Phần thưởng cho sự chịu đựng gian khổ chính là những kinh nghiệm bạn thu được.

Aeschylus

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhân Hi
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1041 / 3
Cập nhật: 2017-11-12 09:03:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
HƯƠNG II
Những người quen biết cũ, cùng tuổi, cùng lớp, cùng cấp chức, ở các sư đoàn bạn, ở các cơ quan của Bộ vào chiến trường, gặp và làm việc Với Đàm Lê xong, đều có nhận xét giống nhau:
- Đàm Lê thay đổi nhiều thật. Mỗi tuổi mỗi già dặn thêm, mỗi năm chiến đấu một trưởng thành, điều đó đúng rồi, nhưng những cố tật Đàm Lê sửa được thì quả là giỏi, quả là kiên quyết.
Còn những người bạn thân, có người rất thân, là những cán bộ cùng cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn trong cuộc chiến tranh trước, làm việc với Đàm Lê xong, ai cũng ở lại với Đàm Lê, người vài tiếng, kẻ một đêm. Trong những giờ, những đêm thức trắng ấy, họ uống trà đậm, cùng nhau mở cái kho kỷ niệm chín năm. Họ hỏi Đàm Lê:
- Này, nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của cậu là ương. bướng, nóng nảy, so với Trương Phi trong Tam quốc thì cậu còn ghê hơn lão ta, vậy mà sao cậu sửa được, cậu kể lại xem nào'! Này cậu còn đi xa. nếu cậu không để cho cái bệnh ấy trỗi dậy hoặc tái phát.
Trong những lúc ấy, đối diện với bạn bè, bao giờ Đàm Lê cũng húng hắng ho, mắt đỏ lằn lên, cặp lông mày rậm hết nhíu lại, rồi giãn ra, đôi mắt sắc, phơn phót xanh chứ không đen, hoặc nâu. mở to nhìn chăm chằm vào tận đáy mắt người đối diện, như muốn xác định xem cái phần chân thực trong câu hỏi của bạn tới múc nào. Và khi đã khẳng định câu hỏi đó là những lời tâm sự của những người lính từng trải, thì Đàm Lê thường ngả lưng vào thành chiếc ghế tre, đưa hai ngón tay vuốt cái cằm vuông, hơi banh ra, rồi bắt đầu kể. Chuyện kể của ông không đầu, không cuối, nhưng đều là những chuyện đọng lại dễ nhớ. Cũng có những chuyện bản thân Đàm Lê đã sinh ra nó, trong quá trình cọ xát với đời, với cuộc sống, từ tuổi thiếu niên cho đến nay đã ngoài bốn mươi. Trong câu chuyện của những người bạn chiến đấu ở lứa tuổi của thập niên bốn mươi, thường đã hiện lên sự suy tư. Triết lý được rút ra từ mỗi sự việc, mỗi ưu điểm, mỗi sai lầm. Họ hiểu thập niên bốn mươi là thập niên rất quan trọng trong cuộc đời - Thập niên tìm lòi, sáng tạo, thập niên cống hiến, thập niên trưởng thành. Sự vững chãi được củng cố, được phát triển thêm trong thập niên này. Nhưng hãy coi chừng! Thập niên này cũng lại là thập niên con người, nhất là những con người có chức có quyền, dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm. Cũng có người chủ quan, thoả mãn, quan liêu quân phiệt, lười biếng, triết lý rút ra không giúp ích cho sự đi tới của bản thân, của tập thể, mà là kinh nghiệm, phục vụ cho cuộc sống và nhu cầu cá nhân.
- Này Đàm Lê - những người bạn thân tâm sự với ông - Cậu còn nhớ thằng Ân thằng Hy ở Trung đoàn 8 nữa không? Thằng Ân mắt xếch ngược, rãng hô. môi mỏng lần nào cũng tìm được cách đi khỏi đại đội chủ công, tiểu đoàn chủ công ấy mà. Còn thằng Hy đầu trọc lốc vì sốt rét, ghẻ ruồi đầy mình, khóc như cha chết vì thấy bom na pan trong chiến dịch Trung du ấy.
- Nhớ, nhớ rồi - Đàm Lê gật đầu - Bây giờ chúng nó ở đâu? Làm g ì?
- Thằng Hy cũng chỉ huy một sư đoàn như cậu. Năm ngoái gặp hắn ở Quảng Tr ị, nhắc lại chuyện Trung du hắn đỏ mặt lên, nắm tay đe mình. Hắn bảo bom đạn của Mỹ so với bom đạn của Pháp thật một trời một vực. Hắn cũng không hiểu tại sao hồi đó hắn lại khóc như con nít. Còn thằng Ân, cái tài luồn lách, trốn tránh của nó trong đánh Pháp, nay đã đạt đến mức nghệ thuật.
Nghe xong, Đàm Lê cau mặt thở dài. Người bạn hỏi tiếp:
- Vậy là cậu vào B.2 được bảy năm rồi phải không?
- Bảy năm ba tháng
- Mình thì ra ra, vào vào, thuộc gần hết đường Trường Sơn, tính ra thời gian ở chiến trường trên bốn năm. Mấy lần xin ở, chiến trường nào cũng được: Trị Thiên B3, B2, Khu 5 nhưng trên không cho. Cái chức phái viên đúng như lính ta khái quát: trên la, dưới trách. Đàm Lê bỗng ngồi thẳng lại, nhô đầu về phía người bạn: Trên la, dưới trách, thật thế à? - Đàm Lê bỗng cười to
- Cậu muốn nghe chuyện một phái viên không? Chuyện xảy ra mới đây thôi, sau trận Xơ-nun tiêu diệt Chiến đoàn 8 ngụy. Đánh thắng xong, trên đường về hậu cứ, cậu Hoàn trung đội phó ở Trung đoàn 29 - anh em gọi cậu ta là thượng sĩ Đông Dương, chả là cậu ta đã từng đánh nhau ở Lào, Ở Cam pu chia, cậu ta đi với anh em thương binh, đến chỗ nghỉ, cậu ta gặp một tốp cán bộ mới ở hậu phương vào Hai bên trao đổi tin tức, chuyện trò vui vẻ. Trong tốp cán bộ có một ông tách ra lân la hỏi chuyện anh em. ông ta kể mình ở hậu phương vào. Thấy anh em chiến đấu gian khổ thiếu thốn, thương quá ông ta hứa khi về ngoài đó sẽ báo cáo lại bằng hết tình hình, từ đôi dép, cái quần, tấm áo, phong thư, đến viên đạn, bữa ăn. Xong câu chuyện tưởng làm mủi lòng người lính ấy, ông ta mới lân la hỏi chuyện giá cả đồng hổ, đài bán dẫn, ông ta trắng trợn gạ đổi quần áo, gạ mua bằng tiền miền Bắc. Lại còn bảo nếu không muốn giữ tiền miền Bắc ở đây, muốn gửi về nhà ra bắc ông ấy sẽ gửi cho. Người ông ta đang gạ gẫm lại là Hoàn, thượng sĩ Đông Dương. Cậu ta không chịu được, đứng bật dậy nói to:
''Anh em ơi, cái bác này ở hậu phương vào, to quá trời, ông ấy bảo muốn mua hoặc đổi đồng hồ, đài bán dẫn, đổi bằng quần áo, mua bằng tiền miền bắc, ai không muốn giữ tiền thì bác ấý gởi về nhà cho, chỉ cần thư, địa chỉ.
Anh em cười ồ lên, cậu ta quay lại, đột nhiên ứng khẩu ngay bốn câu lục bát:
Bác vào rồi bác lại ra
Chúng tôi lại vẫn xông pha chiến trường.
Chiến trường đây phải nơi buôn
Có buôn thì bác tẩu luôn về nhà.
Tiếp theo là tiếng vỗ tay và những trận cười vang cả rừng. Đàm Lê uống một hớp nước rồi nói tiếp:
- Cuộc chiến đấu luyện cho người lính sự phản ứng thông minh, nhạy bén, quyết liệt phải không cậu?
Đúng thế - Người bạn gật đầu, tâm đắc - Trong số khá đông những phái viên tốt, cũng có một số ít phái viên loại ấy. Bọn họ phải bị những tay như cậu thượng sĩ Đông Dương ấy trị mới thấm thía.
Và khi những người bạn đứng lên chia tay Đàm Lê, bao giờ họ cũng ôm chặt lấy ông, cái ôm của những người lính từng trải, hoàn toàn hiểu nhau, thương nhau, kính trọng và tin tưởng nhau. Họ căn dặn ông':
- Cho vững Đàm Lê nhé, cuộc chiến đấu sinh tử này khốc liệt lắm, điều quan trọng bậc nhất là phải đứng cho vững, đi cho vũng. Nhưng bạn bè hoàn toàn tin cậu, chờ đợi cậu rất nhiều.
Cặp mắt sắc, phơn phớt xanh của Đàm Lê những lúc đó bỗng đỏ lên, thẫn thờ, sâu lắng. Từ trong cặp mắt ấy lăn ra hai giọt nước tròn nặng, trôi dài xuống má. Bạn bè đi khuất đã lâu, nhưng Đàm Lê vẫn đứng lặng đi, những ý kiến của bạn bè vẫn văng vẳng bên tai:
- Này, nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của cậu...
Nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của mình...
Không khí chân tình ấy bao giờ cũng gợi lại cho Đàm Lê đôi nét về xa xưa...
…….Tháng 8 năm bốn lăm, Đàm Lê mười sáu tuổi, tuổi lớn nhưng người còi, biết dọc biết viết là nhờ hay sang chơi bên nhà người anh con ông bác họ. Anh học trường huyện, thương Lê nên bày chữ cho Lê. Cha Lê đi phu làm đường tận bên Lào. Sau cách mạng, những người trong xã đi phu trở về, bảo cha bị một tên đội người Pháp bắn chết vì chống lệnh đi làm, đòi về nước. Nghe chuyện cha bị Tây giết, cậu bé khóc suốt hai ngày, ngày thứ ba cậu gạt khô nước mắt, lầm lì mài con dao phay, gói bộ quần áo rách vào khăn, chuẩn bị ra đi. Thấy cậu bé sửa soạn, mẹ hỏi:
- Lê, con định đi mô rứa?-
Con đi giết thằng Tây trả thù cho cha!
Mẹ giữ Lê lại:
- Thằng Tây giết cha Ở tận bên Lào, con biết mô mà tìm?
Cậu bé ngẩn người ra, ném con dao sắc ngọt xuống đất, rồi lại khóc nức nở. Mấy tháng sau, tin giặc Pháp theo chân quân Đồng minh trở lại xâm chiếm Nam bộ. Khẩu hiệu ''Nam bộ là của Việt Nam '', thà chết quyết không làm nô lệ '' vang lên khắp làng xóm, chợ búa, thị trấn, thị xã. Phong trào Nam tiến rầm rộ, sôi nổi. Cậu bé mài lại con dao, gói lại bộ quần áo rách, soạn sửa đi nữa. Mẹ hỏi:
- Lê, con định đi mô rứa?
- Con đi giết thằng Tây trong Nam Bộ, Thằng Tây trở lại chiếm nước ta rồi, bữa qua con lên ga Cầu Giát, thấy tàu hoả chở bộ đội mình Nam tiến đông lắm, mẹ cho con đi giết thằng Tây thôi.
Con chưa đi được mô Lê - Mẹ đưa đôi cánh tay gầy yếu ra - Tuổi con lớn, nhưng người con còi, bằng cái hột mít, con làm được chi mà đi - Mẹ bật khóc kể lể - Cùng lứa cùng tuổi với con người ta, con người ta cao lớn, đẫy đà, còn con thì còi cọc. Mẹ nghèo, mẹ khổ, mẹ không làm ra của, để con đói rách, mẹ xấu mẹ thẹn với xóm với làng, để vài năm lớn thêm chút nữa hãy đi con ạ.
cậu bé lắc đầu:
- Không, con đi ngay bữa ni, đang có đợt tuyển bộ đội Nam tiến - Cậu khoác khăn lên vai.
Mẹ quát to: Tao không cho mi đi. Cha mi bỏ ba anh em mi cho tao, nay mi lại bỏ tao, bỏ hai em mi cho tao, mi muốn đi thì giết tao trước. Mi lớn rồi, mi phải giúp mẹ mi một tay chớ?
Mặt cậu bé đỏ rần, gân cổ lên, tay bứt tóc, chân giậm đất, nói như hét: Mẹ không cho con đi. Con chết?
Mẹ vẫn không xiêu lòng: Có gan thì mi chết đi, chết đi tao coi.
Cậu bé nghiến răng, nhìn trước nhìn sau, rồi chạy ra sân leo lên ngọn cây cau. Từ trên cao, cậu ta nhìn mẹ thách thức:-
- Mẹ không cho đi, con buông tay.
- Không, có gan mi buông tay tao coi!
Từ trên chót vót cây cau cao tới năm, sáu mét, cậu bé hét lên một tiếng rất to, rồi buông tay thật. Mẹ "ối" một tiếng, ôm chầm mặt, loạng choạng ngã sấp xuống sân. Rơi cách mặt đất chừng ba mét, cậu bé ôm chặt thân cây tụt xuống, chạy tới đỡ mẹ. Mẹ vẫn còn khiếp hãi, mẹ ôm tay rên rẫm:
- Thì mi đi, mi tưởng tao không thù thằng Tây răng? Thằng Tây làm ba anh em mi mất cha, tao mất chồng - Mẹ chống tay đứng dậy - Tao giữ mi lại là để mi lớn, mi khôn thêm chút nữa, nhưng mi đã quyết đi thì tao cũng đành - Mẹ thở dài, nhìn rất lâu vào mặt cậu bé. Mẹ nguôi giận, mẹ chỉ tay lên trán cậu - Cha mi mười, mi hai mươi. Tao chịu thua cha con mi đó.
Cậu bé lỡ chuyến Nam tiến lần ấy. Chờ mãi không thấy chuyến khác, cậu vào Vinh, gia nhập đại đội tự vệ đầu tiên của thành phố, đại đội Hồng Sơn. Người ta phát cho cậu một cây đại đao dài gần bằng người cậu ta. Ban chỉ huy lấy cậu lên làm liên lạc,giao cho cậu chăn giữ một con ngựa tía. Thấy ông chủ bé nhỏ, còi cọc con ngựa bướng bỉnh, khinh nhờn. Mỗi lần cậu trèo lên yên, nó chổng mông, co hai chân sau đá ngược, hất cậu ta xuống. Suốt ba ngày liền cậu quần nhau với con ngựa nhưng vẫn không khuất phục được nó. Ngày thứ tư vừa mờ sáng, cậu vác đại đao ra múa liền mấy bài - những bài vừa học được - trước mắt con ngựa. Múa xong, cậu ta nhảy bổ tới chém mạnh nhưng là chém giả chém nhứ vào cổ con ngựa. Con ngựa hí lên một tiếng khiếp đảm, nhảy lùi ra, cúi đầu đứng yên. Cậu tròng đại đao vào vai; chống nạnh, dạng chân, người và ngựa nhìn nhau chằm chằm. Chỉ một lát con ngựa cụp tai, gõ móng, thở phì phì. Đàm Lê chắp tay sau lưng, đi một vòng quanh con ngựa, bước đĩnh đạc, ung dung như một viên tướng. Xong hiệp ra oai đó, Đàm Lê nắm cương, không cần đặt chân vào bàn đạp, cậu nhảy phóc lên mình ngựa, hai cái chân ngắn kẹp chặt hai bên sườn ngựa, người hơi cúi về phía trước, tay trái nắm cương, tay phải vỗ mạnh vào mông ngựa. Con ngựa hí vang, mang cậu trên lưng phóng ra khỏi sân. Ngay trăm mét đầu tiên, Đàm Lê đã quất luôn nước đại Đường phố đang vắng người, cậu nới dây cương, cúi rạp xuống, phi một mạch xuống Bến Thuỷ, quay ngược lên cầu Rầm, phi ra tận Quán Bánh, rồi quay về Ngã tư. Cậu ghìm cương, con ngựa chuyển sang nước kiệu nhỏ hướng về doanh trại. Đàm Lê xuống ngựa, cậu bưng ra một vò nước, một mủng thóc, rồi bảo nó: - ăn đi, uống đi, mi khinh tao bé à? Bé ni là bé hạt tiêu. Mi phải bỏ cái thói khinh người, bỏ cái tính nóng nảy, ương bướng đi, tao trị xanh xương nghe không? - Con ngựa liếc mắt nhìn ông chủ nhỏ, cúi đầu, gí mõm vào thùng thóc ăn ngấu nghiến. Với con ngựa đã thuần phục được, cậu bé rong ruổi thường xuyên trong thành phố, thỉnh thoảng làm một chuyến công cán lên Nam Đàn, Phủ Diễn, Đô Lương. Thấy ngựa của cậu bé xuất hiện, đồng bào thành phố vội tránh giạt ra, ngồi trên yên, cậu bé tảng lờ, càng ra roi tợn. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, lệnh toàn quốc kháng chiến ban bố, đơn vị của Đàm Lê phối hợp với các đơn vị khác bao vây, bắt sống toàn bộ hơn một trung đội lính Pháp, theo Hiệp định sơ bộ đến đóng ở thành phố Vinh. Lần đầu tiên Đàm Lê nhìn tận mắt những tên Pháp. Ngồi trên mình ngựa, áp tải tù binh về trại giam, Đàm Lê nghĩ đến cha, mấy lần cậu ta rút đại đao ra định chém đứt đầu những thằng đi chậm, nhưng phần vì người đông, phần vì sợ lệnh ban chỉ huy cậu ta không dám. Đầu năm 1947, Pháp đánh lan ra nhiều tỉnh. Chỉ còn vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh chúng chưa đến. Đàm Lê ăn không ngon, nằm không yên. Cậu như chú ngựa tía nhốt trong chuồng. Mấy lần cậu định bỏ trốn ra mặt trận, vào Bình Trị Thiên hoặc ra khu Ba, nhưng chưa biết đi bằng cách nào. Giữa năm 1947, đại đội Hồng Sơn được lệnh chọn số lớn cán bộ, chiến sĩ bổ sung ra Việt Bắc. Đàm Lê chắp tay vái lạy ban chỉ huy xin đi. Cậu ta được toại nguyện. Khi hành quân qua thị trấn Cầu Giát, cậu chỉ làng, chỉ xóm cho cán bộ thấy, và được cán bộ cho cậu hai giờ phép. Đàm Lê cắm đầu chạy băng qua đồng, về đến nhà đúng lúc mẹ đang dọn cơm trưa. Cậu vịn tay vào cánh cửa, vừa thở vừa nói:
- Mẹ ơi, con được đi ra Việt Bắc rồi. Trận này con sẽ trả thù cho cha, cho mẹ. Mẹ ở nhà khoẻ mạnh, đừng lo cho con, diệt hết thằng Tây con về. Con chào mẹ, chào hai em, anh đi đây.
Mẹ chưa kịp nói gì với cậu, cậu đã quay ra sân phóng đi. Mẹ chạy theo, khi mất hút cậu, mẹ đứng sững lại, giơ tay phải về phía trước, vừa giận vừa thương:
- Tổ cha mi Lê! Mi vội chi như sắp hết giặc rứa, mi không đứng lại với mẹ mi, em mi một chút răng con! Thật cha con mười,con hai mươi!
Đàm Lê được bổ sung vào đại đoàn Quân Tiên phong. Từ Việt Bắc, Biên giới, Trung du, Hà Nam Ninh, Hoà Bình đến Thượng Lào, đại đoàn đánh đâu, Đàm Lê có mặt đó. Cho đến chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, lúc đó Đàm Lê là tiểu đoàn phó, đang ở giữa sân bay Mường Thanh. Đầu năm 1955, trước khi đi học nước ngoài, Đàm Lê về thăm mẹ, thăm hai em, thăm xóm làng. Hai em đã lấy chồng, mẹ ở một mình. Mẹ già yếu nhiều, tóc mẹ bạc, mắt mẹ kém, lúc đầu mẹ không nhận ra, rồi sau mẹ khóc, khóc như hồi nghe tin cha bị Tây giết. Đàm Lê ở với mẹ mười ngày, đi coi mặt mấy o con gái trong xã. Trước ngày đi, Đàm Lê chấm được một o, mẹ cũng ưng o đó. Đàm Lê đi rồi, mẹ nuôi thêm con lợn, cấy thêm miếng lúa nếp. Mẹ bỗng như trẻ lại, khoẻ ra. Giữa năm 1958 Đàm Lê về nước, nhận công tác ở Bộ Tổng tham mưu. Cuối năm Đàm Lê đi phép, ở quê mẹ đã ba lần bán lợn, ba lần thay nếp, Bà con làng xóm kéo đến đầy nhà, chào mừng Đại uý Đàm Lê. O con gái bẽn lẽn về làm dâu mẹ. Mẹ bảo gì Đàm Lê làm theo nấy. Gần mười hai năm xa con, mẹ thấy con khác quá, mẹ nắm tay Đàm Lê dắt ra sân chỉ lên cây cau:
- Coi bộ mi sửa được tính ương bướng nóng nảy rồi răng? Mi có dám trèo lên ngọn cây cau dọa mẹ mi nữa không? Mi có biết thương mẹ mi - mẹ khó khăn đưa cánh tay trái lên - đây, cái tội mi dọa mẹ mười hai năm trước đây, mi buông tay tụt xuống, tao hết hồn hết vía, ngã chống tay xuống đất, sái tay suốt mười hai năm, thành tật rồi, may mà tay trái đó con ạ!
