If you love someone you would be willing to give up everything for them, but if they loved you back they’d never ask you to.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhân Hi
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1041 / 3
Cập nhật: 2017-11-12 09:03:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
HƯƠNG TÁM
Số thương binh của Đại đội 111 sắp về đến sở chỉ huy tiểu đoàn thì bị một chập pháo chụp gần đội hình. Đoàn Vũ và Xương cùng đi trong đoàn khiêng thương binh tử sĩ. Dứt loạt pháo Đoàn Vũ nhổm người lên hỏi ngay:
- Có việc gì không?
Có tiếng một chiến sĩ ở phía đầu đoàn tải thương nói vọng xuống:
- Có, báo cáo thủ trưởng đồng chí Bình lại bị thương tiếp đấy.
Các chiến sĩ lồm cồm bò dậy. người khiêng, kẻ cõng anh em đi nhanh về sở chỉ huy- Chính trị viên Lâm đã chờ sẵn ở đó, anh bổ sung thêm lực lượng rồi tiếp tục cho đưa thương binh tử sĩ về hậu cứ. Đoàn Vũ theo kịp chiếc cáng thương cuối cùng, anh cúi xuống. nhận ra Bình trung đội trưởng. Một tay Bình đặt lên bụng. một tay nắm lấy mép võng. răng nghiến chặt như gắng sức chống lại cơn đau. Bình nói thều thào:
- Thôi. không.-- phải khiêng nữa. có ai... đấy... không?
- Có - Đoàn Vũ ngồi xuống nắm lấy tay Bình - Mình đây. cậu có nhận ra mình không? Cậu bị thương chỗ nào?
- A... thủ trưởng - Bình nghiêng đâu về phía Đoàn Vũ - Em. Em không nhìn thấy gì. nhưng em... em nghe thủ trưởng nói... Em... khát quá...
Đoàn Vũ hỏi cậu chiến sĩ khiêng thương:
- Cậu ấy bị thương thêm ở đâu?
- Báo cáo thủ trương ở đùi, em băng rồi nhưng máu vẫn ra nhiều lắm.
Đoàn Vũ gọi to:
- Có quân y đấy không?
Có tiếng cậu chiến sĩ nào đó sau lưng đáp ngay:
- Báo cáo. quân y sĩ đi với thương binh của Đại đội 112.
- Thôi Bình đưa tay sờ soạng - Không phải gọi quân y sĩ nữa - Bình thở mạnh. giọng tự nhiên trở lại bình thường - Đây là đâu? Có phải cống ông Tề không thủ trưởng?
Đoàn Vũ đặt tay lên trán Bình:
- Bình ơi, này. đây là sở chỉ huy tiểu đoàn. anh em vừa đưa cậu từ cống ông Tề về đây. Bọn địch chưa chiếm được cống ông Tề đâu Cậu để anh em khiêng cậu đi trạm phẫu cho kịp. _
- Đừng. không phải khiêng đi nữa. Em biết em không sống được đâu thủ trưởng ạ. em sắp chết rồi, em bị thương ở ngực từ chiều - Bình lại sờ soạng. Đoàn Vũ nắm lấy tay Bình - Thủ trưởng ngồi với em một chút nữa, pháo địch trên xe tăng bắn trúng hầm. Em thấy chớp lửa xanh. Cây đại liên còn nhiều đạn lắm. Bọn địch không chiếm được trận địa của trung đội ba phải không thủ trưởng?
- Không, bọn địch không chiếm được một hầm nào hết.
- Hà... tay thủ trưởng đây rồi. Hà... bọn địch không chiếm được hầm nào hết... Em hoàn thành nhiệm vụ rồi phải không thủ trưởng?. Em... khát quá... Em có cái thư trong túi áo. nói với Hoàn gửi giúp em... Em tiếc không sống đến ngày vào Sài Gòn - Em...
Đoàn Vũ cúi sát xuống tận mặt Bình, nhưng anh không nghe Bình nói gì nữa. Bình nấc lên mấy tiếng, đầu ngoẹo sang một bên, Bình thở hắt ra, Đoàn Vũ lần tay vào ngực Bình, khung ngực trai trẻ vẫn căng phồng, nhưng đã lạnh hẳn đi. Đoàn Vũ nhẹ nhàng gỡ những ngón tay của Bình đang nắm chặt cánh tay mình, anh nắn cho những ngón tay thẳng ra, anh đặt hai tay Bình duỗi dài theo người, vuốt vừng trán đầy đất và máu của Bình. Anh cắn môi để kìm lại tiếng nấc. Đoàn Vũ đứng dậy gần như lảo đảo, giọng anh lạc hẳn đi.
- Bình hy sinh rồi, các đồng chí đưa Bình về hậu cứ đi.
Hai chiến sĩ khiêng thương cúi xuống nâng chiếc võng lên. Họ bước chệnh choạng qua những hố bom hố pháo chồng chéo lên nhau- Đoàn Vũ đứng lặng một lúc rồi đi về phía hầm chỉ huy. Đoàn Vũ đi khỏi, thì từ phía trận địa có một bóng người đi nhanh về chỗ Đoàn Vũ vừa đứng. Bóng người đứng lại nhìn về phía sở chỉ huy vừa lắng tai nghe ngóng. nửa muốn đi vào, nửa không. Vai phải anh ta mang AK. cánh tay trái cộm lên những vòng băng trắng đút qua một vòng dây cũng bằng băng trắng quàng qua cổ. Bóng người đứng chừng vài phút rồi tặc lưỡi đi nhanh về hậu cứ- Bóng người đó là Trung đội phó Hậu.
Trong trận đánh kéo dài suốt từ sáng đến chiều, Hậu không bị thương, một trái bom nổ gần cuốn đi lớp đất trên hầm làm Hậu và một chiến sĩ nữa hơi tức ngực. bị sơ qua như vậy thì mùi mè gì, nhưng Hậu cứ ôm lấy ngực, lùi sau vào phía trong hầm nơi đất còn nguyên. không thò đầu lên cửa hầm lần nào, cho đến khi Cam bò tới gọi, Hậu mới lên khỏi hầm. Nắm được khả năng, tinh thần tư tưởng của Hậu, nên Cam không bố trí trung đội của Hậu ở phía trước và những nơi quan trọng. Trung đội thường ở chếch phía sau đội hình đại đội, làm lực lượng dự bị, vừa chi viện. vừa bổ sung quân số cho hai trung đội phía trước- Suốt ngày hôm nay tuy không ngoi lên cửa hầm lần nào. không bắn phát súng nào. nhưng Hậu vẫn phải chịu những trận bom pháo giội xuống khu vực trận địa. Ngồi thu mình trong góc hầm. Hậu như người lên cơn động kinh- Mỗi lần tiếng động cơ máy bay gầm rú trên đầu. Hậu co rúm người lại, mồ hôi tháo như tắm. Hậu bịt tai, nhắm mắt, bom nổ xong, Hậu mở choàng mắt, hai tay thúc ngược lên nóc hầm như muốn chọc thủng hầm bỏ chạy- Mấy năm trước Hậu không đến nỗi ngán phi pháo như bây giờ. Một phần vì phi pháo địch không tập trung. một phần vì đơn vị thường đánh vận động, đánh xong di chuyển ngay, rộng đường xoay xở. Bước vào chiến dịch này, Hậu biết sẽ lắm phi pháo, nhưng những trận như Hồng Tâm, Bàu Lòng, Hậu vẫn còn chịu được, tuy có chốt chặn cũng chỉ vài ba ngày và phi pháo cũng chưa nhiều lắm. Từ lúc chuyển về Tàu Ô đến nay, đêm ngày, lúc nào cũng có bom có pháo. Hậu thấy mình như bị nhốt trong một cái túi đầy lửa đạn. Những ngày đầu tuy sợ, nhưng Hậu còn cố giữ để khỏi ảnh hưởng đến anh em- Hậu mong đợi đơn vị bạn đến thay phiên. Hậu hy vọng có một công tác gì đó về phía sau- Nhưng chờ mãi không có ai đến thay. mong mãi không có công tác gì. Hậu nảy ra ý muốn ốm một trận thật nặng, hoặc là bị thương, nhưng bị thương nhẹ thôi, đừng gãy tay, gãy chân, đừng sây sát mặt mày. Hậu sẽ về quân y, về phía sau. về được thì chuyện tìm lý do để khỏi trở lại đơn vị là điều không khó. Nhưng Hậu vẫn không ốm, vẫn không bị thương. Tuy vậy. cũng nhiều lúc Hậu đấu tranh tư tưởng kịch liệt. Gương chiến đấu của các bạn đồng cấp, của ngay chiến sĩ trong trung đội làm cho Hậu suy nghĩ. Những con người ấy cũng thịt xương như mình, nhưng sao họ chịu đựng mọi ác liệt có vẻ thản nhiên như vậy. Họ bình tĩnh, họ xử trí chính xác. họ còn nói chuyện, pha trò, cười đùa với nhau. Những câu chuyện của họ nhiều khi rất rôm rả. Hậu có nghe nhiều tiếng xầm xì, nhiều lời bình phẩm của anh em nước da ông Hậu dạo này tái tợn, lúc nào ông ấy cũng giật mình ". "ông Hậu nhát quá chừng. nhát hơn cả tân binh", "ông Hậu nghĩ đến chữ thọ nhiều quá sinh ra lầm lì, cáu gắt". Hậu không bỏ ngoài tai những nhận xét ấy. Đôi ba lần hội ý cán bộ, đồng cấp phê bình,
Hậu bí quá nói liều “ Tôi bị bệnh thần kinh không chịu được phi pháo". Nghe Hậu nói ai cũng bật cười. Dư luận Hậu muốn hể chiến đấu đến tai Chính trị viên Lâm. rồi đến tai trung đoàn. Hai lần về hậu cứ xả hơi, Chính trị viên Lâm tranh thủ gặp riêng Hậu. Một lần khác xuống họp với Tiểu đoàn 19. Nguyễn Tính cũng tranh thủ gặp riêng Hậu. Tất nhiên hai ông cán hộ chính trị nói nhiều, phân tích nhiều Hậu hứa khắc phục khuyết điểm. không làm ảnh hưởng đến anh em. Nhưng ra đến trận địa, Hậu lại sợ, nỗi sợ dường như mỗi ngày mỗi nhiều thêm. Cũng có những lúc Hậu tự hỏi " Hay là mình bị bệnh thần kinh thật?" Hậu gõ tay lên đầu. sờ nắn mặt mũi. Tay chân, thử lại trí nhớ. Không, Hậu rất khoẻ, mắt nhìn tính, tai nghe thính. Hậu còn nhớ rất rõ những chuyện vụn vặt hồi con nít, nhớ cả những chi tiết những biểu hiện nhỏ nhất về thái độ, cử chỉ, về tình cảm mỗi lần gặp người yêu. Lúc có điều kiện, Hậu vẫn ngủ rất tốt, đầu không đau nhức gì cả. Quanh co mãi với đồng đội. với cấp trên và chính cả với mình, cuối cùng Hậu đành phải thú nhận rằng mình đúng là quá sợ chết. Đó là vào lúc đêm thật khuya. không có phi pháo, trong hầm cũng như trên trận địa hoàn toàn im ắng. chỉ có tiếng gió thổi ào ào, lọt qua cửa hầm như mang đến nỗi buồn, nỗi nhớ. Đó là lúc Hậu tựa lưng vào vách hầm. nhìn qua cửa hầm lên bầu trời đen, điểm lại những bạn bè lần lượt ngã
xuống, đứa góc rừng này, đứa đoạn đường nọ. Đó là lúc những nỗi khổ cực ở chiến trường, cứ mỗi năm mỗi tăng lên, kéo dài vô tận. và những thèm khát tầm thường từ ngóc ngách nào đó trong người xô ra đòi hỏi.
