô kìm được, cô xỉa tay vào giữa mặt Lê Văn Tư, cô thét lên:
- Thằng đểu cáng, thằng bất nhân, tướng tá gì loại mày. Tao không cần chiếc máy bay lên thẳng của mày. Tao sẽ đi bộ với binh lính của mày về Sài Gòn. Tao vừa đi vừa kể hết chuyện của mày cho binh lính của mày nghe. Cho dơ mặt ngài Chuẩn tướng Lê Văn Tư- Mỹ Hạnh quay gót bước nhanh, được mấy bước, cô quay lại xỉa xói lần nữa: - Tao điên - Tao-.. nguyền... rủa... mày...
Lê Văn Tư đứng đực ra, mặt xám như chì. Lê Văn Tư biết chắc chỉ cần hắn nói một câu, quát lên một tiếng là Mỹ hạnh sẽ xông tới đập cây đàn vào mặt hắn, xé tan tành bộ binh phục hắn đang mặc. Đến nước đó, hắn chỉ còn cách chui xuống đất. Lê Văn Tư nghiến răng- Hắn nguyền rủa mọi tai ương đã cùng một lúc ập xuống đầu hắn. Bước vào mảnh đất -Tàu Ô rất khó. rút khỏi mảnh đất Tàu Ô cũng không dễ! Dường như Cộng quân đoán biết ý đồ, phát hiện được hành động chuẩn bị của quân Cộng hòa, nên chúng đã chủ động tiến công vào đội hình rút lui của cả ba chiến đoàn. Cộng quân tung ra những màn hoả lực chưa từng thấy ở Tàu Ô, chụp xuống những khu vực hiểm yếu quân Cộng hòa chạy qua. Bộ binh chúng bám sát gót các chiến đoàn, Chiến đoàn 50, Chiến đoàn 46 phải bảo vệ hai bên sườn cho Chiến đoàn 49 luồn qua bãi lửa Tàu Ô, nên bị thiệt hại rất nặng. Mỗi chiến đoàn mất gọn một tiểu đoàn. Chín chiếc xe bọc thép nằm lại giữa bãi sình. Không đem về được cây pháo nào, không đem về được tên lính bị thương nào. Bọn lính bị thương chắc đang đào bới mồ mả cả họ Lê Văn Tư.
Cuộc rút chạy chưa hoàn tất, từ trên máy bay Lê Văn Tư đã nhận được lệnh của Nguyễn Văn Minh "Anh không được để sư đoàn dừng lại ở Chơn Thành. Không chờ củng cố. Chiến đoàn nào ít thiệt hại cho đi trước. Chiến đoàn nào thiệt hại cho đi sau. Anh phải hành quân ngay xuống Bàu Lòng - Bàu Bàng phá cho được chốt, về thẳng Lai Khê, rồi về thẳng Thủ Dầu Một. Ngoại vi Thủ đô không còn lực lượng nào đáng kể. Lê Minh Đảo cũng buộc phải ngừng phản kích ra đồn điền Quản Lợi, sân bây Téc Ních, quay vào An Lộc, Cộng quân đã rút ra từ An Lộc ít nhất một trung đoàn ném thêm xuống vùng Bàu Lòng. Anh xuống chậm sẽ rất nguy hiểm ".
Trong lúc đang rối bời như vậy, Mỹ Hạnh lại lù lù hiện ra. xông tới như một con cọp cái. Lê Văn Tư nắm tay lại giơ lên trời. Hắn kêu lên một tiếng gì đó thảm thiết, bất lực. Hắn lảo đảo quay lại. Hắn đổ cả người xuống giường.
(1) Phù hiệu sư đoàn 25 thêu hình con cọp
Sau cơn điên giận đến cực độ, lúc này Mỹ Hạnh đã hoàn toàn tỉnh táo Cô ngồi cạnh cột trụ cây số ở góc ngã ba, nơi tiếp giáp giữa đường từ quận ly Chơn Thành và đường 13. Cô đẩy chiếc mũ lên cao, chiếc túi da để bên cạnh, cây đàn kẹp giữa hai đầu gối. Cô tựa lưng vào cột cây số, đôi mắt bình thản nhìn những gì đang diễn ra trước mặt. Bây giờ, những người quen cũng khó lòng nhận ra cô. Chiếc mũ đi rừng của cô đang đội, bộ quần áo cẽẽ bình thường loại rẻ tiền, màu sắc dễ hòa lẫn cô đang mặc.,đôi giày cô đang đi.,nhất là vẻ mặt lạnh lùng, có cái nhìn bình thản.,vừa xoi mói.,vừa giễu cợt, trông cô giống như một phóng viên chiến tranh- Một phóng viên ham thích âm nhạc, nên dù khó khăn vẫn mang theo cây đàn.
Trước mắt cô.,từng đám, từng đám binh lính Sư đoàn 25 đang âm thầm đi xuống phía Nam. Họ kẻ đi chậm chạp, uể oải, không hàng lối.,không trật tự. Người đội mũ sắt.,người đầu trần, kẻ còn giày, người đi chân đất, giày há mõm.,chân sưng vù. Quần áo họ lấm lem bùn.đất. Họ như vừa được móc từ dưới đất lên, như vừa thoát khỏi cõi chết. Cô không thể nào đoán được những người lính ấy còn trẻ hay đã già.,mặt mũi họ bơ phờ.,hốc hác.,mắt trũng sâu, gò má nhô cao, râu ria như cỏ dại- Những người lính đi qua. nhiều người không nhìn cô, đôi mắt đờ đẫn của họ hình như không thấy gì xung quanh nữa. Nhưng cũng có những người nhìn cô, họ hất hàm, miệng nhếch nụ cười thiểu não. Trong hố mắt sâu của họ đựng đầy vẻ tuyệt vọng, sự sợ hãi và nỗi chán chường. Họ bước đi theo bản năng, theo thói quen như một cái máy.
Quân lực hùng mạnh của Việt Nam Cộng hòa đó ư?