Mẹ quay mặt khóc và đi vào nhà. Đại uý Đàm Lê hốt hoảng, sợ hãi nhìn theo mẹ. Anh cắn môi đến chảy máu, thề hẹn với mình ghi nhớ chuyện này cho đến chết.
II
Làm việc với Lê Nhu xong, Sư đoàn trưởng Đàm Lê vội vàng trở về hầm mình. Đoàn Vũ đang chờ ông, ông cũng nóng ruột muốn gặp riêng Đoàn Vũ. ông sẽ dành riêng cho Đoàn Vũ ít nhất vài tiếng sáng nay để nghe Đoàn Vũ báo cáo tình hình đơn vị trong hơn một tháng cơ động và chiến đấu. ông biết Đoàn Vũ là một cán bộ có năng lực, thứ năng lực do trách nhiệm và dũng cảm tạo nên. Đoàn Vũ ham học, ham đọc, thích tìm tòi, suy nghĩ, nên thường có những ý kiến sâu sắc, bất ngờ. ông cũng sẽ được nghe những điều Đoàn Vũ thu lượm được qua diễn biến chiến dịch, chiến đấu, những lời góp ý và cả những điều phê bình, nhận xét. Còn ông, ông sẽ nói với Đoàn Vũ nội dung cuộc hội nghị của Đảng uỷ. Nói về những vấn đề đã tự phê bình, phê bình. Nhưng ông không nói theo lối truyền đạt nghị quyết, nói bằng cách nào đó thật thoải mái, khêu gợi được sự tìm tòi suy nghĩ cần thì trao đổi, tranh luận. Bởi lẽ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương châm, phương pháp của chiến dịch năm 1972 này, hoàn toàn khác với những chiến dịch đã qua. Từ cuối 197 1 đến đầu năm nay, tuy ông đã suy nghĩ nghiên cứu kỹ lưỡng về chiến dịch, nhưng không thể nào tưởng tượng hình dung hết những diễn biến cụ thể, và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chiến đấu. Đội hình chiến đấu của sư đoàn rải dài hơn hai mươi lăm ki lô mét, mỗi đơn vị làm nhiệm vụ khác nhau, phía trước phía sau, ngoài trận địa, trong căn cứ, chân không đi tới hết, mắt không nhìn thấy hết, đầu không nghĩ được hết, dù cho ông đã huy động đến mức cao nhất sức làm việc của ba bộ máy trên cơ quan sư đoàn bộ. Bởi vậy, được nghe ý kiến của những người trực tiếp chỉ huy các phân đội chiến thuật như Đoàn Vũ, là việc ông rất thích, rất cần.
Đàm Lê đi theo lối tắt về hầm cho nhanh, nhưng nhìn xuống hầm thấy vắng vẻ, cậu liên lạc có lẽ đang đi thăm luồng bẫy mới làm. Còn Đoàn Vũ đâu? Cậu ta đi lạc hay đang sà vào ban nào đó. Ong biết mỗi lần có cán bộ chỉ huy ở các phân đội về sư đoàn bộ, các ban, các ngành tranh nhau, thi nhau mời mọc họ về ban mình, quần cho họ mệt lử - một cơ hội làm ăn của các ban, các ngành mà. ông lại theo đường chính đi tìm Đoàn Vũ, ông thấy Chính uỷ Phan Nguyên đứng một mình trên lối đi, đang ngắm gì đó. ông bước nhanh tới. Chính uỷ Phan Nguyên ra hiệu cho ông im lặng, chỉ vào thân cây bên đường, nói thầm với Đàm Lê:
- Cậu ta ngủ, còn chim thì đang hót. Lũ chim ru cậu ta ngủ, thật kỳ diệu –
Phan Nguyên kéo Đàm Lê ra xa thêm, nói tiếp - cảnh này, nếu đọc trong một trang sách, chắc người đọc cho người viết phịa ra cho vui, hư cấu lên cho đẹp, còn tôi và anh thì thấy tận mắt phải khôn anh.
Đàm Lê chợt ngửng đầu nhìn lên các vòm cây. Tiếng chim hót rộn rã là thế, nhưng mãi đến lúc này ông mới nghe được. ông nhìn đồng hồ, nhìn Đoàn Vũ, ông nói với Phan Nguyên:
- Thức cậu ấy dậy bây giờ thì keo kiệt quá phải không anh? Để cậu ấy ngủ thêm mười phút nữa, giấc ngủ kiểu con nhà lính như thế tuyệt nhất trần đời. Chợt ông nhìn chằm chằm Phan Nguyên rồi hỏi - Anh đang sốt?
- Đang sốt nhưng không dám nằm, sợ nó được đà đè gí xuống thì nguy - Phan Nguyên rùng mình, môi mím chặt, hơi thở nóng rực - Tôi định ghé qua hầm chỉ huy, rồi sang làm việc với phòng Chính trị, vẫn là những vấn đề về công tác đảng, công tác chính trị trong mấy tháng tới.
- Anh không cho gọi các đồng chí ấy lên?
Phan Nguyên mỉm cười:
- Xuống dưới đó dễ quên sốt hơn ở hầm mình, làm việc với Đoàn Vũ xong, anh bảo cậu ấy sang chỗ tôi nhé, không cần triệu tập Nguyễn Tính lên nữa, làm việc luôn cho tiện.
Phan Nguyên đi rồi, Đàm Lê trở lại hầm. Cậu liên lạc vẫn chưa về, ông thầm mong bẫy dính con gì đó, chim đất, cò ngẵng nấu cháo, cheo, nhím nấu cơm làm thức ăn ông đãi Đoàn Vũ một bữa. ông cũng còn chai rượu thuốc, chắc Đoàn Vũ thích lắm. Đàm Lê sực nhớ Đoàn Vũ lên từ nửa đêm hắn chưa ăn, uống gì, ông bước vào bếp - cái bếp dã chiến cậu liên lạc làm mất hai buổi, để nấu nước sôi, hâm nóng thức ăn khi họp hành về muộn, hoặc thỉnh thoảng bẫy được con gì, nấu cháo mời Phan Nguyên, mời những người ở gần tới cùng ăn. Đôi khi căng quá, ông cũng xuống bếp tự mình đun nước, chẻ củi, hoặccùng cậu ta làm thịt chim, làm thịt cheo, vui cứ như nhà có tiệc liên hoan vậy.
Đàm Lê mở vung, nồi cơm rang vẫn còn nóng, ông lấy hai chiếc bát, hai đôi đũa, đem chảo cơm ra bàn ăn cạnh hầm. ông đậy điệm cẩn thận, cầm thau tới túi ' pông sô '' múc đầy một thau nước,đặt xuống mặt bằng gốc cây cụt, lấy khăn mặt vắt lên chạc cây, đoạn nhìn đồng hồ, ông đi tới chỗ Đoàn Vũ. ông vừa đi vừa nhìn lên các vòm cây. Xong công việc đón chào bình minh, đàn chim đã bay đi kiếm ăn, nhưng Đoàn Vũ vẫn đang ngủ. ông đứng ngắm người cán bộ cấp dưới của mình. "Gầy đi nhiều - ông thầm nghĩ - hình như vầng trán cậu ta có thêm những nếp nhăn mới, hồi họp hội nghị quân chính ở sông Sơ Lông, vầng trán còn nhẵn kia, rõ nhất là ở hai khoé mắt, còn cái cảm thì quả là nhọn và dài thêm ra, có lẽ vì đôi má hóp lại, nhưng cái thần vốn có trên khuôn mặt cậu ta vẫn không mất đi, dù cậu ta đang ngủ vẫn thấy hiện lên sự vui vẻ, cởi mở, cương nghị - Đàm Lê bước gần thêm chút nữa, hơi cúi để nhìn rõ hơn khuôn mặt Đoàn Vũ, ông lại lùi ra chỗ cũ, trút một hơi thở dài, nhẹ - nước da sạm, xanh làm cho cậu ta già hơn tuổi, cả những sợi tóc bạc đâm ra khỏi đám tóc dày phía trên tai bên trái. Hà, cuộc chiến đấu huy động triệt để tất cả những gì người lính sẵn có trong. người, và đòi hỏi cả những cái người lính chưa có, buộc phải vươn lên để có, như vậy không già sao được! "
Ông lắc đầu, cúi xuống, ngần ngại đặt tay lên vai Đoàn Vũ.ông chưa kịp gọi, Đoàn Vũ đã mở choàng mắt, đứng dậy, vẻ ân hận:
- Báo cáo Sư trưởng, tôi ngủ quên, tôi có lỗi.
Đàm Lê nhìn đồng hồ, mỉm cười: Được bốn mươi lăm phút. Thật là một giấc ngủ thần tiên 'kiểu lính. Cậu ngủ xong, lũ chim cũng đi tìm mồi, xin lỗi, cả mình và Phan Nguyên cùng đứng xem cậu ngủ. Kết thúc chiến tranh, có nằm trên đệm trắng, cũng không thể có giấc ngủ tuyệt vời như giấc ngủ của cậu vừa rồi - ông nắm lấy cánh tay Đoàn Vũ - nước, khăn có sẵn, cậu rửa mặt, đánh răng, ta cùng ăn cơm, rồi làm việc.
Đoàn Vũ nhìn những thứ bày đặt sẵn, hơi ngạc nhiên. Anh liếc nhìn sư trưởng, nhúng khăn vào thau nước, úp cả chiếc khăn ướt lên mặt. Anh nhủ thầm: ''Cụ tiếp tục thay đổi, giản dị, chân tình, nhân hậu, nhưng vẫn nghiêm khắc, chiến đấu dưới quyền những người chỉ huy như thế này rất hay, rất tốt, nhưng cũng rất khó đây".
Đoàn Vũ, cậu vừa rửa mặt vừa suy nghĩ gì đấy - Sư trưởng Đàm Lê hắng giọng, đặt gô nước lên bếp, nói tiếp - Ai cũng bảo cậu khẩn trương, tiết kiệm thời giờ lắm mà.
Đoàn Vũ đỏ mặt, anh vội vắt ráo khăn, móc lên chạc cây, đi nhanh tới bàn ăn, anh lột mũ để trên đùi, xúc cơm vào bát.
Đàm Lê mỉm cười:
- Cậu cởi chiếc thắt lưng tổng hợp ra, đây là sở chỉ huy sư đoàn, có thể có bom và đại bác, còn bọn bộ binh thì chưa có đâu, hãy thoải mái một chút khi có điều kiện. Này, cậu vừa nghĩ cái gì thế Hơi lạ về chuyện vặt vãnh này, hay nghĩ cách đối phó với sư trưởng?
Đoàn Vũ thần mặt rạ, nghĩ mình đã bị bắt quả tang:
- Báo cáo có cả hai chuyện đó ạ?
- Cậu liên lạc ra rừng thăm bẫy - Đàm Lê vừa ăn vừa nói - sáng kiến của cậu ta đấy, ngày được ngày không, một tuần lại chuyển hướng, chuyển ''trận địa '', số lượng bẫy cũng tăng thêm, toàn bẫy cò ke, bẫy đạp, cò ke mắc cổ, đạp mắc chân. Thực sự là cải thiện được, lắm bữa rôm rả ra phết. Ngoài bẫy, cậu ta ngâm giá, trồng rau muống, rau cải nữa. Hỏi cậu ta, cậu ta nói chốt chặn lâu dài, sống tạm bợ không được, cậu ta còn nói cả câu ''thực túc binh cường “ với mình. Cậu xem, hiểu sâu sắc nhiệm vụ là phải như thế. Những việc làm của cậu ta lan khắp sư bộ, các đơn vị trực thuộc. Thường vụ đã họp chuyên đề, ra nghị quyết về chuyện cải thiện ăn uống, chăm lo sức khoẻ cho bộ đội. Quần chúng thông minh, hành động thực tế, sáng tạo - ông bỗng chỉ lên đầu mình - Còn chúng ta, thường mắc cái tội cứ cho cái đầu mình có thể nghĩ ra đủ mọi việc, nghĩ thay hết cho cả ngàn vạn người. Này, cậu có được tin tức gì của gia đình không?
Đoàn Vũ lắc đầu:
- Báo cáo anh Tám, biệt vô âm tín. Xã tôi nằm giữa tuyến đường sắt và tuyến đường bộ. Tuy vùng núi cao nhưng là vùng quan trọng, không biết Giôn xơn và Ních xơn có quẳng bom xuống không. Anh Tám có được tin gì của chị ấy và các cháu?
Đàm Lê cũng lắc đầu:
- Thư không nhận được, nhưng tin thì có, cũng mấy vị ở Bộ vào công tác nói lại thôi. Một nách ba con, sớm đi tối về, sơ tán hai ba đợt, gian nan lắm. Lo công việc, lo nuôi con, lo đời sống còn hơi sức, thì giờ đâu mà viết thư. Hừ, cậu thấy không? Cuộc chiến tranh này thật lạ lùng, thật ghê gớm. Đâu cũng ác liệt. Bọn mình ở chiến trường đội bom đội pháo, thì ở hậu phương cũng đội pháo đội bom Bọn mình có cây súng với chiếc ba lô, hậu phương có cả một gia đình. Lâu dài, xa cách, chờ đợi, cũng là một thứ ác liệt. ác liệt về tình cảm, về đời sống bên trong của mỗi con người. Mình chiến đấu trên đất nước mình, ngày nào cũng suy nghĩ về chiến trường, về hậu phương. Nhưng không hiểu sao cứ mỗi năm, hậu phương, gia đình, vợ con lại như càng xa thêm một chút. Bây giờ, đôi lúc mình cảm thấy như đang ở một lục địa khác, một phương trời khác. Cậu có cái cảm giác đó không?
Đoàn Vũ mỉm cười:
- Có, tôi cũng có cảm giác đó anh Tám ạ.
- Cậu có biết vì sao không?
Đoàn Vũ vẫn giữ nụ cười trên môi:
- Có lẽ vì lâu dài quá anh Tám ạ. Tôi chưa có thì giờ để tìm hiểu nguồn gốc cảm giác đó, nhưng cũng vì lâu dài quá.
Đàm Lê xoè tay nhẩm tính, ông gật đầu?
- Mình chẵn tám năm rồi. Tám năm không nhìn thấy hậu phương, không nhìn thấy vợ con, tám năm mình sống một cuộc sống khác. Cậu nói đúng. Có cái cảm giác ấy là vì quãng cách thời gian. Và... ghê thật!
Đàm Lê và Đoàn Vũ xuống hầm, ông rót nước, bắc lại ghế mời anh ngồi, đoạn ông nói thong thả, dứt khoát:
- Nào, uống nước đi, rồi nói cho tôi nghe đồng chí thắc mắc gì? Phê bình gì? Nhận xét gì? Thu lượm được gì và cuối cùng, đề nghị những gì? Đồng chí nhớ rồi chứ? Mỗi ý là một nội dung đấy. Có thể nói tất cả, có thể nói từng vấn đề. Tuỳ ý đồng chí
. - Rỏ!
. Đoàn Vũ đáp cũng dứt khoát. Anh mở túi lấy bút, lấy sổ tay, lật vài trang rồi nhìn Đàm Lê.
- Báo cáo Sư trưởng, xin bắt đầu từng vấn đề một. Trước tiên tôi muốn biết về trận quyết chiến chiến dịch, về trận then chốt của sư đoàn, và thế và lực của chiến dịch hiện nay?
Đàm Lê ghi nhanh vào sổ tay những điều Đoàn Vũ hỏi, ghi theo lối riêng của ông, nghĩa là gạch đầu dòng và vài ba chữ quan trọng, chủ yếu trong ý người hỏi, xong ông đặt bút nhìn lên bản đồ nói:
. - Trận quyết chiến chiến dịch cả hai lần đều không gọn, không dứt điểm. Không làm chủ được hoàn toàn thị xã. Nói một cách khác, trận đánh lớn, rất quyết định của chiến dịch không thành công. Đó là thực tế phải thừa nhận. Nhưng vì sao? Hiện nay có nhiều ý kiến, có nhiều nguyên nhân, kết luận về nó thuộc thẩm quyền của trên. Sư đoàn ta nằm trong đội hình chiến dịch. Chúng ta chưa làm tròn nhiệm vụ, trực tiếp góp vào một nguyên nhân làm cho trận quyết chiến không thành công. Đó là việc của chúng ta - không, không thể nói thế được phải nói đó là việc của chúng tôi – vì trong trận này, Trung đoàn 29 không nằm trong đội hình sư đoàn, đồng chí không phải chịu trách nhiệm - chúng tôi đã không đánh được trận then chốt như trên giao, như sự mong đợi của anh em
Đàm Lê bỗng đứng lên, cặp lông mày rậm cau lại, đôi mắt sắc nheo nheo vẻ châm biếm, miệng mím chặt, môi dưới hơi trễ ra, vẻ giễu cợt. Mỗi lần nghĩ tới, hoặc nhắc lại với ai trận đánh này, ông lại bứt rứt, ấm ức, ông lại tự châm biếm mình, giễu cợt chính mình, tự chê trách, tự hành hạ mình. ông nghĩ về trận đánh ấy thâu đêm, hết đêm này sang đêm khác. ông vật vã, ông hối tiếc. Miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời. Lữ dù 1 xuất hiện ở bắc Chơn Thành ngày 11 tháng 4 là một miếng mồi ngon rất to. Nhưng vì sao không ăn được? Vì sao? Vì sao? Hai chữ vì sao quấn chặt lấy đầu óc ông, quấn chặt lấy lương tâm và trách nhiệm của ông. Qua vật lộn gian khổ với nó, ông đã trả lời được, thường vụ đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn đã trả lời được. Nhưng tìm ra câu trả lời rồi, ông vẫn không yên, ông lại mất nhiều đêm 'thức trắng. Cuối cùng ông nhận và hiểu ra rằng, chỉ khi nào sư đoàn đánh được một trận quy mô như thế, ngon như thế, hay như thế - nếu không mắc sai lầm khuyết điểm, thì trận đánh đó hoàn toàn có khả năng là một trận đánh lý tưởng - thì lúc đó ông mới nguôi được, mới tạm quên được. Cho nên bây giờ, khi Đoàn Vũ hỏi, phải trả lời Đoàn Vũ, tâm trạng ông lại giống như những đêm thức trắng. ông chống hai tay xuống bàn, nhìn chằm chằm vào đôi mắt Đoàn Vũ:
- Này, khi Ở bắc An Lộc, một chọi một với Chiến đoàn 52, đồng chí có lo sợ không? Khi xuống Bàu Lòng một chọi ba, chọi bốn với sư 21 đồng chí có lo, có sợ không? 'lo sợ '' tưởng như một động từ kép, có một nội dung thống nhất, nhưng có lẽ không phải, chắc chắn là không phải như thế. Trong thực tế có trường hợp lo rồi sợ, lo dẫn đến sợ, nhưng cũng có nhiều trường hợp lo mà không sợ, lo rồi tìm cách làm cho mất sợ. Ô bắc Chơn Thành chúng tôi đã để mình rơi vào trường hợp thứ nhất. Thật xấu hổ? - Đàm Lê ngừng một chút, nhớ lại những lời vừa nói, ông giải thích - Lo sợ đây không phải lo sợ về chuyện chết chóc của cá nhân chúng tôi. Nếu nói đến chết, chiến sĩ trực tiếp giết địch, họ cũng có thể bị địch trực tiếp giết họ. Tôi và đồng chí, chúng ta thường ngồi ở sở chỉ huy, pháo rót trúng, bom trùm lên, chúng ta mới chết. Lo sợ ở đây là lo sợ về nhiệm vụ không hoàn thành. Qua nhiều đêm thao thức, tôi tự hỏi trong mấy chục năm đánh địch đã lần nào nhận nhiệm vụ mà lo sợ đến thế chưa? Tôi lần lại từng trận, từng chiến dịch, từng thời kỳ, hồi đánh Pháp, khi nhận lệnh cắt đôi sân bay Mường Thanh tôi cũng không sợ. Chiến dịch Gian xơn Xi ty năm 1967 ở chiến khu C, trực thăng bay như ruồi, xe tăng bò như cua, bom B.52 dậy trời, dậy đất, tôi cung không sợ. Là vì sao? Ở Điện Biên Phủ tiểu đoàn tôi không cắt được sân bay, thì tiểu đoàn khác bổ sung thêm, trước mặt, bọn địch bị vây chặt, xung quanh lại có bơn năm đại đoàn, tin lắm chứ, vững lắm chứ. Ở Tây Ninh, kể cả mấy năm trực tiếp đánh Mỹ, tôi không lo sợ, vì những mục tiêu trên giao cho, phần lớn ở dã ngoại, hình thức chiến thuật là tập kích, phục kích, hoặc vận động tiến công, kể cả đánh chi khu, quận lỵ cũng vậy. Còn chiến dịch này, phải chốt cứng, chặn đứng không cho một tên, một xe lên hoặc xuống. Chiến đấu trên một đoạn đường nhất định, sống chết phải bám mặt đường, giữ từng tấc đường. Không phải ngày mà là tháng, nhiều tháng, mãi mãi - ông ngừng lời, nhớ lại những nét cô đọng đã rút ra được, ông nói tiếp - Như vậy, chiến dịch này phải tiêu diệt lớn quân địch, tiêu diệt lớn để giải phóng dân, giải phóng đất, giải phóng đến đâu, giữ đến đấy. Cuối chiến dịch, khối chủ lực này phải đứng cho được ở cuối vùng trung tuyến, trên nửa vòng cung phía bắc Sài Gòn. Đối với sư đoàn, hãy nhớ lại xem, sau lưng sư đoàn là trận quyết chiến chiến dịch ở Thị Xã An Lộc, trước mặt sư đoàn là Lữ đoàn 3 xe tăng thiết giáp, là 2 lữ đoàn dù, là sư đoàn thủy quân lục chiến, là sư 21 - sư 7, sư 9 ở đồng bằng sông Cửu Long, sư 18 ở Xuân Lộc, rồi còn một lô một lốc các liên đoàn biệt động quân. Tất cả số lớn quân ấy, Mỹ - Thiệu có thể lần lượt bốc lên cứu nguy cho An Lộc, đổ bộ đường không nếu ít, không ăn nhằm gì, đông thì khó, nhất là khi ta đã có súng phòng không các loại 37, 57, cả A72. Bảo đảm tiếp tế không được, sống chết gì chúng cũng phải dùng đường bộ. Đường bộ đối với chúng là lâu dài, là tất cả, là quyết định, là thượng sách. Muốn vậy chúng phải bước qua mặt chúng ta, phải giẫm được lên lưng chúng ta. Thằng này bước không được, giẫm không được, thì thằng khác tiếp tục bước, giẫm. Chúng tôi hiểu như thế, lo như thế, sợ như thế, lo sợ đến mụ mẫm đi. Chúng tôi đã khờ dại vung phí cái thế mạnh, tự ném mất yếu tố bí mật, bất ngờ. Với hai trung đoàn sung sức như thế, nếu biết cài cắm, biết đón đợi, thì bọn dù chạy đâu cho thoát, giỏi thì làm cỏ cả lữ đoàn, xoàng ra cũng đánh cho nó tan nát. Kết quả đồng chí biết rồi, lữ dù 1 lên được núi Gió bằng trực thăng, lập tức tác động ngay tới trận An Lộc.