Càng sợ chết thì Hậu không còn nghĩ được gì ngoài chuyện chết. Bởi vậy nên khi rời khỏi khu vực cống ông Tề- Hậu đã nảy sinh ra một ý định ghê gớm. Hậu định bắn vào tay. Bằng cách đó Hậu sẽ rời khỏi trận địa như một người thương bính. Nhưng khi ướm mũi súng vào tay Hậu bỗng lắc đầu. Trận địa đang im lặng, một phát súng nổ bất ngờ là mục tiêu cho bọn địch bắn pháo tới, với lại như vậy sẽ bại lộ mất.
Khi về đến điểm cao nam cầu Tàu Ô tưởng đại đội được thay phiên, Hậu đã mừng. Nhưng khi thấy Đại đội trưởng Cam kẻo đi nhận hầm và hiệp đồng chiến đấu. thì Hậu bồn chồn không yên. Hậu không có lý do gì để xin về phía sau cả. Hoàn, Bình bị thương. cán bộ trung đội còn minh Hậu và Học. Có xin vì lý do tức ngực Cam cũng không cho. Mà ở lại.-. Hậu bỗng rùng mình- Trận bom. trận pháo ở cống ông Tề ngày hôm nay đã làm Hậu teo hết mật hết gan Chiếm được cống ông Tề, bọn địch sẽ thọc thẳng lên Tàu Ô, bom đạn pháo tha hồ dộng xuống. Chết trăm phần trăm. Trong lúc chưa nghĩ được cách gì, thì pháo địch bắn tới, Hậu nhảy xuống hầm, hai tay sờ soạng, bàn tay chạm phải một mảnh đạn pháo rất sắc Hậu mở trừng mắt nhìn ra cửa hầm. Một ý nghĩ vụt loé lên trong óc- Hậu bặm miệng, cắn răng, cầm mảnh đạn rạch một đường vào phần mền cánh tay trái. Hậu sờ lên vết rạch, chưa có máu. Hậu lại nhắm mắt rạch mạnh lần thứ hai. Lần này thì Hậu thét lên một tiếng. Cậu chiến sĩ ngồi phía trong gọi giật.
- Cái gì thế anh Hậu?
Hậu ném mảnh đạn đi. nói bình tĩnh:
- Tao bị thương vào cánh tay trái, mày lấy băng cuốn giúp
Cậu chiến sĩ băng rất nhanh. không dám riết mạnh sợ Hậu kêu đau, băng xong cậu ta còn cắt đoạn băng khác làm thành cái dây đeo cổ để Hậu tròng tay vào. Hậu thở dài đánh sượt: _
- Cậu sửa hầm đi, tớ lên báo cáo anh Cam.
Hậu bắt đầu rên khe khẽ từng tiếng, răng nghiến chặt cố làm ra vẻ đấu tranh dữ đội với cơn đau, rồi chui lên hầm. Hậu đến thẳng hầm của Cam, từ ngoài cửa Hậu nói một cách khó nhọc:
Báo cáo-.- Báo cáo đại đội. tôi bí thương rồi.
Cam nhô người ra cửa hầm, rồi đứng lên. giọng gắt gỏng:
- Hậu phải không? Bị thương sao?
- Báo cáo đại đội, đợt pháo vừa rồi, mảnh pháo làm nát cánh tay trái - Hậu vừa nói vừa cố chìa cánh tay trái ra- Cam cầm lấy. Hậu vội co lại:
- A..- đau anh-
- Mày ráng ở lại bữa nay đi, không đánh được thì ngồi dưới hầm chỉ huy anh em- Thằng Hoàn, thằng Bình bị thương cả rồi.
- Báo cáo đại đội. tôi sợ vết thương nhiễm trùng, sợ để chậm phải cưa thì nguy.
- Mày muốn xin về chớ gì? Thì về đi. cắn răng lại, đừng có kêu rên, thằng Bình nó nát cả ngực ra, nó có kêu rên gì đâu. Giao trung đội cho thằng Quỳ.
Hậu đáp nhỏ, ngồi một chút rồi đứng dậy:
- Báo cáo đại đội tôi về.
Hậu nghiến răng thành tiếng, cốt để Cam hiểu Hậu đang cố chịu đau, bước đi chuệnh choạng. Khi biết chắc Cam không nhìn thấy nữa. Hậu đi nhanh về hầm Quỳ. Hậu cúi xuống trước cửa hầm nói vọng xuống:
- Quỳ ơi! ra nhận nhiệm vụ ngay.
- Có tình hình gì thế anh Hậu - Quỳ từ dưới hầm đứng phắt lên vừa hỏi vừa sờ vào người Hậu. Hậu chìa tay trái bó băng trắng ra cho Quỳ thấy- Hậu vừa thở vừa nói:
- Tớ bị pháo dập trúng đậy nè. Tớ báo cáo với đại đội cậu chỉ huy trung đội thay tớ. Tớ về mấy bửa, khỏi vết thương tớ ra. Nhớ động viên anh em giử vững trận địa.
- Anh về một mình sao?
Hậu lắc đầu đứng dậy:
- Còn ai nữa đâu. tớ gắng về một mình vậy.
Quỳ tặc lưỡi:
- Thôi anh về đi cho kịp; trời sắp sáng rồi. Anh cứ yên tâm.
Sở dĩ Hậu không ghé vào sở chỉ huy tiểu đoàn vì sợ tiểu đoàn hỏi. Màn kịch đã trót dựng thì phải diễn cho hết. Hậu về đến cứ của đại đội thì trời đã sáng. Cũng may ở nhà rất vắng. Y tá đại đội hộ tống thương binh lên trạm phẫu sư đoàn. một số anh em khoẻ đi chôn cất tử sĩ. còn lại Hoàn nằm trên võng
và Côi nấu cơm dưới bếp. Chớp thời cơ- Hậu đi thẳng về hầm của trung đội. Hậu nhìn quanh một lần nữa rồi bắt đầu mở băng xem vết thương. Lúc này thì đau thật rồi. máu khô cắn vào băng. Không thấm nước khó mà gỡ hết. Vết thương bắt đầu nhức. không khéo nhiễm trùng thật cũng nên. Hậu buộc băng lại ngồi thừ ra thở dài. Hậu bắt đầu lo, hai vết vạch một sâu. một nông, nhưng không liền nhau- Không có một thứ mảnh nào lại trúng như thế này cả. hoặc găm sâu vào. hoặc cắt hẳn một miếng thịt- Dưới mắt quân y. vết thương này là những dấu hỏi lớn. Họ sẽ hỏi và Hậu trả lời thế nào?
Hậu ngồi lặng im đầu gục xuống. hai vai rũ ra. Hậu xấu hổ thấy giận mình vô cùng. Nhưng Hậu bỗng giật mình. tiếng động cơ máy bay khu trục trầm và nặng mỗi lúc một to dần. Hậu tặc lưỡi rồi đứng dậy lấy bòng xuống. Hậu nhét bao gạo, hăng gô. muối, võng vào bồng, buộc lại. Hậu đeo AK lên cột mắc võng, lùi lại nhìn khẩu súng. thở dài:
“Ném lao thì phái theo lao. đành liều vậy". Hậu lên hầm đi thẳng xuống bếp. nét mặt trở lại nhăn nhó, đau đớn. Thấy Hậu. Côi nói:
- Anh cũng bị thương à?
Hậu gật đầu:
- Mình bị thương lúc gần sáng, trúng mảnh pháo - Này Côi! mình đi quân y đây, có ai hỏi cậu báo giùm nhé. Mình lo vết thương nhiễm trùng quá.
- Anh định đi quân y nào? Còn giấy giới thiệu. giấy cung cấp làm sao?
- Mình lên quân y sư đoàn. Ở trung đoàn nghe nói đông lắm rồi Giấy tờ gửi sau cũng được, cùng sư đoàn lo gì!
- Thôi được anh cứ đi, ít bữa lành lại về.
- Vết thương chắc cũng chóng lành thôi - Hậu đặt tay lên ngực - Nhưng cái này mới lâu Côi ạ. ho ra máu nhiều lắm, một trái bom dập gần hầm, đất đè lên.