Mỹ Hạnh chớp mắt. Cô thở dài. Cô không buồn phiền, không xấu hổ, không lo lắng gì về sự sa sút của Quân lực cô đang nhìn thấy. Cô thở dài vì trong vẻ nhìn của họ, có cái gì đó giống vẻ nhìn của cô. Những dằn vặt trong lòng họ chắc cũng giống những dằn vặt cô vừa trải qua. Và, lần đầu tiên cô nhận ra rằng, những nỗi dằn vặt và vẻ nhìn của cô, của họ, đều bắt nguồn từ cuộc chiến tranh này, đều do cuộc chiến tranh này tạo ra. Cái khác nhau là những người lính kia chịu ảnh hưởng trực tiếp, còn cô chịu ảnh hưởng gián tiếp mà thôi. Lần đầu tiên, sự thật tàn nhẫn của chiến tranh sao dễ thấy, dễ hiểu, sao gần gũi với cô đến thế!
Mỹ Hạnh suy nghĩ miên man. Nhưng cô không nghĩ tiếp được nữa. Từ bên phải, một người lính đi cuối cùng đang thất thểu bước lại gần cô, đầu anh ta không mũ, chân anh ta không giày, tóc xoã xuống trán, che kín tai, phủ kín cổ, đầy.những đất là đất. Anh ta có lẽ ngoài bốn mươi, không, có lẽ chưa tới. Anh ta đến cách cô chừng ba bước thì dừng lại, ném chiếc ba lô thủng lỗ chỗ xuống vệ đường, ném cây AR.15 lên ba lô. rồi ngồi xoài ra. Anh ta đưa tay gạt mồ hôi trán, gạt mái tóc, anh ta nhìn Mỹ hạnh với cặp mắt dò hỏi, nhưng không có gì ác ý:
- Chào chị, chị chờ ai?
- Không - Mỹ Hạnh lắc đầu - tôi không chờ ai?
- Sao chị ngồi ở đây? Chị là phóng viên à? -
Mỹ Hạnh lắc đầu:
- Tôi... tôi là ca sĩ. Tôi lên đã lâu. bị kẹt lại.
- Chị là ca sĩ?
Người lính ngạc nhiên. Anh ta vừa hỏi vừa nhìn Mỹ Hạnh với cặp mắt như dò xét, như phán đoán, như muốn hiểu hoàn cảnh nào đã đưa người con gái đẹp ngồi bên cạnh đến bước đường này. Mỹ Hạnh hiểu cái nhìn đó, cô hất hàm về phía người lính, môi dưới trề ra:
- Tôi làm ca sĩ, cũng như anh làm lính ấy mà, anh ngạc nhiên lắm sao?
Người lính cũng hiểu vẻ nhìn, cái hất hàm và câu nói của Mỹ Hạnh. Trong cái xã hội phù hoa, trong cuộc sống giả dối, cay độc, khi mọi thứ che đậy, trang trí bên ngoài, bị lột bỏ, sự thật trần trụi đối diện với nhau, thì người ta nhanh chóng nhận ra nhau và hiểu nhau đến tận cùng. Người lính thong thả chớp mắt, cặp mắt anh ta hết sức buồn bã.
- Xin lỗi chị, tôi hiểu ý chị muốn nói, nhưng suy nghĩ của tôi có lẽ hơi khác. Ca sĩ là một cái nghề, người có tài thì vẫn nổi danh, rất được quý trọng, vì đó là nghệ thuật, nếu như người làm nghề ca sĩ hiểu và làm như thế. Còn lính, đối với tôi thì không phải là một cái nghề. Tôi trốn chui, trốn lủi, khi không biết trốn vào đâu được. tôi đưa tiền ra, nhưng kết quả tiền mất tật mang. Tôi vẫn bị bắt vô lính, bị ném ra mặt trận.
Với kinh nghiệm già dặn, Mỹ Hạnh vừa nghe vừa quan sát nét mặt người lính, cô ngắt lời người lính:
- Vậy là anh giỏi hơn tôi, anh còn biết nghề lính không phải là nghề của anh, anh còn biết trốn, anh làm lính vì bị bắt lính, còn tôi. cái nghề ca sĩ của tôi không cao quý, đẹp đẽ như anh nói đâu- Nói cho đúng thì tôi cũng có thể làm cái nghề ca sĩ đúng như anh nói, nhưng tôi đã nhầm, tôi bị cuộc sống xô đẩy.- tôi bị cuộc sống lừa gạt. Cái tuổi hai mươi của tôi, tôi đã đánh mất nó trong tay bọn Mỹ!
Tuổi trẻ.:. chu cha - Người lính kêu lên vẻ đau đớn - Chị tưởng tôi không có một tuổi trẻ đẹp đẽ và đầy ước mơ sao? Nếu không bị bắt lính thì tôi đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa, tôi sẽ là
một giáo sư. Uớc mơ của tôi đã bị cuộc chiến tranh này giết chết, tuổi trẻ của tôi đã bị chiến tranh làm cho tàn lụi đi. Tôi cũng không hiểu sao tôi còn sống được tới hôm nay, còn được ngồi đây nói chuyện với chị - Người lính đột ngột quay người về phía bắc – Các bạn tôi tụi nó đã nằm lại ở trên kia, ở Tây Ninh, ở Bình Long, ở đường 13, tụi nó nằm lại giữa mưa giữa nắng, trần trụi, đau đớn. xác rữa dần ra. Cuộc chiến tranh này là của người Mỹ, của ông Thiệu của tụi tai to, mặt lớn ở Sài Gòn, của các tướng tá, chứ không phải của tôi - Người lính nhìn Mỹ Hạnh rất nhanh, như muốn xét lại lần nữa phán đoán của mình, anh ta chậm rãi nói từng tiếng – Và chắc cũng không phải là của chị?
Mỹ Hạnh gật đầu:
- Cảm ơn, anh nói đúng, lần đầu tôi nghe một con người nói lên một sự thật, lần đầu tôi hiểu ra một sự thật.
Người lính gật đầu, anh ta hỏi:
- Nhưng làm sao chị bị kẹt lại?