Sư trưởng Đàm Lê ngồi như gieo mình xuống ghế, tay dang rộng, thở ra những hơi dài, buồn bực. ông chặc lưỡi liên tiếp. ông tự trừng phạt mình lần nữa, trừng phạt mình ngay trước mặt cấp.dưới. Nhưng ông hoàn toàn bình tĩnh, chủ động. ông không bị cuốn hút vào quỹ đạo tình cảm, ông kể kỹ, nói hết, phân tích nhiều, chính là có dụng ý đối với Đoàn Vũ. ông muốn trao cho Đoàn Vũ một miếng gương soi và những kinh nghiệm sống động, nóng bỏng. Đàm Lê nghiêng đầu nói tiếp:
- Từ đầu chiến dịch đến hôm nay, Trung đoàn 29 chiến đấu độc lập ngoài đội hình sư đoàn, đồng chí khách quan hơn, công bằng hơn, đồng chí cứ phê bình, nhận xét, chỉ trích đi, thậm chí cả chê bai nữa. Chúng tôi vui lòng nghe hết, tiếp thu hết, không có một lời thanh minh nào. Đó là tinh thần nghị quyết của thường vụ đảng uỷ chúng tôi đang sửa sai và sẽ sửa bằng được. Đoàn Vũ ạ. Đồng chí có tin không? Có ý kiến gì không?
Đoàn Vũ cắn môi, chốc chốc lại nhìn Sư trưởng Đàm Lê. Lại một điều mới nữa - anh nghĩ nhanh - cách nói mới, cách nghĩ mới, diễn đạt vấn đề cũng mới, nhưng những cái mới ấy là gì? Từ đâu ra? Làm sao có? Thì anh chưa kịp nghe ra, lúc về anh sẽ nghĩ tiếp, còn bây giờ phải trả lời ngay những câu sư trưởng hỏi.
- Báo cáo Sư trưởng tôi hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn những sự kiện phức tạp đó, tôi nhất trí những điều đồng chí đã phân tích, phê phán. Nhưng còn các mối quan hệ giữa các vấn đề về chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, vấn đề nội dung và hình thức, sự tác động lẫn nhau. Báo cáo sư trưởng...
Đàm Lê đứng ngay dậy, nghiêng người về phía Đoàn Vũ:
- Các mối quan hệ? Sự tác động lẫn nhau?
- Vâng, báo cáo Sư trưởng. Trong thực tế vừa rồi, tôi thấy các vấn đề trên, vấn đề nào cũng có những điều chưa ổn, chưa hay, chưa thoát ra. Tôi chưa nghe được sâu.
- Các mối quan hệ? Sự tác động? - Sư trưởng Đàm Lê nhắc lại ông gật đầu, mặt tươi tỉnh hẳn lên - Đồng chí phát hiện đúng vấn đề rồi. Chúng tôi cũng đã nghĩ tới, bàn tới, nhưng cũng chưa được sâu, chưa được hoàn chỉnh, rồi ta bàn tiếp ngay sáng hôm nay khi chính thức giao nhiệm vụ cho đồng chí. Vấn đề thế và lực hiện nay cùng nhiệm vụ tiếp theo của chiến dịch cũng vậy, chúng ta sẽ nói trên sa bàn. Còn bây giờ đến lượt đồng chí nói đi, tôi nghe.
Đàm Lê cầm bút, đầu nghiêng nghiêng, mắt nhìn chếch vào góc bàn, sẵn sàng lắng nghe. Đoàn Vũ hơi lúng túng, nói gì bây giờ? Bao nhiêu lo nghĩ, băn khoăn, thắc mắc suốt cả tháng nay, sư trưởng vừa nói xong, rõ ràng minh bạch. ông không giải thích, không thanh minh. ông mổ xẻ, phê phán, ông dò tìm nguồn gốc, ông khẳng định trách nhiệm về những sự kiện đã qua. ông không xuê xoa, một chiều, vui vẻ nhận lãnh hậu quả, để rồi sớm quên đi. ông không buông tha những sự kiện, không buông tha cả chính ông. Điều thu lượm được quá sự mong đợi của anh. Vậy còn vấn đề biết Đoàn Vũ đang lúng túng, đắn đo, Sư trưởng Đàm Lê đặt bút, đặt cả hai tay lên bàn, tựa lưng vào ghế:
- Thế nào? Các anh trách chúng tôi lắm phải không? Hãy khoan lắc đầu. Gạo thiếu, đạn thiếu, chiến đấu độc lập, sư đoàn bỏ quên. Hãy khoan, cậu không trách nhưng có nhiều cán bộ trách. Đúng cả thôi, mọi sự đều có lý do và hoàn cảnh cụ thể. Lúc đầu chúng tôi đã định cử sư đoàn phó, hoặc tham mưu trưởng đi với các cậu, nhưng đùng một cái, Trung đoàn 1 1 lên núi Gió, sư đoàn phó phải đi với trung đoàn ấy, tham mưu trưởng xuống Trung đoàn 65, rồi lữ dù 3 đổ xuống Tân Khai, thế là đành chịu mục cử cán bộ đi với trung đoàn các cậu. Còn gạo và đạn B.52 cướp sạch, nên không những gạo, đạn dưới đó thiếu mà trên này cũng thiếu. Đó là những lý do không thể nào dự tính hết được. Trách thì trách, sư đoàn nhận hết. Còn bây giờ cậu hãy nói đi. Tình hình, khả năng mọi mặt của trung đoàn hiện nay thế nào?
Đoàn Vũ biết Sư trưởng đang vui, thoải mái, nên anh cũng thay đổi cách xưng hô:
- Báo cáo anh Tám, quân số ít quá, bộ đội khá mệt, nhưng nghỉ vài ngày, ăn no, ngủ được, lại sức ngay.
- Mỗi đại đội còn bao nhiêu?
- Báo cáo còn trên dưới bốn chục.
- Thế là còn khá đấy, Trung đoàn 65 mỗi đại đội chỉ còn trên dưới ba chục tay súng. Tân binh ở hậu phương đang trên đường vào, cũng phải tháng 7 mới tới đây. Tới rồi còn phải nuôi dưỡng, hồi sức, học tập, làm quen với chiến trường,.chứ đã đánh giặc ngay đ ư ợc đâu nà - Đàm Lê đã trở lại giọng thư thái bình thường của mình
- Còn bây giờ cho đến vài tháng tới, chúng ta vẫn phải chiến đấu với chừng ấy quân thôi, nguồn bổ sung duy nhất là các trại nuôi dưỡng thương bệnh binh. Cách bảo đảm quân số tốt nhất là tìm cách nuôi dưỡng tại chỗ, hạn chế đến mức thấp nhất thương vong trong chiến đấu ở phía trước, còn phía sau, nhất thiết không để t h ương vong vì phi pháo tập kích. Vậy là các cậu không thắc mắc gì về việc sư đoàn điều lên trên này? Báo cáo Sư trưởng, bộ đội có thắc mắc. Anh em nhắc khẩu lệnh ''tiến sâu, tiến xa'' còn tôi đã được giải đáp.
Đàm Lê cười:
- Tiến sâu, tiến xa? Nhất định chúng ta sẽ tiến sâu, tiến xa, không chỉ một trung đoàn mà cả sư đoàn, nhiều sư đoàn, đó là mục tiêu cuối cùng của chiến dịch này. Còn tiến lúc nào, tiến như thế nào, là cả một cuộc vật lộn gay go, phải tạo ra thời cơ mới.
Ông nhìn đồng hồ rồi đứng dậy
- Nào, ta sang hầm chỉ huy tìm cách tiến sâu tiến xa. Chính uỷ và Lê Nhu chắc đang chờ.
Bốn người ngồi hai bên bàn cát. Đàm Lê, Lê Nhu ngồi bên phải, Phan Nguyên, Đoàn Vũ ngồi bên trái. Ghế ngồi là những thân cây khô, đường kính trên dưới ba mươi phân, cưa ngắn từng khúc, chiều cao của từng khúc tạo cho người ngồi một thế thoải mái, đặt sổ tay trên đầu gối ghi chép dễ dàng. Xung quanh bàn cát có tới ba bốn chục khúc như thế, đã nhiều người thay nhau ngồi, nên mặt ghế nhẵn như mài. Bàn cát dài năm mét, rộng hai mét. Với tỷ lệ rút lại đó, đủ để biểu hiện những nét lớn, chủ yếu của địa hình, đủ xếp ký hiệu biểu hiện lực lượng đôi bên đến cấp tiểu đoàn. Làm bàn cát này, Lê Nhu có dưới quyền mình một họa sĩ bên phòng chính trị, ba chiến sĩ công binh có tay mộc, tay nề, ba chiến sĩ thông tin, hai thiên sĩ trinh sát, một chiến sĩ đồ bản và một cán bộ quân báo. Tất cả đều mang theo đầy đủ đồ nghề. Lê Nhu muốn làm một bàn cát thật đúng với thực địa, để trên cơ sở đó, những người ngồi xung quanh dù cũ, dù mới, dù quen, dù lạ, khi xem nó, có thể hiểu ngay những vấn đề cần thiết, có thể suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những khả năng nảy sinh, khi lực lượng đôi bên tiếp xúc, cọ xát với địa hình. Chẳng hạn rừng non thì cây thưa, thấp, màu xanh nhạt, rừng trung bình cây cao, dày, màu xanh đậm, con suối chỗ sâu màu xanh sẫm, chỗ nông màu xanh lơ, đoạn không có nước dải cát non màu xám trắng. Cả dáng đất, chất đất cũng được biểu hiện giống như ngoài thực địa, bãi sình có bùn, có nước, đồi thoai thoải có đất khô và những viên đá nhỏ. Các chiến sĩ trinh sát ra tận đường 13 lượm nhiều mảng nhựa đường đại bác cày lên, đem về cắt gọt, giã vụn ra rải nhựa cho đoạn đường 13 trên bàn cát. Mọi màu sắc được sử dụng hợp lý, làm cho bàn cát gần như một bức tranh đẹp, sinh động, trung thực. Nhìn thấy bàn cát ai cũng phải xem, không đi ngay được Đàm Lê hiểu suy nghĩ, hiểu ý định của Lê Nhu. ông thầm khen trưởng ban tác chiến của mình. Ngày nào ông cũng ra bàn cát, vừa xem, vừa suy nghĩ.
Đàm Lê xem xét một lượt, ông hỏi Lê Nhu:
- Có gì bổ sung thêm không?
- Báo cáo Sư trưởng đây là diễn biến đến bảy giờ sáng hôm nay.
Đàm Lê đưa mắt nhìn Phan Nguyên. Phan Nguyên hiểu ý, nói
- Anh nói trước đi, tôi sẽ bổ sung.
Từ nãy đến giờ, Đoàn Vũ không hỏi, không nói lời nào. Anh hết nhìn bàn cát, lại nhìn Lê Nhu và Đàm Lê "Lại cái này nữa - Anh nghĩ - cũng khác trước, đã có sự thay đổi, sự phát triển, không phải riêng các cụ. Đoàn Vũ liếc nhìn Đàm Lê và Phan Nguyên - mà cả những người sống bên các cụ cũng vậy. Cuộc chiến đấu! Mình không nghĩ kịp.Hãy nhớ để suy nghĩ.
Đàm Lê gõ bút lên sổ tay theo thói quen, ông hỏi:
- Bắt đầu được chưa Đoàn Vũ?
- Báo cáo Sư trưởng, tôi đã sẵn sàng.
Đàm Lê cầm đoạn trúc dài làm cây chỉ, ông xoay lại tư thế ngồi, giọng gần như thản nhiên, nhưng hơi lạnh:
- Trước mặt ngã ba xóm Ruộng, chốt Mỹ, cống ông Tề và khu vực Tàu Ô là sư 21, có ba trung đoàn. Chúng triển khai hai bên trục đường, tiến công theo hình tam giác, hai trước một sau. Trung đoàn 5 thiết giáp, lữ đoàn 3 thiết giáp thay phiên nhau yểm trợ. Pháo chiến thuật sư đoàn đặt ở đây, ông chỉ vào từng trận địa pháo – còn đây là pháo chiến dịch, đây là pháo chi khu, có tất cả 45 khẩu, một phần ba là 155 ly, khi cần các cụm pháo ở Lai Khê, Dầu Tiếng, pháo tầm xa 175 ly ở Đồng Dù sẵn sàng yểm trợ.
Ông dừng lại đưa mắt nhìn trưởng ban tác chiến, Lê Nhu hiểu ý nói luôn:
- Báo cáo, bảy giờ sáng nay trên thông báo Bộ Tổng tham mưu ngụy điều Trung đoàn 9 thiết giáp, Trung đoàn 15 bộ binh thuộc Sư đoàn 9 ở miền Tây lên. Tối qua chúng đã có mặt ở Lai Khê, tin thêm, địch củng cố xong các tiểu đoàn biệt động biên ph òng bị đánh tan hồi đầu chiến dịch. Chúng chuẩn bị đưa bọn này lên khu vực Chơn Thành.
Đàm Lê gật đầu, ông tiếp:
- Còn đây, Tân Khai( 1 ) có lữ dù 3 và pháo đội của nó – ông đưa cây chỉ ngược lên phía Thị xã An Lộc - Lữ dù 1 vẫn ở ngã ba Thanh Bình, nam thị xã. Còn trong thị xã, lực lượng địch chưa có gì thay đổi, toàn bộ Sư đoàn 5, tàn quân Chiến đoàn 52, liên đoàn 333 biệt động quân, toàn bộ quân địa phương của tỉnh Bình Long dồn lại. Đấy bức tranh về địch - ông bỏ cây xuống, ngẩng đầu nhìn qua người này sang người khác - sực nhớ ra ông bảo Lê Nhu
- Trong khi tôi tiếp tục nói, đồng chí thử đoán xem chúng nó sẽ ném Trung đoàn 9 thiết giáp và Trung đoàn 15 bộ binh vào đâu, chúng sẽ sử dụng như thế nào nhé.
- Rỏ!
(l) Tân Khai căn cứ cũ của Mỹ, nằm quãng giữa quận ly Chơn Thành và thị xã An Lộc.
Lê Nhu chuyển chỗ ngồi xa hơn một chút, mở sổ tay, mắt chăm chú theo dõi.
Đàm Lê cầm cây chỉ lên bàn cát:
- Còn ta, chắc đồng chí đã biết, Trung đoàn 65 đang ở ngã ba xóm Ruộng, chốt Mỹ, cống ông Tề. Hơn tháng nay nó trụ lỳ tại đó, chiến đấu suốt cả bốn chục ngày, bốn chục đêm, nó đuối sức rồi:
Để hỗ trợ cho nó giữ chốt, giữ đất, sư đoàn đã thành lập một đơn vị hỗn hợp gồm đặc công, trinh sát, công binh, pháo mang vác, đứng chân Ở tây Chơn Thành, do Tham mưu phó sư đoàn Trần Thơ chỉ huy, đánh vào sườn Sư đoàn 21, các đơn vị thiết giáp, xe tăng, các trận địa pháo.
- Hay quá! Đoàn Vũ bất ngờ thốt lên, mặt rạng rỡ, nhưng khi biết mình vô ý lỡ lời anh cắn môi, đỏ mặt. Đàm Lê mỉm cười nhìn Phan Nguyên.
- Lời khen đầu tiên của đồng chí sau bốn mươi ngày gặp lại đấy Đoàn Vũ ạ. Cảm ơn nhé! - Dừng một chút, ông tiếp - Trung đoàn 11 khá hơn, đang chuẩn bị đánh lữ dù 3. Còn Trung đoàn 29 không phải nói nữa. Nào, Đoàn Vũ, đồng chí hãy nghĩ, rồi phát biểu xem ý định tiếp theo về chiến dịch của địch là gì? Chúng sẽ làm gì? Làm như thế nào? Và nếu là sư trưởng, đồng chí sẽ làm gì?
Đối phó ra sao? Tổ chức chiến đấu như thế nào? Đồng chí nhớ cho răng đoạn đường sư đoàn đảm nhiệm là từ nam An Lộc đến Chơn Thành, chứ không phải chỉ có Tân Khai, Tàu ô, xóm Ruộng. Cũng đừng quên mục tiêu cuối cùng của chiến dịch đấy nhé.
Từ nãy đến giờ Phan Nguyên chăm chú nghe Đàm Lê nói. Ông thuộc tình hình, vị trí đứng chân của địch, của ta như Đàm Lê, nhưng mỗi lần nghe thêm, ông lại nghĩ ra được một điều gì đó mới hơn. Ông mỉm cười khi nghe Đàm Lê bỗng đặt ra cho Đoàn Vũ bài tính hóc búa đó, bài tính mà lâu nay đã đặt ra cho ông, đặt ra cho chính cả Đàm Lê. Bài tính này, đảng uỷ cùng thủ trưởng sư đoàn đã tìm cách giải đáp, nhưng ông cũng muốn xem Đoàn Vũ - người sắp sửa tham gia vào cuộc sẽ giải đáp như thế nào - ông nhìn Đoàn Vũ với cái nhìn khuyến khích.
- Chúng tôi không đánh đố đồng chí đâu, một phương pháp dân chủ về quân sự đấy, đồng chí cứ thẳng thắn phát biểu đi.
Lúc này, trước cách đặt vấn đề của sư trưởng, nghe chính uỷ khuyến khích, Đoàn Vũ không ngạc nhiên nữa. Anh chợt nghĩ mình có thể rơi vào lạc hậu một cách nhanh chóng, dễ dàng, nếu không có sự nỗ lực phi thường. Anh đã được nghe Lê Nhu nói một ít về diễn biến, sự phát triển tình hình mới nhất, cả ý định chiến dịch và chiến đấu của sư đoàn. Anh có thể trả lời đúng như thế. Nhưng anh còn cái gì là của riêng mình nữa không? Còn đấy. Anh đưa mắt nhìn cả sư trưởng và chính uỷ như xin phép được phát biểu rồi đứng dậy, cầm cây chỉ sa bàn, lòng đầy tự tin, anh nói:
- Báo cáo hai thủ trưởng, theo ý kiến tôi, sắp tới địch có những ý định chiến dịch như sau.