- Chết thôi - Cán bộ trung đội anh hy sinh. anh bị thương. Làm sao?
Hậu đứng dậy, quay đi, nhưng sực nhớ.,Hậu lại hỏi:
- Cậu có tiền không?
Côi ngạc nhiên:
- Tiền gì?
Tiền Rịa(l).
- Anh đi đâu tận bên K mà cần tiền Ria, quân y sư đoàn ở gần đây thôi
Hậu tái mặt biết mình lỡ lời. Hậu cười xòa. lắc đầu. rồi mặt lại nhăn nhó:
- Mình nợ thằng bạn trên sư đoàn hơn trăm Ria, có thì giả nó,
không thì thôi. Thôi. mình đi đây, có ai hỏi cậu nói mình lên quân y sư đoàn.
Côi nhìn theo Hậu, gọi to:
- Ăn cơm rồi đi có được không anh Hậu. Kìa, cái ông Hậu này, cứ như là sắp chạy trốn ấy-
Hậu có nghe Côi gọi ăn cơm. Nhưng thôi. ăn uống gì nữa. Đã trót phải trét. Không nhanh, y tá về còn đi đâu được. Hậu xuống hầm lấy bồng, mắt lấm lét như một tên ăn trộm. Hậu tạt vào rừng, cắt đường đi về hướng bắc. Hậu không vào quân y sư đoàn. Hậu sẽ đi ngược lên Lộc Ninh, vào trạm quân y sư đoàn bạn, hay của hậu cần chiến dịch. Ở đó không ai biết Hậu, nói sao chẳng trôi. Vết thương lành Hậu sẽ tính tiếp.
Khu trục bắt đầu giội bom ở phía sở chỉ huy tiểu đoàn. Pháo bầy hết loạt này đến loạt khác dồn dập trút xuống như giả gạo- Hậu đứng lại hướng về phía trận địa lắng nghe. Hậu lẩm bẩm: "Hừ, ở đây tiếng nổ nghe lại to hơn ngoài trận địa, lạ thật" Hậu tặc lưỡi, rồi quay người đi thẳng.
(1) Tiền Riel: tiền K
Chôn cất xong bốn tử sĩ. Biên bảo anh em về trước, Biên đứng tựa lưng vào gốc cây, đưa cặp mắt buồn bã, thất vọng nhìn từng ngôi mộ. Mộ quay đầu về một hướng nhưng không thành hàng lối. mộ nào cũng nằm gần một gốc cây để sau này dễ tìm. Biên đếm từng ngôi. Đến sáng nay nữa là hai mươi chín mộ, chưa kể hàng chục anh em bị bom pháo làm mất xác ngoài trận địa. Đây là số chết, còn số bị thương gấp đôi thế này. Biên lắc đầu và bỗng tự hỏi: "Bao giờ đến lượt mình? Và mình sẽ nằm bên gốc cây nào trong vạt rừng này?" Biên giật thót người, rùng mình, đảo mắt nhìn quanh, vẻ sợ hãi. khi câu hỏi ghê gớm đó đột nhiên hiện ra trong óc, bật thành lời trên miệng Biên. Câu hỏi có hai vế, thật rõ ràng, thật cụ thể, thật mãnh liệt. khiến Biên không thể nào lẩn tránh, không thể nào xua đuổi được.
Cán bộ đại đội chỉ còn có hai người. Cam luôn luôn ở phía trước. Đó là lý do chủ yếu để Biên tránh khỏi cái chết. Biên cho sớm muộn rồi cũng sẽ đến lượt mình, bởi vì Biên không thể lẩn tránh ở nhà mãi được, rồi Biên cũng phải ra thay cho Cam, hoặc Cam hy sinh- Nếu việc đó xảy ra, thì hôm nay đứng đây, tự chọn trước cho mình mảnh đất, bên gốc cây nào đó, như câu nói đáng sợ kia, chắc không có gì lạ.
Bốn tháng trước; sau khi giao quân xong, Biên và những cán bộ trong đoàn chuẩn bị trở lại hậu phương. Trong những ngày chờ chuyến đi ra. Biên vào rừng bắn chim, phát hiện được một kho xe đạp thồ đã hỏng. Mấy ngày liền Biên hì hục tháo từng chiếc xe, lấy được hàng ki lô bi. hơn chục chiếc gồm trục, moay ơ, xích líp còn tốt Biên gói lại thật kỹ, cho vào ba lô để cạnh cân mì chính. Số mì chính này phát cho đại đội ăn dọc đường. Biên không chi hết- Với những thứ này mang ra Bắc, chắc chắn Biên có món tiền kha khá. Nhưng sau đó, đoàn cán bộ giao quân được lệnh ở lại, bổ sung cho các sư đoàn đang chuẩn bị chiến dịch lớn. Cầm quyết định trong tay, Biên trằn trọc mấy đêm liền.
Tháng bảy năm 1956. không có hiệp thương tổng tuyển cử- Việc trở về quê hương đột nhiên lùi xa. không còn nhìn thấy cái đích cuối cùng ấy. con đường dài trở nên hun hút. Biên bắt đầu suy nghĩ, chuẩn bị tạo lập cho mình một cuộc sống mới theo ý muốn.
Năm 1964. Biên tốt nghiệp lớp 10 ở một trường học sinh miền Nam, Biên thi vào Đại học Bách Khoa. Cộng thêm điểm ưu tiên. Biên có tên trong số học sinh được chọn đi học nước ngoài. Tháng 8 năm 1964. Mỹ ném bom miền Bắc, đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Nhiều cán bộ. bộ đội miền Nam tập kết lần lượt trở về miền Nam- Thanh niên miền Bắc sôi nổi nhập ngũ, chờ ngày ra chiến đường đánh Mỹ. Trong những ngày chờ đợi. Biên suy nghĩ rất nhiều. " Vào miền Nam đánh Mỹ. tức là mình trực tiếp tham gia việc giải phóng quê hương. những Mỹ mạnh. Mỹ giàu như thế đánh đến bao giờ nó mới chịu thua. Đánh Mỹ nhất định ác liệt. Chắc gì mình còn sống để về quê hương? Còn đi học nước ngoài? ừ đúng rồi - Biên tự nhủ - Có lớp thanh niên trực tiếp vào miền Nam đánh Mỹ, giải phóng đất nước, có lớp thanh niên đi học nước ngoài để sau này về xây dựng miền Nam. Hai con đường ngược chiều nhau, nhưng cuối cùng sẽ gặp nhau một điểm. Mình lại tránh xa được cuộc chiến tranh. Vậy còn phải suy nghĩ, đấu tranh gì nữa"
Nhưng chiến tranh ngày càng mở rộng, ác liệt, nhiều kế hoạch cũ phải thay đổi, đảo lộn. Biên không đi học nước ngoài- Năm 1966 lệnh động viên cực bộ ban hành. Biên vào bộ đội được
chọn đi học sĩ quan. Biên nghĩ " Thôi không tránh được xa thì phải tránh được gần" Biên ra sức học, tốt nghiệp đạt loại giỏi về các môn lý thuyết, nhất là khả năng huấn luyện. Biên cạy cục xin về một đơn vị huấn luyện tân binh. Với chỗ đứng an toàn này, Biên phát huy mọi khả năng sẵn có. Biên có tín nhiệm trong đơn vị. Biên có thể làm công tác đó cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nhưng để trả xong món nợ tinh thần chưa ra chiến trường nên Biên xin đi giao quân cho chiến trường. Hoàn thành đợt giao quân này, hẳn sẽ không còn ai nói bóng gió gì về việc Biên chưa ra chiến trường nữa.
"Chiến tranh làm đảo lộn tất cả" - Biên rút ra được điều đó qua mấy đêm không ngủ - Đảo lộn cả những dự định của cá nhân". Không còn cách nào khác. Biên mang ba lô xuống Trung đoàn 29, rồi xuống thẳng Đại đội 111 làm đại đội phó. Biên xuống đúng ngày làm lễ xuất quân. Khẩu hiệu lớn "tiến sâu. tiến xa. tiến đến thắng lợi cuối cùng" và không khí sôi nổi, phấn khởi, hào hứng cuốn Biên vào đội hình. Biên bỏ lại gói phụ từng xe đạp ở dưới hầm. giao cân bột ngọt cho Côi. "Con đường từ chỗ này về đến quê hương chẳng còn bao xa nữa. Tuy đầy bom đạn, đầy ác liệt. nhưng mình sẽ tìm cách tránh né".
Biên tự an ủi mình như vậy.