- Ngài Chuẩn tướng Lê Văn Tư bỏ rơi tôi-
Người lính nghiến răng, bất ngờ bật ra mọt câu chửi thề:
- Đù mẹ mấy thằng tướng..
Dường như biết mình đã thốt ra một tiếng không đẹp trước người đàn bà mới quen biết, anh ta thở dài, nói tiếp:
- Xin lỗi.. xin lỗi... Nhưng mấy thằng tướng thì phải chửi cha tụi nó. Chị coi kìa, những thằng lính tụi tôi--. không thể tưởng tượng được.
- Các anh ở đâu về?
Người lính chỉ tay về phía bắc:
- Tàu Ô... Tàu Ô... mảnh đất khủng khiếp... Người lính nhún vai thở dài - Tụi tôi không biết gì, không hiểu gì. Tại sao mấy cha tướng tá ném tụi tôi vô mảnh đất đó? Để làm gì? Chỉ để chết, chỉ để chết thôi - Người lính rít lên, anh ta chỉ chiếc ba lô - Chị coi đó. Cộng quân bắn theo, đạn không trúng người, thiệt may mắn cho tui quá chị ơi! Nè, nhưng chị định đi đâu?
- Tôi về Sài Gòn.
Người lính trố mắt nhìn Mỹ Hạnh, một lát anh ta hỏi:
- Chị định đi băng cách gì?
Mỹ Hạnh trả lời dứt khoát:
- Đi theo mấy anh, đi sau mấy anh.
Người lính lắc đầu. xua tay:
- Chị không đi được đâu, không về thấu Sài Gòn được đâu -
Người lính chỉ tay về phía những đám lính đang cúi đầu lê từng bước - Chiến đoàn 49 đó, tướng Tư ra lệnh cho chiến đoàn tụi tôi xuống Bàu Lòng - Bàu Bàng mở đường. Biết đi có lọt không? Nghe nói đoạn đường đó có rất nhiều Cộng quân.
Mỹ Hạnh nói với giọng kiên quyết:
- Anh biết đấy, ở lại Chơn Thành tôi sẽ chết đói, tôi phải về Sài Gòn, mẹ tôi đang chờ tôi. Chuẩn tướng của anh bỏ rơi tôi, tôi phải đi theo các anh vậy! -
Nghe Mỹ Hạnh nói người lính chợt hỏi:
- Chị người Bắc?
Mỹ Hạnh gật đầu:
- Tôi sinh Ở Hà Nội, theo gia đình vào Sài Gòn từ năm năm tư. Nhà tôi gần cầu Thị Nghè. đường Hồng Thập Tự.
Người lính nhìn Mỹ Hạnh chăm chú:
- Chị tên gì?
- Mỹ Hạnh. Còn anh?
Tôi là Lê Văn Đức. trung sĩ nhứt, phụ trách quân tiếp vụ của đại đội 3, tiểu đoàn 3, Chiến đoàn 49 - Người lính cúi đầu ngẫm nghĩ, một lúc anh ta ngửng đầu nói với Mỹ Hạnh: - Chị đi theo tụi tôi cực khổ nguy hiểm lắm đó. Chơn Thành - Lai Khê đâu hơn hai chục cây. Xuống được Lai Khê là có xe đò, nhưng chị quen súng đạn chưa?
Mỹ Hạnh mỉm cười:
- Tôi biết bò, biết núp, biết nghe tiếng các loại đạn, chuyện đó anh đừng lo. Nếu có trúng một viên đạn thì cũng không sao, chết nghĩa là thoát nợ đời, chết là hết anh trung sĩ ạ!
Người lính mở to mắt nhìn Mỹ Hạnh. Những ý nghĩ lạ lùng của một người con gái đẹp làm anh ta ngạc nhiên, nhưng vẻ mặt rất lạ của người con gái đã làm cho anh ta dường như hiểu được những câu nói của cô, anh thở dài đứng dậy. mang súng, mang ba lô:
- Thôi được, chị đi theo tôi. Tôi sống chị sống. Tôi chết chị chết, tính mạng phó mặc Trời phật. Chị cứ đi sau tôi, theo cho sát.
Mỹ Hạnh không chú ý tới thời giờ. Tất cả sức lực cô dồn cho đôi chân. Tất cả trí lực cô dồn cho đôi mắt. Chân bước đi, mắt nhìn vào chiếc ba lô rách, vào cái đầu bờm xờm của người lính. Người lính đứng lại, cô đứng lại, người lính nằm xuống, cô nằm xuống. Nhưng đến chiều thì cô bình tĩnh hơn. Cô đã có thể rời mắt khỏi người lính, nhìn vượt lên phía trước, nhìn ra hai bên đường. Con đường này cô đi lại nhiều lần, nhưng bây giờ cô mới nhìn rõ quang cảnh cụ thể. Đất hai bên đường cằn cỗi, vết xe tăng, xe ủi đã cũ. nhưng vẫn còn hằn sâu xuống đất. Hai bên đường không còn cây cối gì toàn cỏ dại- Phải xa hàng năm bảy trăm mét mới có cây. Sau đó là rừng chồi. Việt cộng ở dưới những lớp cỏ dại kia? Hay ở tận trong rừng chồi? Mỹ Hạnh tự hỏi và cô càng chăm chú nhìn ngó hơn. Việt cộng có thể đã ở dưới những bãi cỏ kia, có thể đang ở trong những đám rừng chồi kia. Họ đang chờ cho quân lực Việt Nam Cộng hòa lọt vào nơi họ lựa chọn, họ sẽ đội đất nhảy lên, sẽ từ trong rừng ào ào chạy ra. Vậy là hai bên đánh nhau. Người mạnh sẽ được, kẻ yếu thua. Người giỏi được, kẻ dở thua. Người gan được, kẻ nhát thua. Anh lính đi trước mặt có thể chết. Cả cô nữa cũng sẽ chết, chết vì một trái cối, chết vì luồng đạn bắn thắng. Nhưng nếu cô không chết vì một trái cối, vì một luồng đạn bắn thẳng, mà gặp một mũi súng chĩa vào ngực thì sao nhỉ? Mỹ Hạnh ngẫm nghĩ. Cô không đủ lý do giải thích, nhưng cô tin rằng những người lính Việt cộng sẽ không bắn cô, không bắn vào một người con gái vác cây đàn trên vai. Mỹ Hạnh tin như vậy. Cô càng thấy những linh cảm của mình là đúng. khi quyết định mang theo cây đàn.