Đoàn Vũ đặt vấn đề, phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của từng cụm quân địch, tìm cái lợi thế, cái không lợi thế của địch, anh đi sâu vào mục đích chiến dịch của địch, giọng nói rõ ràng, nhịp điệu từ chậm đến nhanh, sôi nổi. Cả Đàm Lê và Phan Nguyên đều nghe rất chăm chú, Lê Nhu cũng xếp sổ, ngồi vào chỗ cũ. Cuối cùng Đoàn Vũ kết luận:
- Từ sự phân tích đó, tôi cho rằng địch quyết tâm chấp nhận cuộc đọ sức lâu dài với ta trên đoạn đường này. Lữ dù 1 vẫn Ở nam An Lộc, chờ khi có điều kiện thì phát triển xuống phía nam. Ở ngã ba xóm Ruộng, cống ông Tề, sư 21 vẫn duy trì đục phá chốt, địch có tiềm lực lớn, nhưng vì địa hình không cho phép triển khai toàn bộ sức mạnh một lúc, một thời gian, để quét sạch khu vực chốt chặn của ta, buộc chúng phải áp dụng chiến thuật đầu nhọn đuôi dài. Giữa Chơn Thành - An Lộc địch có lữ dù 3 Ở Tân Khai, nhưng giữa Tân Khai - An Lộc còn một điểm trống là Đức Vinh, ấp chiến lược đó hiện không có dân, bọn bảo an rút về An Lộc rồi, là một chỗ địch có thể đổ quân được. Ta chưa có lực lượng nào ở đó. Với sự xuất hiện của trung đoàn thiết giáp 9 và trung đoàn bộ binh 1 5 ở Lai Khê, tôi cho rằng trong tuần tới địch sẽ đưa bọn này đổ xuống Đức Vinh, bắc cầu để nối liền Tân Khai với ngã ba Thanh Bình. Hơn tháng nay địch tìm cách giải toả hoàn toàn đoạn đường này nhưng chúng đã không làm được bây giờ chúng sẽ giải toả từng đoạn, trước mắt đoạn An Lộc - Tân Khai, nhằm nới dần vành đai bao vây thị xã ở phía nam, tạo ra vùng an toàn, dùng trực thăng tiếp tế lớn cho quân tử thủ An Lộc, chuyển lính bị thương về phía sau, khi có điều kiện sẽ đưa sư đoàn khác lên thay Sư đoàn 5 trong thị xã.
Đàm Lê bỗng giơ tay ngắt lời Đoàn Vũ:
- Đúng, bọn địch có thể đổ Trung đoàn 15 xuống Đức Vinh, nhưng còn trung đoàn thiết giáp 9. Khả năng bọn ngụy không thể không vận cả một trung đoàn xe tăng, thiết giáp, bay qua lưới lửa phòng không của ta tới Đức Vinh được.
Đoàn Vũ cầm cây chỉ sang phía đông đường 13:
- Ở phía này rừng non, đất khô, xe tăng, thiết giáp đi được. Chúng sẽ vòng xa về phía đông, tránh chốt của ta, ở Bàu Lòng chúng đã làm như thế.
Đàm Lê đập hai bàn tay vào nhau:
- Chúng tôi đã nghĩ đến tình huống đó, nhưng chưa có cách đối phó, trong tay không còn đơn vị nào, dù là một đại đội để phái sang bên đó. Chúng ta chưa thiết lập được hành lang tiếp vận bên đông đường, chưa giải quyết được vấn đề tiếp tế. Hà... Này, đồng chí cho rằng trước mắt, nghĩa là trong tuần tới, có thể cả tháng tới, địch ưu tiên giải toả đoạn nam An Lộc, vì những lý do như đồng chí đã nêu, có còn vì sao nữa không? Ý của đồng chí mới, nhưng sức thuyết phục chưa nhiều lắm. Hãy giải thích thêm đi.
- Rõ
- Đoàn Vũ thu cây chỉ về, tựa đầu cây lên ngực, anh ngẫm nghĩ một chút rồi nói - Do so sánh lực lượng, địch có ưu thế hơn ta về quân số, vũ khí, kể cả số lượng đơn vị địch có thể huy động vào mặt trận này, địch hy vọng thắng ta băng những trận đánh tiêu hao lớn, bằng cả những trận đánh câu dầm, liên tục hết ngày sang đêm trên toàn tuyến đường, cuối cùng buộc chúng ta phải rời khỏi mặt đường. Vì vậy, chúng sẽ giải toả đoạn nam An Lộc đến Tân Khai, vì ở đó chúng ta không có trận địa chết chặn.
Phan Nguyên nói chen vào:
- Đoàn Vũ có lý. Khu vực chốt chặn của chúng ta chỉ có ở phía nam, chúng ta đang hướng mặt về phía nam, không để ý đến sau lưng mình.
Đàm Lê đứng dậy, vui vẻ:
- Tốt lắm, chúng tôi bị thuyết phục rồi - ông hỏi Lê Nhu - Đồng chí vẫn ghi ý kiến của Đoàn Vũ đấy chứ?
- Báo cáo Sư trưởng, tôi đã ghi đầy đủ.
Đàm Lê quay sang Đoàn Vũ:
- Đồng chí đóng xong vai Nguyễn Văn Minh Tư lệnh quân đoàn 3 rồi, còn bây giờ là Sư trưởng Sư đoàn 267 đồng chí sẽ làm những gì?
Đoàn Vũ mỉm cười, nhìn thẳng vào Đàm Lê:
- Đồng chí Sư trưởng sát hạch tôi?
Đàm Lê lắc đầu:
- Muốn hiểu như thế cũng được, nhưng tôi không có ý đó, nào đồng chí phát biểu đi.
- Báo cáo, việc phải làm ngay là đưa Trung đoàn 29 - vâng, chỉ còn Trung đoàn 29 thôi, vào thay thế Trung đoàn 65, đưa Trung đoàn 65 ra củng cố nhanh, để lên ngay Đức Vinh trước khi địch đổ Trung đoàn 15 ngụy xuống đó. Không để bọn này liên lạc với lữ dù 1 ở phía bắc và lữ dù 3 ở phía nam. Đưa ngay sang phía đông đường 13 một tiểu đoàn bộ binh, làm lực lượng ngăn chặn bọn thiết giáp có thể vòng xa vượt lên Tân Khai - Đức Vinh, đồng thời là lực lượng ngăn chặn, tiêu diệt lữ dù 3 tháo chạy, cũng đồng thời là mũi lướt sườn vào đội hình chính của địch tiến công khu chốt chặn trong cả quá trình giữ chốt. Việc thứ hai, tổ chức nhanh trận đánh lữ dù 3, không để bọn này bắt liên lạc với bọn sẽ xuống Đức Vinh, không được để địch co cụm lớn. Việc thứ ba, huy động mọi lực lượng có thể huy động được, thiết lập trận địa vững chắc ở khu chốt chặn cuối cùng hai phía nam, bắc suối Tàu ô, phía nam suối là chủ yếu, để một thời gian nữa, sẽ phải bỏ xóm Ruộng, chốt Mỹ, cống ông Tề, rút lực lượng về đó. Việc thứ tư, duy trì sự đánh phá thường xuyên, tổ chức nhanh những trận đánh đau, hiệu suất cao vào khu vực Chơn Thành, hậu phương trực tiếp của khối chủ lực ngụỵ trên đoạn đường này.
Đoàn Vũ dừng lại, nhìn xoáy vào bàn cát.
Biết Đoàn Vũ đang lật đi lật lại vấn đề gì đó, Đàm Lê ôn tồn khêu gợi:
- Còn ý kiến gì nữa không? Có ý kiến gì về sự liên quan đến toàn mặt trận, nghĩa là những đề nghị về sự phát triển của chiến dịch?
Đoàn Vũ như chợt sáng ra, anh nói giọng phấn khởi, kiên quyết.
- Báo cáo, tôi quyết tâm giữ vững thế đứng, thế đánh như đã điều động, bố trí, tìm mọi cách nâng cao hiệu suất chiến đấu, tiêu diệt nhỏ, tiêu diệt vừa, tạo cơ hội tiêu diệt lớn, để trên cơ sở đó cải thiện cơ bản tình hình so sánh lực lượng trên đoạn đường này, tiến tới rút được phần lớn lực lượng làm nhiệm vụ cơ động, sẵn sàng đối phó với những diễn biến mới có thể xảy ra.
Đoàn Vũ dừng lại nhìn hết người này đến người khác, anh đưa tay vuốt mồ hôi. Cả Đàm Lê, Phan Nguyên và Lê Nhu cùng đứng dậy, ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Chưa ai nói ra, nhưng Đoàn Vũ biết ý kiến anh đúng, có lẽ nhất trí với sư đoàn, được ba người chấp nhận, Đàm Lê và Phan Nguyên không ngạc nhiên, nhưng Lê Nhu thì ngạc nhiên thực sự. Lê Nhu cứ nhìn Đoàn Vũ trân trân. Anh thầm nghĩ "vừa chỉ huy đơn vị chiến đấu, lo bao nhiêu việc cùng một lúc, lại vừa suy nghĩ được sâu, được xa như vậy thì giỏi thật đấy".
Ba người đứng quanh Đoàn Vũ, Đàm Lê vỗ vai anh:
- Vậy là đồng chí đã tự trả lời cho chính vấn đề đồng chí hỏi về thế, lực hiện nay, về nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến dịch. Trả lời một cách xuất sắc. Còn nhiệm vụ của Trung đoàn 29, của chính đồng chí, thì đồng chí cũng đã tự giác nhận lãnh, tự mình trịnh trọng giao cho mình rồi phải không?
Ông cúi xuống cầm cây chỉ vào sa bàn - Chỉ còn vấn đề này rất quan trọng đồng chí chưa nói, đó là giá trị chiến dịch của khu chốt chặn Tàu Ô, đây đồng chí xem. Đàm Lê chỉ vào khu vực Tàu Ô nói tiếp - Do dáng đất rất tự nhiên, rất lợi hại, nên Tàu Ô sẽ là khu vực chốt chặn cuối cùng, là chiến luỹ duy nhất trên đoạn đường này. Giữ được nó tức là giữ được bàn đạp để tạo thời cơ và khi đã có thời cơ chúng ta sẽ từ bàn đạp này tiến mạnh xuống phía nam. Mất nó, tức là mất bàn đạp, mất luôn thế chiến dịch, đội hình dài, khá sung sức của địch lập tức tràn lên phía bắc, đẩy sư đoàn ta ra khỏi đường 13, đồng thời đẩy Sư đoàn 290 ra khỏi chu vi An Lộc, khôi phục hoàn toàn thế cũ trước trận An Lộc, tập kết lực lượng, phản kích đánh chiếm lại vùng giải phóng Lộc Ninh, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Đấy, giá trị to lớn của khu chốt chặn Tàu Ô là thế. Vì vậy, bằng bất cứ giá nào cũng phải tìm mọi cách giữ bằng được Tàu ô. Thành quả đã đạt được và thành quả tiếp theo của chiến dịch đang đặt chính ở đó.
Cho nên ở đó sẽ diễn ra một cuộc đấu trí, đấu lực gay go, quyết liệt nhất của chiến dịch này. Đồng chí có thấy, có hiểu như vậy không?
Đoàn Vũ đứng nghiêm:
- Báo cáo Sư trưởng tôi thấy, tôi hiểu.
Đàm Lê quay sang Phan Nguyên:
- Chúng ta có cần phải nhắc lại nhiệm vụ của Trung đoàn 29 không anh Tư?
Phan Nguyên lắc đầu:
- Cách giao nhiệm vụ như thế là tốt nhất, sâu sắc nhất rồi, còn những vấn đề cụ thể sẽ nói sau anh ạ.
Đoàn Vũ nhìn ba người đứng quanh như lần đầu gặp họ, hiểu họ. Anh chỉnh đốn lại trang phục, lùi ra ba bước, đứng nghiêm nhìn thẳng vào Sư trưởng Đàm Lê, anh nói rõ ràng, dứt khoát:
- Báo cáo thủ trưởng sư đoàn, Trung đoàn 29 xin triệt để chấp hành mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sư đoàn giao phó.
Đàm Lê, Phan Nguyên lần lượt bắt chặt tay Đoàn Vũ, riêng Lê Nhu, anh ôm chặt lấy Đoàn Vũ mà không nói được lời nào cả.
Đàm Lê kéo cả ba người về hầm mình, ông thấy cậu liên lạc hai lần thập thò ở cuối sở chỉ huy. Có lẽ cậu ta đã dọn xong bữa liên hoan đáng ghi nhớ.
III
Đàm Lê đi với Đoàn Vũ tới cuối đường mòn của khu vực sở chỉ huy. Ông nói trong lúc ăn, sau bữa ăn, bây giờ ông vẫn tranh thủ nói. Ông nói, Đoàn Vũ nghe, Đoàn Vũ nói, ông nghe, thỉnh thoảng Phan Nguyên tham gia ý kiến, nhưng rồi cơn sốt trỗi dậy, Phan Nguyên về hầm. Còn lại ông với Đoàn Vũ. Đôi lúc cuộc nói chuyện gần như một cuộc tranh luận xung quanh những vấn đề cụ thể của trận chiến đấu sắp tới. Ông đoán trước những khó khăn ác liệt sẽ xảy ra với Trung đoàn 29, với Đoàn Vũ. Và dù đã vắt óc, tìm ra mọi dự kiến, mọi tình huống, ông vân không an tâm. Ông hoàn toàn tin ở Đoàn Vũ, tin Trung đoàn 29, nhưng ông còn muốn bằng những tìm tòi, suy nghĩ, bằng những kinh nghiệm thành công, thất bại nóng hổi, truyền đạt tới Đoàn Vũ, để người cán bộ dưới quyền có thêm cách vận dụng, xoay xở. Công việc khẩn trương, lút đầu, không phải lúc nào cũng nói chuyện được.
Đàm Lê nhìn cho tới khi Đoàn Vũ rẽ ra trục đường chính mới quay về. Gần đến hầm, ông đứng ngay lại. Trước mặt, cách chừng mười mét có người chui từ trong rừng ra, mặt hướng về hầm của ông, đang vừa cười vừa nói với người thứ hai đi theo sau:
- Thủ trưởng thấy chưa? Hoàn toàn đúng hướng đúng tấm, sai lệch có mười mét.
Ông nhận ra tiếng người vừa nói là Đinh Công, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công của sư đoàn. Ông mỉm cười, đứng nép vào bụi cây, tiếp tục theo dõi. Người đang đi trong rừng nói vọng - Anh em bảo đặc công là ông trinh sát, chịu cậu rồi? Này, Sư trưởng có nhà không?
Ông nhận ra người kia là Trần Thơ, Tham mưu phó sư đoàn, chỉ huy trưởng đơn vị hỗn hợp ở tây Chơn Thành.
- Em chưa quan sát - Đinh Công hỏi nhỏ - nên bí mật đột kích, hay sang hầm tác chiến? Em ăn mặc lôi thôi quá.
Trần Thơ bước ra đường, cũng quần đùi, áo cộc, khăn dù ngụy trang quấn quanh cổ.
- Lộ rồi! - Đàm Lê rời chỗ nấp đi tới, Bị phát hiện từ xa rồi. Chưa nắm chắc mục tiêu đã vội chủ quan khoe khoang, còn chối cãi không nào?
Cả Trần Thơ và Đinh Công cùng quay lại. Mặt Đinh Công đỏ ửng lên, giọng cà lăm:
- Báo... Báo cáo... Sư trưởng, chúng tôi cắt rừng.
Trần Thơ nói thêm:
- Báo cáo, địch có thay đổi nên chúng tôi phải về xin ý kiến.
Đàm Lê nhìn kỹ hai người, cả hai đều ăn bận như nhau, súng ngắn giắt lưng, mặt mày tay chân đầy những tro than ngụy trang, ông cười:
- Không kịp rửa ráy sao? Thôi, rửa nhanh lên rồi sang luôn hầm chính uỷ.
Phan Nguyên đang vừa run vừa viết, thấy Đàm Lê, Trần Thơ, Đinh Công vào, ông bỏ bút, bỏ kính xuống, Đàm Lê hỏi:
- Địch thay đổi, các cậu ấy cắt rừng về, anh có nghe được không?
Phan Nguyên đứng dậy bắt tay Trần Thơ, vỗ lên vai Đinh Công cười:
- Được, nghe được, các đồng chí ngồi xuống, không sao, sốt xoàng thôi.
Ông ngồi dịch vào phía trong, Đàm Lê ngồi bên cạnh, Đinh Công ngồi đối diện, còn Trần Thơ quay hẳn về góc hầm, bật lửa xoèn xoẹt, kê cả lửa ở bật lửa lên nõ điếu cày, nhấp mấy cái rồi rít một hơi thật mạnh, thật dài, nhả khói mù mịt cả góc hầm. Xong một quắn say sưa, thoả mãn, Trần Thơ nhét chiếc điếu cày rất xinh, rất vừa vào túi mìn mo, chuệnh choạng bước lại bàn, mặt đỏ rân, mắt đảo qua đảo lại. Đinh Công đứng dậy đỡ Trần Thơ ngồi vào ghế. Trần Thơ vừa nuốt nước miếng vừa thở:
- Báo cáo hai anh, đi không kịp hút thuốc, thèm quá, ngon quá đã quá!
Đàm Lê không nhịn được cười, dù đang vội muốn nghe ngay tình hình, nhưng ông cũng tranh thủ hỏi:
- Này, cậu kiếm đâu ra thuốc lào thế? Ở trong này đâu có thuốc lào bán.
Trần Thơ chưa kịp nói, Đinh Công đã lém lỉnh:
- Báo... Báo cáo thủ trưởng, kho thuốc lào của thủ trưởng Thơ để ở các đơn vị ạ Sao? - Đàm Lê không hiểu, ông nhìn Đinh Công.
- Dạ, anh em tân binh ở hậu phương mang vào. Biết thủ trưởng nghiện thuốc lào, anh em biếu mỗi người một nắm, hết đợt tân binh này tới đợt tân binh khác, hút đến ngày vào Sài Gòn chưa chắc đã hết!
Phan Nguyên đang viết cũng bật cười. Đàm Lê nắm tay lại đe Trần Thơ, giọng vui vẻ:
- Anh Mười à! Tôi biết bí mật của anh rồi, thảo nào anh cứ vắng mặt luôn. Nhưng chuyện đó tạm gác đã, nào, báo cáo đi.
Trần Thơ hết say thuốc, anh ngồi ngay ngắn, bắt đầu nói:
- Báo cáo thủ trưởng, qua điều tra, khai thác tù binh, chúng tôi bắt được một tên hạ sĩ của Trung đoàn 33. Sở chỉ huy cơ bản của Sư đoàn 21 vẫn ở Lai Khê, ở Chơn Thành chỉ có sở chỉ huy nhẹ của nó, không ở riêng, ở ngay trong chi khu, muốn tập kích sở chỉ huy nhẹ sư 21, phải đánh thẳng vào chi khu quân sự Chơn Thành.
Đàm Lê quên hết những chuyện vui vẻ vừa rồi, nghe Trần Thơ nói vậy, ông bỗng cau mày lại, nhấn mạnh:
- Đánh thẳng vào chi khu quân sự Chơn Thành? - ông đưa mắt nhìn Phan Nguyên rồi hỏi tiếp - Còn trận địa pháo và các cụm xe tăng thiết giáp?
- Báo cáo những thứ này có sẵn, nhưng bọn địch phân tán các trận địa pháo ra nhiều nơi, ở xa nhau, mỗi trận địa pháo có một cụm xe tăng, một đơn vị bộ binh bảo vệ, chúng tránh ta pháo kích, tập kích.
- Vậy là chúng ta không thực hiện được trận tập kích lớn như ý định? - Sư trưởng Đàm Lê thay đổi tư thế ngồi, hỏi tiếp - Có phải các anh muốn kết luận như vậy không?
- Báo cáo, đánh vào chi khu quân sự Chơn Thành trong điều kiện địch tình, địa hình như thế, không phải là trận tập kích thông thường, là một trận tiến công quy mô như tiến công chi khu Lộc Ninh.
Mặt Sư trưởng Đàm Lê bỗng ửng đỏ. Trần Thơ không hiểu hết ý ông dặn lúc đi chuẩn bị, ông nói giọng nhát gừng:
- Đồng chí không phải giải thích. Tôi hiểu điều đó. Tôi không có ý định tiến công quy mô vào chi khu quân sự Chơn Thành lúc này, tôi chỉ muốn đánh một trận tập kích lớn trong đêm, đã giao cho các đồng chí làm nhiệm vụ chuẩn bị trận tập kích đó, không mục tiêu này thì mục tiêu khác - Dường như thấy mình muốn nổi nóng, Đàm Lê cắn chặt môi, rồi hạ giọng - Các đồng chí thấy rồi, chúng ta chưa đánh được trận nào thật hay cả, nhưng thôi, không tập kích lớn thì tập kích nhỏ, các đồng chí nói khả năng tập kích những trận địa pháo, những cụm xe tăng xem nào? - ông liếc nhìn Trần Thơ rồi bỗng nhiên mỉm cười - Hay cũng lại phải quy mô như tiến công chi khu Lộc Ninh?
Chính uỷ Phan Nguyên cười nhìn Trần Thơ và Đinh Công. Sư trưởng Đàm Lê hết bực bội, tính ông vốn thế, nóng nguội kề bên nhau, sau khi nguội bao giờ ông cũng có vài câu láy lại người đã làm mình nóng, nhưng thường là những câu láy nhẹ nhàng, vui vẻ.
Tiểu đoàn trưởng Đinh Công người thấp nhỏ, trắng trẻo nói hơi lăm, nhưng lại thường nói nhanh, trước mặt sư trưởng và chính uỷ Đinh Công càng nói lăm nhiều:
- Báo... Báo cáo thủ trưởng... không... không có mục tiêu nào dùng... dùng cả tiểu đoàn đặc công tập... tập kích cả.