Sau lần ngồi hầm. làm nhiệm vụ nhét nút ở cầu Cần Lê trong trận ngã ba Hồng Tâm, tuy chưa có gì ác liệt, nhưng Biên đã thấy trước việc tránh né khỏi bom đạn ở ngay một đại đội bộ binh là một việc hết sức khó khăn, có khi không thực hiện được. Trên đường hành quân xuống Bàu Lòng. nhân lúc nghỉ, Biên tìm gặp Nguyễn Tính. Biên tự giới thiệu rất khéo léo về mình. thăm dò chính uỷ về hai công việc Biên nghĩ ra khi bước lên khỏi chiếc hầm chật chội ở cầu Cần Lê. Việc thứ nhất xin về trường hạ sĩ của sư đoàn. với lý do Biên có khả năng huấn luyện, đã nhiều năm làm công việc đó. Việc thứ hai xin lên trung đoàn, hoặc sư đoàn làm trợ lý dân vận, với lý do Biên người địa phương, thuộc vùng sư đoàn đang tác chiến, Biên có thể cống hiến khả năng vào việc móc ráp cơ sở, nắm tình hình địch. phục vụ cho đơn vị chiến đấu. Lần đó Nguyễn Tính nghe rất chăm chú, vừa nghe vừa nhìn sâu vào đôi mắt Biên khiến Biên chột dạ. Nguyễn Tính cho Biên biết cả hai việc đó đều có người chịu trách nhiệm rồi, việc cần nhất bây giờ là ở lại đơn vị trực tiếp chiến đấu và chỉ huy anh em. Ý kiến dứt khoát của Nguyễn Tính làm Biên thất vọng "à, thì ra ở chiến trường hoàn toàn khác với hậu phương. Hậu phương rộng đường xoay xở, còn ở chiến trường đâu đã vào đó mọi lối đi đều chật hẹp, khó lòng luồn lách". Biên chấp nhận nhiệm vụ ở dưới một đại đội bộ binh như chấp nhận một số phận- ở Bàu Lòng. Biên tham gia mấy trận, Biên nhìn thấy những tên địch đầu tiên bằng mắt. Biên cúi sát đầu xuống cửa hầm để kéo trọn băng đạn này đến băng đạn khác. Biên hiểu thêm rằng việc quật ngã những tên địch kia. việc được đề bạt lên một cấp không phải là một việc dễ. Trong lúc chưa nghĩ được cách gì để khỏi phải ra trận địa, thì chính trị viên Khiêm bị thương nặng đi quân y. Lê Cam tự nhận lấy phần việc ở phía trước, dĩ nhiên Biên nhận phần việc phía sau. Nhưng dù Biên có làm tốt công việc phía sau đến đâu đi nữa, thì vẫn không tránh được những nhận xét. những ý kiến. đến cả những dư luận của những người xung quanh về việc Biên ít ra trận địa. Biên ngại trực tiếp chiến đấu- Biên hiểu trong mắt mọi người, Biên vẫn chưa được công nhận là cán bộ thực sự của một đại đội bộ binh. nghĩa là công việc chiến đấu là nhiệm vụ hàng đầu. dựa vào đó mới kết luận và đánh giá được.
Nguyễn Tính và Lâm chính trị viên tiểu đoàn, một vài lần gặp Biên gợi ý về chuyện đó. Biên không có lý do gì để lẩn tránh. cuối cùng phải nói thật rằng mình hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu, phải học hỏi và tập dượt dần dần. Biên có thể cúi đầu, ngoảnh mặt trước mọi lời bình phẩm, có thể gan lì trước mọi nhận xét, quý hồ qua được cái chặng chốt chặn Tàu Ô này, rồi sau đó sẽ liệu
Nhưng cái việc ngày nào cũng phải đi khiêng thương binh, chôn cất tử sĩ đã làm cho Biên bị tác động ghê gớm. Mục đích to lớn của chiến dịch xem ra khó đạt được. Cái bề thế của cuộc ra quân mỗi ngày một teo lại. Bọn địch rõ ràng còn rất mạnh, binh lực đông, hoả lực nhiều, cường độ của chiến tranh mỗi ngày một dữ dội. Mặt trận Quảng Trị quân ta đang đi vào phòng ngự. Lính dù, lính thuỷ đánh bộ đang phản kích chiếm lại thị xã Quảng Trị và Thành cổ. Mặt trận Tây Nguyên đang đánh giằng co ở những vùng phía bắc thị xã Kom Tum- Mặt trận đường 13 mắc nghẽn ở An Lộc. Tàu Ô- Bỏ Bàu Lòng, lùi về Ngọc Lầu. Bỏ Ngọc Lầu lùi về Tàu Ô. Bỏ Tàu Ô sẽ lùi về đâu? Lại lùi về biên giới thôi!
Gần năm tháng chiến đấu. nhưng chưa được bổ sung quân số. Mỗi đại đội chỉ còn vài ba chục, quân số trực tiếp cầm súng chỉ được mười lăm người. Gạo tính bữa. đạn tính viên. Nguồn tiếp tế chủ yếu từ hậu phương vào mất hút giữa Trường Sơn. Mỹ dùng mìn phong toả vùng biển, dùng bom đạn phong toả hai tuyến đường sắt vùng biên giới. Có thể Mỹ đã ngăn chặn có hiệu quả sự chi viện vũ khí, lương thực của các nước xã hội chủ nghĩa vào miền Bắc. ngăn chặn có kết quả việc đưa người và vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường. Quân Sài Gòn được trang bị thêm những vũ khí tối tân: tên lửa chống tăng, đại bác tầm xa 175 ly. vua chiến trường, máy bay phản lực F.5 và xe tăng hạng nặng M.48. Hy vọng và ước mơ về vùng ven Sài Gòn. Biên vẽ ra trong cái đêm ngồi dưới hầm vứt bỏ mọi thứ phụ tùng xe đạp, xem ra ngày càng xa vời. Còn cái việc ngắm trước một miếng đất, chọn trước một cái cây trong vạt rừng không tên tuổi này sẽ là điều không tránh khỏi.
Tiếng trọng pháo nổ gần làm Biên giật mình, Biên chớp mắt nhìn xung quanh- Biên như vừa sống qua một giấc mộng. Biên nhìn những ngôi mộ, nhìn thân cây đang tựa, nhìn mảnh đất đang đứng. Biên thở dài ngao ngán: " Mình sẽ không được gặp gia đình nữa sao? Mình sẽ nằm đây. bên cạnh gốc cây này, ngay chổ mình đang đứng sao?". Biên nghĩ thầm và bỗng hết sức sợ hãi, Biên càng mở to mắt nhìn gốc cây, nhìn mảnh đất. Biên lùi từng bước. vừa lùi vừa tự hỏi "Phải chăng đây là điềm báo trước? Là linh tính? Là số phận của mình phải như thế?" Biên bỗng hét to: "Không. không thể như thế được ta còn cần phải sống, đây không phải là chỗ dành cho ta". Biên hốt hoảng nhìn xung quanh, không có ai cả, chỉ có những ngôi mộ im lìm và tiếng đại bác. Biên lùi thật nhanh, rồi quay đần chạy một mạch.
Về đến cứ. Biên thấy Chính uỷ Nguyễn Tính đang ngồi nói chuyện với Hoàn, Hoàn ngồi trên võng. bàn tay trái đã thay băng mới trắng toát. hình như Hoàn đang kể cho chính uỷ nghe trận đánh ở cống ông Tề. bàn tay đau làm cho Hoàn khó biểu hiện trong khi miêu tả trận đánh. nhưng vẻ say sưa thì bừng lên trên khuôn mặt thông minh, thanh tú. Thấy Biên đi qua, Nguyễn Tính vẫy lại.
- Lại đây Biên. cậu đi đâu về đấy?
Không lẩn tránh được, Biên phải bước tới:
- Báo cáo chính uỷ tôi đi chôn cất tử sĩ.
- Cậu có lấy cái thư trong túi áo Bình ra không?
Hoàn nói ngay:
- Báo cáo chính uỷ, anh em đã đưa cho tôi. Có hai thư. một thư gởi cho mẹ, một thư gửi cho cô Loan, bạn của Bìn,. lúc có điều kiện tôi sẽ gửi.
- Cậu ấy dán thư lại chưa?
- Báo cáo chưa.
- Cậu cho mình xem qua một cái. Cậu xem chưa?
- Báo cáo thủ trưởng tôi xem rồi.
Nguyễn Tính cầm thư. Anh mân mê hai chiếc phong bì làm bằng giấy xé từ cuốn vở học sinh. Anh rút tờ giấy từ trong chiếc phong bì đề gởi cho mẹ. Đây cũng là tờ giấy xé từ cuốn vở, chữ viết nghiêng ngả. không phải viết một mạch. mà viết nhiều bữa- ánh mắt Nguyễn Tính như soi từng chữ:
Mẹ kính yêu của con.
Con định viết thư cho mẹ và gia đình từ ngày chưa bước vào chiến dịch, những công việc chuẩn bị liên miên. không thể nào viết được mẹ ạ. Vào chiến dịch tưởng sẽ tranh thủ viết, nhưng chiến dịch này chúng con đánh suốt ngày này qua ngày khác. Thật là không ngừng, không nghĩ mẹ ạ. Thư này con viết cho mẹ trong lúc đang ngồi dưới hầm ngoài trận địa. sau một ngày đánh lui nhiều đợi tiến công của địch. Anh em đang ngồi. Con khát nước, đốt thuốc mìn lên nấu nước. Tự nhiên con nhớ mẹ và gia đình quá. Con không viết thư luôn cho mẹ vì đường rất xa, dọc đường cũng lắm bom đạn. không biết thư có ra tới nơi không. nhưng lúc nào con cũng nhớ mẹ, thương mẹ và gia đình. Nghe đài. biết bà con quê ta làm ăn giỏi. chúng con vui lắm. Đài đưa chúng con về gần gia đình, về gần quê hương đấy mẹ ạ. Chiến đấu bom đạn nhiều, ác liệt là chuyện thường thôi, mẹ đừng lo gì cho con. Con vẫn mạnh khoẻ, vui vẻ, cùng anh em đồng đội chiến đấu cho đến,ngày vào được Sài Gòn. Mẹ ơi! Vào được Sài Gòn là xem như con sắp được về thăm mẹ, thăm gia đình, thăm quê hương rồi đó. Đã bảy năm xa mẹ rồi, chắc không lâu nữa đâu mẹ nhỉ!
Bức thư tạm dừng ở đó. Chắc Bình còn muốn viết nữa, nhưng không hiểu sao chưa tiếp tục- Nguyễn Tính rút bức thư thứ hai:
Thân mến gởi Loan
Chào em! Anh viết cho em từ trong một chiếc hầm ngoài trận địa.
...Câu chuyện giữa anh và em. suốt sáu năm qua anh đã kể cho đồng đội nghe không biết bao nhiêu lần - ở chiến trường được nghe chuyện riêng của nhau, giống như được đọc một cuốn sách hay vậy. Em đừng cười, đừng trách, đừng giận, đừng cho rằng những người lính không tế nhị. kém văn hóa. đã đem những chuyện riêng tư cả những chi tiết. những rung cảm nhỏ của mình nói chonhau nghe...