Ngày thứ nhất yên ổn, đêm thứ nhất trôi qua. Mỹ Hạnh nhấm gạo sấy, uống nước lã múc từ vũng nước bên vệ đường. Cô quên hẳn mọi thói quen. Ngày thứ hai cô lầm lũi theo chân người lính. nhưng khoảng cách giữa cô và người lính càng về trưa càng xa ra. Đang đi, chợt Mỹ Hạnh đứng sững lại giữa đường, dỏng tai lên. Xa tít về phía trước, tiếng súng đột nhiên nổ dữ dội. tiếp theo từ hai bên đường, từ trước mặt đến gần chỗ cô đứng, tiếng súng máy nổ rộ lên. Đạn cầu vồng từ phía rừng lao vun vút xuống mặt đường. lao xuống hai bên đường, làm bung lên từng bụm khói hình nấm màu trắng. Khói phủ kín mặt đường, phủ kín hai vệ đường.
"Chạm súng rồi!" - Mỹ Hạnh nói thầm. Cô vẫn cứ đứng sững giữa đường-
Trước mặt cô, quân lính Việt Nam Cộng hòa đang tản ra, bám lấy hai mép đường, chui vào giữa đường rãnh thoát nước, bắn loạn xạ. Người lính quân tiếp vụ cũng nằm xuống bên vệ đường. Anh ta vừa bắn vừa gọi to:
- Mỹ Hạnh, núp đi, xuống rãnh đi, chị muốn chết à?
Mỹ Hạnh như sực tỉnh. Cô nhìn sang bên phải đường, thấy một gốc cây cụt, cô bước tới. nửa quỳ, nửa ngồi- Chưa có một luồng đạn nào bay tới chổ cô cả. Súng đạn nổ dữ dội ở phía đầu và đoạn giữa. Cô nghĩ mình đang đứng ngoài vòng chiến. Ý nghĩ đó làm cho cô bình tĩnh. Cô mở to mắt nhìn lên phía trước, nhìn ra hai bên đường Cô đang xem một trận đánh thật, chứ không phải trận đánh trên màn hình.
Đúng như điều hôm qua cô suy nghĩ và tưởng tượng; sau hàng chục phút bắn dữ dội. Việt Cộng đã từ dưới những bãi cỏ hai bên đường vọt lên, từ hai bên rừng ào tới- Họ vừa chạy vừa bắn, họ ném tạc đạn, hết tốp này đến tốp khác, họ xông ra mặt đường, họ mang lá xanh trên người, bóng họ nhấp nhô ẩn hiện trong những màn khói. Quả là Mỹ Hạnh cố ý theo dõi phía Việt cộng, cảnh cô chưa bao giờ thấy, nên cô đã quên khuấy quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Khi cô chuyển đôi mắt lên mặt đường, cô thấy nhiều đám lính Việt Nam Cộng hòa đã nằm im, đang bị bắt. hoặc đang chạy thục mạng vào rừng.
Đánh nhau thật là như vậy ư? Câu hỏi hiện ra bất ngờ khiến Mỹ Hạnh gần như ngơ ngác. Cô chưa kịp hiểu thì chợt nghe tiếng thét từ phía trước ập tới:
- Hàng sống, chống chết, giơ tay lên!
Mỹ Hạnh định thần, một người lính Việt cộng lao tới chỗ anh trung sĩ quân tiếp vụ, người thứ hai lao tới chỗ cô. Cô chưa kịp giơ tay, cô thấy một mũi lê sáng trắng của cây súng chĩa vào ngực, anh lính Việt Cộng kêu lên vẻ lạ lùng:
- A... lính cái anh em ơi!
Anh ta chưa kịp nói gì thêm, cô đã nghe người lính Việt cộng thứ ba từ sau chạy tới, anh ta nói:
- Không phải lính, nó không mặc đồ lính, kìa cây đàn.
Mỹ Hạnh thấy anh ta quắc mắt lên:
- Mày có phải lính không?
Mỹ Hạnh lắc đầu. cô nói không ra tiếng: - Thưa. Tôi là ca sĩ.
Hai người lính Việt cộng đột nhiên phá lên cười. nhưng rồi họ nghiêm nét mặt lại:
- Bắt, nó là Thiên nga, Phượng Hoàng đấy- Bắt đi.
Mỹ Hạnh đã có lần nghe mấy tiếng đó. Cô không hiểu, cô lại lắc đầu:
- Thưa không, tôi không phải là Thiên nga, Phượng hoàng, tôi là ca sĩ.
Người lính Việt cộng la to, dứt khoát:
- Không biết, mày sẽ trả lời ớ trại tù binh - Đi!
Mỹ Hạnh vác cây đàn lên vai. Trước mặt cô có đến hàng trăm lính Việt Nam cộng hòa từng tốp, từng tốp ủ rũ bước đi, có cả anh trung sĩ quân tiếp vụ. Hai bên đoàn tù binh, là những người lính Việt cộng đi áp giải, súng lăm lăm trong tay, lá ngụy trang dập dềnh sau lưng như đang nhảy múa.
Có tiếng trực thăng đâu đây. Mỹ Hạnh nhìn lên trời. Cô thấy giữa khoảng không bao la, trơ trọi một chiếc trực thăng bay những vòng tròn mệt mỏi, bất lực. Cô đoán Lê Văn Tư đang ngồi trên đó, chắc hắn thấy rõ những gì đã diễn ra,. đang diễn ra ở đây.