Mặt Đinh Công đỏ tía, anh đưa mắt cầu cứu tham mưu phó rồi ngồi im. Tham mưu phó nói tiếp:
- Báo cáo thủ trưởng, quả là không có mục tiêu nào phải dùng tới cả tiểu đoàn đặc công, chúng tôi tính mỗi mục tiêu chỉ cần một đại đội đặc công đảm nhiệm, có thể đánh đồng loạt trong một đêm, có thể đánh nhiều đêm. Tập kích trận địa pháo và xe tăng thì chủ yếu là phá huỷ, diệt bọn pháo thủ và lái xe, nên dùng đặc công hợp hơn dùng bộ binh. Vì vậy đề nghị sư đoàn nghiên cứu lại việc sở dụng Trung đoàn 29.
Chính uỷ Phan Nguyên thông cảm sâu sắc với tâm trạng của Sư trưởng Đàm Lê muốn đánh một trận tập kích lớn, chính ông là người đấu tiên trong thường vụ đảng uỷ tán thành ý kiến của Đàm Lê, khi Đàm Lê trình bày ý định đó. Nhưng địch đã có kế hoạch đối phó, không thể tổ chức tập kích lớn được. Suy nghĩ một chút, ông nói:
- Thôi tình hình chưa cho phép đánh lớn thì ta đánh nhỏ, đánh nhỏ nhưng phải đánh chắc, đánh gọn - ông hỏi với giọng nghiêm nghị - Các anh có bảo đảm mỗi đại đội đặc công tập kích gọn một mục tiêu không?
Đinh Công trả lời nhanh, tự nhiên không lăm tiếng nào:
- Báo cáo thủ trưởng, tôi xin bảo đảm, nếu chỉ yêu cầu phá huỷ các loại vũ khí, tiêu diệt bọn lính sở dụng vũ khí, còn bọn bộ binh án ngữ xung quanh thì...
Sư trưởng Đàm Lê gật đầu:
- Đồng ý, chúng tôi không yêu cầu diệt bộ binh địch, các anh cứ làm gọn được một nửa số pháo, một phần ba số xe tăng thiết giáp của địch có ở khu vực Chơn Thành là đạt yêu cầu xuất sắc rồi - ông quay sang chính uỷ - có đúng vậy không anh? Một nửa số pháo là hai mươi lăm khẩu, một phần ba xe tăng thiết giáp là bốn mươi lăm chiếc. Sao? Có làm được không?
Đinh Công đứng bật dậy đáp một cách chắc chắn:
- Báo cáo thủ trưởng sư đoàn, chúng tôi làm được.
Sư trưởng Đàm Lê vui vẻ ra hiệu cho Đinh Công ngồi xuống rồi nói:
- Cứ xem đó như chỉ tiêu trong thời gian này giao cho các anh. Nhưng yêu cầu của sư đoàn là phải diệt gọn từng trận địa pháo, từng cụm xe tăng, chứ không phải đánh tiêu hao. Nếu đạt số lượng nhiều, nhưng đánh tiêu hao coi như không đạt yêu cầu.
Đinh Công mau mắn:
- Rõ, báo cáo thủ trưởng ngoài nhiệm vụ diệt gọn các trận địa pháo, các cụm xe tăng, nếu phát hiện được các sở chỉ huy trung đoàn, các kho hậu cần quan trọng chúng tôi cũng tổ chức đánh.
Chính uỷ Phan Nguyên gật đầu, nhìn Đinh Công với ánh mắt tin yêu:
- Tất nhiên là phải đánh và đánh cho đau, đánh đúng tính chất và chức năng của binh chủng. Sư đoàn coi hoạt động của các binh chủng đánh vào phía sau đội hình địch trong giai đoạn này, có ý nghĩa chiến dịch như một trận đánh lớn. Các đồng chí phải tích cực triệt phá ưu thế đó của địch, tạo điều kiện cho các đơn vị chốt giữ trận địa một cách vững chắc. Đồng chí Trần Thơ chỉ huy trưởng đơn vị cần nhớ đơn vị hỗn hợp này đặt dưới quyền trực tiếp chỉ huy của thủ trưởng sư đoàn, đánh theo yêu cầu của sư đoàn. Vì vậy, phải bước vào hoạt động ngay từ bây giờ. Chúng ta không tổ chức được trận tập kích lớn thì sẽ tổ chức một loạt trận tập kích nhỏ, nhỏ nhưng đau. Không biết các đồng chí đã hiểu rõ ý định đó của sư đoàn chưa?
Tham mưu phó Trần Thơ quên cả việc vừa bị sư trưởng cự, nói ngay:
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi hiểu rõ, xin phép cho chúng tôi đi chuẩn bị.
Sư tưởng Đàm Lê đứng dậy, nắm lấy bàn tay Trần Thơ lắc mạnh:
- Đừng thắc mắc nghe không? Sang bên tác chiến thảo luận kế hoạch cụ thể đi, chúng tôi bàn công việc một chút.
Đã quen tính sư trưởng, Tham mưu phó Trần Thơ chỉ cười. Sư trưởng Đàm Lê quay sang Đinh Công:
- Còn anh, phải nhớ lời hứa, làm sai, làm không được đừng có trách tôi nhé.
- Rõ!
Đinh Công đứng nghiêm vừa cười vừa đáp một tiếng rất to.
Trần Thơ định chào thủ trưởng, nhưng sực nhớ ra, anh mở túi mìn mo lấy ra chiếc phong bì làm bằng giấy vở học trò đưa cho Phan Nguyên.
- Chính uỷ có thư. Thư của cô Ngọc Linh, chính trị viên trung đội bộ đội địa phương.
- Ngọc Linh à? - Phan Nguyên vừa bóc thư vừa hỏi Đàm Lê - Anh còn nhớ cô ta không? Cái cô ai cũng bảo "dữ tướng" trong cuộc họp liên tịch tháng trước ấy mà.
- À - Đàm Lê gật đầu - Nhớ rồi - Lập tức ông quay sang hỏi Trần Thơ - Các anh có hội họp bàn bạc gì với họ không? Nhớ việc phối hợp với lực lượng địa phương đấy, việc sử dụng cơ sở và du kích mật trong quận lỵ Chơn Thành tuyệt đối phải được sự đồng ý của cấp uỷ địa phương, không được phép tự tiện, phải biết dựa vào họ mà hoạt động, phối hợp dìu dắt họ - ông quay sang Phan Nguyên - Cô ấy nói gì, anh?
Phan Nguyên đặt thư lên bàn, vẻ mặt hơi khác.
- Cô ấy báo cáo tình hình đơn vị, tình hình hoạt động của địch, đề nghị sư đoàn thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp tác chiến, giúp đỡ về huấn luyện, trang bị, chúc sức khoẻ, hứa quyết tâm, mấy dòng cuối thư hỏi thăm riêng tôi, chia buồn về chuyện gia đình, lại còn động viên khuyến khích nữa. Đây, các đồng chí xem đi.
Phan Nguyên không được vui, không biết ai đã kể cho cô ta nghe về chuyện riêng của gia đình ông, cả việc ông hay bị sốt nữa.
ông không bằng lòng.
Trần Thơ và Đinh Công nhìn nhau, ngạc nhiên. Đọc xong thư, Đàm Lê nhận xét:
- Cô ta giữ đúng cương vị là người chỉ huy một đơn vị độc lập phối hợp tác chiến, không thuộc quyền chỉ huy, không chú ý tới chức vụ cấp bậc, hoàn toàn sử dụng quyền bình đẳng trong giao thiệp thư từ. Còn đoạn cuối - ông quay sang Trần Thơ và Đinh Công - Tại sao lại có chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường? Không có chuyện riêng gì của cán bộ, thủ trưởng mà anh em không biết, biết rồi nói lung tung, các cậu cứ để anh em quây quần trà lá, hết chuyện khôn đến chuyện dại, hết chuyện hay đến chuyện dở là không tốt đâu. Hãy chú ý vấn đề đó. Tai vách mạch rừng, hoạt động gần địch, cứ bô lô ba la chết có ngày.
Trần Thơ đứng nghiêm:
- Chúng tôi sẽ kiểm tra lại.
Phan Nguyên gạt đi:
- Không cần phải kiểm tra, làm không khéo lại đâm lôi thôi. Đừng ai nhắc đến chuyện đó nữa. Người ta sẽ quên đi. Có điều là phải rút kinh nghiệm như anh Đàm Lê nói.
- Rõ - Báo cáo hai thủ trưởng chúng tôi đi.
Phan Nguyên, Đàm Lê lần lượt bắt tay từng người. Họ bước nhanh lên hầm.
Đàm Lê nhìn Phan Nguyên, ông đắn đo một chút rồi nói:
- Thôi anh đừng bực mình nữa, tôi nghĩ cô ta chân thành, thực thà, chắc chắn là người có trách nhiệm.
Phan Nguyên khẽ thở dài:
- Không sao anh, ta bàn công việc đi.
Đàm Lê ngồi xuống, vừa rót nước vừa hỏi:
- Ý kiến anh đối với Trung đoàn 65, Trung đoàn 29 thế nào?
- Cho thằng 29 củng cố hết thời gian dự định, để nó có sức bước vào chết chặn lâu dài là cần thiết, nhưng rút Trung đoàn 65 ra, nhanh chóng củng cố để sẵn sàng đối phó với âm mưu mới của địch trên đoạn Đức Vinh - Thanh Bình cũng rất cấp thiết, anh tính sao cho phải?
Phan Nguyên bỗng hỏi:
- Anh đã báo cáo lên Bộ chỉ huy ý kiến của chúng ta về đoạn Đức Vinh - Thanh Bình chưa? Ý kiến của Đoàn Vũ sáng nay làm sáng tỏ thêm ý kiến của chúng ta đã bàn, không nhanh tay thì bị động với địch đấy anh ạ. Phải rút trinh sát, công binh, nếu cần rút cả vệ binh sư đoàn, tổ chức thành một đại đội, cấp tốc lên đó, nghi binh, cài cắm sẵn, ít nhất cũng làm được nhiệm vụ kìm chân địch từ phút đầu. Phải báo cáo trực tiếp với tư lệnh mặt trận vấn đề đó.Còn 2 trung đoàn, thật đau đầu, đường nào cũng muốn cả, tôi nghĩ phải động viên thằng 65 ráng thêm mấy ngày nữa, trung đoàn vừa chỉ huy chiến đấu giữ chốt, vừa có kế hoạch củng cố khi về cứ, còn thằng 29 cũng vậy, không được dềnh dàng, tận dụng hết thì giờ. Chính uỷ phụ trách củng cố, trung đoàn trưởng phụ trách nghiên cứu chiếm lĩnh trận địa, phải sẵn sàng cao, hô một tiếng là vào thay thế được ngay, vừa chiến đấu vừa củng cố. Bao nhiêu là việc đặt ra, chúng mình cần xuống với anh em. Tôi sốt không phải lúc.
Đàm Lê gật đầu, ông uống cạn cốc nước, và nói:
- Với hai Trung đoàn 65, 29 phải làm đúng như vậy. Còn chuyện đánh lữ dù 3? Tôi thấy không nên phân tán bao vây cả 3 tiểu đoàn dù nữa. Nhiệm vụ bao vây, kìm chân, tiêu hao giao cho trinh sát, công binh, các đơn vị hoả lực. Phải tập trung Trung đoàn 11 đánh cho được cụm An pha, nơi có bộ chỉ huy lữ 3 và Tiểu đoàn 2. Phải đánh trước khi bọn địch đổ quân xuống Đức Vinh.
Phan Nguyên vặn mình, vừng trán lấm tấm mồ hôi, hằn những nếp nhăn sâu, đôi mắt mở to, tập trung suy nghĩ một chút, ông hỏi:
- Có kịp tổ chức không anh?
- Kịp - Đàm Lê mở bản đồ chiến sự ớ khu vực Tân Khai.
Hai mái đấu lốm đốm bạc chụm lại - Đây cụm An Pha ở chỗ này - ông chỉ - Nội trong vòng ba giờ có thể làm công tác tổ chức xong, chúng ta không thể để tình trạng nhùng nhằng ấy kéo dài nữa. Tiêu diệt, tiêu hao, trục bọn còn lại của lữ dù 3 ra khỏi khu vực Tân Khai sớm lúc nào có lợi cho ta lúc đó.
Phan Nguyên mặt đầm đìa mồ hôi, cơn sốt đang hành hạ ông. Ông che tay lên miệng ngáp một cái dài rồi nói:
- Tôi nhất trí, anh cứ yên tâm xuống dưới đó với Trung đoàn 11 đi, tôi sẽ lo hướng xóm Ruộng - Ngọc Lầu và Trung đoàn 29.
- Anh đang sốt?
- Rồi nó sẽ qua, tôi thấy đã đỡ đôi chút. Tôi sẽ sang ngay hầm tác chiến.
Sư trưởng Đàm Lê đứng dậy:
- Trước khi đi tôi sẽ làm việc với tư lệnh mặt trận. Ông đứng dậy nhìn Phan Nguyên - Anh phải gắng ăn uống, thuốc men cho mau khoẻ, anh ốm lúc này gay go lắm. Để tôi bảo quân y xuống tiêm cho anh.
Đàm Lê đi rồi, Phan Nguyên lại vặn mình, tay nắm mép bàn, môi mím chặt, cơn lạnh đột ngột vuốt mạnh suốt sống lưng - ông Vừa run vừa nhìn chằm chằm vào bức thư của Ngọc Linh để trên bàn. Mắt ông hoa lên, những dòng chữ đang như nhảy múa.
Trên hầm có tiếng bước chân, ông chưa kịp ngoảnh lại, cậu liên lạc đã bước xuống, tay bưng ca cháo đầy, hơi bay nghi ngút.
Cậu liên lạc đặt cháo lên bàn, nhìn chính uỷ với đôi mắt gần như cầu khẩn. Phan Nguyên hiểu cậu liên lạc muốn nói gì. Ông hỏi:
- Cháo gì vậy?
- Dạ, cháo chim?
- Chim à? - Chính uỷ Phan Nguyên ngạc nhiên - Chim gì?
Làm sao bắt được?
- Dạ loại chim gì không biết tên nhưng mập lắm, em đánh bây được Cậu liên lạc đưa ra hai gói nhỏ, một gói tiêu bột, một gói muối. Cậu ta lấy thìa đưa tận tay chính uỷ, nói gần như khóc:
- Em sang hậu cần, nhưng bên đó cũng chỉ toàn mắm ruốc, cá khô Loại chim này em thấy nhiều trong rừng, em sẽ đánh bẫy nữa.
Thủ trưởng gắng ăn lúc cháo đang nóng đi.
- Được mình ăn ngay, cậu đừng lo, mình không ốm nặng đâu.
Cậu liên lạc vẫn rỉ rả:
- Thủ trưởng gầy đi nhiều lắm, giá hôm xuống đường, thủ trưởng cho em mang theo đôi gà thì bây giờ có trứng ăn rồi.
Cậu ta vừa nói vừa cúi xuống lấy phích nước rồi lên hầm.
Chính uỷ Phan Nguyên nhìn theo cậu liên lạc, bỗng thấy lòng xốn xang lên. Cậu liên lạc mới mười tám tuổi này có những nét hao hao giống đứa con trai lớn của ông.
Hơn chục năm ở chiến trường, thỉnh thoảng ông mới nghĩ tới con, nhưng từ hôm biết tin đích xác vợ bỏ đi lấy chồng, hai con về ở với ông nội, ông nghĩ tới con nhiều hơn. Nhiều lúc ông không muốn nghĩ, nhưng hình ảnh hai đứa con vẫn cứ hiện ra trước mặt, đó là những đêm khuya, khi bọn địch thôi bắn pháo và ném bom, khi những suy nghĩ về công việc dường như đã cạn, ông nằm xuống võng, tay chắp trên bụng, mặt nhìn lên lỗ thông hơi trên nóc hầm, ông thấy bóng dáng người cha bảy mươi tuổi cùng hai đứa con hiện ra gần đến mức tưởng như giơ tay là với được.
Năm 1943, mới mười sáu tuổi, Phan Nguyên theo người làng vào Nam làm đồn điền cao su. Năm 1945 cướp chính quyền rồi kháng chiến bùng nổ, Phan Nguyên bỏ đồn điền đi bộ đội, chiến đấu trên đất miền Đông. Năm 1954 tập kết ra Bắc Phan Nguyên mới về thăm gia đình. Sau hơn mười hai năm biền biệt, Phan Nguyên chỉ còn gặp được cha và em gái. Mẹ chết đói năm 1945, em trai đi bộ đội hy sinh ở Điện Biên Phủ, em gái lớn là du kích cũng hy sinh trong một trận càn. Mẹ chết, cha ở vậy nuôi đứa em gái cuối cùng. Phan Nguyên lấy vợ sau lần nghỉ phép thứ hai vào năm 1955. Vợ anh kém anh bảy tuổi, con một gia đình vừa làm ruộng vừa buôn bán vặt ngoài bãi sông. Đầu năm 1956, cả đơn vị anh chuyển sang xây dựng nông trường quân đội, chính trị viên phó tiểu đoàn Phan Nguyên về bàn với cha xin đưa vợ tới nông trường để tiện việc chăm sóc khi vợ sinh đẻ. Ông cụ thấy phải. Vợ anh tới nông trường bán căng tin cho đơn vị. Đầu năm 1956 vợ anh sinh đứa con đầu, đến giữa năm 1958 sinh tiếp đứa con thứ hai. Cuối năm 1959 Phan Nguyên được lệnh về tập trung ở Xuân Mai chuẩn bị đi B. Lúc đầu vợ anh lo lắng băn khoăn, thậm chí khóc rất nhiều, nhưng sau chị cũng yên tâm vì có tập thể giúp đỡ, có nhiều bạn bè của chồng và của mình. Kỷ luật bí mật hết sức chặt chẽ nên Phan Nguyên không về thăm cha được, anh chỉ viết mấy chữ nói rằng anh đi học xa, có thể lâu mới về, mong cha khoẻ và thỉnh thoảng lên nông trường thăm cháu. Phan Nguyên trở lại chiến trường Nam Bộ vào đầu năm 1960 với chức vụ chủ nhiệm chính trị trung đoàn.
Hơn mười năm ở chiến trường, năm nào ông cũng viết thư cho vợ con cho cha, không biết thư có đến tay những người ruột thịt không, nhưng ông đinh ninh vợ ông vẫn làm việc ở nông trường, hai đứa con đã lớn, đều được đi học, còn cha, tuy mỗi năm thêm mỗi tuổi, nhưng chắc vẫn còn khoẻ mạnh. Mấy năm trước nghe phong phanh vợ lấy chồng, ông không tin lắm, ông nghĩ vợ ông có thể có khuyết điểm, thậm chí phạm sai lầm về mặt đạo đức, có thể có con riêng, nhưng chuyện bỏ con đi lấy chồng khác là điều ông không nghĩ tới. Đầu năm nay, khi một người bạn thân là cán bộ bổ sung vào chiến trường, anh ta quen biết gia đình ông, vợ con ông và cũng là bạn của người đã cướp đoạt vợ ông, kể tỉ mỉ mọi chuyện, thì ông rất bàng hoàng đau đớn. Ông không tưởng tượng được một người bạn thân, hoàn toàn tin tưởng lại có thể đang tâm phá hoại gia đình bạn mình; và một người đàn bà đã hai con, cũng lại đang tâm bỏ con trong khi chồng đi chiến đấu, để lấy chồng khác. Sau những phút đau đớn, bàng hoàng lúc đầu, Chính uỷ Phan Nguyên lấy lại sự trầm tĩnh vốn có, ông dằn những câu chuyện đau lòng xuống để cùng sư đoàn bước vào chiến dịch. Ông tưởng công việc khó khăn bề bộn sẽ làm cho những chuyện riêng tư ấy lắng sâu xuống, nhưng không phải, lúc có hoàn cảnh, câu chuyện đó lại hiện ra. Lúc đầu Phan Nguyên còn nghĩ tới vợ, nhưng rồi hình ảnh người đàn bà bội bạc ấy dần dần mờ nhạt đi, thay vào đó, hình ảnh người cha và hai đứa con mỗi lần lại hiện ra càng đậm nét, ông cảm thấy nó sẽ hiện ra mãi mãi.
- Thủ trưởng không ăn cháo đi, nguội mất rồi!
Cậu liên lạc trở lại lúc nào ông không hay. Phan Nguyên giật mình, chớp mắt nhìn cậu liên lạc đôi mắt đã đỏ hoe, ông cảm thấy mình có lỗi, vội cầm lấy ca cháo:
- Đừng đừng buồn, mình ăn ngay đây - ông xúc một thìa đưa lên miệng, nhắm mắt nuốt ực, ông khà một tiếng rồi nói tiếp, giọng vui vẻ - Còn nóng cậu ạ. Cháo chim ngon đấy, chim gì nhỉ? À, cậu không biết tên con chim này - Phan Nguyên lúng túng, miệng đắng, nhưng ông cố ăn hết ca cháo, ông thấy không cố ăn thì phụ lòng cậu chiến sĩ. Trong khi ông ăn cháo, cậu liên lạc pha nước, rồi đặt tiếp lên bàn mấy viên thuốc.
- Thủ trưởng uống luôn đi.
Phan Nguyên xua tay:
- Để mình uống sau thôi, không lại nôn mất.