Nguyễn Tính đọc lại. lật nhìn cả hai mặt. đây là trang Bình viết ngắn nhất. những dòng cuối ngoệch ngoạc, vội vã. Nguyễn Tính đọc sang tờ thứ ba:
Loan ơi! Em hiểu cho rằng những chuyện chiến đấu, cảnh sinh hoạt ở chiến trường, sự ác liệt, căng thẳng trong bom đạn không phải là cái gì mới mẻ đối với những người lính, những lúc rỗi rãi, bọn anh lục tìm kho kỷ niệm còn ít ỏi của mình. Cái kho kỷ niệm mà mỗi người đều có, nhưng với bọn anh. nó được bổ sung không đều, không cân đối. Tuy vậy cái kho kỷ niệm còn ít ỏi đó vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống tinh thần của mỗi người lính ở lâu trên chiến trường. Loan ơi! Trong chiến đấu ác liệt. người lính không giữ riêng cho mình cái gì cả, từ tính mệnh đến tình cảm riêng tư. Người lính luôn luôn đương đầu với cái chết, nên rất quý sự sống, rất quý tình cảm. Người lính khát khao sự sống, khát khao ình cảm. Người lính cũng lại sẵn sàng hy sinh, vi cần phải hy sinh. Có lẽ chính vì vậy mà cuộc sống của người lính ở chiến trường rất mãnh liệt?
Loan ơi! Em đừng cười đấy. Những suy nghĩ trên, như người ra nói - vừa rút ra được trong cuộc sống của bọn anh ở chiến trường đấy. Anh viết ra cho nhớ. Anh nói với chính mình, với chính những người lính!...
Nguyễn Tính đọc sang tờ thứ tư. tờ này Bình viết kín cả hai mặt giấy. gạch xóa khá nhiều.
Anh với em, chúng ta là mối tình đầu của nhau. Sự trẻ thơ đã làm chúng ta không biết nói gì với nhau trước lúc chia tay. Chúng ta không hứa gì với nhau cả. Biết đâu giờ đây em đã khác đi nhiều lắm?
Bởi vì em không bị ràng buộc bởi cái gì cả. Thế mà đã bảy năm rồi Thời gian giúp anh nhận ra rằng. sự không hứa hẹn gì giữa hai chúng ta là đúng. Anh đã hăm hở ra đi. cũng tức là anh đã vui vẻ nhận lấy sự hy sinh. Không sao cả. Em cứ xây dựng một tổ ấm đi, cư hưởng hạnh phúc chính đáng đó đi, thứ hạnh phúc mà anh đã tự hào là có mồ hôi và máu của chính anh đóng góp. Cuộc chiến tranh rồi
sẽ kết thúc thắng lợi. Tổ quốc sẽ thống nhất. Đất nước sẽ giàu có và hùng mạnh. Cuộc sống sẽ đầy đủ hơn. hạnh phúc của em. gia đình em cũng một ngày mỗi tốt đẹp và phong phú hơn. Những người lính
các anh tin chắc như thế. Những để được như thế, cả dân tộc ta đã phải bền gan chiến đấu đã phải hy sinh. chịu đựng tất cả. Biết bao đồng đội anh, hết lớp này đến lớp khác đã lần lượt ngã xuống, anh
vẫn tin chắc cuộc sống mai sau sẽ như thế. Anh vẫn vui sướng khi tưởng tượng ra hạnh phúc tương lai của em. Lúc đó nụ cười đã tắt trên môi anh. đôi mắt anh đã anh viễn khép lại. và ý nghĩ cuối cùng
anh muốn nhắn gởi với em là, em đừng bao giờ quên anh, đừng bao giờ quên sự hy sinh của những người lính. Có thể em cho là vô lý. anh cũng thấy vô lý! Quyền quên, quyền nhớ là quyền của em, quyền của mỗi người. Việc đó do mỗi tấm lòng thôi em ạ! Loan ơi!... Dù sao chăng nữa. anh vẫn không có một lời nào oán trách em, không một mảy may coi thường em. Còn anh, trong những ngày chiến đấu rất quyết liệt này, những ngày như sờ thấy cái chết, nhiều lúc anh đã gặp lại em từ sâu trong trái tim anh bước ra. ôi chao! Em vẫn Ià cô Loan của những ngày thơ trẻ trước lúc chia tay. Và,anh nói thật lòng nhé, anh vô cùng cám ơn em...
Nguyễn Tính đọc lại hai lần trang thư này. anh ngồi lặng đi, nét mặt nghiêm trang- Một lát anh lật tờ thứ năm. Trang thư vẻn vẹn mấy dòng:
Loan ơi! Mấy ngày đêm qua là những ngày đêm ác liệt nhất kể từ ngày anh ra chiến trường. Anh bị sức ép nặng phải vê hầm quân y. Anh thiếp đi không biết bao nhiêu lâu. Anh choàng tỉnh vì sư đoàn đã được lệnh cùng các sư đoàn bạn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nhưng khi mở mắt thì không phải em ạ. Đó là giấc mơ! Bọn anh vẫn còn cách Sài Gòn hơn bảy mươi cây số. Giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam là bọn anh đã trả xong món nợ lớn nhất của người con trai đối với Đất nước. Món nợ thiêng liêng nhất của những thế hệ người Việt Nam chúng ta!
Em ơi! Ngày đó, ngày giải phóng Sài Gòn...
Trang thứ năm Bình chỉ mới viết được đến đó. Có thể lúc đó Cam tới. rồi đêm đó Bình đưa trung đội ra chiếm lĩnh doi đất giữa chốt Mỹ và cống ông Tề.
Nguyễn Tính ngồi im một lúc, anh nhìn lên những tàn cây xanh sẫm. rồi đọc lại hai bức thư. rồi lại nhìn lên tàn cây- Anh cố kìm tiếng thở dài. một nỗi buồn, một tình yêu thương và cả sự kính trọng cùng diễn ra trong lòng anh. Anh gấp những tờ giấy lại. nhẹ nhàng cho vào hai phong bì. đặt trong lòng bàn tay vẻ nâng niu. trân trọng. Đôi mắt anh hiện lên sự phán xét " Mình chưa hiểu được thế giới nội tâm phong phú, đẹp đẽ của anh em - Nguyễn Tính gật đầu - "Mình chưa hiểu hết cuộc sống của anh em ở chiến trường".
Hoàn đọc được điều đó trong mắt chính uỷ, Hoàn thở một hơi nhẹ:
- Em sống với nó hơn ba năm. nhưng đọc hai bức thư này mới hiểu nó thủ trưởng ạ.
Nguyễn Tính mở xắc bỏ hai phong thư vào. anh nói:
- Cậu cho mình mượn vài bữa. rồi mình sẽ giao lại cho cậu, được không?
- Vâng. được ạ.
Nguyễn Tính quay sang Biên đang ngồi hút thuốc. Anh bảo Biên:
- Ta về hầm đi. tôi muốn trao đổi công việc với đồng chí một lát.
- Rõ!
Biên đứng dậy đưa Nguyễn Tính về hầm đại đội. Nguyễn Tính chờ Biên lên ngang mình, anh hỏi:
- Cậu nắm được tình hình chiến đấu của đại đội ngày hôm qua chưa?
- Báo cáo thủ trưởng, tôi mới nắm sơ qua rồi vội đi làm công tác tử sĩ
- Ngày hôm qua đại đội thương vong cao, nhưng là một ngày chiến đấu rất anh dũng. Bọn địch chiếm được một phần chốt Mỹ, phối hợp với xe tăng phía trước và Chiến đoàn 46 bên sườn phải tiến công vào trận địa. nhưng chúng không chiếm được một hầm nào. Anh em rất kiên cường. cậu đã biết những, gương chiến đấu đó chưa?
- Dạ, có biết sơ.
- Rồi cậu phải hỏi kỹ từng anh em, hỏi Hoàn ấy, cậu ta sẽ kể cho cậu nghe- Những gương chiến đấu của anh em củng cố thêm lòng tín cho mình. những người cán bộ trực tiếp chỉ huy họ -
Nguyễn Tính đứng lại. anh nhìn vào đôi mắt Biên - Biên ạ, ở chiến trường người chiến sĩ mất lòng tin thì không chiến đấu được. Người cán bộ chỉ huy mất lòng tin thì không chỉ huy được. có thể phạm những sai lầm ân hận suồt đời- Lòng tin giúp cán bộ chiến sĩ vượt qua được mọi thử thách gay go. Cậu có hiểu điều đó không?
- Báo cáo thủ trưởng. Tôi hiểu.
Biên đáp như một cái máy- Thực tình trong bụng Biên rất lo, có thể chính uỷ đã đoán được những diễn biến trong tư tưởng của Biên, nên mới nói đến lòng tin, đến những gương chiến đấu của anh em. Biên hết sức lúng túng. nhưng vẫn cố làm ra vẻ tự nhiên để Nguyễn Tính khỏi nghi. Biên nói:
- Báo cáo thủ trưởng, đã mấy lần tôi đề nghị anh Cam về nghỉ để tôi ra thay, nhưng anh Cam không chịu về. Anh ấy bảo những công việc ở nhà linh tính quá, anh ấy không thích. Thủ trưởng biết đấy. khả năng chỉ huy chiến đấu của tôi không bằng cán bộ cũ ở đây. tôi chưa từng đánh nhau. Không thể tránh được những khuyết điểm.
Nguyễn Tính dừng lại trước cửa hầm. anh ngồi xuống chiếc ghế bằng tre. Biên cũng ngồi xuống theo. Nguyễn Tính gật đầu:
- Về cậu Cam thì tôi biết. quả là cậu ta thích đánh nhau hơn làm những việc trong hậu cứ. điều đó không phải bây giờ cậu ta mới có. Còn đồng chí, tôi thấy phải cố gắng nhiều- Chiến đấu với hình thức này. không ở ngoài trận địa luôn khó lòng quen được. Vấn đề là phải xác định dứt khoát. rõ ràng. phải học tập anh em -
Anh nhìn Biên bỗng hỏi - Đồng chí đang gặp khó khăn gì phải không? Đồng chí đã được tin gì về gia đình chưa?