II
Mười giờ sáng ngày 3 tháng 9. Đoàn Vũ và Nguyễn Tính cùng Đào đại đội trưởng trinh sát, một sổ chiến sĩ thông tin tới vùng rừng Căm Xe. Đoàn Vũ dừng lại trước một ngã ba đường. Anh đang quan sát vết chân để nhận định hướng sở chỉ huy sư đoàn. thì ba chiến sĩ thông tin từ trong rừng ập ra vây quanh Đoàn Vũ. Họ reo lên:
- Chúng tôi bắt được các thủ trưởng rồi - Hoan hô!
- Ơ kìa, các cậu, chúng ta lại gặp nhau rồi!
Đoàn Vũ bắt tay từng chiến sĩ, anh nói:
- Nào đưa bọn mình về sở chỉ huy đi!
Một cậu thông tin chạy lên trước dẫn đường, còn hai cậu lẻn ra sau ôm chầm lấy những người quen biết.
Đi chừng ba mươi phút thì tới nơi. Cậu chiến sĩ thông tin quay lại nhoẻn cười:
- Mời các thủ trưởng vào hầm đi, đây là ban tác chiến, để em đi báo cơm.
Lê Nhu nghe tiếng rì rầm vội chạy lên, thấy Đoàn Vũ,
Nguyễn Tính. Lê Nhu bước nhanh tới ôm lấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, Lê Nhu nói líu cả lưỡi:
- Ba giờ sáng ngày 28 đài kỹ thuật bắt được tin Sư đoàn 25 được lệnh của quân đoàn 3 rút khỏi Tàu Ô, tôi đã xin gọi điện trực tiếp cho các anh. Nhưng đường dây đứt không gọi được, đành phải gọi thẳng cho ban tác chiến Sư đoàn 290, không hiểu các anh có nhận được điện không?
Đoàn Vũ vừa bước xuống hầm vừa nói:
- Bọn mình đoán biết từ mười giờ đêm kia?
Lê Nhu mở to mắt:
- Làm sao biết giỏi vậy?
Đoàn Vũ mỉm cười:
- Anh em đi tập kích, tìm mãi không thấy địch, bọn mình phân tích những hiện tượng đó, đi đến kết luận bọn địch bỏ cuộc. vậy là triển khai kế hoạch đánh địch tháo chạy ngay trong đêm.
- Kết quả thế nào anh?
Diệt gọn Tiểu đoàn 1/50, 1/46 đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 46, còn Chiến đoàn 49 thoát được, thằng này chạy giữa, có thằng 46 và thằng 50 án ngữ hai bên nên không bị thiệt hại nhiều. Bắt sống bốn xe bọc thép, bắn cháy năm chiếc còn lại, vũ khí đạn dược khá nhiều. Nếu có thêm một trung đoàn đón lõng phía sau thì có khả năng diệt gọn Chiến đoàn 46, đánh thiệt hại nặng hai chiến đoàn kia.
Lê Nhu đập tay vào đùi Đoàn Vũ:
- Nhưng thằng 49 có thoát được đâu, nó bị sư đoàn diệt gọn ở Bàu Lòng chiều mùng 1 tháng 9 rồi.
- Sao? Chính thằng 49 à?
- Thằng 49. Bọn tôi chưa hiểu tại sao thằng 49 từ Tân Khai về Chơn Thành lại đi luôn về Bàu Lòng để bị tiêu diệt. Té ra hai thằng kia bị thiệt hại nặng. Vậy là chạy trời không khỏi nắng. Mọi việc đều có lý cả
Nguyễn Tính xuống sau, anh ngồi cạnh Lê Nhu, anh hỏi:
- Tình hình mấy bữa nay thế nào?
Lê Nhu lắc đầu:
- Vẫn phục kích, nhưng Lê Văn Tư hốt quá rồi, chắc chắn không dám phiêu lưu cho thằng 46, thằng 50 đi đường bộ đâu, hắn sẽ rút về phía sau bằng trực thăng.
- Còn lữ ba thiết giáp?
- Bọn này rách lắm rồi, số bị diệt ở xóm Ruộng, số bị đặc công tập kích vừa rồi mò xuống đây bị diệt nữa, chắc cũng không còn bao nhiêu. Sụt thế hung - Lê Nhu cười. hết nhìn Nguyễn Tính lại nhìn Đoàn Vũ - Tàu Ô! Ban tác chiến nhận được lệnh viết chiến lệ rồi, đoạn đầu nắm được, nhưng từ ngày xuống đây nắm không kỹ, lại phải nhờ hai anh thôi. Tàu Ô! Vậy là trọn vẹn rồi phải không hai anh? Thiệt không tưởng tượng được!
Đoàn Vũ gõ nhẹ ngón tay lên bàn, khuôn mặt anh sáng lên.
- Bọn mình đánh được nhưng viết không hay đâu, các cụ đi đâu vắng cả thế?
- Các cụ sang họp bên Tỉnh uỷ hai ngày nay rồi. Bàn kế hoạch thọc sâu đánh phá bình định.
- Bao giờ các cụ về?
- Có lẽ sắp về đến nơi rồi, tôi nhận được điện từ sáng kia – Lê Nhu nhìn ra cửa hầm, anh nói ngay - Liên lạc sang rồi, chắc các cụ đã về
Đoàn Vũ, Nguyễn Tính quay mặt ra cửa hầm. Cậu liên lạc đứng nghiêm báo cáo:
- Sư trưởng mời hai thủ trưởng sang sở chỉ huy. Lê Nhu đứng dậy:
- Hai anh sang đi. nhưng nhớ trước khi về ghé lại đây nghe- Tôi còn nhiều chuyện muốn hỏi hai anh đó.