Hình như sự có mắt của cậu liên lạc với cặp mắt đỏ hoe, với giọng nói rỉ rả, rất êm, rất ấm, đã làm cho ông ăn hết ca cháo. Mồ hôi vã ra, ông nuốt mấy viên thuốc, cảm thấy người khoẻ dần lên, ông cười:
- Mình thắng cơn sốt rồi cậu ạ! - ông đứng dậy vươn vai, cất bức thư của Ngọc Linh vào xắc, giắt bút lên túi áo, nói một cách vui vẻ - Cậu dọn giúp nhé, mình sang hầm tác chiến đây:
- Thủ trưởng đang sốt - Cậu liên lạc kêu lên với giọng bất lực, nhưng Phan Nguyên đã bước lên hầm, nói vọng xuống:
- Cậu đừng lo, mình hết sốt rồi, không sao đâu.
Cậu liên lạc bước lên hầm, nhìn theo chính uỷ đang vừa vịn tay vào cây vừa đi dần sang hầm tác chiến. Cậu ta đứng lặng và thở dài.
Trời vừa hửng sáng, những tiếng cười, những câu chuyện kéo dài từ nửa đêm, tự nhiên kết thúc và im bặt. Tuy vắng mặt Sư trưởng Đàm Lê, nhưng sở chỉ huy vẫn nghiêm trang như những lần có sự kiện quan trọng. Những người có mặt ngồi ở vị trí của mình, sổ tay mở sẵn, thỉnh thoảng người này trao đổi với người kia, nhưng cũng nói rất khẽ.
Chính uỷ Phan Nguyên ngồi ở vị trí thường ngày, đôi mắt sâu thêm sau những cơn sốt và những đêm không ngủ, nhưng cái nhìn thì vẫn toả ra sự ấm áp, tin cậy và khuyến khích đối với mọi người.
Trưởng ban tác chiến Lê Nhu, không lúc nào ngồi yên một chỗ, anh vào ra từng hầm, lúc ghi chép, lúc gọi điện thoại, lúc tới báo cáo tin tức với chính uỷ, lúc thông báo tình hình cho mọi người nghe. Rõ ràng từng hướng đang có những hoạt động căng thẳng và khẩn trương Tất cả mọi người trong sở chỉ huy đang ngồi im, bỗng nhiên bị đẩy chúi về phía trước, xô đổ cả dãy bàn bằng tre. Mặt đất rung chuyển dữ dội, một luồng gió cực mạnh thổi thốc vào cửa hầm cuốn theo đất bụi mù mịt.
Tiếng một người nào đó kêu lên:
- B.52 đánh gần, vào hầm chữ A ngay.
Bom B.52 nổ gần thì không nghe được tiếng động cơ máy bay, chỉ thấy lửa nháy lên xanh lè, chớp liên tục như ánh lửa hàn và tiếng nổ dậy đất. Lê Nhu không vào hầm chữ A, anh lại chạy vọt sang từng hầm, tự tay quay từng máy điện thoại khi bom đang nổ.
Lúc này đường dây bị gián đoạn thì thật vô cùng tai hại. Mười phút sau Lê Nhu trở lại sở chỉ huy gọi to:
- Xong rồi, tất cả các đồng chí ra đi!
Lê Nhu đánh dấu tọa độ địch vừa ném bom lên bản đồ, kết luận:
- Loạt thứ nhất ở nơi có trận địa pháo của sư đoàn, loạt thứ hai đông - nam căn cứ An pha, loạt thứ ba đông - bắc suối Tàu Ô - Anh quay sang phía Chính uỷ Phan Nguyên nói một cách dứt khoát:
- Báo cáo Chính uỷ, có khả năng lữ dù 3 sẽ rút chạy theo hướng B.52 đã mở đường.
Chính uỷ Phan Nguyên gật đầu đứng dậy, ông vừa đi vừa nói với lại:
- Các đồng chí tiếp tục theo dõi đi, tôi nói chuyện với anh Đàm Lê.
Chính uỷ vừa vào khuất, thì từ phía Ngọc Lầu tiếng bom B.52 lại nổ, dội lên trầm và nặng. Mỗi loạt bom nổ dài hàng phút. Tất cả có chín loạt. Những người ở sở chỉ huy đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt hiện lên sự xúc động, lo lắng. Hình như điều mọi người phán đoán đã là sự thật. Lê Nhu không vội vã như lần trước, anh sang hầm có điện thoại liên lạc với Trung đoàn 65.
Chính uỷ Phan Nguyên trở lại hầm chỉ huy trước Lê Nhu, ông nói:
- Đồng chí Lê Nhu nói rất đúng. Anh Đàm Lê cho biết ta đã đánh chiếm được căn cứ An Pha từ rạng sáng hôm nay, tiêu diệt gần hết tiểu đoàn dù số 2, trận địa pháo, bắn rơi nhiều máy bay lên thẳng, bắt sống một cặp phi công và nhiều tù binh, bộ đội ta một cánh đang chuyển sang truy lùng địch, một cánh phát triển về hướng tiểu đoàn dù số 3. Tiểu đoàn dù số 1 đang di chuyển dần về hướng đông nam. Có khả năng vài ngày nữa sẽ quét sạch lữ đoàn dù số 3 ra khỏi vùng Tân Khai, bọn này không có khả năng lên Đức Vinh - Thanh Bình, hoặc đánh chiếm Tàu Ô nữa - ông nhìn quanh một chút, bỗng hỏi:
- Lê Nhu đâu? Hình như vừa rồi B.52 ném ở phía nam phải không? Có báo cáo chưa? Lê Nhu đâu?
- Có tôi! - Lê Nhu từ phía sau bước tới - Báo cáo chính uỷ, Trung đoàn 65 cho biết B.52 ném bom xuống ngay trận địa của Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn 16, mỗi bên ba loạt, còn ba loạt cuối cùng ở phía tây đường 13, gần khu vực đứng chân của đơn vị hỗn hợp.
Chính uỷ Phan Nguyên quay phắt lại nhìn Lê Nhu, ông hỏi:
- Trúng ngay đội hình? Ai báo cáo?
- Trúng ngay đội hình, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 65 báo cao.
- Đồng chí tiếp tục liên lạc với Trung đoàn 65, sư đoàn ra lệnh trung đoàn phải cho ngay trinh sát và cán bộ tham mưu tìm mọi cách ra tận nơi nắm tình hình mọi mặt, hai giờ nữa phải có báo cáo đầy đủ Trung đoàn tập trung hoả lực chi viện cho hai tiểu đoàn, giữ vững trận địa cho đến tối hôm nay.
- Rõ!
Chính uỷ nhìn theo Lê Nhu một chút rồi quay lại, ông đưa mắt nhìn từng người thăm dò, nhận xét, ông nói:
- Tôi biết các đồng chí đang nghĩ tới anh em ở Ngọc Lầu.
Các đồng chí đã nghe tin đầu tiên. Hôm nay vừa trọn một tháng mười lăm ngày anh em đứng vững ở Ngọc Lầu. Quân dù bất lực, Sư đoàn 21 bất lực trước ý chí kiên cường của anh em ta. Chúng không còn cách nào khác, cuối cùng phải dùng B.52 rải thảm.
Trong khu chốt chặn, Ngọc Lầu là vị trí tiền tiêu, nó không phải là điểm then chốt. Cho đến nay nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thường vụ đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn có ý định đưa Trung đoàn 65 ra nghỉ ngơi, củng cố, để làm lực lượng cơ động. Tạm bỏ Ngọc Lầu, đưa Trung đoàn 29 vào chiếm lĩnh Tàu Ô với nhiệm vụ chốt cứng, chặn đứng ở đó. Với khu vực Tàu ô, chúng ta sẽ giữ đến cây số đường cuối cùng, một trăm mét đường cuối cùng, tấc đường cuối cùng. Đêm nay một số các đồng chí xuống Trung đoàn 65, giúp anh em trong công tác thương binh tử sĩ, công tác củng cố, một số xuống Trung đoàn 29 giúp anh em trong công tác chiếm lĩnh, cấu trúc trận địa. Khẩu hiệu của chúng ta hiện nay là:
Cây cho Tàu Ô làm trận địa, đạn dược lương thực và các loại vật chất cần thiết cho Tầu Ô đánh lâu dài. Chiến dịch diễn ra hơn một tháng rồi, nhưng trận lớn nhất của sư đoàn từ đêm nay mới bắt đầu Đấy mới chính là cuộc đọ sức quan trọng nhất của sư đoàn ta với địch. Các đồng chí còn hiểu sâu sắc những điều đó, cụ thể hóa công việc của mình mà làm cho tốt.
Chính uỷ không vội vã, không tỏ ra sốt ruột hoặc quá xúc động. Những điều ông nói dường như được chuẩn bị từ lâu, bằng giọng nói trầm và ấm quen thuộc, ông thấy những diễn biến phức tạp những công việc khó khăn vượt trên sức mọi người, đòi hỏi sự nhất từ cao, sự nỗ lực lớn, nhưng tất cả đều đã được trù tính chu đáo ông chỉ tiếc là Trung đoàn 29 không kịp nghỉ ngơi, củng cố, dù sư đoàn đã tranh thủ hết mức thời gian hiếm hoi.
Ra khỏi khu vực sở chỉ huy sư đoàn, Đoàn Vũ nhìn tới, nhìn lui rồi đi về phía trạm trực. Gần đến nơi, sực nhớ chưa gọi anh em đi theo cùng về, anh quay lại, nhưng từ bên đường, Tuệ liên lạc của anh đã bước ra, gọn gàng, nghiêm chỉnh:
- Báo cáo thủ trưởng, các cán bộ có mặt ở đây rồi.
Đoàn Vũ ngạc nhiên:
- Làm sao cậu đoán mình quay lại gọi cán bộ?
Tuệ bẽn lẽn:
- Dạ, từ sáng đến giờ, thỉnh thoảng em đến gần chỗ thủ trưởng làm việc, xem thủ trưởng có cần gì không, em biết thủ trưởng làm việc xong, em báo cho các anh tập trung sẵn ở đây đợi thủ trưởng.
- Cám ơn cậu - Đoàn Vũ xúc động thốt lên - Các cậu đã cơm nước gì chưa?
- Dạ ăn rồi - Tuệ cười, kéo túi mìn mo ra phía trước - Em còn kiếm được quà cho thủ trưởng đây.
Đoàn Vũ hỏi:
- Những thứ gì thế? Cậu xin à?
- Dạ không, em chỉ kể chuyện chứ không xin, anh em họ thương, họ biếu, không có gì to đâu ạ, một thỏi thuốc rê, ba bao quân tiếp vụ, mấy hộp thịt - Tuệ nhìn Đoàn Vũ vẻ lo lo, cậu ta nói thêm - của chiến lợi phẩm mà thủ trưởng.
- Cậu lại kể khổ chứ gì? - Anh cười - Thôi được, nhớ đừng có xin đấy, ai cũng thiếu, ai cũng cần cậu ạ.
Tuệ đứng im. Nghe liếng Đoàn Vũ, từ trong trạm trực, Đào - Đại đội trưởng trinh sát, Trường - Đại đội phó thông tin và Tiệp - Tiểu đói trưởng trinh sát, bước ra. Tất cả đều ở trong tư thế sẵn sàng hành quân. Đoàn Vũ nói trước:
- Tôi bận lu bù từ sáng đến giờ, quên dặn các đồng chí công việc.
Đào bước lên, đứng nghiêm, khuôn mặt tròn, trắng trẻo đỏ hồng lên.
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi đã tranh thủ ai làm việc ấy - Đào chỉ vào túi mìn mo của mình - Báo cáo, đã có bản đồ khu vực Tàu Ô - cống ông Tề - ngã ba xóm Ruộng, tình hình mới nhất của Sư đoàn 21, các vị trí đứng chân cụ thể của chúng.
Đào quay sang Trường nói tiếp - Đồng chí Trường cũng đã xin được cơ số dây bổ sung, các phụ kiện máy thông tin hữu tuyến, một cái PRC.25 còn mới.
Đoàn Vũ gật đầu, vẻ bằng lòng, anh chỉ gốc cây đổ cạnh đoạn chiến hào đứt quãng:
- Ngồi trao đổi công việc một chút.
Anh ngồi xuống trước, Đào một bên, Trường một bên, Tuệ mở túi mìn mo lấy bao quân tiếp vụ để lên đầu gối Đoàn Vũ.
Tiệp, theo thói quen lẳng lặng đi ra cách chỗ cán bộ ngồi mười lăm mét, cảnh giới. Đoàn Vũ mở gói thuốc lá, rút từng điếu đưa cho Đào, Trường. Thấy Tiệp ngồi xa, anh gọi:
- Tiệp ơi, lại đây, không phải cảnh giới đâu, cậu cũng cần nghe nhiệm vụ.
Tiệp quay lại, khuôn mặt rám nắng hiện lên vẻ hăm hở, chờ đợi Tiệp giữ ý, ngồi cách Đào chừng sải tay. Đoàn Vũ với tay đưa thuốc cho Tiệp.
- Báo cáo thủ trưởng, em không hút thuốc - Tiệp đưa tay, ngăn lại.
- Hồi Ở Đầm Be. Oát - thơ - mây cậu có hút kia mà?
- Em bỏ từ dạo đầu năm, khi đi phục vụ thủ trưởng sư đoàn xuống chuẩn bị chiến trường ở bắc An Lộc. Hồi đó bọn bảo vệ, dân vệ thám báo liên tục lùng sục. Thủ trưởng ra lệnh cấm tuyệt đối. Nghe nói tổ trinh sát Sư đoàn 250 bị địch tập kích vào chỗ đứng chân, chỉ vì để bọn thám báo phát hiện được mùi thuốc lá thơm, em cạch.
Đoàn Vũ gật đầu, anh bỏ điếu thuốc vào bao, trao cho Tuệ.
Các cậu bỏ được thuốc, rất tốt. Trinh sát phải thế, thuốc lá không hay ho gì, hút chẳng qua vì căng quá thôi - Đoàn Vũ nói gần như thanh minh, cả trung đoàn ai cũng biết anh đốt thuốc có hạng.
Đoàn Vũ kéo liền mấy hơi, từ sáng đến giờ, làm việc với thủ trưởng sư đoàn anh quên cả hút thuốc. Nhưng chỉ sau mấy hơi, anh đã giụi tắt đi để vào việc:
- Trung đoàn ta sẵn sàng bước vào chiếm lĩnh khu vực Tàu Ô cống ông Tề - chốt Mỹ - ngã ba xóm Ruộng, thay cho Trung đoàn 65 ra củng cố để làm lực lượng cơ động. Trung đoàn ta sẽ chốt giữ lâu dài ở khu vực đó. Tình hình rất khẩn trương, tôi muốn đi trinh sát trận địa ngay chiều và tối nay. Để ngày mai sợ không kịp, lỡ có lệnh cấp tốc, nhưng nội dung và công việc củng cố cũng rất nhiều, lại mới và quan trọng, tôi không về, ai truyền đạt cho đảng uỷ - Và lắng đi một chút, anh hỏi đột ngột:
- Này, các cậu đoán xem bây giờ bộ đội đang làm gì?
Đào nhìn đồng hồ, nói ngay:
- Theo tôi, bộ đội đã đào xong công sự, củng cố xong chỗ ăn chỗ ở, tắm giặt xong và chắc là đang họp.
Trường nói thêm:
- Các chính trị viên đại đội, tiểu đoàn lên trung đoàn nhận kế hoạch củng cố. Các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng nghiên cứu kế hoạch tác chiến tại chỗ, điểm nghiêm trang bị, vũ khí.
Đào liếc nhìn Trường mỉm cười nghĩ thầm: - "Bố cu con nói đúng yêu cầu của thủ trưởng hơn mình". Đào tiếp luôn:
- Đúng thế thủ trưởng ạ, bài bản này có hơn năm năm rồi, mỗi năm thêm tiến bộ, thêm khoa học - Đào đang nóng lòng muốn ra xem Tàu Ô nên gà Đoàn Vũ - Thủ trưởng không về, chính uỷ cũng đoán biết được nội dung. Thủ trưởng cứ đi trinh sát trận địa, lúc về có thực tế phong phú, họp bàn mới đầy đủ, sâu sắc.
Đoàn Vũ nhìn Trường, hỏi:
- Đường dây nối xong chưa?
- Báo cáo, đoạn từ trung đoàn lên xong rồi, còn đoạn từ sư đoàn xuống xa hơn, phải hai giờ nữa mới xong. Trước khi ra đây tôi đã hỏi chủ nhiệm thông tin sư đoàn.
Đoàn Vũ quyết định dứt khoát:
- Tôi sẽ viết thư cho anh Nguyễn Tính, các đồng chí chuẩn bị sẵn sàng đi.
Đào Trường, Tuệ, Tiệp lùi ra xa quây lại với nhau, trò chuyện thì thầm. Tuệ mở túi mìn mo, lấy giấy làm phong bì, rồi chạy vù xuống trạm trực.
Đoàn Vũ mở sổ tay, rút bút bi, anh cắn môi một lúc, hí hoáy viết
Thân gửi anh Tính và các anh, Tôi không biết nói thế nào để các anh thông cảm, hiểu nhanh, hiểu đúng, hiểu sâu tình hình khẩn trương hiện nay. Tôi xin nói ngay, tôi vừa qua một lớp tập huấn chỉ có mười tiếng, liền trong mười tiếng, những kết quả bằng cả một năm học, có khi hơn thế.
Nhiều vấn đề của chiến dịch đặt ra mới lắm. Nhiệm vụ của đơn vị cũng vậy. Đơn vị ta phải làm thật nhanh, thật tốt, thật cụ thể mọi công việc, sẵn sàng cao, "đến nhà mới" đúng khu vực XYZ như chúng ta đã dự đoán. Cấp trên bảo chúng ta không được tham gia trận quyết chiến chiến dịch ở An Lộc hồi đầu tháng, thì bây giờ chúng ra là lực lượng chủ yếu trong trận quyết chiến chiến dịch sẽ diễn ra ở khu vực XYZ và trên đường này. Trận quyết chiến chiến dịch, các anh nhớ kỹ và hiểu kỹ ý nghĩa của nó. Về tôi sẽ nói thêm.
Vì thời gian cấp bách, tôi phải tranh thủ đi làm chức trách của mình, các anh hãy triển khai ngay công việc, cần thì trực tiếp hỏi Sư trưởng và chính uỷ bằng điện thoại. Tôi tin các anh hiểu được những điều tôi muốn nói, nhưng không tiện nói rõ trong thư này.
Chúc các anh mạnh giỏi Đoàn Vũ đọc lại một lần, rồi hai lần, xem có còn những chữ, những ý có thể lộ bí mật nào không. Đào, Trường phải đi với anh rồi, Tiệp cũng phải đi để tìm đài quan sát. Chỉ một mình Tuệ đem thư về đơn vị: Tuy đi trong hậu cứ, nhưng cũng phải đề phòng, biết đâu có bọn thám báo chui luồn. Thấy nội dung thư đã nói được tinh thần cần thiết, không có gì sơ hở, đủ để Nguyễn Tính và những người ở nhà đoán hiểu tầm quan trọng, sự khẩn trương, Đoàn Vũ gấp thư.
- Báo cáo thủ trưởng, phong bì và cơm để dán đây - Tuệ từ sau lưng Đoàn Vũ bước ra. Đoàn Vũ cầm phong bì, bỏ thư vào, dán kín lại, nhìn Tuệ bằng cặp mắt vừa âu yếm vừa tin tưởng:
- Các cậu ấy phải đi với mình, cậu mang thư về cho anh Nguyễn Tính, càng nhanh càng tốt. Dọc đường, tuy an toàn, nhưng phải cảnh giác. Cậu đã biết phải làm gì trong trường hợp gặp địch, hoặc bom pháo.
Tuệ cầm thư, vẻ không yên tâm.
- Em về, ai bảo vệ thủ trưởng?
- Tôi - Từ chỗ Đào, Tiệp đứng bật dậy, cậu ta vẫy Tuệ nói nhỏ - Cậu cứ về đi, có tớ có anh Đào, anh Trường, đừng lo.
Tuệ mở túi áo ngực bỏ thư vào, mở túi mìn lấy bao quân tiếp vụ trao cho Tiệp:
- Cậu biết lúc nào thì đưa thuốc cho thủ trưởng hút chứ" Để thủ trưởng sầy da, chảy máu là tớ ăn thịt cậu nghe không?
Tuệ buộc túi phụ kiện vào sát chiếc máy PRC.25 mang máy lên vai, chào Đoàn Vũ, chào mọi người, rồi bước nhanh.
Đoàn Vũ nhìn theo, anh xoè lửa châm nốt điếu thuốc hút dở, rít liền mấy hơi, lại gí mẩu thuốc xuống đất, xoa hai bàn tay vào nhau, đứng dậy, vẫy ba người lại:
- Sẵn sàng chưa? Ra Tàu Ô trước, để chiều xuống chốt Mỹ, cống ông Tề, tối vào ngã ba xóm Ruộng. Mật khẩu, ám tín hiệu bắt liên lạc như cũ. Nào đi.