Biên chột dạ, nhưng thấy vẻ mặt, vẻ nhìn của chính uỷ không có gì đáng ngờ. Biên nói thong thả:
- Báo cáo chính uỷ tôi chưa tới được cơ quan địa phương để nhờ hỏi tin, còn khó khăn thì không có gì. Chỉ có điều anh em không thông cảm hết hoàn cảnh của tôi, nên có xì xầm điều này, tiếng nọ.
- Về chuyện gia đình thì thư thả rồi hãy liên lạc, mười tám năm còn chịu được. huống là bây giờ đã về gần đây. Còn việc bảo anh em không thông cảm thì mình thấy chính cậu chưa thông cảm với anh em. Cậu xem những tân binh đấy, họ cũng đã chiến đấu đâu, họ cũng đã qua chiến trường đâu, vậy mà trận đầu họ đã lập được công. Vấn đê ở cái này - Nguyễn Tính chỉ lên đầu - và cái này nữa cậu ạ - Nguyễn Tính chỉ lên ngực bên trái - ý chí và quyết tâm, đó là điều quan trọng nhất. Nếu quả cậu có gì khó khăn thì cứ báo cáo thực với tập thể. Tập thể sẽ giúp đỡ, trong cuộc chiến đấu ác liệt này, sống lẻ loi, suy nghĩ lẻ loi, tình cảm lẻ loi sẽ rất nguy hiểm. Cậu hiểu điều đó chứ?
- Dạ hiểu-
- Cậu có thể gặp đồng chí Lâm chính trị viên tiểu đoàn. gặp Hoàn. Cam. cán bộ trong đại đội. cậu gặp tôi cũng được- Anh em đơn vị, tiểu đoàn. trung đoàn sẵn sàng giúp đỡ cậu tiến bộ- Đại đội 111 đã lập được nhiều thành tích trong chiến dịch này. Trung đoàn chúng ta đang quyết tâm làm tròn nhiệm vụ ở đây. đừng làm một việc gì ảnh hưởng đến đơn vị Biên nhé. Cậu hiểu ý tôi không?
- Dạ hiểu.
Nguyễn Tính biết một người như Biên thì khó lòng động viên cậu ta nói thật những điều cậu ta nghĩ. Những điều anh biết về quá khứ của người cán bộ này có thể nói không có gì, nhưng những biểu hiện mấy tháng ở chiến trường của Biên đã làm anh suy nghĩ. Tuy Biên ít ra trận địa, nhưng rất tháo vát trong các công việc ở phía sau- Vì vậy cũng không thể nói gì hơn ngoài những điều anh vừa nói. Anh đứng dậy:
- Thôi mình phải sang Tiểu đoàn 17 đây. Cậu tiếp tục làm việc đi
- Dạ, thủ trưởng về.
Biên đứng dậy đưa Nguyễn Tính đi một đoạn rồi quay lại chui xuống hầm nằm dài ra trên võng, trăn trở, băn khoăn. Biên lẩm bẩm: "ông ấy đã đoán được những ý nghĩ của mình chăng? ông ấy vừa nói gì với mình nhỉ? "
II
Hoàn dạo quanh khu vực hậu cứ của đại đội. Hơn một tháng không về nhà - Hoàn mỉm cười. nụ cười hết sức bằng lòng - hết sức sung sướng - Có thể gọi là nhà quá đi chứ. mỗi hầm được đắp đất dày trên mặt. san thành nền. mái nhà che kín hầm. lớp lá trung quân, hầm này sang hầm khác đều có hào giao thông, từng đoạn hào giao thông đều có bệ bắn và hầm ếch. vừa để đi lại những lúc bom pháo nhiều. vừa sẵn sàng chiến đấu với bộ binh. Mỗi hầm thùng đều thông với một hầm kèo hết sức kiên cố. Đường đi. lối lại có hàng rào, những chỗ sình lầy đều lát cây. nhà ăn, nhà bếp. Nhà họp đường hoàng - mỗi nhà là một cái hầm lớn không có nắp. nhưng quanh hầm đều có ngách ăn thông với hầm kèo và hào giao thông bảo đảm khi có lệnh sơ tán. trong vòng một phút, anh em tản hết đi các ngả. Trong nhà họp có bàn. ghế, tú lơ khô, cờ tướng. cờ suý Ngoài suối có bến tắm. có sào phơi quần áo dưới bóng cây, có hố vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ. Bên bờ suối. trên những vạt đất trống. mọc lên từng đám rau muống. chưa đến mùa rau cải. nhưng Côi vẫn gieo một liếp cải. rau muống rất xanh. rau cải cũng đã mọc được ba bốn lá. Nơi đặc biệt hơn hết khiến Hoàn phải đứng lại rất lâu. vừa xúc động, vừa cảm phục là chuồng lợn và chuồng gà phía sau bếp. Trong chuồng có một chú ỉn chừng vài chục cân. còn gà thì liếp nhiếp khắp rừng. một con gà trống rất đẹp cứ thỉnh thoảng lại đập cánh, vươn cao cổ, nhưng không gáy được.
Thấy Hoàn ngắm nghía một cách tò mò còn gà trống, Côi nói ngay:
- Tôi khâu mấy mũi chỉ dưới cổ cho nó khỏi gáy. để nó gáy lộ bí mật-
Hoàn quay lại nhìn Côi, mắt bỗng rưng rưng:
- Thế này thì không chốt chặn đến cùng không được ông Côi ạ! các ông làm những việc ghê gớm thế này mà ở ngoài trận địa chúng lôi không biết tí gì. Trời đất! Có khác gì một căn cứ đóng quân lâu dài để huấn luyện và học tập như hồi nào. Ai nghĩ ra những chuyện này hở ông Côi?
Côi cười tủm tỉm. khuôn mặt vuông vuông. vừa hiền vừa thật. ửng đỏ:
- Khẩu hiệu trung đoàn đề ra chốt chặn lâu dài. chốt chặn đến cùng. chốt chặn đến khi thắng lợi. Phía trước. các anh đánh địch cả đêm cả ngày. đánh tháng này qua tháng khác. thì phía sau chúng tôi cũng phải tính chứ. Khi đã có quyết tâm là kế hoạch thì việc gì chẳng làm được. Chúng tôi lo cho sức khoẻ của anh em. nên cứ làm tới.
Hoàn chỉ con lợn và đàn gà:
- Những thứ này mua ở đâu?
- Thiếu gì trên vùng Lộc Ninh. anh quên là vùng giải phóng rất rộng rồi sao?
- Ừ nhỉ! - Hoàn cười - Nhưng tại sao không nói tí gì với anh em ngoài trận địa?
- Cậu tính có thì giờ đâu - Côi lại cười. như phân bua - Trườn bò ra được tới hầm đã đút hơi. rồi còn cơm nước: cây que. Thương binh. tử sĩ. còn có phút nào hở để nói với nhau, mà cũng không dám
nói nữa kia, địch gần như thế. Vả lại, chúng tôi nghĩ những chuyện vặt vãnh ấy nói làm gì.
Hoàn lắc đầu. cánh lay phải huơ lên một vòng:
. - Xây dựng cả một hậu cứ khang trang. vững chắc đầy đủ như thế này là chuyện vặt vãnh sao?
Côi gật đầu:
- Thì bọn tôi cho những việc làm thế này là rất bình thường, vặt vãnh nên không ai nói. Chỉ có cậu mới đánh giá như thế. Chính ngoài trận địa mới không bình thường. không vặt vãnh.
- Không phải đâu anh Côi ạ. đúng là không có thì giờ để hỏi han, chuyện này chuyện khác. suốt ngày suốt đêm cái đầu để cả ở thằng địch. căng óc lên nghĩ cách đánh lại nó, nên anh em đã bỏ qua những chuyện này - Hoàn mỉm cười - Một mình phía trước chốt chặn không được, mà cả trước cả sau, đều phải quyết tâm chốt chặn. Bữa cơm rời có canh rau. bữa cơm nắm có nhiều thức ăn ngon. chúng tôi chỉ việc chén. có biết đâu ở nhà anh em phục vụ đã vắt hết mồ hôi mới làm được như thế này. Nếu biết được tỉ mỉ, cụ thể tình hình phía sau. những việc anh em phía sau đã làm thì anh Côi ạ, quyết tâm của anh em càng thêm vững chắc. Thôi được. Vài bữa nữa vết thương lành, ra ngoài đó tôi sẽ kể hết với anh em, ông Cam chắc phải bật ngửa người ra cho mà xem.
Hoàn đi vào bếp, tò mò ngắm nghía mọi thứ, từ cái rổ, cái rá. đến cái giàn, cái gác, chỗ để bát đĩa, thau chậu, đến bếp lò đào kiểu chống ánh sáng, chống khói. Cái nào cũng đẹp, cũng gọn. Hoàn
nghĩ thầm: "Chốt chặn như thế này mới gọi là triệt để, tích cực. Nếu bọn địch nhìn thấy tận mắt cái cứ nhỏ của một đại đội bộ binh đang chốt chặn ở Tàu Ô, có lẽ chúng sẽ thôi không đánh nữa. vì có đánh đến mấy cũng chẳng ăn thua gì". Hoàn mỉm cười với ý nghĩ hay hay đó.
Thấy Hoàn cười. sực nhớ ra, Côi hỏi:
- Này Hoàn. cậu đã gặp nó chưa?
Hoàn ngơ ngác:
- Gặp ai?
- Gặp nó chứ còn ai, mày làm ra bộ giả vờ.
Hoàn càng ngạc nhiên:
- Gặp Hậu ấy à?
Côi bật cười:
- Ông Hậu đi quân y rồi. gặp là gặp, cô Thuỷ ấy.
- Gặp Thuý - Hoàn lắc đầu - Không. không gặp, cô ấy về sư đoàn rồi mà.