Đoàn Vũ, Nguyễn Tính theo cậu liên lạc đi vào giữa một vùng rừng có nhiều cây cao, lá rậm và xanh, đây là loại rừng hai tầng cây. Trong suốt thời kỳ Việt Nam hóa chiến tranh, bọn Mỹ
không hiểu vì sao lại không rải chất độc và ủi phá cụm rừng này. Có lẽ vì vùng này không có lực lượng vũ trang nào hoạt động chăng? Là một cán bộ quân sự. Đoàn Vũ đã rèn cho mình thói quen quan sát địa hình. Một địa hình mới bao giờ cũng có sức hấp dẫn kỳ lạ. Trên địa hình và trong địa hình ấy, dưới mắt những người chỉ huy là hàng loạt giả thiết, hàng loạt bài tính hóc hiểm. Địa hình là một hiện thực khách quan, người chỉ huy muốn thành công trong những trận đánh, chỉ có cách khám phá nó, hiểu biết nó, lợi dụng và cải tạo nó để sử dụng nó. Đó là một nghệ thuật trong nghệ thuật quân sự. Nhưng Đoàn Vũ không quan sát được lâu. Từ xa, anh đã nhìn thấy Tư lệnh Hoàng Việt, Phó chính uỷ Hồng Nam, Sư trưởng Đàm Lê, Chính uỷ Phan Nguyên và một đồng chí nữa anh không biết tên. Các thủ trưởng của anh ngồi trong gian nhà lớp lá trung quân đang nói chuyện và có vẻ như đang chờ đợi
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính đứng sau gốc cây, chỉnh đốn trang phục. Sửa sang xong, Đoàn Vũ tiến lên trước. Anh vừa vui, vừa xúc động, hình như hồi hộp nữa. Tư lệnh Hoàng Việt nhìn thấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính trước, ông đứng dậy nói to:
- Các cậu ấy đến kia rồi. Nào. chúng ta ra đón những người chiến thắng đi!
Phó chính uỷ Hồng Nam đứng ngay dậy lấy máy ảnh. mở nắp, lên phim, xem lại các con số, ông đi nhanh, vừa vẫy tay chào
Đoàn Vũ, Nguyễn Tính. vừa chọn chỗ đứng thích hợp, ông đưa máy ảnh lên rồi nheo mắt lại.
Tư lệnh Hoàng Việt bỗng vỗ tay, tất cả những người có mặt đều vỗ tay. Tư lệnh Hoàng Việt bước ra tận mút đường, dang rộng hai tay ôm lấy Đoàn Vũ, rồi ôm lấy Nguyễn Tính. Hồng Nam bấm liền hai kiểu. Những người có mặt lần lượt ôm chặt hai người, đưa họ vào nhà. Tư lệnh Hoàng Việt đứng giữa nhà, đặt bàn tay trái lên vai Đoàn Vũ, đặt bàn tay phải lên vai Nguyễn Tính, ông ngắm kỹ từng người, ông nói:
- Gầy đi nhiều quá, nhưng trông các cậu ấy rất vui phải không? Còn chúng tôi? - ông chỉ vào mình rồi chỉ những người khác hỏi Đoàn Vũ và Nguyễn Tính - Các cậu có thấy chúng tôi gầy đi không? Có à. Nhưng cũng vui chứ Ha... ha.. nào, ngồi xuống đây Chúng ta đều gầy đi, tóc bạc thêm. Đánh nhau căng thẳng ác liệt thế này ai mà béo được, phải không? Nhưng vui, rất vui là được rồi. Này, những ngày cuối cùng ở Tàu Ô gay go lắm phải không?
Hoàng Việt quay sang bên phải, sực nhớ, ông nói:
- Quên, các đồng chí biết ai đây không? Chưa biết à? Thần chiến tranh đấy.
Tất cả mọi người lại cười to, Đàm Lê nói ngay:
- Báo cáo tư lệnh. chỉ huy thần chiến tranh chứ ạ.
- Phải... phải, tôi nói tắt. Đây là đồng chí Võ Bình sư trưởng sư đoàn pháo binh của chiến trường đấy. Những pháo thủ của đồng chí ấy đã cho tên thiếu tướng trưởng đoàn cố vấn Mỹ của quân đoàn 3 nếm mùi pháo kích. Còn hôm Nguyễn Văn Thiệu đột kích xuống An Lộc thì vì sao không bắn kịp hả?
Võ Bình thở một hơi nhẹ, nhắc lại trường hợp đó, ông vẫn thấy tiếc, ông nói:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh, lỗi tại đài quan sát. Chiếc trực thăng chở Thiệu bay lên rồi mới biết, bắn vuốt đuôi. các chiến sĩ ở đài quan sát dằn vặt nhau mấy ngày liền.
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu.
- Kể cũng tiếc, nhưng thôi, đừng buồn nữa - ông quay sang Đoàn Vũ - Gay go lắm phải không?
- Vâng - Đoàn Vũ đặt hai tay lên bàn, sửa lại tư thế ngồi. anh tiếp giọng trầm tĩnh - ở hai chốt cuối cùng địch đã vào đến cự ly ném lựu đạn. Chúng đào hầm cách hầm của Đại đội 111 năm sáu chục mét. Chúng mang lên nhiều lựu đạn, có cả lựu đạn khói và lựu đạn hoá học. Bọn lính thằng nào cũng mặc áp giáp. đội mũ sắt. nhưng chúng chưa kịp hành động, các Đại đội 111, 112 đã tập kích trước diệt gọn hết.
- Tập kích trước? Tư lệnh Hoàng Việt vừa hỏi vừa nhô cả người về phía Đoàn Vũ - Tập kích như thế nào?
- Báo cáo thủ trưởng, ngay khi trời vừa tối, giờ bọn địch đang chủ quan, anh em đã bí mật bò lên khỏi hầm, dùng toàn lựu đạn Mã Lai ném vào hầm hố của địch.
- Rồi sau đó bọn địch không dám mò lên nữa phải không?
-Vâng, đúng như vậy, có thể đó là cố gắng cao nhất, cố gắng cuối cùng của địch.
Tư lệnh Hoàng Việt nhìn mọi người, ông vừa gật đầu vừa nói. giọng vui vẻ:
- Các anh thấy chưa? Địch vào gần như thế, chuẩn bị mọi thứ để thanh toán các chốt của ta, nhưng anh em đã tập kích trước, đã táo bạo và gan góc tiến công trước- Có phải lúc nguy nan nhất cũng còn cách lật ngược được tình thế bằng sự chủ động tiến công không? Tuyệt lắm! Nhưng cái gì đã chỉ đạo hành động chiến thuật đó?