Tiệp xuống khẩu AK báng gấp theo tư thế sẵn sàng bắn, tiến lên trước, đầu trần, tay áo xắn quá khuỷu, quần cộc, dép bốn quai, thắt lưng mang đủ các thứ cần thiết, nhưng không phát ra tiếng động nào. Tiếp theo là Đào, khăn dù quàng cổ, hai múi xoà ra che kín cánh tay. Đào người dân tộc Tày, Ở tận Cao Bằng, da rất trắng, thừa hưởng của bố mẹ và thiên nhiên, mỗi lần đi trinh sát phải hóa trang rất lâu, người to cao, trông có vẻ bệu, nhưng lại khoẻ vào loại nhất nhì trung đoàn, nhanh như vượn. Trường đi sau cùng, gầy ngẳng vì tạng người, nhưng rất dẻo dai, có con trai đầu lòng từ năm mười bảy tuổi, nay đã hai tư, nhưng trông mặt ai cũng tưởng mười tám, đôi mươi, không có vẻ gì là một người cha cả, anh em đùa gọi "bố cu con ". Từ "bố cu con" giảng theo nghĩa ta, nghĩa tây thế nào cũng gây được cười cả.
Bây giờ là năm giờ chiều. Cái giờ người lính nhớ nhất trong một ngày chiến tranh.
Trong vạt rừng lớn, hai tầng cây, còn khá nguyên vẹn, cán bộ chiến sĩ Đại đội 111, Tiểu đoàn 19, theo thói quen, đang uống trà, hút thuốc, trò chuyện rôm rả. Đại đội trưởng Lê Cam có vóc người trung bình, nước da màu đồng đỏ - thứ nước da thách thức mưa nắng - đầu để trần, tóc rậm và quăn, lưu lại dấu vết của một thời nghệ sĩ, đôi mắt xếch đang mở to, nhìn hết tốp này đến tốp khác, ngón tay trỏ giơ lên, miệng lẩm nhẩm cộng trừ. Lê Cam đang điểm lại quân số của đại đội.
Cam đếm đi đếm lại ba lần, anh cau mày lẩm bẩm:
- Cha thượng sĩ Đông Dương báo năm mươi ba, mình đếm mãi có năm mươi hai, sao vậy ta?
Lê Cam nhìn lướt trên đầu chiến sĩ ra tận khoảng trống phía trước, anh xoè bàn tay bấm từng đốt, tiếp tục tính:
- Xuống đường chín mươi bảy, không kể hai cậu ốm. Ở lại giữ cứ Đầm Be, trận chiến đoàn năm mươi hai: sáu chết; chín bị thương; mươi ngày Ở Bàu Lòng: mười một chết; mười tám bị thương; hết thảy bốn mươi bốn, đây có năm mươi hai vậy mất đâu một đứa?
Đếm lại lần nữa, vẫn chỉ năm mươi hai, anh bực mình bước thoăn thoắt về phía trung đội một, hỏi to:
- Nè, thượng sĩ Đông Dương, cha nội báo năm mươi ba, tớ chỉ đếm được năm mươi hai, quỷ bắt mất một tên sao, cha nội?
Hoàn - thượng sĩ Đông Dương - Trung đội trưởng trung đội một đứng phắt dậy, cái đầu trái bưởi có mái tóc cắt ngắn gần như dựng cả lên, quay qua quay lại, tay lần theo đội hình đại đội, rồi vỗ đánh bốp một cái, cười to:
- Quỷ bắt mất đại đội trưởng rồi! - Hoàn bước tới trước mặt Lê Cam, miệng tròn vo - ông quên đếm chính ông, ông nội ạ. Đúng chưa?
Lê Cảm ngẩn mặt ra.
- Đúng phắp rồi - Lê Cam nghiêng đầu thanh minh - Tụi làm xiếc bọn mình thường vậy hà, cứ nhập cuộc là quên ráo trọi.
Hoàn nắm tay đại đội trưởng kéo tới bàn trà, bắt chước giọng Lê Cam.
- Làm chầu nước đã, chi mà vội rứa Lê huynh?
Bàn trà của Hoàn bao giờ cũng đông khách dự, toàn loại khách không mời mà đến. Môi lần Hoàn bày trà, người đến trước tiên là Học, Trung đội phó chỉ huy tiểu đội hoả lực của đại đội, Bình trung đội trưởng Trung đội hai, thỉnh thoảng có Trung đội phó Hậu đang phụ trách trung đội trưởng trung đội ba, Thận liên lạc đại Đội thỉnh thoảng có Quỳ chiến sĩ súng máy. Đó là những cán bộ, chiến sĩ ở chung với Hoàn mấy năm nay, họ thường ngồi vòng trong, còn vòng ngoài là các chiến sĩ mới, loại này ít tham gia chuyện, lúc câu chuyện căng thẳng, hấp dẫn, họ cau mày, mím môi, nhô cả người vào, lúc câu chuyện dí dỏm, họ cười đến chảy nước mắt. Các chiến sĩ mới thích nghe những tình huống éo le, những trận đánh ác liệt, còn cán bộ, chiến sĩ cũ, thích nghe những tin tức mới, những câu chuyện lạ, mà tác giả những câu chuyện - đó chính là chủ nhân của cái bàn trà này - anh Thượng sĩ Đông Dương Hoàn - thường xuyên có sẵn trong đầu. Hoàn rộng rãi, hào phóng, có gói trà, cân đường, một chút dính bòng cũng không giữ lại, có gì, ai xin, cho ngay, lúc cần ngửa tay xin lại người khác.
Trước khi Lê Cam tới, anh em đang tra vặn Hoàn về quan hệ với Thúy, con sơn ca của văn công sư đoàn. Học là người khởi xướng. Và như một ông thẩm phán tinh khôn, Học giăng hết bẫy này đến bẫy khác trong từng câu hỏi, nhưng Hoàn lẩn được hết, bí quá Hoàn đánh bài cười trừ. Lê Cam cũng đã trải qua yêu đương và sự đau khổ của nó, nhưng anh cũng muốn nghe chuyện của Hoàn, anh đặt cái bát "B.52" xuống, khuyến khích Học:
- Tiếp tục bắt cha thượng sĩ ra trước vòng móng ngựa chớ cậu? Chịu thua nó sao?
Học ngồi xếp bằng, đôi mắt tinh ranh nhìn Hoàn, đưa ra một câu hỏi mới:
- Này, cô ấy có đẹp không Hoàn? Cậu đánh giá thế nào về hình thức?
- Đẹp không à? - Đôi mắt Hoàn vút trở nên mơ màng. Hình như có cái gì đó vừa làm xáo động trái tim cậu con trai hai mươi lãm tuổi này. Anh ta chớp chớp mắt, rồi mỉm cười - Biết tả thế nào được! Mỗi người có một cách nhìn về cái đẹp. Mỗi người con gái cũng có vẻ đẹp riêng. Có người đẹp nhưng không có duyên, có người có duyên nhưng không đẹp. Cái đẹp và cái duyên! Cái duyên và sự đằm thắm, đó là hương sắc của người con gái. Còn Thúy ấy à?
Cô ấy thật đằm thắm!
Học cười to:
- Này, cậu say rồi à? Triết lý gì mà rắc rối vậy? Bọn mình muốn hỏi cô ấy có đẹp không?
Hoàn vẫn mỉm cười:
- Cô ấy rất đằm thắm.
- Ô hô! - Học cười to - Cái cậu này say thật rồi. Rất đằm thắm?
Cái nhìn đằm thắm, nụ cười đằm thắm, lính tình đằm thắm. Thật là trừu tượng! - Học gí ngón tay vào trán Hoàn - Các "bọ" xem kìa, mặt chàng thượng sĩ đỏ lên, mắt chàng thượng sĩ mơ màng, nghe cả tim chàng thượng sĩ đang đập nữa. Chàng thượng sĩ chúng ta yêu rồi các cậu ạ! - Bỗng Học gật đầu, đôi mắt xa xăm - Nhưng hắn nhận xét sâu sắc đấy chứ. Rất đằm thắm! Xét cho cùng, người con gái được người con trai nhận xét, kết luận như vậy là đạt tiêu chuẩn cao rồi phải không các "bọ"? Bọn mình hoàn toàn ủng hộ - Chợt Học vươn cổ hỏi Lê Cam - Ý kiến của đại đội trưởng thế nào?
Lê Cam vung nắm tay lên hét to:
- Đồng ý hoàn toàn - Nhưng rồi anh chuyển ngay sang giọng vừa vui vừa bùi ngùi - Tình yêu của tụi bay đẹp, tụi bay sẽ được sung sướng, tình yêu của tao cũng đẹp, cũng sâu sắc nhưng đang uất ức đau khổ. Đợt Bàu Lòng, hôm rút khỏi chốt về cứ, tao đã viết thư định xin trung đoàn trưởng đột ấp, nhờ cô bác đem thư vô Sài Gòn cho vợ tao, chưa kịp xin đã bật một cú lên Tàu Ô chỉ có đất không, muốn gặp dân phải xuống Chơn Thành. Xa vậy đi sao được, ông Đoàn Vũ cũng không cho đi đâu. Thư tao còn để đây nè - Lê Cam chỉ túi áo - lúc nào cũng cộm cộm trên ngực - Lê Cam nhìn Hoàn như chợt nhớ ra, anh lại nói một lèo như sợ cả đám này sắp biến đi đâu mất - Tao cám ơn mày, Hoàn, mày tìm được chữ đằm thắm hay quá, đúng quá! - Đến đây, giọng Lê Cam trầm hẳn xuống - Tao xấu, nhưng vợ tao coi ưng lắm, tao biết điều đó khi trông đôi mắt thằng chủ đoàn xiếc. Lúc hai vợ chồng cùng biểu diễn, tao không nhìn được, vợ tao đứng sau lưng, nắm lấy vai tao, một chân bấm vô đệm mút, một chân giơ lên trời, đó là động tác khó nhứt.
Người xem hò reo, hoan hô, mắt tao để cả vô phía trước, lái những vòng lượn, nhanh, chậm, leo cao, xuống thấp, tưởng muốn mù mắt.
. Tan trò hề, vợ tao đâu còn là người làm xiếc mô tô bay. lại giống hệt mấy cô, mấy chị khác. Lúc rỗi rãi, nghỉ ngơi. coi vợ nấu cơm, may vá, ru con, đúng như mày nói, Hoàn, vợ tao cũng đằm thắm, đúng như thằng Học giải nghĩa, nụ cười, đôi mắt, cử chỉ, giọng nói, tính tình cái chi cũng đằm thắm - Chu cha - Lê Cam bỗng đau đớn thốt lên - Vậy mà thằng chủ đoàn xiếc hắn cướp trong tay tao. Giá như tao không phải cấp tốc trốn bắt lính, tao đã có cách.
Lê Cam nhìn mọi người, không khí đã lắng xuống, Lê Cam bỗng đập tay lên đùi, vẻ hối hận:
- Tao làm tụi bay hết vui rồi, tụi bay thông cảm. Chuyện đời tao khúc mắc lắm, tụi bay biết được cũng tốt thôi, là nỗi căm thù tao gửi thêm cho từng đứa, anh em mình ráng màn tốt trận này, màn tốt mấy trận tiếp theo, sức mấy thằng Thiệu đứng được. Vô Sài Gòn, xong chuyện trên giao, tao xin đi tìm, đi kiếm vợ, tao tin tìm kiếm được, chắc hoa tàn, nhị nát rồi, nhưng nghề xiếc, tập dượt lại vẫn chơi được, tao kiếm chiếc mô tô thật tốt, hai vợ chồng tao biểu diễn cho tụi bay coi. Xiếc mô tô bay là hấp dẫn nhất đó nghe. Vậy được không mấy đứa?
- Được? Được?
- Hoan hô đại đội trưởng.
Không khí trở lại vui vẻ. Lê Cam xem đồng hồ rồi bảo Hoàn:
- Sắp đến giờ xuất phát, ta hội ý chi bộ chút, nghe Hoàn. Kiểu chốt chặn này rồi không họp được đâu.
- Tôi cũng định đề nghị với anh.
Lê Cam uống thêm hớp trà rồi đứng dậy:
- Lại chỗ kia nghe!
Hoàn chạy gọi các đảng viên, họ đi nhanh về phía hầm đại đội, ngồi tựa lưng vào gốc cây, nhìn Lê Cam chờ đợi. Hoàn, chi uỷ viên tổ chức, đưa mắt, nhẩm đếm rồi nói:
- Trừ số đi viện, còn đủ cả, bắt đầu được rồi anh Cam ạ.
Lê Cam ngồi trên thân cây đổ, anh nói chậm:
- Phần lớn đồng chí mình dũng cảm, tích cực, gương mẫu, nhưng gần đây. quần chúng có ý kiến hài đồng chí trong chi bộ. Tui nói thiệt, anh em nói đồng chí Biên giữ cái cục chi trong người, lúc mô cũng đấu tranh, suy nghĩ, người ở đây, hồn ở nơi khác. Tui nghĩ có chuyện chi khó khàn thắc mắc, đồng chí không giải quyết được thì nói với anh em, chi bộ từng ni người, mỗi đồng chí một ý góp vô, vậy có hơn không. Còn đồng chí Hậu nữa, cũng có cái chi trong người, lúc vui, lúc buồn, lúc gan, lúc nhát. Trận đánh Chiến đoàn 52, chưa phát lệnh đồng chí đã đội hầm xung phong, còn trận Bàu Lòng hô xung phong đồng chí lại ở tịt dưới hầm. Anh em Trung đội 3 lo nhiều đó. Đồng chí đánh nhau nhiều, không như đồng chí Biên chưa quen bom đạn. Nhưng mỗi đồng chí đều có cái chi đó tui chưa biết cụ thể, tui chỉ nói dư luận của anh em. Quần chúng họ thường xem nước da cán bộ. Da tái họ biết, da hồng họ biết, giấu chi cũng không được. Chuyện cẩn phải nói trước khi đi, có sao tui nói vậy, các đồng chí đừng trách tui, giận tui. Tiếp theo Lê Cam, Hoàn có ý kiến, rồi đến Học, Quỳ, bổ sung thêm những suy nghĩ xung quanh các vấn đề Lê Cam nêu lên. Hậu và Biên không thanh minh gì, hứa sửa chữa khuyết điểm. Hậu đã quen, không biểu hiện ra mặt, còn Đại đội phó Biên, mặt lúc tái, lúc đỏ rần lên, Biên không giận Lê Cam. Biên bổ sung về đại đội từ hôm xuất quân vào chiến dịch, đến nay mới vài tháng nhưng Biên rất hiểu, rất phục Lê Cam. Những nhận xét vừa rồi của Lê Cam là đúng, là trung thực. Quả thật, Biên đang có những vấn đề đấu tranh kịch liệt, Biên không muốn nói với ai. vì rất khó nói. Biên muốn tự mình giải quyết. Cuộc hội ý chi bộ nhẹ nhàng, nhưng chân tình và sâu sắc. Ai cũng linh cảm tới những thử thách quyết liệt sắp xảy ra. Họ thấy phải biết dựa vào nhau, chỉ có dựa vào nhau mới vượt qua được thử thách. Còn không thì gay go lắm, tách ra một mình bơi trong bão lửa thì sẽ đi đến đâu? các đảng viên tản về đơn vị. Lê Cam giữ Biên lại, anh nói: Kế hoạch củng cố một tuần, mới được hai ngày đã phải ra chiếm lĩnh trận địa. Ban chỉ huy còn tui với đồng chí. Tui lo chuyện ngoài trận địa, đồng chí lo chuyện ở đây hậu cứ - Lê Cam chỉ phạm vi đóng quân của đại đội - Mới được hai ngày, chưa xây dựng được chi cả, đêm ni đại đội đi hết để đào trận địa cho nhanh, gần sáng một nửa đề lại đây đồng chí tổ chức cho anh em làm tiếp công việc, đặc biệt là hầm hố, phải âm hết trọi, chốt chặn lâu kiểu này, bom pháo nó không bỏ sót đâu. Ráng bàn với đồng chí Côi, tổ trưởng anh nuôi, lo ăn, lo uống cho anh em. Phải tính chuyện lâu dài, phải tìm mọi cách cải thiện, mùa mưa sắp lới rồi, cực lắm. Đánh nhau kiểu này, một mình không trụ mãi được, phải có người về, người ra. Về xả hơi, ra thay phiên. Đồng chí phải đắp cái bàn cát, được cả phạm vi tiểu đoàn càng tốt. Diễn biến ở ngoài trận địa như thế nào, ở đây biểu hiện thế đó để anh em ở nhà nắm được tin tức cụ thể. khi ra thay phiên không bỡ ngỡ. Công việc nhiều, một lúc nhớ không hết, nói không xiết. Tui nói chừng đó, đồng chí có ý kiến chi không?
Biên liếc nhìn Cam, gật đầu:
- Anh yên tâm. Chuyện ở cứ tôi làm được.
Lê Cam đứng dậy: Anh nhìn trời, khoát tay một vòng, nói to:
- Nè, anh em, mọi thứ lên vai đi. Tới giờ rồi đó.
V
Hoàng Việt chính thức nhận chức Tư lệnh kiêm Chính uỷ mặt trận vào cuối tháng 5, khi chiến dịch, do yêu cầu, do sự phát triển tình hình, đã có những điều chính quan trọng. Sau trận tiến công lần thứ hai vào Thỉ xã An Lộc từ 11 đến 13 tháng 5 không dứt điểm được, bộ đội được lệnh chuyển sang bao vây. Trên rút đi một sư đoàn bộ binh, một nửa số xe tăng, thiết giáp, một nửa số pháo các loại, một số tiểu đoàn đặc công để củng cố, tổ chức thành một lực lượng mạnh, cơ động vào vùng đồng bằng sông Cửu Long mở chiến dịch tổng hợp. Những người đứng đầu Bộ chỉ huy chiến dịch về lại cơ sở chỉ huy cơ bản của chiến trường, thay nhau điều hành công việc chung. Một số lớn cán bộ trong biên chế của các cơ quan thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch, cũng được điều động cho Bộ chỉ huy chiến dịch tổng hợp. Nhiệm vụ, mục đích cuối cùng của chiến dịch tiến công vẫn không thay đổi, những phạm vi hoạt động của các lực lượng tham gia chiến dịch đã thu hẹp lại, chủ yếu từ Thị xã An Lộc xuống đến vùng Bến Cát - Lai Khê. Bộ chỉ huy chiến dịch đổi thành Bộ Tư lệnh mặt trận.