- Chưa. còn ở trên tiểu đoàn. đang tập tiết mục mới sáng tác, biết tin cậu bị thương về cứ, thế nào nó cũng xuống. Cậu biết không, từ ngày tổ văn công xuống trung đoàn vừa phục vụ vừa thâm nhập thực tế, cứ vài ngày nó lại xuống đây. xuống lúc nào là lăn vào công việc lúc đó, khi thì kiếm củi. khi tìm măng, lúc giặt giũ, lúc khâu vá, làm luôn tay. tớ can thế nào cũng không được- Nó dò hỏi tình hình cậu khéo lắm, mới nghe không ai đoán được tình ý đâu. Con bé hay và ngoan đáo để Hoàn ạ.
Hoàn cười. bước sát tới bên Côi hỏi thầm:
- Hay và ngoan như thế nào? Anh nói tôi nghe đi.
Côi chưa kịp nói. thì có tiếng gọi: -
- Anh Hoàn ơi!
Hoàn chưa kịp quay ra. đã có cậu nào đó gọi tiếp:
- Anh Hoàn có dưới bếp không? Khách đặc biệt đến tìm anh đây này.
Côi chạy ra. thấy Thuý đang đứng giữa sân. Côi mừng quá vẫy vẫy tay. vừa gọi:
- Cô Thuý ơi, Hoàn ở đây này - Côi quay lại đắc chí – trăm phần trăm nhé. tớ nói có sai đâu.
Thuý nửa muốn đi nhanh xuống bếp, nửa cố kìm lại đi thong thả. mặt chưa chi đã đỏ ửng lên. Thuý biết xung quanh đang có nhiều cặp mắt kiểm tra mình. Dù đã lên sân khấu. đã biểu diễn hàng trăm lần trước đông người. nhưng lúc này cô văn công nổi tiếng đằm thắm đang rất ngượng ngùng, lúng túng, lòng dạ xôn xao không tả được.
Thuý đã nhìn thấy Hoàn đứng sau lưng Côi. Không kìm được, cô bước nhanh. cô nghe xung quanh có những tiếng cười khúc khích. có cả tiếng vỗ tay nữa.
- Anh... Anh Hoàn-.- Sực nhớ ra Thuý líu cả lưỡi - Em-.-. Em chào anh Côi. em chào hai anh..-
Côi rất vui, lập tức đóng ngay vai ông anh đã được hai người thừa nhận:
- Ngồi đây chơi. nói chuyện, tớ có việc.
Thuý nắm tay Côi kẻo lại:
- Việc gì? Anh định đi đâu?
Côi gỡ tay ra. lúng túng:
- Tớ... tớ đi tìm măng, ở nhà có khối việc đấy. các cậu có rỗi thì giúp tớ.
Nói xong. Côi đi nhanh ra giữa sân. Côi nắm tay lại đe mấy chiến sĩ đang tò mò nhìn xuống bếp-
Trong bếp còn lại hai người. Bếp dường như rộng thêm ra, trống tra trống trếnh. Mọi vật xung quanh cũng dường như trở nên xa lạ. Hai người nhìn nhau. Xung quanh họ không còn ai nữa. Họ lặng đi một
lúc Thuý chớp mắt, cô lên tiếng giọng run run và như hết hơi:
- Anh... Anh bị thương thế nào? Có nặng không anh? Có đau lắm không anh? Sao anh không đi quân y cho mau lành?
Thuý tới sát bên Hoàn. Cô đưa cả hai bàn tay đỡ lấy cánh tay bị thương của Hoàn. Hoàn không trả lời được ngay. Cổ Hoàn khô đi mắt chớp liên tục. Không. không phải là tương tượng. không phải là mơ. Thuý đang đứng đây, mái tóc, giọng nói, đôi mắt, đôi mắt đang ngước lên nhìn Hoàn vui sướng, lo lắng, chờ đợi. Hoàn mỉm cười. Chàng thượng sĩ Đông Dương đang đi qua sự xúc động mới lạ, chưa từng thấy.
- Em hỏi như pháo cấp tập ấy, anh trả lời sao kịp. Một viên AR.15 xuyên qua phần mềm ở bắp tay. còn chỗ này mảnh M.79 hớt mất một mẩu thịt. Có thế thôi. không cầm súng được nên phải về cứ
ít bữa. Nhưng làm sao em biết anh bị thương?
Thuý nhìn quanh:
- Anh ngồi xuống kia - Thúy trở lại bình tĩnh. Cô dìu Hoàn tới khúc gỗ tròn Côi dùng làm ghế ngồi. Cô dịu dàng. thận trọng. giống hệt cô y tá đang dìu một thương binh nặng.
- Anh ngồi xuống đi. Anh ốm hơn hồi xuống đường. lại đen nữa- Tóc dài quá. áo rách hết rồi. ác liệt lắm phải không anh?
Hoàn ngoan ngoãn ngồi xuống khúc gô. Chàng thượng sĩ nổi tiếng bướng bỉnh trông hiền khô:
- Hơn các chiến dịch trước. nhưng cũng chịu được.
Thuý nhìn quanh bếp.
- Anh Côi bảo khối việc. À kia rồi. Em sàng gạo nghe anh?
Hoàn hơi nheo mắt lại:
- Em cũng biết sàng gạo ư? Anh tưởng em chỉ biết lấy mủ cao su và biết hát thôi chứ!
Đôi môi đẹp của Thuý hơi giẩu ra. duyên dáng:
- Để anh coi em có biết sàng gạo không nè!
Thuý đổ gạo vào sàng. Cô bắt đầu sàng. Hai bàn tay rất dẻo. vòng sàng hẹp, tròn, gạo xuống đều. thóc nhóm lại. Hoàn say sưa ngắm đôi bàn tay- Cô em gái của Hoàn cũng sàng gạo khéo như thế-
Thuý cảm thấy đôi bàn tay mình dường như nóng lên. cô đặt sàng. giọng lại run lên:
- Anh...! Vậy là em được gặp anh rồi! Sáng nay đang chuẩn bị tập tiết mục mới. được tin anh bị thương về hậu cứ. em xin đồng chí tổ trưởng xuống đây. Cứ tưởng anh đã đi quân y. Từ tiểu đoàn xuống đây em đi một hơi, vấp hoài. Vậy là em được nhìn thấy anh rồi Em xuống biểu diễn phục vụ đơn vị. Em hát qua máy điện thoại. không biết anh có nghe được không? Em hát những bài anh thích. có bài " Trên quê hương quan họ". Em gởi lời chào anh. Thăm anh, nhưng anh thì...
Đôi mắt Thúy dần dần đỏ hoe. Thuý nhìn xuống. chiếc sàng quay từng vòng nhỏ. không nhịp nhàng như vừa rồi. Chiếc sàng cũng đang run lên. Hoàn muốn giữ đôi bàn tay thon nhỏ ấy lại.
Hoàn thở mạnh:
- Anh xin lỗi - Hoàn ngồi dịch tới, đưa tay phải giữ chiếc sàng lại Thúy để yên. Thuý buông sàng, mấy ngón tay sờ nhẹ lên lớp băng trên tay Hoàn- Hoàn nhìn những ngón tay ấy, muốn nắm lấy
bàn tay nho nhỏ ấy đưa lên môi. Thúy vừa vuốt ve lớp băng trắng. giọng nói vừa yêu thương vừa giận dỗi:
- Anh chiến đấu liên miên ngoài trận địa. đâu có thì giờ nghĩ đến ai. Mong mãi không thấy một lời hỏi thăm...
Hoàn thở nhẹ, nhịp thở nhanh. Chàng thượng sĩ lại xúc động!
Đôi mắt Hoàn hạ dần xuống. ánh mắt như đọng lại trên đôi môi phơn phớt hồng. hơi mọng, nơi vừa phát ra những lời nũng nịu, trách móc dễ thương. Hoàn nghĩ nhanh: " Thằng Bình nói đúng thật. Tình yêu có sự ngọt ngào đặc biệt". Những dòng chữ trong bức thư của Bình hiện ra, hình ảnh của Bình hiện ra. " Bình ơi. mày ngã xuống rồi, nhưng suy nghĩ của mày tao vẫn nhớ. lời nói của mày tao vẫn nghe".
- Em... giọng Hoàn trở nên thảng thốt nhưng nghiêm trang
- Anh không gửi lời hỏi thăm em. Nhưng hễ có điều kiện anh lại nghĩ đến em. Thật đấy. Trong đêm ngồi dưới hầm nghe em hát, anh không chú ý tới lời của bài hát như những lần trước. Anh lắng nghe giọng hát của em. Anh muốn tìm tâm sự của em từ- trong giọng hát. Anh muốn tìm được điều em muốn nói, nói với đồng đội, nói với riêng anh- Sau đêm đó, bọn anh không ngủ được pháo địch bắn nhiều. nhưng chính là vì tìm được những điều em đã nói. Cậu Bình ghé vào tai anh. cậu ta không cho tiếng trọng pháo chen vào. cậu ta nói từng tiếng: khi tình yêu đến thì đừng từ chối. dù là hoàn cảnh nào. Một tình yêu đẹp đẽ, chân chính bao giờ cũng đem đến cho mình sức mạnh"- Em có đồng ý như vậy không Thuý?
Thuý gật đầu. Cô chỉ gật đầu mà không nói. Đôi mắt đen của cô nhìn Hoàn. Cô nhìn mái tóc cứng, rậm, bướng bỉnh. Cô nhìn vầng trán thẳng băng đầy nghị lực. Cô nhìn đôi mắt thông minh, sắc
sảo Đôi mắt ai cũng bảo có cái vẻ châm biếm, tinh nghịch. Không, lúc này đôi mắt không như thế. đôi mắt anh ấy đang nói với mình. mình cũng đang nói với anh ấy bằng đôi mắt.
Có tiếng bước chân từ ngoài đi vào- Hoàn và Thuý cùng quay lại Côi xách một gói trà, một bịch đường, một gói gì nho nhỏ. Chưa vào đến cửa Côi đã nói to, giọng nói vừa vui. vừa nghịch:
- Quà của cô văn công gửi cho "Chàng thượng sĩ Đông Dương" của cô ta đó- Tớ để trong bóng rồi quên mất. Đầu óc chỉ nhớ có chuyện cơm nước, lú lẫn quá. Tớ xin lỗi cô em, còn chàng thượng sĩ thì thông cảm nhé. Để tớ pha trà cho các cậu uống.