Ông nhìn Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, Nguyễn Tính đáp ngay:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh, cái chỉ đạo là tư tưởng và phương pháp, là quyết tâm và hành động cụ thể.
Hoàng Việt gật đầu, ông nhìn mọi người rồi hỏi:
- Nhưng sao? Cái thực tế Tàu Ô này đã đủ sức để thuyết phục mọi người chưa? Còn cãi nhau về hình thức nữa không? Kể cũng lạ. Cán bộ mình trưởng thành từ chiến sĩ lên, đánh giặc mấy chục năm rồi, nắm trong tay tiểu đoàn, trung đoàn, hàng mấy sư đoàn, chỉ huy cả một mặt trận, kinh nghiệm chiến đấu, tri thức quân sự không phải nghèo- Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật đều đã học, đã thực hiện, vậy mà có lúc vẫn cứ lầm lẫn. Cách mạng và chiến tranh không phải lúc nào cũng phát triển suôn sẻ, đúng hệt như dự tính chủ quan lúc đầu. Vận dụng chiến lược vào tình hình từng thời kỳ của cách mạng là một nghệ thuật lớn. Vận dụng các hình thức và phương pháp tiến hành chiến dịch trong chiến tranh cũng là một nghệ thuật lớn. Chiến tranh không phải là số thành của một bài tính cõng và bài tính trừ. Chiến tranh là một cuộc vật lộn ghê gớm, bởi thế nên mọi thứ giáo điều, mọi thứ công thức, máy móc, mọi thứ kinh nghiệm chủ nghĩa. mọi sự xa rời thực tiễn đều không thích hợp trong một chiến dịch, chúng ta hạ quyết tâm tổ chức một trận địa phòng ngự, một khu vực phòng ngự, phòng ngự chứ không phải chốt chặn, dùng một bộ phận Sư đoàn 267 làm nhiệm vụ đó thì sao nhỉ? Tôi cho tình hình không đến nỗi khó khăn và tổn thất như vừa qua, và Trung đoàn 29 cũng không phải gồng vai lên gánh hết gánh nặng của chiến dịch. Trong một chiến dịch tiến công, đại bộ phận lực lượng của chiến dịch tiến hành các hình thức tiến công, nhưng một bộ phận vì lý do địch tình, địa hình, vì thế phát triển chiến dịch, nên phải tiến hành phòng ngự thì có sao đâu, sẽ không vì một bộ phận phải phòng ngự đó mà đánh giá thiếu tư tưởng tiến công, vì có phòng ngự cũng chỉ tạm thời, cũng chỉ tạo đà, tạo thế tiến công. trong phòng ngự cũng phải tiến công, tiến công như Trung đoàn 29 đã chứng minh- Đó là trong phạm vi chiến thuật, trong bối cảnh và thời điểm của một chiến dịch, nghĩa là trong phạm vi hẹp. Còn trong phạm vi rộng lớn hơn của một chiến trường, bên cạnh nhiều chiến dịch tiến công, tôi nghĩ cũng không loại trừ có trường hợp phải tổ chức một chiến dịch phòng ngự, để bổ sung lực lượng, để tập kết quân, tập kết các phương tiện tiến hành chiến dịch, để chuẩn bị địa bàn mới. Nếu trường hợp đó có xảy ra thì cũng không có gì lạ Cũng đừng vì thế mà kết luận là thiếu tư tưởng tiến công. Là không cách mạng. Bài thơ 'Học đánh cờ' của Hồ Chủ tịch là sự khái quát của nghệ thuật làm cách mạng và tiến hành chiến tranh. Chúng ta cần phải suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề đó.
Hoàng Việt nhìn từng người, ông bắt gặp những cái gật đầu. những đôi mắt đồng tình- ông nói tiếp:
- Cái Tàu Ô này là một chiến công lớn, một thành công lớn. Ở đó đã tập trung nhiều mâu thuẫn và phương pháp giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. Ở đó tập trung những vấn đề về sức mạnh chiến đấu của một phân đội chiến thuật, vai trò và ví trí của phân đội chiến thuật trong đội hình chiến dịch tiến công. Ở đó tập trung những vấn đề về quân sự và chính trị, những vấn đề về tư tưởng và tinh thần, về quyết tâm và phương pháp, về đầu óc tổ chức và hành động cụ thể. Tàu Ô là một chứng minh hùng hồn về mọi mặt của một cuộc chiến đấu, của một chiến dịch. Rồi chúng ta phải khai thác, phải tìm tòi cho hết mọi giá trị của nó-
Này - ông bỗng quay sang Nguyễn Tính - Anh em chắc rất vui phải không?
Nguyễn Tính cười:
- Vâng, báo cáo các thủ trưởng, anh em rất vui, anh em tắm giặt, cắt tóc, cạo râu, may vá quần áo, hát hò, hơn một trăm ngày không được hát hò, nói năng thoải mái, anh em uống trà và rung cả đùi nữa ạ.
- Rung đùi? - Tư lệnh Hoàng Việt nhìn Nguyễn Tính dò xét - ừ, anh em rung đùi thì phải quá rồi. Nhưng còn các cậu? Có rung đùi không?
Nguyễn Tính đỏ mặt, biết trả lời sao đây? Quả thực anh cúng có rung đùi.
- Báo cáo thủ trưởng... - Nguyễn Tính ấp úng.
Hoàng Việt nhìn Nguyễn Tính, ông hiểu ngay, nét mặt ông bỗng trở nên nghiêm trang, ông nói giọng khoan thai, như nói với cả chính mình:
- Vậy là các cậu cũng rung đùi. Này, tôi nghĩ - Người chỉ huy. người lãnh đạo thưởng thức vinh quang của một cuộc chiến, của một chiến công phải bằng sự tỉnh táo, phải bằng cách đi sâu vào chiến công đó, tìm cho được những gì đã làm nên thắng lợi. và những gì còn hạn chế thắng lợi. Người chỉ huy, người lãnh đạo đừng để chất men của vinh quang ngấm vào người. Người chỉ huy, người lãnh đạo phải suy nghĩ tới những thử thách mới, những trận đánh mới, bởi vì cuộc chiến tranh chưa kết thúc, và trận đánh hay nhất, trận đánh cuối cùng của cuộc chiến tranh chúng ta vẫn chưa đánh, phải không?