Hoàng Việt nhận nhiệm vụ khi cuộc tiến công ở các hướng chiến lược quan trọng trên toàn chiến trường miền Nam bước vào giai đoạn giằng co quyết liệt. Những diễn biến chiến sự cuối tháng 5 đầu tháng 6 trên toàn chiến trường miền Nam, hoàn toàn có thể hiểu được, giải thích được về các vấn đề nảy sinh ra. Ở Quảng Trị, quân ta bị chặn lại ở bờ bắc sông Mỹ Chánh và vùng núi tây Thừa Thiên. Ở Công Tum không dứt điểm được thị xã. Cuộc tiến công ở đồng bằng khu 5 cũng chẳng lại, còn ở đây, Thị xã An Lộc buộc phải chuyển sang bao vây. Trên đường 13 hai bên cài chặt vào nhau. Vấn đề chủ yếu vẫn là tương quan lực lượng. Địch còn rất đông quân số, đông đơn vị, Ních xơn đã làm được cái việc khó khăn: thay máu Mỹ bằng vũ khí Mỹ. Bân-cơ, Đại sứ Mỹ Ở Sài Gòn, rất tâm đắc với hình tượng hắn khái quát về học thuyết Ních-xơn thay màu da của xác chết ". Xác chết ngụy ngổn ngang trên các chiến trường, bom đạn Mỹ tràn ngập trên các mặt trận. B.52 ném bom thả dàn, máy bay cường kích ném bom thả dàn, pháo binh mặt đất, pháo binh hạm đội bắn thả dàn, máy bay lên thẳng bay đen như ruồi, như quạ, mật độ hoả lực và bom đạn cao hơn rất nhiều so với hồi chiến tranh cục bộ. Ních - xơn mở lại cuộc chiến tranh phá hoại dữ dội nhất trên toàn miền Bắc, phong toả bờ biển và cảng Hải Phòng. Đường chiến lược Trường Sơn chứa trong lửa khói. I~ại nữa, cuộc tiến công chiến lược này, với mục đích quyết tâm, với quy mô, tầm vóc, với phương pháp tiến hành, đã đặt ra cho kẻ địch sự lựa chọn hết sức rõ ràng, dút khoát, từ đó chúng cũng rút ra được kết luận rõ ràng, dứt khoát: hoặc thắng, hoặc thua. Thắng, chắc chắn không thắng được, kể cả lúc còn hơn nửa triệu quân Mỹ, hàng chục vạn quân chư hầu phe Mỹ cùng tham chiến. Còn thua, sẽ không chỉ lãnh hậu quả hết sức bất lợi, hết sức nguy hiểm cho số phận của Việt Nam cộng hòa ", mà cuộc đàm phán tại Pa-ri sẽ đem tới một hiệp nghị theo điều kiện của phía bên kia, hoàn toàn có lợi cho phía bên kia. Vì vậy nên chủ Mỹ mở toang hầu bao, còn tớ ngụy thì vùng vẫy điên cuồng, quyết liệt. Còn ta cũng có những vấn đề quan trọng chưa giải quyết được. Như các vấn đề tổ chức chỉ huy, phương pháp tiến công cụm phòng thủ cấp sư đoàn hoặc lớn hơn, vấn đề chiến đấu binh chủng hợp thành, v.v... Đã nhiều lần Hoàng Việt tự hỏi: Ta có chậm trong việc tổ chúc phát triển quy mô đế vị không? Ở mỗi hướng chiến lược quan trọng, ta có một khối chủ lực tương đương một quân đoàn, tại sao ta không cố gắng, quyết tâm tổ chức thành quân đoàn? Lại để chiến đấu theo kiểu phối hợp với nhau, khi mở chiến dịch, hay một đợt hoạt động, mới điều các sư đoàn về trong đội hình, tổ chức ra một bộ chỉ huy lâm thời, các cơ quan lâm thời, xong chiến dịch, xong đợt hoạt động, hoặc giải tán, hoặc teo lại như một đầu mối trung gian, giữ liên lạc trên dưới. Sức mạnh chiến đấu của một quân đoàn khác xa sức mạnh chiến đấu của những đơn vị phối hợp lại với nhau, tương đương biên chế một quân đoàn. Cuộc chiến đấu đã bước sang giai đoạn mới, nhưng quy mô đơn vị, hình thức tổ chức phát triển chậm, không đuổi kịp tình hình. Rồi còn nghệ thuật tiến công những cụm phòng thủ lớn cấp sư đoàn, trên sư đoàn của địch? Nghệ thuật chiến đấu của binh chủng hợp thành? Tuần trước ông đã đọc kỹ bức điện từ Bộ gửi vào, gợi ý phương pháp tiến công thị xã, cụm phòng thủ lớn của địch, có lẽ được lút ra từ kinh nghiệm giải phóng thị xã Quảng Trị. Nhưng bức điện đến quá muộn, những người chỉ huy ở đây được đọc nó khi trận tiến công lần thứ hai vào An Lộc đã xảy ra, không kịp áp dụng những kinh nghiệm gợi ý. Thực ra, sau trận tiến công thứ nhất vào An Lộc trong những ngày 12 - 15 tháng 4 không được. đã có những ý kiến đề nghị bao vây từ lúc đó. Chuyển phần lớn lực lượng còn sung sức xuống đường 13, phối hợp với Sư đoàn 267, tiêu diệt các trung đoàn, lữ đoàn, thiết đoàn, sư đoàn địch đang cố sống cố chết bút phá các trận địa chốt chặn tiến lên phía bắc. Sau khi tiêu diệt xong khối lượng địch quan trọng đó, có thể đánh chiếm ngay các chi khu quân sự vùng trung tuyến, như Chôn Thành, Dầu Tiếng. Cũng có thể cơ động lực lượng lên, tiếp tục tiến công thị xã. Nhưng lúc đó, nhiệm vụ giải phóng các thị xã đang là yêu cầu chính trị, quân sự cấp bách của các hướng chiến dịch, kể cả miền Đông Nam Bộ, lại được tấm gương Quảng Trị động viên, khuyến khích, nghe những ý kiến đó, ai cũng thừa nhận hay, linh hoạt, táo bạo, rất có khả năng thực hiện, nhưng đã phải gác lại. Và nếu như phương pháp tiến công lần thứ hai khác đi, tập trung binh hoả lực tốt hơn, không dùng kiểu nhiều hướng, nhiều mũi, mà đánh chẻ đội cụm phòng thủ, hất ép địch ra ngoài thị xã, tiêu diệt chúng ở dã ngoại, thì cũng có khả năng giải phóng An Lộc. An Lộc sẽ còn là một vấn đề suy nghĩ còn ở lâu trong tâm trí những người tham chiến, nhất là những người chỉ huy. Nhưng thôi, những chuyện đó để dành cho tổng kết, lịch sử sẽ đánh giá minh bạch từng vấn đề, suy nghĩ của cá nhân mình có khi không được khách quan lắm. ông nghĩ vậy, tạm gác những chuyện đó, nghĩ tới nhiệm vụ trước mắt. Và những câu hỏi lớn về nhiệm vụ trước mắt lại cũng được đặt ra khẩn trương, nghiêm khắc: "Trong những tháng tới bọn Mỹ-Thiệu sẽ làm gì trên toàn bộ chiến trường?Trong những tháng ngày tới Bộ Tổng Tham Mưu và Quân đoàn ba ngụy sẽ làm gì trên hướng chiến lược này? Trên mặt trận này? " Và ông, những đồng chí của ông trên mặt trận này, phải làm gì trong những tháng ngày sắp tới?
Ăn cơm chiều xong, Tư lệnh Hoàng Việt xuống hầm thùng. Giờ này thường là giờ của B.52 rải thảm, giờ của B57 ném bom tọạ độ. Ông vào hầm chữ A, ngả lưng xuống võng. Bên ngoài trời tối dần, đêm hiện lên vẻ mênh luông vốn có. Tiếng động cơ máy bay B.52 chốc chốc lại rền rĩ kéo dài trên bầu trời, rồi bom nổ dậy lên từ miệt biên giới, kẻo xuống vòng cung phía bắc Thị xã An Lộc. Còn ở miệt đường 13, tiếng pháo bấy từng chập nối nhau ầm ào như sóng biển. Ông hình dung những công việc của anh em ở đơn vị đang diễn ra vào giờ này. Đêm trong chiến tranh thật ghê gớm. Cả hai phía đều tận dụng hết giờ khắc ban đêm để hành động. Hoàng Việt chống tay ngồi dậy, chiếc võng đung đưa một chút rồi đứng im
. Trong cuộc họp bàn giao, tất cả các vấn đề về sự phát triển của chiến dịch, những khó khăn, những thuận lợi đều được đề cập, bàn bạc. Nhưng tất cả ý kiến đang ở trong phạm vi dự kiến, phán đoán. Có thể đúng, cũng có thể không đúng hoàn toàn theo thực tế sẽ diễn ra. Kẻ địch có bộ óc, có khoa học quân sự, có kinh nghiệm chiến tranh. bọn chúng không thụ động.
Dứt đợt bom B.52 nổ gần, Tư lệnh Hoàng Việt cầm đèn pin ra khỏi hầm chữ A. Người chiến sĩ cảnh vệ nghe tiếng chân ông bước, đã khéo léo châm đèn. Chiếc đèn dầu có loa che ánh sáng như một cái nấm mọc trên bàn, toả ra khoanh ánh sáng ít ỏi. Cậu cảnh vệ rót nước vào ấm đặt cạnh cây đèn, xong việc. cậu ta bước lên hầm. Hoàng Việt ngồi vào bàn, giở sổ tay xem lại bản thống kê lực lượng đôi bên mới nhất. ông nhẩm tính, ông so sánh tỷ lệ mọi mặt giữa ta và địch: bộ binh 1 trên 5 tính theo đơn vị, nếu tính tổng quân số chắc phải tới 1 trên 10. Pháo 1 trên 1 5, xe tăng 1 trên 20. Không quân địch hơn hẳn. Ta có 37, 57 ly phòng không, nhưng đạn còn rất ít. ông nghĩ tới mệnh lệnh trên giao” Kiên quyết giử vững thế trận hiện nay, ra sức cải thiện tình hình. Cố gắng cao nhất, tìm mọi cách sáng tạo thời cơ mới, đẩy chiến dịch phát triển như quyết tâm đã vạch từ đầu”.
Hoàng Việt nhắm mắt, mấy ngốn tay lúc miết mạnh lên vừng trán vuông, lúc sục vào mớ lóc thưa lốm đốm bạc. Nước da mặt ngăm ngăm, sáng lên dưới ánh đèn. Khuôn mặt vốn đôn hậu của ông càng thêm trầm tĩnh. ông lần tính từng vấn đề cụ thể
. Bỗng từ sâu trong tiềm thức, một câu hỏi thật rõ ràng, cụ thể hiện ra: trên mặt trận này, trọng tâm của sự tranh chấp giữa ta và địch đang diễn ra ở đâu? Sẽ diễn ra ở đâul?
Hoàng Việt mở choàng mắt, ông ngồi thật nghiêm chỉnh. Từ câu hỏi đó, một ý nghĩ cụ thể khác hiện ra dần dần. Hoàng Việt vội đứng dậy cầm đèn gìn đi sang hầm chỉ huy, vừa đi vừa thầm nhấn mạnh từng lời, từng ý:
- Phải có trong tay hai ba trung đoàn cơ động. Phải tìm cách rút từ trong đội hình chiến đấu hiện nay. Phải có càng sớm càng tốt, nếu không thì khó khăn lắm, không cải thiện tình hình được.
Ở dưới hầm có tiếng chuông điện thoại. Người sĩ quan trực ban cầm ống nghe. Anh nói vào máy.
- Đồng chí chờ một chút. Tôi sẽ đi báo ngay.
Anh đặt tổ hợp vội bước nhanh ra cửa hầm. Nhìn thấy Tư lệnh Hoàng Việt, anh đứng nghiêm, nét mặt mừng rỡ:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh, Sư trưởng Đàm Lê xin gặp tư lệnh.
- Tốt lắm, tôi cũng đang muốn nói chuyện với đồng chí ấy.
Ông bước nhanh tới máy điện thoại, ngồi xuống ghế, cầm tổ hợp nói ngay:
- Hoàng Việt đây, đồng chí nói trước đi, tôi nghe.
Những tạp âm nổi lên, Hoàng Việt phải áp chặt ống nghe vào tai, ông nghiêng đầu, bàn tay trái khum lại che cả tai bên kia để nghe cho rõ, lông mày lúc cau lại, lúc giãn ra qua những điều nghe được của Đàm Lê từ đầu bên kia dây nói. Chừng năm phút, Hoàng Việt đứng dậy, ông nói vào máy:
- Những điều các đồng chí phát hiện, đề nghị, chúng tôi cũng đã nghĩ tới, hoàn toàn nhất trí, chúng tôi sẽ họp để triển khai ngay. Đồng chí đừng quên đoạn đường ấy là của sư 267, lực lượng hỗn hợp do đồng chí chỉ huy. Tôi sẽ cử Lê Khiêm xuống trước, nếu quá bận, đồng chí ấy đến sau. Còn việc thay phiên trong sư đoàn tôi tán thành. Trung đoàn 65 phải sẵn sàng cơ động ngay khi có lệnh.
Ông đặt máy, quay sang người sĩ quan trực ban:
- Đồng chí mời phó chính uỷ, mời tham mưu trưởng sang họp ngay.
Anh sĩ quan trực ban vọt lên hầm, bước nhanh theo lối mòn. Tư lệnh Hoàng Việt tới trước tấm bản đồ lớn, ông đeo kính, bấm đèn gìn soi kỹ từng khu vực trên bản đồ. Lê Khiêm - tham mưu trưởng, Hồng Nam - Phó chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị mặt trận xuống hầm. Ba người ngồi vào bàn. Tư lệnh Hoàng Việt lên tiếng trước:
- Đàm Lê vừa báo cáo Trung đoàn 11 đã quét sạch lữ dù 3 khỏi khu vực bắc Tàu Ô, bọn còn lại theo hướng đông nam Tàu Ô rút về Chơn Thành. Trung đoàn 65 bị B.52 ném bom trúng đội hình, thương vong nhiều, đã rút ra củng cố Trung đoàn 29 vào thay. Đàm Lê đề nghị bỏ chốt Ngọc Lầu, lùi về giữ Ngã ba xóm Ruộng, chốt Mỹ, cống ông Tề Tiểu đoàn 18 đã sang phía đông đường 13, còn tiểu đoàn 1 9 ở chính nam Tàu ô. Đàm Lê lưu ý chúng ta lần nữa đoạn Đức Vinh - ngã ba Thanh Bình. Bọn địch có thể đổ Trung đoàn 1 5, một trong ba trung đoàn của sư 2 1 xuống đó, đánh lên bắt liên lạc với lữ dù 1. Chuyện đó chúng ta đã bàn tới Lữ dù 3 tháo chạy, vấn đề trở nên khẩn trương hơn.
Hoàng Việt dừng lại, ông gạn lọc thêm những suy nghĩ rồi nói tiếp:
- Ở An Lộc, trước mắt, ta bao vây, địch cầm cự, một thời gian nữa địch mới giải toả để nới rộng vành đai bao vây. Muốn làm việc đó, địch phải cải thiện tình hình trên đường 13, trước hết đoạn Đức Vinh - ngã ba Thanh Bình. Sự việc đó ta thấy, nhưng địch cũng thấy. Vấn đề hơn thua là, điều động lực lượng nhanh hay chậm, là kế hoạch chiến đấu và quyết tâm chiến đấu. Đó là việc trong mấy ngày tới - ông nhìn Hồng Nam, Lê Khiêm như thăm đò, rồi với một niềm tin vào những điều mình đã nung nấu, giọng ông sôi nổi hẳn lên:
- Tôi nghĩ trọng tâm sự giành giật, sự tranh chấp giữa ta và địch đã từ thị xã chuyển xuống đường 13 sẽ diễn ra gay gắt, liên tục trong vài tháng tới. Đoạn đường 20 ki lô mét này quyết định sự phát triển của chiến dịch. Khu vực quyết định nhất là Tàu Ô, cái bàn đạp hết sức lợi hại này, là nơi đặt chân của cả hai bên cho một bước nhảy ngược chiều có tầm xa. Ta nhảy xuống vùng trung tuyến, địch nhảy lên vùng giải phóng. Sự tranh chấp vùng trời, làm chủ vùng trời trong cuộc chiến tranh giải phóng diễn ra từng lúc, có ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch nhất định, nhưng không chủ yếu. Còn sự tranh chấp mặt đất, mặt đường, không những có ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch, mà cả ý nghĩa chiến lược nữa, là sự tranh chấp chủ yếu, quyết định. Ai làm chủ mặt đất, mặt đường, kẻ đó nắm quyền chủ động chiến dịch và thế phát triển chiến dịch. Tính toán không ra, không đúng, không chính xác vấn đề này thì thật nguy hiểm.
Hoàng Việt ngừng lại, bàn tay với những ngón to, thô, ông vuốt lên từng trán vuông lấm tấm mồ hôi, đôi mắt ánh lên vẻ kiên quyết:
- Vấn đề cấp bách hiện nay buộc chúng ta phải có ngay, ít nhất ba trung đoàn cơ động. Trên không còn trung đoàn nào điều động xuống. Chúng ta phải tìm từ trong đội hình hiện nay của các sư đoàn. Tôi đã đồng ý cho Đàm Lê bỏ Ngọc Lầu, trong tháng tới, nếu cần bỏ cả ngã ba xóm Ruộng, tạm nhường cho địch đoạn đường và phần đất đó, dứt khoát rút Trung đoàn 65 ra củng cố. Chúng ta có một trung đoàn cơ động. Trung đoàn 11 vẫn phải đứng chân ở Tân Khai, sẵn sàng đánh địch tiếp tục đổ bộ xuống đó, giữ lưng cho Trung đoàn 29 ở Tàu Ô, cơ động lên ngã ba Thanh Bình, Đức Vinh. Đó là trung đoàn cơ động thứ hai. Còn trung đoàn thứ ba?
Hoàng Việt đưa mắt nhìn Lê Khiêm, Hồng Nam - ông muốn nhường câu trả lời cho hai người ngồi đối diện. Hoàng Việt nhìn họ với cặp mắt trìu mến, bỗng nhận ra sự tương phản về hình dáng của hai người. Lê Khiêm cao to, tóc thưa, vùng trán bắt đầu hói, hơi ít nói, nhưng nói không thừa câu, thừa chữ, đã từng làm trung đoàn trưởng, sư đoàn phó dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Hoàng Việt trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ. Còn Hồng Nam người thấp, hơi lùn, tóc cắt ngắn, đen nhức, tuổi ngoài bốn lăm, chưa thẩm một nét già nào trên khuôn mặt. Hồng Nam cũng ít nói, phát hiện nhanh các vấn đề, thường tìm ra những câu hỏi mới trong những ý kiến chưa gãy gọn của mọi người. Lê Khiêm nhìn hai người, và hiểu mình phải trả lời trước, Lê Khiêm nói:
- Phải điều chỉnh lại đội hình bao vây An Lộc của Sư đoàn 290. Rút ra một trung đoàn làm dự bị cho An Lộc cũng là lực lượng cơ động của mặt trận, phải như vậy anh Ba ạ.
Hồng Nam nhô người về phía trước, tiếp lời Lê Khiêm:
- Tôi tán thành những suy nghĩ, những ý kiến cụ thể của các anh. Tôi thấy cần làm rõ thêm vài trường hợp: Trung đoàn 1 1 của Sư đoàn 267, tôi nghĩ phải là lực lượng dự bị của chính sư đoàn, trước mắt không thể sử dụng nó như Trung đoàn 65. Chúng ta còn có Trung đoàn 25 dự bị của mặt trận đang chặn lữ dù 1 ở ngã ba Thanh Bình. Ngoài việc nghiên cứu, điều chỉnh lại trận địa bao vây An Lộc, cũng cần phải nghiên cứu, điều chỉnh đội hình chiến đấu của Trung đoàn 25. Phải rút ra cho được hai tiểu đoàn. Như vậy ta có Trung đoàn 65, một trung đoàn của Sư đoàn 290 và Trung đoàn 25 thiếu.
Đôi mắt Hoàng Việt sáng lên, ông phàn khởi:
- Ý kiến các anh rất đúng, tôi hoàn toàn nhất trí. Triển khai luôn phải không?
Lê Khiêm, Hồng Nam mở sổ tay. Hoàng Việt vừa rót nước vừa tính toán công việc, đôi mắt nhìn xoáy vào cốc nước, ông cầm tay nhưng không uống, ông nói:
- Tôi sẽ xuống Sư đoàn 290 cùng các đồng chí ở đấy nghiên cứu điều chỉnh, đêm mai phải rút được một trung đoàn ra củng cố, sau đó tôi sẽ xuống Trung đoàn 25. Anh Lê Khiêm xuống Đức Vinh, dẫn theo cán bộ giúp việc, nghiên cứu kỹ vùng đó. Ba ngày nữa Trung đoàn 65, một trung đoàn của sư 290 sẽ tới. Anh tổ chức móc ráp, các trung đoàn trưởng sẽ đến gặp anh. Anh trực tiếp giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng. Đoạn đường đó là của Đàm Lê, tôi muốn Đàm Lê trực tiếp chỉ huy chiến đấu, nhưng nếu Đàm Lê chưa đến kịp, đích đổ xuống, anh trực tiếp chỉ huy đánh luôn. Tôi sẽ thông báo cho Đàm Lê biết việc này. Còn anh Hồng Nam trực Ở nhà, hoàn chỉnh kế hoạch công tác chính trị mùa mưa, xong những việc này ta họp đảng uỷ. Ngoài ra, còn có hai việc cần xúc tiến, tôi nói để các anh có suy nghĩ trước - Hoàng Việt giơ ngón tay trỏ lên - Phải chuyển sở chỉ huy xuống sâu nữa, tốt nhất vùng tây nam An Lộc, gần phía đường 1 3, muốn làm việc với sư đoàn nào, ngoài điện thoại, ta xuống tận nơi, rồi còn phải kiểm tra, đôn đốc, phải trực tiếp giúp đỡ anh em nữa, Hoàng Việt giơ tiếp ngón tay giữa, giọng chậm rãi hơn:
- Phải suy nghĩ dần về kế hoạch B. Mấy ngày tới phải cho đặc công xuống Lai Khê chuẩn bị mục tiêu. Phải tổ chức một bộ phận cán bộ đi nghiên cứu tiếp vùng nam Chơn Thành đến Bàu Bàng. Muốn buộc địch, phải từ bỏ quyết tâm giải toả đoạn đường hai mươi ki lô mét này, ngoài yếu tố giữ vững bằng bất cứ giá nào, thì một yếu tố cũng rất quyết định, hô trợ đắc lực cho yếu tố trên, là phải bất ngờ tiến công vào giữa đội hình chiến dịch của địch. Đó là thượng sách. Nếu như trong những ngày tới, việc rút Trung đoàn 65. một trung đoàn của sư 290, Trung đoàn 25 thiếu ra làm lực lượng cơ động, không gây ra sự đảo lộn thế trận quan trọng trên toàn mặt trận, thì ta hoàn toàn có cơ sở để tạo thời cơ thực hiện kế hoạch B.
Lê Khiêm và Hồng Nam nghe rất chăm chú. Họ tâm đắc những ý kiến của Hoàng Việt, Lê Khiêm đứng dậy:
- Anh Ba cho phép đi triển khai công việc.
Hoàng Việt cũng đứng lên đi với Lê Khiêm ra tận cửa hầm, ứng tiếp tục trao đổi với Lê Khiêm những ý kiến cụ thể. Hồng Nam ngồi lại chờ bàn thêm một số công việc. ông nhìn theo Hoàng Việt lừ phía sau. Hồng Nam thấy đôi vai vững chãi của tư lệnh mặt trận như gồ lên dưới làn áo quân phục. Hồng Nam ở với Hoàng Việt cùng một trung đoàn từ cuộc Kháng chiến chống Pháp. Hoàng Việt Trung đoàn trưởng, Hồng Nam Chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Hồng Nam hiểu nếp sống, cách suy nghĩ, tác phong làm việc, tác phong chiến đấu của vị tư lệnh trưởng thành từ chiến sĩ lên. ông thấy những gì đã hình thành, con người này từ cuộc kháng chiến trước, đến cuộc kháng này đều chỉ phát triển lên, phong phú hơn, sâu sắc hơn, như đang tiến là một sự hoàn chỉnh.
Đất Niền Đông Đất Niền Đông - Nam Hà Đất Niền Đông