Hoàn giữ tay Côi lại:
- Anh để đấy, có Thúy đây. cô ấy sẽ pha trà.
- Cô ấy là khách mà, ai lại thế - Sực nhớ, Côi nói - Hôm nọ tư lệnh mặt trận xuống đây, tư lệnh ngồi chổ kia, tớ cũng lú lẫn quá, quên cả pha nước mời thủ trưởng.
Thuý cười đứng ngay dậy đỡ lấy gói trà.
- Em là người nhà chớ đâu phải khách. anh Côi.
Côi tủm tỉm cười:
- Thôi được tuỳ anh chị. Tớ lại đi kiếm rau đây.
Côi bước nhanh về phía suối, gật gù chúng nó gặp nhau rồi. Sướng thật! "Đẹp đôi quá!"
Côi đi rồi Thuý quay lại- Cô nhìn Hoàn, chợt nhớ, cô vừa cười cười hỏi:
Anh.. tại sao anh em, cả anh Côi nữa. ai cũng gọi anh là "Chàng thượng sĩ Đông Dương" nói cho em nghe đi anh?
Hoàn tủm tỉm cười, lắc đầu:
- À bí mật quân sự.
Thuý lườm Hoàn, ánh mắt đằm thắm:
- Bí mật cả với em sao?
Hoàn chỉ cười. Cánh tay đau của chàng thượng sĩ động đậy. Chàng cảm thấy dưới lớp băng trắng, các tế bào đang nảy nở, đang phát triển, bắp thịt đang tìm cách nới rộng những vòng băng để được tự do hoạt động- "Chàng thượng sĩ" lắng nghe sự chuyển động đó. Chàng gật đầu- Đôi mắt chàng âu yếm nhìn cô gái đứng trước mặt. cô đang ngước cặp mắt đen, trong sáng như hai giọt nước mê mẩn ngắm chàng, đôi môi chàng động đậy. chàng nghe rõ trái tim non trẻ, sôi nổi của chàng đang đập những tiếng trầm trầm, vừa thổn thức vừa say đắm. Chàng thở mạnh, đưa bàn tay không bị thương nắm lấy tay người con gái như muốn bảo "Nào, em hãy ngồi xuống đây".
Thuý ngồi xuống cạnh Hoàn, cô gần như nép mình vào người Hoàn, ánh mắt dịu dàng vẫn không ngừng vuốt ve khuôn mặt sạm đen vì nắng gió, vì lửa đạn của người con trai giờ đây, cô cảm thấy như đã trở thành một nửa của cơ thể mình, một nửa của cuộc đời mình. Hoàn lặng lẽ nhìn Thúy: Hoàn bỗng mỉm cười:
- Em muốn biết vì sao anh em gọi anh là "chàng thượng sĩ Đông Dương" phải không? Đơn giản thôi em ạ. Đây, vì những cái này...
Hoàn lần lượt xắn tay áo lên. ngoài vết thương mới bị tối vừa rồi, còn có nhiều vết thương cũ trên cả hai cánh tay. rồi ở cả hai chân. cả trên vai, trên ngực. bên sườn, lớn nhỏ, mới cũ. Thuý đếm được mười vết thương. Đôi mắt Thúy rưng rưng, Thuý chỉ muốn gục đầu vào ngực Hoàn, muốn đặt môi lên những vết thương đã thành sẹo, cái nhỏ tròn như một đồng xu, cái lớn bằng hai ngón tay đặt ngang, hình bầu dục, có cái như một vết chém, hai mép da liền lại nổi lên một đường gờ nhỏ. Lớp da trên những vêt thương đã láng bóng, màu da, chất da rất khác với màu da xung quanh. với độ to nhỏ, với hình thù của những vết thương để lại, Thuý có thể phân biệt được tính chất nguy hiểm, mức độ trầm trọng của từng vết thương. Hoàn chỉ từng vết thương, kể cho Thúy nghe những vết thương đó Hoàn bị thương ở đâu, trận đánh đã diễn ra thế nào. Những vết thương như dấu ấn của chiến tranh. để lại trên cơ thể Hoàn theo thời gian và không gian Hoàn đã đi trong những năm chiến đấu của mình. Những vết thương trên đất Lào, những vết thương trên đất Tây Nguyên, những vết thương ở chiến trường Đông Bắc Cam Pu Chia. bên bờ sông Mê Kông, những vết thương ở ngoại ô Sài Gòn, những vết thương trên đất miền Đông. Mỗi vết thương là dấu vết của một trận đánh ác liệt, của những tình huống chiến đấu gay go. phức tạp.
Hoàn chỉ vào vết thương trên ngực bên phải nói với Thúy. giọng gần như thản nhiên:
- Cái này là ở ngoại ô Sài Gòn tháng 5 năm 1968 đấy em ạ. Anh bị thương trong lúc đánh nhau với bọn lính dù chặn đường đơn vị anh tiến công vào Sài Gòn. Anh ngất đi, một tàu dừa nước che khuất người anh. Có lẽ thế nên anh em không tìm được, hai ngày sau một tổ du kích nữ vùng Lái Thiêu tìm được anh. Họ vừa khóc vừa khiêng anh ra khỏi bờ kênh. Họ đào một cái huyệt trong vườn cây ăn quả bỏ hoang. Tiếng xẻng đào huyệt và tiếng khóc của họ đã làm anh tỉnh lại, anh mở mắt nhìn thấy công việc họ đang làm, anh hiểu ra mọi chuyện. Anh rên một tiếng khẽ, rồi cựa mình, họ bỏ rơi xẻng, đứng sững ra nhìn anh, anh chớp chớp mắt mấy cái liền. Có một cô cúi xuống, cô ta đặt tay lên ngực anh. rồi ghé sát tai vào miệng anh. anh thều thào với cô ta " Chưa vào được Sài Gòn là tôi chưa chịu chết đâu". Hình như lúc đó anh đã cười với các cô ấy, thế là họ vội vã khiêng anh đi trạm phẫu. Các cô ấy không kịp lấp cái huyệt - Hoàn nheo mắt lại, Hoàn nắm chặt lấy cổ tay Thuý - Bốn năm rồi. nhưng anh vẫn nhớ rõ hình thù cái huyệt dành cho mình và khuôn mặt những cô du kích trẻ ấy.
Hoàn ngước mắt nhìn lên vòm cây trụi lá. ánh mắt vụt trở nên xa xăm... Bốn năm qua cứ mỗi trận đánh, Hoàn đều nhớ đến câu dạo đó "Chưa vào Sài Gòn được là tôi chưa chịu chết đâu". Đúng. Sài Gòn là mục tiêu cuối cùng phải đánh chiếm của cuộc chiến tranh này. Từ ngày rời khu gang thép Thái Nguyên để đi bộ đội. Hoàn đinh ninh như thế, nên Hoàn đã tìm cách xin đi chiến trường Lào, trốn khỏi chiến trường Tây Nguyên. vào tận miền Đông. Mỗi lần xin đi hoặc trốn đi như thế. Hoàn đều phải trả giá, giá xương máu và giá tiến bộ. Sau Mậu Thân. Hoàn mới được vào Đảng, mới được đề bạt lên tiểu đội trưởng. Tuy vào Đảng muộn, chậm được đề bạt, nhưng được ở chiến trường này, được một lần nhìn thấy Sài Gòn. tuy nhìn từ xa, nhưng thực sự là một niềm sung sướng lớn lao.
Hoàn không thắc mắc gì cả. Hoàn nghĩ trên đời này không có việc làm nào không phải trả giá. Trả giá để đạt được nguyện vọng và ước mơ tốt đẹp thì cứ vui vẽ thôi. Mấy năm qua Hoàn cứ nghĩ ngày vào Sài Gòn, Hoàn cũng chỉ có chiếc bồng dính sau lưng, một khẩu súng đeo trên vai, một khẩu súng cầm tay, trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, đều là đồng đội quen thuộc. Nhưng bây giờ bỗng có thêm Thuý. Thuỷ ngồi bên cạnh và Thúy trong tâm hồn. Thuý cũng là đồng đội. nhưng là một đồng đội rất khác, rất lạ, một đồng đội đặc biệt Hoàn chưa hình dung được cụ thể những trận chiến đấu sắp tới trên những chặng đường còn lại để vào Sài Gòn, sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn sẽ vô cùng gay go ác liệt. Có thể Hoàn có thể Thuý, có thể cả hai người sẽ ngã xuống trên đoạn đường cuối cùng trước cửa ngõ Sài Gòn. thậm chí ngã xuống trên đường phố Sài Gòn. Hai người sẽ không được nhìn thấy lá cờ chiến thắng tung bay trên đỉnh dinh Độc Lập, trên sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Nhưng điều an ủi sâu sắc nhất. điều sung sướng lớn lao nhất là Hoàn và Thuý đã chiến đấu vì mục tiêu cuối cùng đó. Đã không ngừng nghĩ tới mục tiêu đó trong suốt bao nhiêu năm tháng gian lao khổ sở - Hoàn quay lại và bỗng hỏi Thuý:
- Có phải thế không em?
Thuý ngạc nhiên. đôi mắt mở to:
- Cái gì hả anh?
Hoàn sực nhớ. Hoàn cười:
Anh vừa nghĩ tới ngày vào giải phóng Sài Gòn. Em cùng đi với anh vào giải phóng Sài Gòn chứ em?
- Dạ!
Tiếng dạ của Thuý ngọt ngào, êm dịu như tia nắng ban mai rọi vào tâm hồn. như làn nước mát ngấm vào cơ thể. như giọt mật thấm tận đáy lòng. làm cho anh con trai hai mươi sáu tuổi, đã dạn dày lửa đạn cũng phải rưng rưng nước mắt vì cảm động, vì sung sướng.
Đất Niền Đông Đất Niền Đông - Nam Hà Đất Niền Đông