- Vâng ạ - Nguyễn Tính đáp - Chúng tôi hiểu ạ!
Phó chính uỷ Hồng Nam hỏi:
- Các cậu sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới được chưa? Đơn vị sẵn sàng chưa?
Nguyễn Tính đứng dậy:
- Báo cáo đơn vị chúng tôi đã sẵn sàng.
Chính uỷ Phan Nguyên mỉm cười hỏi tiếp:
- Anh em có kêu, có trách gì sư đoàn không?
Nguyễn Tính cười, rồi lắc đầu:
- Chúng tôi sợ không hoàn thành nhiệm vụ đối với sư đoàn. đối với chiến dịch, chứ không kêu không trách gì sư đoàn cả.
Sư trưởng Đàm Lê cười to:
- Tôi biết thừa các anh rồi, không trách ra miệng, nhưng trách thầm trong bụng, nói riêng với nhau, các anh cũng có càu nhàu. cũng sốt ruột, cũng chấm dấu hỏi này, dấu hỏi khác phải không?
- Vâng ạ - Đoàn Vũ nói ngay - Những biểu hiện đó chúng tôi không dám chối, cũng có ít nhiều.
Võ Bình nhìn Đoàn Vũ. rồi nhìn Nguyễn Tính, ông vừa cười vừa nói:
- Các đồng chí cũng đừng trách tụi này nghe. Cây 85 nòng dài xuống chậm vì không chuyển đạn kịp. Vét hết chỉ được ba trăm năm mươi viên. Hôm Lê Văn Tư tháo chạy, cây pháo còn đúng hai mươi lăm viên. Nhưng bây giờ thì khỏi lo. Các đồng chí ráng mần ăn đợt mới cho tốt. Có tụi này chi viện. Tôi tiết lộ một bí mật nhé, chiến trường chúng ta rồi cũng sẽ có " Vua chiến trường" (*). loại đó mới đúng là thần chiến tranh.
Những người ngồi quanh ai cũng phấn khởi. hân hoan. Sư trưởng Đàm Lê mở bản đồ, nhìn Tư lệnh Hoàng Việt và Phó chính uỷ Hồng Nam.
- Xin phép thủ trưởng.
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu:
- Cứ giao sơ bộ đi. Các cậu ấy còn phải báo cáo đầy đủ diễn biến ở Tàu Ô rồi mới về được, còn phải thảo luận nhiệm vụ tiếp theo.
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính chăm chú nhìn theo ngón tay Sư trưởng Đàm Lê đang lần theo đường 13, lần theo đường số 1 xuống sát vùng ven Sài Gòn. Đàm Lê nói:
- Phát huy thắng lợi kế hoạch B, sư đoàn được lệnh chuyển sang kể hoạch C, tiến xuống vùng ven Sài Gòn từ hai hướng: hướng đường 13 và hướng đường 1 - Nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp chặt chẽ với các lực lượng địa phương, với nhân dân đánh phá chương trình bình định cấp tốc của địch, tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp nhân dân, giải phóng thôn ấp, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nông thôn và đô thị trực tiếp đấu tranh với địch, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ ngoại giao hết sức quan trọng và khẩn trương. Trung đoàn 29 tiếp tục hoạt động độc lập một hướng chiến dịch. Trung đoàn sẽ vượt sông Sài Gòn sang Củ Chi, phối hợp với bộ đội địa phương, du kích và quần chúng trong các thôn ấp để đánh địch. Vùng đất sâu nhất trung đoàn phải đánh chiếm trong kế hoạch C là xã Tân Phú Trung, nằm bên phải đường 1, cách Sài Gòn mười lăm cây số đường chim bay.
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính vội vàng mở ngay bản đồ riêng của mình- Tư lệnh Hoàng Việt, Phó chính uỷ Hồng Nam, Chính uỷ Phan Nguyên, Sư trưởng pháo Võ Bình đều ngồi dịch ra, nhường chỗ cho Nguyễn Tính và Đoàn Vũ trải bản đồ. Đoàn Vũ rút bút chì. nhưng bút chì cùn quá, anh mở ví tìm lưỡi lam gọi bút chì. Anh bỗng nhìn thấy bức thư của vợ anh nằm nguyên trong ngăn thứ hai của chiếc ví- Anh chớp mắt, môi mím lại, dạ mặt tái đi. Anh cầm chiếc lưỡi dao bào đặt lên đầu bút chì, thận trọng đưa từng nhát. Anh chỉ sợ mình run lên vì đau đớn, một sự đau đớn hễ nhìn thấy bức thư là lại bất chợt hiện lên đến xót xa.
Phan Nguyên nhìn thấy vẻ mặt Đoàn Vũ, ông thấy bàn tay Đoàn Vũ đang run lên, ông biết chuyện Đoàn Vũ nhận được thư vợ biết chuyện con trai Đoàn Vũ bị bom Mỹ giết hại, nhưng ông chưa có cơ hội tâm sự với Đoàn Vũ. Phan Nguyên hết sức thông cảm với đồng chí của mình, ông đứng dậy trao bút chì của mình cho Đoàn Vũ. đón lấy bút chì và lưỡi dao trong tay Đoàn Vũ; ông nhìn Đoàn Vũ như muốn nói "Hãy can đảm chịu đựng cậu ạ.! Hãy biết cách chịu đựng những mất mát". Đoàn Vũ cầm bút chì, mắt mở to nhìn chính uỷ. Sắc mặt anh trở lại bình thường, nhưng môi anh vẫn mím chặt. Anh cúi xuống bản đồ, mũi bút chì đỏ lần theo từng ô tọa độ. Anh nhắc thầm " Đường 1, xã Tân Phú Trung, cách Sài Gòn 15 cây số đường chim bay"...
Đất Niền Đông Đất Niền Đông - Nam Hà Đất Niền Đông